Nhiều cụ cứ lặp đi lặp lại luận điểm "chủng Ấn độ lây nhanh quá nên truy vết, cách ly, phong tỏa không còn có hiệu quả".
Luận điểm này sai hoàn toàn, sự thật là càng lây nhanh thì càng phải "phong tỏa, truy vết, cách ly".
Tại sao?
Nguyên tắc chống dịch là: nếu tốc độ lây lan cao hơn tốc độ khỏi bệnh (số ca nhiễm mới > số ca khỏi) thì dịch sẽ tiếp tục càng ngày lan mở rộng, và ngược lại nếu tốc độ nhiễm mới < tốc độ khỏi bệnh thì dịch sẽ dịu dần, tắt dần.
Phong tóa, giãn cách, cách ly, truy vết....tất cả các biện pháp đó là để làm chậm lại quá trình lây lan (chứ không phải là dập tắt ngay tức khắc sự lây lan), càng làm quá trình lây chậm lại được nhiều thì cán cân càng có lợi cho bên chống dịch, bởi vì may mắn là phần lớn người nhiễm covid có thể tự khỏi.
Dù phần lớn bệnh nhân tự khỏi nhưng nếu thả lỏng, không cố gắng làm chậm sự lây lan lại thì cán cân sẽ nghiêng hẳn về bên lây lan, lây sẽ nhanh hơn khỏi nhiều và khi số ca nhiễm tăng mạnh thì sập hệ thống y tế, số tử vong sẽ tăng vọt, người chết không kịp chôn.
Bài học đã rành rành, lặp đi lặp lại nhiều lầnở nhiều nước trên thế giới: cứ chủ quan hay lưỡng lự trong việc "dãn cách-cách ly-phong tỏa-xét nghiệm" thì đều phải trả giá rất đắt.
Nếu không kiên quyết, cứ để lây nhây cho đến khi virus biến chủng làm cho người nhiễm nó bị mãn tính, không thể khỏi hẳn, lúc ấy mới là đại họa.