[TT Hữu ích] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 3

Trạng thái
Thớt đang đóng

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,575
Động cơ
344,533 Mã lực
Cái nghèo đi với cái eo.

Giờ k dập đc dịch thì chuẩn bị ntn để chết ít nhất thôi.

Thí dụ chỉ ai có triệu chứng mới cho nhập viện còn f0 cứ nằm im ở khu cách ly f0 thôi, f1 ở nhà.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,900
Động cơ
1,431,203 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Đấy, lại liên quan đến chuyến bay SG-HN. Cứ cho bay ra bay vô thoải mái thế này thì còn nổ.
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,904
Động cơ
300,567 Mã lực
HN oải thật, cứ chục ngày lại có 1 ca thì cứ nín thở dài dài :(
Diễn biến dịch bệnh nó sẽ như vậy, cứ ngược xuôi nó múa, hết Bắc vô Nam rồi ngược ra Bắc cho đến khi nào mấy anh chị Yte tuyến đầu mệt lả cũng chưa chịu tha,trừ khi chúng ta thay đổi phương pháp chống dịch
Nhìn nhân viên Y tế tuyến đầu làm việc cực nhọc mà thấy thương cho họ quá chừng, khoảng vài tháng như vậy chắc gì biết tới ngày nghỉ, được gần gia đình, và người thân?
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
668,484 Mã lực
Hành khách vẫn Nam Bắc, ngược xuôi thì khó tránh khỏi dịch lan từ SG, từ các tỉnh đang có dịch ở phía Nam ra HN và các tỉnh phía Bắc.
 

vephiadong

Xe điện
Biển số
OF-377399
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
2,469
Động cơ
266,859 Mã lực

Đài Loan dập dịch trong 40 ngày như thế nào?
Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6, Đài Loan đã áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, xét nghiệm diện rộng, bao gồm cả việc bán bộ xét nghiệm tại nhà và đẩy mạnh tiêm chủng.
Ngày 17/5, Đài Loan lần đầu tiên ghi nhận hơn 100 ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ kể từ khi đại dịch bùng phát. Nhiều hãng truyền thông phương Tây như BBC hay Time lập tức đưa tin rằng hình mẫu chống dịch của Đài Loan đã thất bại.
Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, số ca mắc Covid-19 mỗi ngày ở Đài Loan lập đỉnh với 597 trường hợp được ghi nhận vào ngày 28/5, theo số liệu từ Our World in Data.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, có vẻ hòn đảo hơn 23 triệu dân này đã một lần nữa khống chế được làn sóng dịch bệnh.
Sau 41 ngày bùng dịch, vào ngày 26/6, số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới ở Đài Loan được đưa về mức dưới 100 ca mỗi ngày. Dịch Covid-19 ở Đài Loan lập đỉnh trong vòng chưa đầy hai tuần nhưng đảo này chỉ mất một tháng để dập dịch.
Dù số ca đã giảm, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung hồi đầu tháng 7 nói rằng việc này có thể do người dân đã giảm đi xét nghiệm. Ông yêu cầu mọi người tiếp tục cảnh giác, hạn chế ra ngoài và gặp gỡ người khác.

Đài Loan khống chế đợt bùng dịch mới nhất chỉ trong 40 ngày. Ảnh: Lê Ý.

Covid-19 o Dai Loan anh 2
Đài Loan khống chế đợt bùng dịch mới nhất chỉ trong 40 ngày. Ảnh: Lê Ý.


Tại Việt Nam, TP.HCM hiện là tâm dịch có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước với 6.000 ca bệnh được ghi nhận cũng trong khoảng thời gian xấp xỉ 40 ngày bùng dịch.
Tuy nhiên, việc so sánh công tác chống dịch của hai nơi trên là khập khiễng. Bởi lẽ, dù dân số Đài Loan đông gấp 2,7 lần so với TP.HCM, mật độ dân số của đảo này chỉ bằng 16% so với TP.HCM, theo thống kê của Worldometers dẫn từ báo cáo của Liên Hợp Quốc.
"Đừng đến bệnh viện nếu bạn không sốt"
Chương trình xét nghiệm của Đài Loan trước đó đã bị đánh giá chậm chạp và quy mô nhỏ, hoàn toàn phụ thuộc vào xét nghiệm PCR do các đợt bùng phát trước thường được khống chế trước khi lan rộng.
Khi dịch bùng trở lại, các tỉnh thành của Đài Loan cũng thiết lập trung tâm xét nghiệm miễn phí. Tuy nhiên, chỉ những người đã tiếp xúc với ca nhiễm hoặc có triệu chứng được khuyến cáo đi xét nghiệm. Những người không tiếp xúc ca nhiễm, không sốt cao hoặc không có triệu chứng đáng chú ý được khuyên tránh đi xét nghiệm. Các trung tâm xét nghiệm này sử dụng cả hai loại xét nghiệm PCR và xét nghiệm nhanh (thường cho kết quả trong 10-15 phút).
Hồi cuối tháng 5, chính quyền thành phố Đài Bắc đã mua 250.000 kit xét nghiệm nhanh. Dù thị trưởng nói rằng thành phố vẫn phụ thuộc xét nghiệm PCR để thống kê số ca thực tế, việc xét nghiệm nhanh cho biết ông theo sát tình hình thực địa.

Bộ kiểm tra Covid-19 nhanh tại nhà do công ty TaiDoc Technology sản xuất. Ảnh: TaiDoc Technology.

Covid-19 o Dai Loan anh 3
Bộ kiểm tra Covid-19 nhanh tại nhà do công ty TaiDoc Technology sản xuất. Ảnh: TaiDoc Technology.


Bên cạnh việc xét nghiệm ribonucleic acid của virus (PCR), Đài Loan đồng thời phê duyệt cho bộ kiểm tra Covid-19 nhanh tại nhà do công ty TaiDoc Technology sản xuất.
Sản phẩm này vận hành dựa trên cơ chế sử dụng các xét nghiệm kháng nguyên nhanh, với tỷ lệ chính xác lên đến 94% so với những trường hợp xét nghiệm PCR. Loại công cụ hỗ trợ kiểm tra nhanh này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan phê chuẩn, theo Taiwan News.
Đến cuối tháng 6, đã có 5 loại kit xét nghiệm tại nhà được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan phê chuẩn, có thể mua được tại các hiệu thuốc, siêu thị tiện lợi với giá hơn 10 USD.
Việc triển khai thêm các bộ kiểm tra Covid-19 tại nhà nói trên được cho là giúp đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm trong cộng đồng.
Tuy vậy, những người có kết quả dương tính khi xét nghiệm nhanh vẫn được khuyến khích đến xét nghiệm lại tại các điểm xét nghiệm của chính quyền, hoặc thông báo cho đường dây nóng. Trên cơ sở này, giới chức Đài Loan có thể khoanh vùng, cách ly và truy vết những người được cho là đã nhiễm virus corona hoặc nghi từng tiếp xúc với người mắc Covid-19.
Đối với những người có kết quả dương tính, Đài Loan không điều trị tập trung bắt buộc. Trung tâm Chỉ huy Chống dịch Đài Loan hồi giữa tháng 5 đã kêu gọi những người nhiễm Covid-19 với triệu chứng nhẹ ở nhà và hạn chế đến bệnh viện do số buồng cách ly tại Đài Bắc, Tân Đài Bắc đang hạn chế vì số ca tăng nhanh.
CDC Đài Loan khuyên người bệnh khi ở nhà tự cách ly với gia đình mình, đeo khẩu trang và ở trong phòng riêng, sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần. Người dân được khuyên gọi cấp cứu nếu có các triệu chứng khó thở, đau ngực hoặc bất tỉnh.
Hạn chế đi lại, thắt chặt biên giới
Theo South China Morning Post, kể từ khi dịch bệnh chuyển biến xấu vào giữa tháng 5, giới chức Đài Loan đã ban hành lệnh hạn chế cấp 3/4, đóng cửa các địa điểm giải trí và quy định nhà hàng chỉ bán thực phẩm đem đi.
Bên cạnh đó, người dân Đài Loan cũng được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra ngoài và giãn cách 2 m ở nơi công cộng. Số người được tụ tập trong nhà không quá 5, ngoài trời không quá 10.
Dù không phong tỏa hoàn toàn, Đài Loan đã đóng cửa biên giới với khách quốc tế, trừ công dân hồi hương và người nước ngoài lưu trú dài hạn.
Tuy nhiên, ngay cả những người được phép nhập cảnh vẫn phải trải qua 14 ngày cách ly nghiêm ngặt. Trong khoảng thời gian hai tuần này, người nhập cảnh được xét nghiệm Covid-19 ba lần, trong đó lần đầu tiên và lần cuối cùng là xét nghiệm PCR, theo Taiwan News.
Đẩy nhanh tiêm vaccine
Trong gần một năm dịch hầu như không bùng phát, nhiều người Đài Loan đã không ý thức được sự cấp thiết của việc tiêm vaccine. Chỉ đến khi dịch bùng phát, họ mới nhận ra tỷ lệ tiêm vaccine đang ở mức thấp báo động. Cho đến cuối tháng 5, chính quyền Đài Loan mới nhận được hơn 700.000 liều vaccine cho hơn 23 triệu dân. Những nỗ lực triển khai vaccine chỉ được triển khai mạnh mẽ từ cuối tháng 5.
Ngày 20/6, lô hàng gồm 2,5 triệu liều vaccine do công ty Moderna sản xuất được chuyển đến sân bay quốc tế Đài Loan. Đây là số vaccine Covid-19 được Mỹ cam kết hỗ trợ Đài Loan nhằm đẩy lùi đại dịch.
Ban đầu, Mỹ cam kết tặng 750.000 liều vaccine ngừa Covid-19 cho Đài Loan. Song con số này đã tăng lên 2,5 triệu liều, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng mức hỗ trợ vaccine toàn cầu lên 80 triệu liều, theo Reuters.
Vào ngày 5/6, Nhật Bản đã tặng 1,24 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 do AstraZeneca sản xuất cho Đài Loan. Ngày 25/6, Nhật Bản tăng cường viện trợ thêm 1 triệu liều vaccine cho Đài Loan, theo Reuters.
Hãng dược Mỹ Novavax hôm 2/7 cho biết Đài Loan đã chọn mua vaccine Covid-19 của họ thông qua chương trình chia sẻ vaccine Covid-19 toàn cầu COVAX.

Lô vaccine Covid-19 do Moderna sản xuất được Mỹ viện trợ sang Đài Loan. Ảnh: Reuters.

Covid-19 o Dai Loan anh 4
Lô vaccine Covid-19 do Moderna sản xuất được Mỹ viện trợ sang Đài Loan. Ảnh: Reuters.


Tính đến ngày 4/7, hơn 2,47 triệu người dân Đài Loan đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine và khoảng 46.500 người nhận đầy đủ phác đồ hai mũi vaccine Covid-19, theo Our World in Data.
Bên cạnh lượng vaccine do Mỹ viện trợ, người dân Đài Loan còn sang Trung Quốc đại lục để tham gia tiêm chủng. Theo Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của chính phủ Bắc Kinh, tính đến ngày 11/6, khoảng 62.000 cư dân Đài Loan đã được tiêm chủng Covid-19 ở Trung Quốc đại lục.
 

vephiadong

Xe điện
Biển số
OF-377399
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
2,469
Động cơ
266,859 Mã lực
Một góc nhìn

Quang Vo
Hôm qua lúc 00:39 ·

Y học chứng cứ và y học chứng ...kiến

Y học chứng cứ, nói đơn giản là " nói có sách, mách có chứng", là căn bản của y học hiện đại. Nói như mấy ông thầy mình, theo thống kê abcdef hoặc theo nghiên cứu xyz vân vân..., nên làm thế này thế nọ. Dân mặc áo blu đội nón trắng đeo ống nghe, ai cũng rành mấy câu thần chú đó.

Chuyện là, cái sự Covid hồi năm đó, nước Mỹ nhà giàu đứng mũi chịu sào, hùng hồn ra đủ các loại hướng dẫn, chỉ giáo cho thiên hạ ... Bỗng té cái ạch, khốn khổ cả năm trời. Thì ra cái sự y học chứng cứ, trong một thời kỳ hỗn mang chưa có chứng cứ, dễ đưa người ta lọt hố đến vậy.

Đầu năm Covid thứ nhất, vì chứng cứ chưa rõ ràng, mà hàng đàn hàng lũ virus từ Wuhan nhởn nhơ đi tham quan nước Mỹ, chẳng ai theo dõi, cách ly, ngăn chận gì ráo. Cũng đầu năm Covid thứ nhất, vì không chứng cứ, Mỹ kiên quyết không 'tét' những đứa không nằm trong diện nên 'tét' - dù cái diện đó hơi bị ít. Bởi vậy, mấy anh F0 dẫn cô Vy đi tự do, không sợ ai 'tét', thật quá sướng ! Cũng năm covid thứ nhất, các bác tuyên bố chứng cứ cho thấy đeo mask không có hiệu quả, khẳng định là nhân dân không nên, không được, không cần đeo cái gì cả. Đùng một cái, chứng cứ nó quay 180•, mỏi miệng năn nỉ nhân dân Mỹ đeo mask thì đã trễ thêm tập nữa...

Trái với y học chứng cứ, là y học chứng... kiến, là y học kinh nghiệm, kiểu " .. Nhân một ca lâm sàng,..." nên thường không được đánh giá cao. Bởi vậy, khi Mỹ bảo đừng đeo mask thì dân Việt ta vẫn che mặt. Mỹ bảo không cần cách ly thì ta cứ xúc hết vào trại. Nói cho cùng, chẳng lý do gì, chỉ vì ta biết sợ, còn bọn Mỹ, chúng không biết sợ - kiểu điếc không sợ súng ấy.

Sợ là một bản năng giúp con người tồn tại. Vì sợ, ta có những phản ứng phù hợp nhằm bảo vệ mình. Nhưng sợ quá mức, thì thành ám ảnh, sợ bóng sợ gió, sợ không lý do, dẫn đến những hành động hơi khó giải thích.

1.Trong khi cả thế giới đang mở rộng việc lấy mẫu đơn giản và nhẹ nhàng cho người thử, bằng việc lấy mẫu ở mũi trước, mũi giữa hay thậm chí là nước bọt, Bộ y tế Việt Nam vẫn hướng dẫn lấy mẫu mũi sau hai bên, và còn thêm cả thành sau họng, sợ âm tính giả.

2.Vì quy trình lấy mẫu phức tạp, chúng cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bởi vậy, có hình ảnh những nhân viên kiệt sức, những chiến dịch chi viện và những đám đông không nên có. Những chuyện đó đã không xảy ra nếu ta có thể cho tự lấy mẫu. Thật, tự mình đã ngoáy 3 lần. Hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu, mà không cần tiếp xúc ai.
Việc tự lấy mẫu giúp giảm rủi ro lây nhiễm, giúp giảm việc cho nhân viên, giúp tiết kiệm vật tư ... nhưng chưa bao giờ được đặt ra ở Việt Nam. Vì sao ? Sợ dân mình ngốc nghếch không biết ngoáy mũi ? Sợ dân mình gian dối, ngại dương tính nên làm qua loa ?

3.Cả thế giới chỉ khoác áo cách ly, rộng rãi, hở trên thoáng dưới nhưng ta vẫn khăng khăn áo bảo hộ bít bùng. Dù chẳng ai giải thích, mọi người đều nghĩ trong lòng, cứ vậy đi cho yên tâm. Dù nóng, dù ngộp, dù bí .. nhưng đỡ sợ con virus nó bò lên trên, hay chui xuống dưới .

4.Người ta cách ly 10 ngày hay 2 tuần, ta cách ly hẳn 3 tuần cho nó sang. Thả ra sớm, sợ là còn dương tính.

5.Người ta truy vết 1 lớp, có thì tính tiếp. Ta truy từ F0 qua F1, từ F2 qua F3, rãnh thì tìm ra F4 rồi còn sức thì ngắp nghé F5...Có 1 ca thì truy từ nhà ra phố, từ bên nội về bên ngoại. Nhốt lại, giăng dây, đóng bảng thông báo như tập đoàn tội phạm. Căn bản là thà nhốt lầm hơn bỏ sót.

6.Để theo dõi, truy vết, người ta có tiêu chuẩn phơi nhiễm : tiếp xúc hơn 15 phút trong khoảng cách gần dưới 2m và với đối tượng trong thời kỳ gây nhiễm. Tiêu chuẩn truy vết của chúng ta nhiều lúc chì là người có đến nơi này, người đi chuyến bay nọ ... Chỉ cần đi ngang qua là đủ lên danh sách.

7.Chúng ta sợ những F đi lang thang, nên cách ly nhiều lớp nhiều nơi. F0 vào bệnh viện, F1 vào khu tập trung, F2 giăng dây như chuồng vịt ....Tiêu chuẩn cách ly của thế giới là bị phơi nhiễm. Tiêu chuẩn cách ly của chúng ta là tiếp xúc, tiếp xúc với người tiếp xúc ...thậm chí chỉ là có khả năng tiếp xúc. Bởi vậy, cách ly một khu phố, một toà nhà, một bệnh viện ...là chuyện thường ngày, mà không ai cảm thấy kỳ lạ. Bởi vậy, nhân viên đi làm trong tư thế sẵn sàng đi cách ly, khăn gói đầy đủ.

8.Chúng ta sợ người dân gian dối, sợ người dân vi phạm nên việc cách ly tại nhà chưa bao giờ là một giải pháp khả thi. Kể cả khi quy định mới với những điều kiện hà khắc, không nhiều người theo nổi. Bởi vậy mới có những câu đùa về lò ấp F1. Bởi vậy, mới có những hình ảnh em bé đi cách ly... mà chẳng nơi nào có.

9.Chúng ta test, test nữa, test hoài ... cho đến khi nó dương tính mới thôi. Và khi xác nhận rồi, chúng ta lại test, rồi lại test, và rồi lại test ... để đến lúc âm tính 2,3 lần thì mới yên tâm thả người bị nhiễm ra ngoài. CDC của Mỹ và WHO thì bảo rằng không cần test. Biết dương tính rồi thì tự cách ly. Hết 2 tuần, coi như âm tính, chẳng cần test. Vậy là ta cẩn thận hay ta đang lạm dụng test ? Sợ nó chưa hết lây lung tung thôi mà.

10.Dù không có bằng chứng nào,mà chỉ có các tài liệu của WHO phản đối việc phun xịt tràn lan các hợp chất có Chlorine, hình ảnh binh đội bít bùng xịt đường xịt phố, xịt cây xịt cỏ là một đặc trưng ...rất Việt Nam.

Tất cả những biện pháp, quy định trên đã đem lại thành công cho Việt Nam những ngày đầu dịch. So với sự sụp đổ của Mỹ, thật đáng ngạc nhiên, vì đó là sự thắng lợi của y học " chứng kiến" so với thành trì y học " chứng cứ". Tuy nhiên, thành công ở Việt Nam là duy nhất, và khó có thể lập lại ở một nơi nào khác ( Trung quốc ? Có lẽ vì sự tương đồng nhiều mặt) nhưng ta có thể tiếp tục duy trì sự thành công đó nữa không ? E là không .
Vấn đề ở chỗ chủ nghĩa kinh nghiệm chưa bao giờ là lời giải cho những vấn đề khoa học. Sự thất bại của Mỹ thực chất không hẳn là thất bại của y học chứng cứ mà do nguồn dữ kiện sai lầm hay thiếu thốn trong buổi ban đầu, lại còn bị uốn nắn bằng những mưu toan, quyền lực chính trị. Giờ đã là năm Covid thứ hai, cả thế giới chia sẽ một kho dữ liệu khổng lồ về dịch tể, bệnh học, chẩn đoán và điều trị. CDC và WHO đang dần trở lại với các hướng dẫn " đáng tin cậy" hơn. Những phác đồ và chiến lược được chia sẽ rộng rãi, đó là những bài học xương máu rút ra từ bao nhiêu cái chết và thương tật khắp nơi.

Trong bối cảnh đó, tiếp tục hành xử theo kinh nghiệm, theo ý chí chủ quan của mình là một sự phí phạm và tắc trách.

Mặt khác, những chiến lược và chiến thuật chống dịch đã từng thành công khi số ca dừng ở hàng 1 hay 2 chữ số vì những mặt trái của nó chưa rõ ràng. Người ta dễ dàng nhắm mắt làm ngơ. Vào lúc này, khi số ca đến hàng 3 chữ số, những bất cập của nó đang hiện ra ngày càng nhiều. Kinh tế kiệt quệ, y tế kiệt sức ... đã có nhiều người lên tiếng.

Là người đã trải qua cơn khủng hoảng ở Mỹ, tôi khâm phục cái cách Việt Nam vẫn đứng vững đến giờ phút này. Tuy nhiên, đã đến lúc phải thay đổi. Cần có một hội đồng khẩn cấp về dịch Covid, thuần túy là các chuyên gia trong các lĩnh vực, để đưa ra các khuyến cáo và các điều chỉnh kịp thời. Cũng cần những người không phải nhân viên y tế để phản biện về các tác động kinh tế xã hội cho các đề xuất đưa ra. Quan trọng nhất, các vị bí thư chủ tịch ủy viên ... xin tránh xa ra để hội đồng làm việc của mình. Thật, cứ xem Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid TPHCM thì biết, đủ cả từ chủ tịch, các phó chủ tịch, tuyên giáo, dân vận, có cả mặt trận tổ quốc .... Chỉ thiếu mỗi ông bác sĩ dịch tễ.

PS. Thế giới có vẻ lại rơi vào cuộc khủng hoảng về chứng cứ mới với biến chủng Delta. Những thông tin dịch tể tưởng chừng đã xác lập, đang thay đổi từng ngày. Những biện pháp nghiêm ngặt của Việt Nam, thật tình cờ, như là đang chuẩn bị cho con Delta này vậy. Không chừng ta đang đi trước thời đại, WHO và CDC sẽ qua Việt Nam học hỏi để thay đổi guideline
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,420
Động cơ
2,116,942 Mã lực

Đài Loan dập dịch trong 40 ngày như thế nào?
Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6, Đài Loan đã áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, xét nghiệm diện rộng, bao gồm cả việc bán bộ xét nghiệm tại nhà và đẩy mạnh tiêm chủng.
Ngày 17/5, Đài Loan lần đầu tiên ghi nhận hơn 100 ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ kể từ khi đại dịch bùng phát. Nhiều hãng truyền thông phương Tây như BBC hay Time lập tức đưa tin rằng hình mẫu chống dịch của Đài Loan đã thất bại.
Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, số ca mắc Covid-19 mỗi ngày ở Đài Loan lập đỉnh với 597 trường hợp được ghi nhận vào ngày 28/5, theo số liệu từ Our World in Data.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, có vẻ hòn đảo hơn 23 triệu dân này đã một lần nữa khống chế được làn sóng dịch bệnh.
Sau 41 ngày bùng dịch, vào ngày 26/6, số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới ở Đài Loan được đưa về mức dưới 100 ca mỗi ngày. Dịch Covid-19 ở Đài Loan lập đỉnh trong vòng chưa đầy hai tuần nhưng đảo này chỉ mất một tháng để dập dịch.
Dù số ca đã giảm, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung hồi đầu tháng 7 nói rằng việc này có thể do người dân đã giảm đi xét nghiệm. Ông yêu cầu mọi người tiếp tục cảnh giác, hạn chế ra ngoài và gặp gỡ người khác.

Đài Loan khống chế đợt bùng dịch mới nhất chỉ trong 40 ngày. Ảnh: Lê Ý.


Covid-19 o Dai Loan anh 2
Đài Loan khống chế đợt bùng dịch mới nhất chỉ trong 40 ngày. Ảnh: Lê Ý.

Tại Việt Nam, TP.HCM hiện là tâm dịch có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước với 6.000 ca bệnh được ghi nhận cũng trong khoảng thời gian xấp xỉ 40 ngày bùng dịch.
Tuy nhiên, việc so sánh công tác chống dịch của hai nơi trên là khập khiễng. Bởi lẽ, dù dân số Đài Loan đông gấp 2,7 lần so với TP.HCM, mật độ dân số của đảo này chỉ bằng 16% so với TP.HCM, theo thống kê của Worldometers dẫn từ báo cáo của Liên Hợp Quốc.
"Đừng đến bệnh viện nếu bạn không sốt"
Chương trình xét nghiệm của Đài Loan trước đó đã bị đánh giá chậm chạp và quy mô nhỏ, hoàn toàn phụ thuộc vào xét nghiệm PCR do các đợt bùng phát trước thường được khống chế trước khi lan rộng.
Khi dịch bùng trở lại, các tỉnh thành của Đài Loan cũng thiết lập trung tâm xét nghiệm miễn phí. Tuy nhiên, chỉ những người đã tiếp xúc với ca nhiễm hoặc có triệu chứng được khuyến cáo đi xét nghiệm. Những người không tiếp xúc ca nhiễm, không sốt cao hoặc không có triệu chứng đáng chú ý được khuyên tránh đi xét nghiệm. Các trung tâm xét nghiệm này sử dụng cả hai loại xét nghiệm PCR và xét nghiệm nhanh (thường cho kết quả trong 10-15 phút).
Hồi cuối tháng 5, chính quyền thành phố Đài Bắc đã mua 250.000 kit xét nghiệm nhanh. Dù thị trưởng nói rằng thành phố vẫn phụ thuộc xét nghiệm PCR để thống kê số ca thực tế, việc xét nghiệm nhanh cho biết ông theo sát tình hình thực địa.

Bộ kiểm tra Covid-19 nhanh tại nhà do công ty TaiDoc Technology sản xuất. Ảnh: TaiDoc Technology.


Covid-19 o Dai Loan anh 3
Bộ kiểm tra Covid-19 nhanh tại nhà do công ty TaiDoc Technology sản xuất. Ảnh: TaiDoc Technology.

Bên cạnh việc xét nghiệm ribonucleic acid của virus (PCR), Đài Loan đồng thời phê duyệt cho bộ kiểm tra Covid-19 nhanh tại nhà do công ty TaiDoc Technology sản xuất.
Sản phẩm này vận hành dựa trên cơ chế sử dụng các xét nghiệm kháng nguyên nhanh, với tỷ lệ chính xác lên đến 94% so với những trường hợp xét nghiệm PCR. Loại công cụ hỗ trợ kiểm tra nhanh này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan phê chuẩn, theo Taiwan News.
Đến cuối tháng 6, đã có 5 loại kit xét nghiệm tại nhà được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan phê chuẩn, có thể mua được tại các hiệu thuốc, siêu thị tiện lợi với giá hơn 10 USD.
Việc triển khai thêm các bộ kiểm tra Covid-19 tại nhà nói trên được cho là giúp đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm trong cộng đồng.
Tuy vậy, những người có kết quả dương tính khi xét nghiệm nhanh vẫn được khuyến khích đến xét nghiệm lại tại các điểm xét nghiệm của chính quyền, hoặc thông báo cho đường dây nóng. Trên cơ sở này, giới chức Đài Loan có thể khoanh vùng, cách ly và truy vết những người được cho là đã nhiễm virus corona hoặc nghi từng tiếp xúc với người mắc Covid-19.
Đối với những người có kết quả dương tính, Đài Loan không điều trị tập trung bắt buộc. Trung tâm Chỉ huy Chống dịch Đài Loan hồi giữa tháng 5 đã kêu gọi những người nhiễm Covid-19 với triệu chứng nhẹ ở nhà và hạn chế đến bệnh viện do số buồng cách ly tại Đài Bắc, Tân Đài Bắc đang hạn chế vì số ca tăng nhanh.
CDC Đài Loan khuyên người bệnh khi ở nhà tự cách ly với gia đình mình, đeo khẩu trang và ở trong phòng riêng, sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần. Người dân được khuyên gọi cấp cứu nếu có các triệu chứng khó thở, đau ngực hoặc bất tỉnh.
Hạn chế đi lại, thắt chặt biên giới
Theo South China Morning Post, kể từ khi dịch bệnh chuyển biến xấu vào giữa tháng 5, giới chức Đài Loan đã ban hành lệnh hạn chế cấp 3/4, đóng cửa các địa điểm giải trí và quy định nhà hàng chỉ bán thực phẩm đem đi.
Bên cạnh đó, người dân Đài Loan cũng được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra ngoài và giãn cách 2 m ở nơi công cộng. Số người được tụ tập trong nhà không quá 5, ngoài trời không quá 10.
Dù không phong tỏa hoàn toàn, Đài Loan đã đóng cửa biên giới với khách quốc tế, trừ công dân hồi hương và người nước ngoài lưu trú dài hạn.
Tuy nhiên, ngay cả những người được phép nhập cảnh vẫn phải trải qua 14 ngày cách ly nghiêm ngặt. Trong khoảng thời gian hai tuần này, người nhập cảnh được xét nghiệm Covid-19 ba lần, trong đó lần đầu tiên và lần cuối cùng là xét nghiệm PCR, theo Taiwan News.
Đẩy nhanh tiêm vaccine
Trong gần một năm dịch hầu như không bùng phát, nhiều người Đài Loan đã không ý thức được sự cấp thiết của việc tiêm vaccine. Chỉ đến khi dịch bùng phát, họ mới nhận ra tỷ lệ tiêm vaccine đang ở mức thấp báo động. Cho đến cuối tháng 5, chính quyền Đài Loan mới nhận được hơn 700.000 liều vaccine cho hơn 23 triệu dân. Những nỗ lực triển khai vaccine chỉ được triển khai mạnh mẽ từ cuối tháng 5.
Ngày 20/6, lô hàng gồm 2,5 triệu liều vaccine do công ty Moderna sản xuất được chuyển đến sân bay quốc tế Đài Loan. Đây là số vaccine Covid-19 được Mỹ cam kết hỗ trợ Đài Loan nhằm đẩy lùi đại dịch.
Ban đầu, Mỹ cam kết tặng 750.000 liều vaccine ngừa Covid-19 cho Đài Loan. Song con số này đã tăng lên 2,5 triệu liều, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng mức hỗ trợ vaccine toàn cầu lên 80 triệu liều, theo Reuters.
Vào ngày 5/6, Nhật Bản đã tặng 1,24 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 do AstraZeneca sản xuất cho Đài Loan. Ngày 25/6, Nhật Bản tăng cường viện trợ thêm 1 triệu liều vaccine cho Đài Loan, theo Reuters.
Hãng dược Mỹ Novavax hôm 2/7 cho biết Đài Loan đã chọn mua vaccine Covid-19 của họ thông qua chương trình chia sẻ vaccine Covid-19 toàn cầu COVAX.

Lô vaccine Covid-19 do Moderna sản xuất được Mỹ viện trợ sang Đài Loan. Ảnh: Reuters.


Covid-19 o Dai Loan anh 4
Lô vaccine Covid-19 do Moderna sản xuất được Mỹ viện trợ sang Đài Loan. Ảnh: Reuters.

Tính đến ngày 4/7, hơn 2,47 triệu người dân Đài Loan đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine và khoảng 46.500 người nhận đầy đủ phác đồ hai mũi vaccine Covid-19, theo Our World in Data.
Bên cạnh lượng vaccine do Mỹ viện trợ, người dân Đài Loan còn sang Trung Quốc đại lục để tham gia tiêm chủng. Theo Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của chính phủ Bắc Kinh, tính đến ngày 11/6, khoảng 62.000 cư dân Đài Loan đã được tiêm chủng Covid-19 ở Trung Quốc đại lục.
Báo viết vẫn thiếu nhiều.
Hôm nọ xem trên tivi thì Đài truy vết và khoanh vùng bằng dữ liệu lớn từ đầu dịch, nhanh và hiệu quả.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,924
Động cơ
449,410 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Báo viết vẫn thiếu nhiều.
Hôm nọ xem trên tivi thì Đài truy vết và khoanh vùng bằng dữ liệu lớn từ đầu dịch, nhanh và hiệu quả.
Sở dĩ Đài làm được vì đợt này là con covid chủng Anh. Chứ là chủng Ấn thì còn lâu.
 

123 Uốn

Xe điện
Biển số
OF-710055
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
2,084
Động cơ
261,093 Mã lực
Tình hình KCN ở Hà Nội có ổn không các cụ. Miền Bắc đừng chủ quan nhé.
 

puredoll

Xe điện
Biển số
OF-124819
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
3,824
Động cơ
402,051 Mã lực
Nơi ở
Rất gần và rất xa
Diễn biến dịch bệnh nó sẽ như vậy, cứ ngược xuôi nó múa, hết Bắc vô Nam rồi ngược ra Bắc cho đến khi nào mấy anh chị Yte tuyến đầu mệt lả cũng chưa chịu tha,trừ khi chúng ta thay đổi phương pháp chống dịch
Nhìn nhân viên Y tế tuyến đầu làm việc cực nhọc mà thấy thương cho họ quá chừng, khoảng vài tháng như vậy chắc gì biết tới ngày nghỉ, được gần gia đình, và người thân?
Thôi cụ, HN tự bảo vệ thân mình, còn dư lực lượng thì hỗ trợ miền Nam như thế này là ổn rồi.
Vâng, mong dịch bệnh chóng qua, mọi người cùng thực hiện 5K để bảo vệ mình. Nhìn thấy dương tính là thấy buồn chứ biết con virus này nguy hiểm, biến đổi không ngừng :(
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
36,329
Động cơ
5,044,003 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tính đến 6h ngày 06/7 (theo Bộ Y tế):
  • Việt Nam có tổng cộng 21.312 ca nhiễm Covid (19.441 ca trong nước và 1.871 ca nhập cảnh).
  • Số ca tử vong: 94 ca.
  • Số ca điều trị khỏi: 8.022 ca.
  • Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 17.871 ca
1625542604094.png
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,904
Động cơ
300,567 Mã lực
Sở dĩ Đài làm được vì đợt này là con covid chủng Anh. Chứ là chủng Ấn thì còn lâu.
Em nghĩ là làm tốt miễn là ra tay sớm, đừng có đi hai hàng, Chẳng lẽ nếu không làm được thì chúng ta phải đầu hàng chịu chết hết à?
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,904
Động cơ
300,567 Mã lực
Vâng, mong dịch bệnh chóng qua, mọi người cùng thực hiện 5K để bảo vệ mình. Nhìn thấy dương tính là thấy buồn chứ biết con virus này nguy hiểm, biến đổi không ngừng :(
5K là chưa đủ, nếu những ngày tới mà cụ vẫn nhìn thấy đám đông tụ vạ,dân vẫn di chuyển mạnh qua các tỉnh thành thì em dự là còn lâu mới vãn hồi nếu không xiết mạnh, Vaccine thì mọi nơi đều thiếu,vậy dựa vào cái gì để dịch không phát tán nếu không xiết chặt?
 

S500 Prometey

Xe máy
Biển số
OF-780120
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
88
Động cơ
-296 Mã lực
Tuổi
47
Đúng như dự đoán, hôm nay tổng số ca mắc mới được ghi nhận đã vượt mốc 1.000 ca (chính xác là 1.089 ca). Em dự sẽ còn tăng nữa nếu không làm quyết liệt như Úc bởi TP. HCM có thể dần ổn định nhưng các tỉnh bạn e là khó vì nguồn lực không đủ.
Không còn gì để nói nữa rồi, Bệnh viện không đủ chỗ để chữa cho bệnh nhân F0, khu cách ly không đủ chỗ cho F1. Khẩn thiết đề nghị TP. HCM và các tỉnh lân cận áp dụng ngay Chỉ thị 16 cách ly xã hội, phong tỏa chặt sau đợt thi tốt nghiệp THPT (sẽ tổ chức vào 2 ngày 7 và 8/07/2021).
Test diện rộng mà không phong tỏa, không cách ly xã hội chặt chẽ thì như bắt cóc bỏ đĩa, vì người dân vẫn đi lại từ nhà nọ sang nhà kia, phường nọ sang phường kia và rộng hơn nữa là cấp quận, thành phố và các tỉnh xung quanh, bung bét hết cả. Chỉ có phong tỏa chặt ít nhất 1 tháng thì may ra mới khống chế được dịch, còn không thì...

Theo báo NLĐ:
"Tính từ 18 giờ ngày 5-7 đến 6 giờ ngày 6-7, TP ghi nhận thêm 230 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố (BN21083-BN21312). Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27-4 đến nay, TP đã ghi nhận hơn 6.900 trường hợp mắc Covid-19.

Trong 230 trường hợp nhiễm mới được công bố gồm 186 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa, 44 trường hợp đang điều tra dịch tễ. TP đang hoàn tất hồ sơ chi tiết của các trường hợp này.
....
Theo HCDC, xu hướng số ca bệnh trong cộng đồng tăng hàng ngày, nhất là các trường hợp có triệu chứng đi khám tại các cơ sở y tế, cho thấy tác nhân gây bệnh đã có ở khắp TP và số ca bệnh trong khu vực phong tỏa cũng ngày càng tăng nhanh."
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,913 Mã lực
Hà Nội phát hiện 9 ca dương tính nCoV mới
Các ca bệnh mới gồm 3 công nhân KCN Thăng Long, huyện Đông Anh; 5 trường hợp tại thôn Kênh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức và 1 người ở quận Hoàng Mai, là lái xe taxi.


 

otooi

Xe buýt
Biển số
OF-118405
Ngày cấp bằng
27/10/11
Số km
658
Động cơ
389,281 Mã lực
Em có thắc mắc từ đầu đến giờ là việc phun khử khuẩn có tác dụng như thế nào đối với công tác phòng chống dịch?
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Một góc nhìn

Quang Vo
Hôm qua lúc 00:39 ·

Y học chứng cứ và y học chứng ...kiến

Y học chứng cứ, nói đơn giản là " nói có sách, mách có chứng", là căn bản của y học hiện đại. Nói như mấy ông thầy mình, theo thống kê abcdef hoặc theo nghiên cứu xyz vân vân..., nên làm thế này thế nọ. Dân mặc áo blu đội nón trắng đeo ống nghe, ai cũng rành mấy câu thần chú đó.

Chuyện là, cái sự Covid hồi năm đó, nước Mỹ nhà giàu đứng mũi chịu sào, hùng hồn ra đủ các loại hướng dẫn, chỉ giáo cho thiên hạ ... Bỗng té cái ạch, khốn khổ cả năm trời. Thì ra cái sự y học chứng cứ, trong một thời kỳ hỗn mang chưa có chứng cứ, dễ đưa người ta lọt hố đến vậy.

Đầu năm Covid thứ nhất, vì chứng cứ chưa rõ ràng, mà hàng đàn hàng lũ virus từ Wuhan nhởn nhơ đi tham quan nước Mỹ, chẳng ai theo dõi, cách ly, ngăn chận gì ráo. Cũng đầu năm Covid thứ nhất, vì không chứng cứ, Mỹ kiên quyết không 'tét' những đứa không nằm trong diện nên 'tét' - dù cái diện đó hơi bị ít. Bởi vậy, mấy anh F0 dẫn cô Vy đi tự do, không sợ ai 'tét', thật quá sướng ! Cũng năm covid thứ nhất, các bác tuyên bố chứng cứ cho thấy đeo mask không có hiệu quả, khẳng định là nhân dân không nên, không được, không cần đeo cái gì cả. Đùng một cái, chứng cứ nó quay 180•, mỏi miệng năn nỉ nhân dân Mỹ đeo mask thì đã trễ thêm tập nữa...

Trái với y học chứng cứ, là y học chứng... kiến, là y học kinh nghiệm, kiểu " .. Nhân một ca lâm sàng,..." nên thường không được đánh giá cao. Bởi vậy, khi Mỹ bảo đừng đeo mask thì dân Việt ta vẫn che mặt. Mỹ bảo không cần cách ly thì ta cứ xúc hết vào trại. Nói cho cùng, chẳng lý do gì, chỉ vì ta biết sợ, còn bọn Mỹ, chúng không biết sợ - kiểu điếc không sợ súng ấy.

Sợ là một bản năng giúp con người tồn tại. Vì sợ, ta có những phản ứng phù hợp nhằm bảo vệ mình. Nhưng sợ quá mức, thì thành ám ảnh, sợ bóng sợ gió, sợ không lý do, dẫn đến những hành động hơi khó giải thích.

1.Trong khi cả thế giới đang mở rộng việc lấy mẫu đơn giản và nhẹ nhàng cho người thử, bằng việc lấy mẫu ở mũi trước, mũi giữa hay thậm chí là nước bọt, Bộ y tế Việt Nam vẫn hướng dẫn lấy mẫu mũi sau hai bên, và còn thêm cả thành sau họng, sợ âm tính giả.

2.Vì quy trình lấy mẫu phức tạp, chúng cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bởi vậy, có hình ảnh những nhân viên kiệt sức, những chiến dịch chi viện và những đám đông không nên có. Những chuyện đó đã không xảy ra nếu ta có thể cho tự lấy mẫu. Thật, tự mình đã ngoáy 3 lần. Hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu, mà không cần tiếp xúc ai.
Việc tự lấy mẫu giúp giảm rủi ro lây nhiễm, giúp giảm việc cho nhân viên, giúp tiết kiệm vật tư ... nhưng chưa bao giờ được đặt ra ở Việt Nam. Vì sao ? Sợ dân mình ngốc nghếch không biết ngoáy mũi ? Sợ dân mình gian dối, ngại dương tính nên làm qua loa ?

3.Cả thế giới chỉ khoác áo cách ly, rộng rãi, hở trên thoáng dưới nhưng ta vẫn khăng khăn áo bảo hộ bít bùng. Dù chẳng ai giải thích, mọi người đều nghĩ trong lòng, cứ vậy đi cho yên tâm. Dù nóng, dù ngộp, dù bí .. nhưng đỡ sợ con virus nó bò lên trên, hay chui xuống dưới .

4.Người ta cách ly 10 ngày hay 2 tuần, ta cách ly hẳn 3 tuần cho nó sang. Thả ra sớm, sợ là còn dương tính.

5.Người ta truy vết 1 lớp, có thì tính tiếp. Ta truy từ F0 qua F1, từ F2 qua F3, rãnh thì tìm ra F4 rồi còn sức thì ngắp nghé F5...Có 1 ca thì truy từ nhà ra phố, từ bên nội về bên ngoại. Nhốt lại, giăng dây, đóng bảng thông báo như tập đoàn tội phạm. Căn bản là thà nhốt lầm hơn bỏ sót.

6.Để theo dõi, truy vết, người ta có tiêu chuẩn phơi nhiễm : tiếp xúc hơn 15 phút trong khoảng cách gần dưới 2m và với đối tượng trong thời kỳ gây nhiễm. Tiêu chuẩn truy vết của chúng ta nhiều lúc chì là người có đến nơi này, người đi chuyến bay nọ ... Chỉ cần đi ngang qua là đủ lên danh sách.

7.Chúng ta sợ những F đi lang thang, nên cách ly nhiều lớp nhiều nơi. F0 vào bệnh viện, F1 vào khu tập trung, F2 giăng dây như chuồng vịt ....Tiêu chuẩn cách ly của thế giới là bị phơi nhiễm. Tiêu chuẩn cách ly của chúng ta là tiếp xúc, tiếp xúc với người tiếp xúc ...thậm chí chỉ là có khả năng tiếp xúc. Bởi vậy, cách ly một khu phố, một toà nhà, một bệnh viện ...là chuyện thường ngày, mà không ai cảm thấy kỳ lạ. Bởi vậy, nhân viên đi làm trong tư thế sẵn sàng đi cách ly, khăn gói đầy đủ.

8.Chúng ta sợ người dân gian dối, sợ người dân vi phạm nên việc cách ly tại nhà chưa bao giờ là một giải pháp khả thi. Kể cả khi quy định mới với những điều kiện hà khắc, không nhiều người theo nổi. Bởi vậy mới có những câu đùa về lò ấp F1. Bởi vậy, mới có những hình ảnh em bé đi cách ly... mà chẳng nơi nào có.

9.Chúng ta test, test nữa, test hoài ... cho đến khi nó dương tính mới thôi. Và khi xác nhận rồi, chúng ta lại test, rồi lại test, và rồi lại test ... để đến lúc âm tính 2,3 lần thì mới yên tâm thả người bị nhiễm ra ngoài. CDC của Mỹ và WHO thì bảo rằng không cần test. Biết dương tính rồi thì tự cách ly. Hết 2 tuần, coi như âm tính, chẳng cần test. Vậy là ta cẩn thận hay ta đang lạm dụng test ? Sợ nó chưa hết lây lung tung thôi mà.

10.Dù không có bằng chứng nào,mà chỉ có các tài liệu của WHO phản đối việc phun xịt tràn lan các hợp chất có Chlorine, hình ảnh binh đội bít bùng xịt đường xịt phố, xịt cây xịt cỏ là một đặc trưng ...rất Việt Nam.

Tất cả những biện pháp, quy định trên đã đem lại thành công cho Việt Nam những ngày đầu dịch. So với sự sụp đổ của Mỹ, thật đáng ngạc nhiên, vì đó là sự thắng lợi của y học " chứng kiến" so với thành trì y học " chứng cứ". Tuy nhiên, thành công ở Việt Nam là duy nhất, và khó có thể lập lại ở một nơi nào khác ( Trung quốc ? Có lẽ vì sự tương đồng nhiều mặt) nhưng ta có thể tiếp tục duy trì sự thành công đó nữa không ? E là không .
Vấn đề ở chỗ chủ nghĩa kinh nghiệm chưa bao giờ là lời giải cho những vấn đề khoa học. Sự thất bại của Mỹ thực chất không hẳn là thất bại của y học chứng cứ mà do nguồn dữ kiện sai lầm hay thiếu thốn trong buổi ban đầu, lại còn bị uốn nắn bằng những mưu toan, quyền lực chính trị. Giờ đã là năm Covid thứ hai, cả thế giới chia sẽ một kho dữ liệu khổng lồ về dịch tể, bệnh học, chẩn đoán và điều trị. CDC và WHO đang dần trở lại với các hướng dẫn " đáng tin cậy" hơn. Những phác đồ và chiến lược được chia sẽ rộng rãi, đó là những bài học xương máu rút ra từ bao nhiêu cái chết và thương tật khắp nơi.

Trong bối cảnh đó, tiếp tục hành xử theo kinh nghiệm, theo ý chí chủ quan của mình là một sự phí phạm và tắc trách.

Mặt khác, những chiến lược và chiến thuật chống dịch đã từng thành công khi số ca dừng ở hàng 1 hay 2 chữ số vì những mặt trái của nó chưa rõ ràng. Người ta dễ dàng nhắm mắt làm ngơ. Vào lúc này, khi số ca đến hàng 3 chữ số, những bất cập của nó đang hiện ra ngày càng nhiều. Kinh tế kiệt quệ, y tế kiệt sức ... đã có nhiều người lên tiếng.

Là người đã trải qua cơn khủng hoảng ở Mỹ, tôi khâm phục cái cách Việt Nam vẫn đứng vững đến giờ phút này. Tuy nhiên, đã đến lúc phải thay đổi. Cần có một hội đồng khẩn cấp về dịch Covid, thuần túy là các chuyên gia trong các lĩnh vực, để đưa ra các khuyến cáo và các điều chỉnh kịp thời. Cũng cần những người không phải nhân viên y tế để phản biện về các tác động kinh tế xã hội cho các đề xuất đưa ra. Quan trọng nhất, các vị bí thư chủ tịch ủy viên ... xin tránh xa ra để hội đồng làm việc của mình. Thật, cứ xem Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid TPHCM thì biết, đủ cả từ chủ tịch, các phó chủ tịch, tuyên giáo, dân vận, có cả mặt trận tổ quốc .... Chỉ thiếu mỗi ông bác sĩ dịch tễ.

PS. Thế giới có vẻ lại rơi vào cuộc khủng hoảng về chứng cứ mới với biến chủng Delta. Những thông tin dịch tể tưởng chừng đã xác lập, đang thay đổi từng ngày. Những biện pháp nghiêm ngặt của Việt Nam, thật tình cờ, như là đang chuẩn bị cho con Delta này vậy. Không chừng ta đang đi trước thời đại, WHO và CDC sẽ qua Việt Nam học hỏi để thay đổi guideline
Tôi phản đối việc phun Chloramin mù mịt để "khử khuẩn" từ năm ngoái vì chả có ai quệt tay xuống đất, lên tường, lên cửa xong đưa lên ngoáy mũi cả.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top