Vấn đề là tại sao đã biết việc phun ko những lãng phí, vô tác dụng thậm chí có hại cho sức khỏe người dân mà vẫn làm? Vào tháng 5/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo không nên thực hiện phun khử trùng ngoài trời trên diện rộng. WHO lưu ý đường phố và vỉa hè không được xem là "ổ dịch Covid-19" và hóa chất khử trùng có thể "nguy hiểm đối với sức khỏe con người".
Ngày 25-7, tại cuộc họp trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tại Sở chỉ huy công tác phòng, chống COVID-19 TP, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Sở chỉ huy TP giao Bộ tư lệnh Thủ đô tổ chức phun khử khuẩn diện rộng trên địa bàn.
Năm trước WHO cũng đã từng khuyến cáo là không cần đóng cửa biên giới, cứ đi lại giao thương như bình thường.
Không phải cái gì WHO nói cũng là chân lý, khoa học luôn có sai lầm và học hỏi, rút kinh nghiệm.
Ví dụ, ở Tây không có đội quân nhặt rác móc bọc đi lang thang, không có trà đá quán xá vỉa hè khắp nơi, không có những người sống dưới lòng đường vỉa hè để mưu sinh khoảng 15h/ngày.
Nên các bạn WHO không nghĩ đường phố và vỉa hè là "ổ dịch Covid-19". Nhưng ở VN trong một số điều kiện thích hợp thì rất có thể.
Tất nhiên trong thời tiết nóng đến 35-38 độ thì tôi cũng không cho rằng khử khuẩn ngoài trời là cần thiết. Nhưng cho dù là sai thì không có nghĩa là cái gì cũng chửi lấy được, chuyện phun khử khuẩn đúng thì tốt, sai cũng chẳng có tác hại nghiêm trọng gì. Chloramine vẫn dùng hàng ngày lau rửa trong các bệnh viện.
Cho đến giờ, mặc dù là quốc gia nằm ngay cạnh Trung quốc, nơi xuất phát của Covid, thì thiệt hại của VN về người vẫn là rất ít so với các quốc gia khác. Điều đấy là không thể phủ nhận được từ các biện pháp chống dịch.