Suýt tèo cmnr
ăn nhau tinh thần chiến đâu thôi cụSúng ống của Taliban như bộ sưu tập các thể loại..
Họ vân xài khẩu Mosin M9.130 cổ thật:
View attachment 6461236
Cụ chuẩn. Poland mới chuyển nhượng cho Úc 1.5 triệu liều Pfizer. Úc đang rất cần vì dịch bùng lên ở bang NSW.Ba Lan tiêm chủng đc 51%, mua vaccine nhiều miên man giờ đem nhượng cho các nước. VN và Úc là 2 nước đang nài nỉ.
Người Anh đã thống kê trong 12 tháng dịch bệnh nặng cả UK chỉ có 25 trẻ em bị tử vong vì Covid. Trẻ con cũng nhiễm như người lớn nhưng chúng ko trở nặng và rất hiếm khi chết.Nhân tiện các bác cho em hỏi, như bên Anh tiêm đủ liều (2 mũi) 76% dân số, trẻ trên 16 tuổi mới chuẩn bị được tiêm. Tức là dưới 16t chưa dc tiêm. Số ca nhiễm/ngày khoảng 30,000 ca, tử vong 50-100 ca/ngày. Mà sao họ mở cửa cả sân bóng full khán giả luôn, mà rất nhiều trẻ em nhỏ hơn 16t đến sân. Họ ko sợ trẻ con bị lây nhỉ?
Cụ có chịu được 1000 ca tử vong / ngày như Ba Lan ko? Mà dân số Ba Lan chỉ tầm 1/3 VN.E ko tra nguồn, copy sưu tầm thôi.
Tuy nhiên thú vị là họ có số thống kê cụ thể. Một kinh nghiệm tốt.
“Ba Lan đã phong tỏa thế nào ?
Ba Lan đã trải qua 3 đợt dịch nặng, có những lúc lên tới 35.000 ca lây nhiễm, 1.000 người chết/ngày. Cả 3 lần, đất nước đều phong tỏa:
1. Từ 23-03-2020 đến 20-04-2020 ( 4 tuần - 28 ngày ) trên phạm vi toàn quốc.
2. Từ 23-10-2020 đến 17-01-2021 ( 13 tuần - 93 ngày ) trên phạm vi toàn quốc.
3. Từ 17-03-2021đến 28-04-2021 ( 6 tuần - 42 ngày ) trên 11 tỉnh nặng nhất.
Cả 3 lần, việc phong tỏa đều đem lại kết quả, khống chế được bệnh dịch và hạn chế tối đa thiệt hại cho kinh tế, xã hội. Theo dự đoán của EU, Ba Lan thuộc nhóm các quốc gia phục hồi nhanh nhất sau dịch, sẽ cần khoảng 1,5 năm để trở lại tình trạng trước dịch. Vậy kinh nghiệm của họ là gì ?
1. Hữu hiệu nhất trong việc hạn chế dịch bệnh (35%) là đóng cửa trường học, đại học, cấm tập trung đông người (tới 10 người).
2. Việc đóng của các cửa hàng, chỉ cho mở những cửa hàng bán đồ thiết yếu đem lại hiệu quả vừa phải (17,5% - 35%)
3. Việc bắt buộc ở trong nhà mang hiệu ứng thấp (dưới 17,5%)
4. Đóng của các quán ăn đem lại hiệu ứng thấp.
Do đó, việc quan trọng nhất là không được để tập trung đông người, trên 10 người. Ngay cả khi phong tỏa trong tình trạng căng thẳng nhất, chính phủ Ba Lan vẫn:
1. Không đóng cửa các siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc, của hàng bán đồ vệ sinh gia đình, hiệu sách... Các cửa hàng đó chỉ phải hạn chế nhận khách, chỉ được 1 khách trên mỗi 15 m2 cửa hàng trong cùng 1 lúc.
2. Tổ chức lại phương thức làm việc của nhà máy, siêu thị... thường là nguyên tắc chia ra các toán, hoặc là 1 ngày làm, 1 ngày nghỉ, hoặc các ca cách nhau ít nhất 1h, để các toán không có cơ hội tiếp xúc được trực tiếp với nhau, 1h đó để dọn dẹp vệ sinh, khử trùng. Nếu có ai đó bị nhiễm trong 1 nhóm, thì chỉ 1 nhóm bị, những nhóm khác vẫn làm việc bình thường.
3. Tổ chức giờ mua hàng dành riêng cho người già trên 60 tuổi, là nhóm người dễ nguy hiểm nhất nếu bị bệnh, từ 10h đến 12h sáng.
4. Tổ chức mở cửa các siêu thị, thậm chí từ 5h sáng đến 1h sáng, để giảm tải lượng người đến mua 1 lúc. Các quán ăn vẫn được phép bán mang về, để đảm bảo không thiếu thực phẩm cũng như vật dụng thiết yếu. Các chuỗi cung ứng, vận tải hoạt động bình thường, các tài xế chỉ được yêu cầu là không ra khỏi cabin xe khi đi từ vùng này sang vùng khác.
5. Tổ chức mọi thứ khác đều on-line, bắt đầu từ bộ máy chính phủ, quyết định hành chính, lập ra hệ thống mObywatel, trong đó thậm chí căn cước công dân cũng on-line
6. Tất cả những việc xét nghiệm, tiêm chủng đều được đăng ký on-line hoặc qua tổng đài điện thoại, được hẹn giờ chính xác để hạn chế tập trung đông người, hay di chuyển quá xa.
7. Hạn chế sử dụng tiền mặt tối đa, trả bằng thẻ gần hoặc qua mạng, phát triển tối đa việc đặt/giao hàng qua mạng, thanh toán bằng trả tiền trước, để người giao hàng không tiếp xúc với người mua hàng.
8. Nhà nước trợ cấp tiền mặt cho doanh nghiệp, với điều kiện cấm không được sa thải hay hạ lương nhân viên xuống dưới mức quy định. Nếu làm điều đó, sẽ bị thu hồi lại trợ cấp.
9. Trợ cấp thất nghiệp, bảo trợ xã hội hoạt động tối đa, những người vô gia cư được gom lại, chăm sóc nơi ăn, chốn ở, y tế và tiêm chủng cẩn thận.
10. Mở rộng việc đặt vác-xin và tiêm chủng trên diện rộng, đặc biệt ở các thành phố, nhà máy, nơi tập trung đông người, tổ chức tiêm chủng lưu động đến từng nhà máy, công ty có trên 500 nhân viên và người nhà.
11. Mọi người vẫn được phép đến công viên, rừng... tập thể dục, với điều kiện phải giữ khoảng cách 2m nếu không ở cùng nhà và đeo mặt nạ trong suốt quá trình ở ngoài.
12. Các phương tiện công cộng vẫn hoạt động, nhưng chỉ chở 25% số hành khách có thể.
13. Các vị trí làm việc trong nhà máy, công sở được kê lại, để đảm bảo cách nhau 2m, hoặc đặt các tấm nhựa trong suốt, ngăn cách việc bắn nước bọt ở khắp nơi.
14. Giáo dục ý thức mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện truyền thông, thậm chí ở cả nhà thờ, thánh đường: toàn dân tập thói quen rửa tay thường xuyên, vào mọi nơi, mọi nhà đều phải xịt kháng khuẩn vào tay, không bắt tay, ôm hôn nhau như trước, mà phải giữ khoảng cách 2m ngay cả khi nói chuyện với nhau.
Ngay việc xin trợ cấp của chính phủ cũng on-line: mọi người lập 1 tài khoản nhà bank (on-line, nếu ai chưa có), đệ đơn xin thông qua nhà bank (on-line), họ xét duyệt (on-line), đủ điều kiện chuyển thẳng luôn vào tài khoản (on-line nốt). Không ai phải đi đâu, không ai phát, không cần hỏi han gì, cứ nhìn vào tình trạng on-line mà theo dõi.
Trong suốt thời gian dịch bệnh, chính phủ Ba Lan KHÔNG KÊU GỌI bất cứ một cuộc quyên góp nào, và các tổ chức xã hội dân sự cũng KHÔNG CẦN tổ chức bất kỳ một cuộc trợ giúp thực phẩm nào cho dân, mà chỉ tập trung vào giúp nhu yếu phẩm cho các y bác sỹ và hệ thống y tế. Tuy vậy, PKB của Ba Lan trong quý II 2020 chỉ giảm 8% so với 13,9% trung bình toàn EU và tình trạng thất nghiệp khi đỉnh điểm chỉ tăng 2,7% - lên cao nhất khoảng 7,5% nhưng vẫn có thể kiểm soát được.
Toàn bộ tình trạng phong toản gây thiệt hại khoảng 277 tỷ zł ( 71 tỷ usd ) cho kinh tế Ba Lan.
Ba Lan cũng vừa hỗ trợ miễn phí cho Việt Nam 501.000 liều vác-xin các loại và cam kết bán lại không lãi cho Việt Nam thêm 6 triệu liều.
Hiện nay, 1 ngày Ba Lan có khoảng 100 người nhiễm mới, 99,6% họ là những người chưa tiêm, hầu như không còn người chết hàng ngày, đã tiêm đủ 2 liều cho gần 19 triệu người / 34 triệu người có thể tiêm (trừ trẻ em dưới 12 tuổi) và đang tiến hành vận động để tiêm nốt cho những người còn lại.
Đó là cách họ cân bằng giữa chống dịch, cuộc sống xã hội và phục hồi kinh tế, hoàn toàn không cần dây thép gai, hàn cửa, chốt chặn... Làm được không ?
Tất cả đều do giáo dục và phương pháp suy nghĩ, học tập kinh nghiệm cũng như quản lý thực tế.”
Nguồn: St
Những người cười chế nhạo G7, EU thì chắc chắn không cười được lâu. EU nhỉnh hơn những nước thứ 3 hầu như về mọi mặt. Từng quyết định của CP có thể chưa chuẩn, (đó là lúc đang thiếu dữ liệu khoa học), nhưng họ luôn biết điều chỉnh nhanh và dựa trên phân tích thống kê cũng như tri thức khoa học, nên sẽ về đích trước.Tư tưởng bọn Tây ngay từ khi dịch còn bùng nổ kinh khủng năm ngoái đã khác kiểu ở VN. Đối với họ, xã hội luôn phải vận động. Cấm túc trong nhà thì họ thà ra ngoài nhiễm bệnh còn hơn. Các ông VN năm ngoái gáy ác lắm chê chúng nó ngu. Xác định qua 15/9 SG cũng sẽ như thế, và mọi người sẽ dần quen với con số vài ngàn ca nhiễm/ngày nhưng tỉ lệ tử vong ngày càng ít.
Đỡ phải xin tiền vợ nữa mọi người ạ.Ma chay, cưới hỏi, sinh nhật đầy tháng, giỗ tết cũng đơn giản mà rút gọn hết sức, em thấy nhàn đi bao việc.
Quần sịp cũng ko phải mặcQuần đùi cũng mau rách, quần áo dài thì đỡ tốn!
Câu hỏi của cụ về vaccine chính là điều mình nên học nhiều nhất. Đó là CP Ba Lan (vốn thâm hụt ngân sách, không có tiền mặt) đã tiết kiệm các khoản chi khác, điều chỉnh ngân sách, dành hơn 2 tỷ đô ngay trong tháng 10/2020 để mua vaccine.Cuối cùng là nhờ có đủ vaccine kịp thời chứ ạ?
SG trên 300 ca ngày , dân số cũng cỡ 1/3 BalanCụ có chịu được 1000 ca tử vong / ngày như Ba Lan ko? Mà dân số Ba Lan chỉ tầm 1/3 VN.
Bồ lâu không gặp, chán bồ ... bỏ luôn.Lợi ích của việc giãn cách xã hội:
1. Nghiện bây giờ k mua đc thuốc, nhịn lâu ngày ...bỏ luôn.
2. Ăn trộm k có chỗ bán, lâu ngày k ăn trộm quên nghề ...bỏ luôn.
3. Hội đua xe, lâu ngày k tụ tập. Giải tán luôn.
4. Giật điện thoại, lâu ngày k giật, tay lái run, rét nghề bỏ luôn.
5. Ăn trộm chó k biết bán cho ai? Bạn nhậu k có, ăn với cơm hoài, chán...bỏ nghề ăm trộm chó.
6. Mãi đ.éo có khách. Đ.ĩ bỏ nghề luôn
Zalo messenger video call đi cụBồ lâu không gặp, chán bồ ... bỏ luôn.
Cụ ko nghe hồi đầu năm lúc nào cũng "mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" là gì? Đến giờ này rặt ko thấy tủ lạnh nào nêu lại câu đó. Bắt cá hai tay mà.Tư tưởng bọn Tây ngay từ khi dịch còn bùng nổ kinh khủng năm ngoái đã khác kiểu ở VN. Đối với họ, xã hội luôn phải vận động. Cấm túc trong nhà thì họ thà ra ngoài nhiễm bệnh còn hơn. Các ông VN năm ngoái gáy ác lắm chê chúng nó ngu. Xác định qua 15/9 SG cũng sẽ như thế, và mọi người sẽ dần quen với con số vài ngàn ca nhiễm/ngày nhưng tỉ lệ tử vong ngày càng ít.
Vâng , cụ thấy nhưng các quan không thấy , covid rất phù hợp với môi trường sống hiện đại , tập trung như khu độ thị khép kín , chung cư , siêu thị ...vv chứ vùng quê , thưa dân thì dễ tránh hơnEm thấy đóng cửa các chợ nhỏ dân sinh rồi lại quy tập hết vào siêu thị lớn để dân dồn vào mua là quá nguy hiểm