Chính sách kinh tế cho cuộc chiến COVID-19
Tác giả: Jac Dell Ariccia, Paolo Mauro, Antonio Spilimbergo và Jeromin Zettelmeyer
Thành công của tốc độ phục hồi kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chính sách được thực hiện trong khủng hoảng.
khủng hoảng gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Dịch bệnh đang bùng phát mạnh cần cách ly. Nhưng các biện pháp cách ly đang hạn chế nghiêm trọng hoạt động kinh tế. Điều này có thể kéo dài ít nhất một hoặc hai Quý.
Giai đoạn 2: sự phục hồi sau dịch. Dịch bệnh sẽ được kiểm soát, các biện pháp ngăn chặn ít hơn. Khi các hạn chế được dỡ bỏ, nền kinh tế có thể hoạt động bình thường.
Tốc độ phục hồi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách. Nếu chính sách đảm bảo rằng người lao động không bị mất việc, người thuê nhà và chủ nhà không hủy hợp đồng, các công ty tránh phá sản và mạng lưới thương mại được bảo tồn, sự phục hồi sẽ xảy ra sớm hơn.
Đây là một thách thức lớn đối với chính phủ. Thách thức còn lớn hơn đối với các nền kinh tế mới nổi .
Với Biện pháp chính sách Chống dịch như chống giặc
Không giống các suy thoái kinh tế khác, sự giảm sản lượng trong khủng hoảng này không phải do nhu cầu thị trường: đó là hậu quả của các biện pháp hạn chế lây lan của dịch bệnh. Vai trò của chính sách không phải là kích cầu.. Thay vào đó, chính sách có ba mục tiêu chính:
-Đảm bảo chức năng các ngành thiết yếu. Tăng cường điều trị COVID-19. Chăm sóc y tế , phân phối thực phẩm, cơ sở hạ tầng tiện ích khác phải được duy trì. kiểm soát giá cả, chống đầu cơ tích trữ.
-Cung cấp nguồn lực cho những người bị khủng hoảng: Các gia đình bị mất thu nhập vì các biện pháp ngăn chặn sẽ cần hỗ trợ của chính phủ. Nên giúp những người đang làm việc mà phải ở nhà. Trợ cấp thất nghiệp nên được mở rộng. Trự cấp là cần thiết với những người tự KD và những người thất nghiệp.
-Các chính sách cần phải bảo đảm mối quan hệ giữa người lao động và người Chủ, người sản xuất và người tiêu dùng, người cho vay và người vay, để doanh nghiệp có thể tiếp tục nhanh nhất khi dỡ bổ tình trạng khẩn cấp. Chính phủ cần hỗ trợ cho các công ty tư nhân, bao gồm trợ cấp tiền lương, với điều kiện thích hợp. Khởi động các chính sách tín dụng . Nếu khủng hoảng trở tồi tệ hơn, có thể mở rộng các công ty nhà nước lớn để tiếp quản các công ty tư nhân phá sản .
Thúc đẩy sự phục hồi sẽ có những thách thức nảy sinh sau:
Mức nợ công cao hơn. Thành công trong Giai đoạn 1 sẽ đảm bảo kinh tế trở lại hoạt động bình thường. Sẽ càng hiệu quả khi nhiều người được phép rời nhà và đi làm trở lại.
Lãi suất và lạm phát được dự báo là thấp trong thời gian trước đại dịch. Việc ngăn chặn sự phá vỡ chuỗi cung ứng nên tránh gây lạm phát trong giai đoạn chống dịch và phục hồi. Nếu các biện pháp chặn sự lây lan của virus thành công, sự gia tăng nợ công sẽ rất lớn, nhưng lãi suất và tổng cầu có thể ở mức thấp trong giai đoạn phục hồi.
Lược Trích :
This blog is part of a special series on the response to the coronavirus.
blogs.imf.org