3 tháng trước lãnh đạo nước ta vẫn còn nghĩ có thể đạt mục tiêu kép (kinh tế + y tế) trong tầm tay.
Bây giờ, ngoài y tế đang căng như dây đàn, kinh tế đang bị đe dọa nghiêm trọng thì còn xuất hiện 1 mối lo mới không hề nhỏ.
Đó là AN NINH.
Nếu sự chống đối, phản ứng của người dân với các chính sách hay hành động của chính quyền tăng lên vì cuộc sống của số đông dân chúng thực sự bị ảnh hưởng hoặc bị đe dọa trong thời gian dài thì phải ứng xử thế nào? Nếu một nhóm đông dân chúng đòi phải nới lỏng để mưu sinh (dù vẫn có nguy cơ bùng dịch chết như ngả rạ nếu nới lỏng) còn một nhóm khác lại đòi phải thắt chặt để giữ mạng sống cho nhân dân thì tình hình ra sao?
Khi khó khăn kéo dài và nặng nề thêm, mâu thuẫn cũng nảy sinh, tích tụ và bùng phát nhiều thêm, mạnh thêm, giữa dân với chính quyền, giữa các nhóm dân với nhau, giữa các chủ trương khác nhau ngay trong chính quyền....thì VN sẽ giải quyết thế nào?
Giải quyết theo hướng nào cũng có khó khăn, ví dụ như nếu dùng biện pháp cứng rắn kiểu thời chiến, trấn áp các sự phản đối thì có khi lại bị ảnh hưởng xấu tới sự ủng hộ từ bên ngoài, làm suy giảm nguồn vaccine hay nguồn vốn đầu tư từ các nước phương tây chẳng hạn, còn nếu muốn duy trì sự mềm mỏng, hòa hoãn, nương nhẹ thì lại làm bùng phát dịch bệnh, cũng vẫn dẫn đến các căng thẳng, bất mãn và chống đối.
Khó khăn rất lớn nếu không dồn sức dập dịch sao cho trong vòng 1 tháng, tình hình dịch bệnh có thể được tạm yên được một thời gian, thế nhưng với tình hình dịch đã lan quá rộng, ngấm quá sâu như chính lãnh đạo phát biểu, việc này là vô cùng khó thực hiện.