- Biển số
- OF-742518
- Ngày cấp bằng
- 10/9/20
- Số km
- 4,503
- Động cơ
- 70,102 Mã lực
- Tuổi
- 43
E cũng muốn bỏ vc lắm rồi, nhưng chưa thể
Như cụ nói chắc là chơi Chứng khoán, Chơi tiền ảo, hoặc Viêttlot… là đúng như tiêu chí cụ nóiCông việc gì không yêu cầu full time cụ ạ. Nhiều mà.
Qua thời dịch dã, các công ty cũng nên thích ứng với điều này, cắt giảm giờ làm, tăng hiệu quả giờ làm việc. Công ty nào làm được thì nhân viên sẽ gắn bó lâu dài.
Tụi em hơn năm nay rồi không có doanh thu, vẫn đang trả lương, bảo hiểm.Vẫn cần tiền, nhưng như em thì em muốn chế độ làm việc linh hoạt hơn, hoặc lương cao hơn. Em không muốn bán sức chục tiếng mỗi ngày trên công ty để nhận mấy đồng lương cũ, trong khi một số người khác bỗng có cả đống tiền rơi vào đầu do hệ quả của nền kinh tế cô vít.
Hợp lý cụ ah. Cụ thống kê các comments trên này của cccm, xem bao nhiêu cụ ủng hộ, bao nhiêu cụ phản đối. Sau đó cụ hành động ngược lại với số đông là chắc chắn đúng cụ nhé!Làn sóng bỏ việc bùng nổ toàn cầu
Hậu đại dịch, người lao động khắp nơi trên thế giới sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn để tìm kiếm con đường mới trong sự nghiệp, với kỳ vọng cân bằng giữa cuộc sống và công việc.zingnews.vn
Sự bất ổn do Covid-19 từng khiến nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp và mệt mỏi đi tìm vị trí mới. Thế nhưng, hậu đại dịch, làn sóng tự nguyện nghỉ việc (Great Resignation) đã bùng nổ khắp toàn cầu.
Thuật ngữ Great Resignation được đặt ra vào cuối năm 2020 bởi Tiến sĩ Anthony Klotz của Đại học Texas A&M (Mỹ) để miêu tả tỷ lệ nhân viên bỏ việc tăng cao ở nước này trong đại dịch.
Theo Financial Review, sau thời gian dài ở nhà, người lao động nhận ra cuộc sống còn nhiều điều ý nghĩa hơn so với suốt ngày tới văn phòng. Lương giảm, phúc lợi kém và năng suất lao động không tăng khiến lao động Mỹ nghỉ việc ồ ạt.
Eric Knudsen, một nhà nghiên cứu cấp cao về khoa học con người của LinkedIn, cho biết nhân viên không chỉ xem xét lại cách thức và lý do họ làm việc, mà còn muốn sự linh hoạt và hiệu quả cao hơn. Nếu họ không tìm ra ý nghĩa, nhiều người sẽ từ bỏ.
Theo khảo sát của LinkedIn về mức độ hạnh phúc của nhân viên tại nơi làm việc, trong 3 tháng từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2021, mức độ hạnh phúc giảm 3% và tình trạng kiệt sức tăng 9%.
____
Em để đây để kiểm chứng. Bản thân em cũng thấy trong 2 năm vừa qua mình đã nỗ lực một cách kiệt quệ về sức khỏe, nếu như sau covid chính sách làm việc tốt hơn thì em cũng muốn nghỉ để tìm công việc khác tự do.
Em như cụ.Em thì thấy công việc không phải quan trọng nhất nữa. Ít đi 1 chút không sao, không chết được
Covid nó khiến em giảm chi một nửa.Bài báo viết có thể không sai nhưng nhà báo mấy điểm không biết 1 điều để mà đưa vào bối cảnh: chế độ phúc lợi.
Ở phương Tây, nhất là Châu Âu phúc lợi cao, lương thất nghiệp vẫn đủ ăn đủ mặc, ai tự trọng cao thì thấy hơi ục ục tí. Lại thêm trợ cấp covid các kiểu con đà điểu nên họ có thể có cái gọi là làn sóng kia. Ở Sing phúc lợi không có là bò ra đi làm ngay, thậm chí có làm nhiều hơn trước. VN thì như cccm đã nói, ngồi đấy mà làn với sóng.
2 năm rồi làm bạc cả tóc nên cũng tâm tư lắmMợ chủ tâm tư quá
Cụ đã chuẩn bị những gì để StartUp rồi, khả năng thành công cao không?Ồ, tôi thấy thích suy nghĩ của bác, bác nhìn vấn đề rất thực tế và ko miên man. Tôi có một gợi mở như này ko biết bác có cùng quan điểm với tôi ko? Khó khăn là cơ hội, tại sao chúng ta ko chủ động tự lập mà phải đi làm thuê rồi nghỉ việc, bác có công nhận như vậy ko?
Tất nhiên rồi, như mọi khi đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi với kiến thức hạn hẹp và có thể ko cùng quan điểm với các bác trên này.
Vâng, các bác có thể ko tin vào phân tích của tôi và tôi cũng ko nhất thiết phải dùng quan điểm với các bác.
Cụ mà biết cách làm ra 1triệu$ thì cụ sẽ nghĩ rằng 10tr$ mới đủ để nghỉĐiều này chỉ đúng với ai đã có đủ tiền nghỉ hưu, đáng ra 5-10 năm nữa nghỉ thì chọn nghỉ sớm, không cố nữa.
Ví dụ giờ em có 1 triệu $ thì em sẽ chọn nghỉ hưu luôn thay vì đợi đến năm 60 tuổi. Còn giờ tháng nào xào hết tháng đó thì nghỉ lấy j mà bỏ vô mồm đây.
Cụ nói chuẩn!Bài báo viết có thể không sai nhưng nhà báo mấy điểm không biết 1 điều để mà đưa vào bối cảnh: chế độ phúc lợi.
Ở phương Tây, nhất là Châu Âu phúc lợi cao, lương thất nghiệp vẫn đủ ăn đủ mặc, ai tự trọng cao thì thấy hơi ục ục tí. Lại thêm trợ cấp covid các kiểu con đà điểu nên họ có thể có cái gọi là làn sóng kia. Ở Sing phúc lợi không có là bò ra đi làm ngay, thậm chí có làm nhiều hơn trước. VN thì như cccm đã nói, ngồi đấy mà làn với sóng.
Cụ mà biết cách làm ra 1triệu$ thì cụ sẽ nghĩ rằng 10tr$ mới đủ để nghỉ