Dịch bệnh thì cần công bố càng rõ càng tốt để người tiếp xúc biết đường mà đi khai báo. Đời tư với riêng cái khỉ gì, đã bị bênh nguy hiểm thì còn tính gì tư với riêng.
Công bố chung chung thế ai biết đường nào mà tự đi khai báo? Bí mật đời tư của 1 người so với nguy cơ lây lan dịch bệnh cái nào quan trọng hơn cụ?
Vấn đề là nếu công bố F0 thì những người F1 có thể chủ động nhận diện nguy cơ của mình trong trường hợp F0 ko nhớ hoặc cố tình ko khai báo. Nó cũng là cách để từng cá nhân
hạn chế những sự tiếp xúc gặp gỡ ko cần thiết. Giờ các bộ ngành bắt đầu dính thì lại hạn chế thông tin F0. Hay là dự kiến số ca nhiễm sẽ tăng nhanh, phương pháp truy vết khoang vùng theo từng cá nhân sẽ ko còn phù hợp nữa nhỉ ?
Ở ta việc bảo vệ đời sống riêng tư cực tệ, dân tình thích soi mói.
Khai thác dịch tễ là việc của cơ quan y tế, không phải để soi mói đời tư. Nhiều người tò mò họ đi đâu đâu với ai, rồi bàn tán nó kia, nếu họ sai sẽ có pháp luật xử, khi vẫn còn quyền công dân họ cần được bảo vệ.
Việc F0 đi đâu, làm gì với ai, ai là F1 chỉ dừng lại ở yếu tố khai thác y tế, Sau đó sẽ thông tin tới F1 và truy vết.
Đối với người dân chỉ cần biết tại chỗ A,B,C có F0 trong thời điểm XX là đủ, F0 là ai không quan trọng.
một thông tin: Nguyễn Văn A đi ăn phở tại quán XXX vào hồi 10g so với thông tin: vào 10g F0 ăn phỏ tại quán XXX chả khác nhau.
điều 21 hiến pháp ghi rõ:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”