Em xin đưa lên đây, một cái nhìn của 1 vị bác sĩ để các cụ cùng đọc và cùng đánh giá:
MỘT KỊCH BẢN THOÁT DỊCH
Xin hiến kế cho Chính phủ một kịch bản Thoát dịch.
- Kính gửi: Ông ***************, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thưa ông, cùng với những cố gắng vượt bậc của Chính phủ trong việc hạn chế tác hại của Dịch bệnh do Coronavirus Vũ Hán, còn gọi là Covid-19, người dân Việt Nam đã có những hiểu biết đáng kể về dịch bệnh, đã có những thái độ cư xử đúng mực với dịch bệnh. Hơn ai hết, người dân tự nguyện làm theo những khuyến cáo, chế tài của Chính phủ. Một một năm rưỡi nay, họ bỏ công, bỏ việc, bỏ cả cơ hội kiếm sống để đồng lòng cùng chính phủ chống dịch bệnh, thời gian đó đã đủ để các nhà khoa học y tế có những báo cáo thực chất của dịch bệnh.
Thưa ông, tôi biết ông nhiều công việc lắm, là một bác sỹ, tôi xin hiến kế dư vầy để ông thêm một phương án thoát dịch bệnh.
1- Ông hãy bắt các giáo sư, tiến sỹ y khoa còn đang ăn lương Chính phủ trả lời Dân: Gần 14.000 người dân nhiễm Covid-19 cơ cấu bệnh tật thế nào!?
- Bao nhiêu người thực sự đã tử vong do Coronavirus gây ra!?
- Bao nhiều người cần chăm sóc bệnh viện để được chăm sóc Hồi sức tích cực!?
- Bao nhiều người nhập viện chỉ để ăn, chơi, ngủ và dùng thuốc cảm sốt thông thường trước khi xuất viện!?
- Bao nhiêu người đến viện chỉ để cách ly!?
Từ đó, rút ra kết luận thứ nhất: Dịch bệnh Coronavirus ở Việt Nam có thực sự là Đại dịch hay chỉ là một Dịch Cúm Thời vụ (Seasonal Flu.sic!) mà thôi. Cũng từ đó, để quyết định áp dụng các biện pháp như nước tiên tiến đã làm và thành công.
Nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức, bộ ngành không được căn cứ vào những diễn biến bệnh ở châu Âu, châu Mỹ để đề ra những quyết định Chính sách chống dịch của Việt Nam như vừa qua.
Với chủ quan của tôi, với địa lý, khí hậu Việt Nam, hệ gene của người Việt Nam và những cố gắng tột bậc của Chính phủ, dịch bệnh Coronavirus ở Việt Nam chỉ là một dạng Cúm thời vụ, sẽ như dịch SARS-CoV1-2003 mà chúng ta đã chế ngự thành công.
2- Yêu cầu tổng kết việc chi ngân sách 18 tháng vừa qua cho Y tế, công bố số liệu cụ thể cho Dân biết, trong đó đã chi:
- Cho Khối Y tế Dự phòng là bao nhiêu!?
- Cho Khối Điều trị là bao nhiêu!?
- Cho Khối Dân số và sinh đẻ có kế hoạch bao nhiêu!?
- Cho Khối nghiên cứu khoa học bao nhiêu!?
- Cho Khối sản xuất sinh phẩm, chế phẩm chống dịch là bao nhiêu!?
Từ đó, biết được những sai sót, phiếm diện trong Chiến dịch phòng bệnh Covid-19 để điều chỉnh chiến lược sao cho có hiệu quả hơn. Quyết định chi ngân sách năm tới cho y tế sẽ cân đối hơn, tránh việc Quá chú trọng đến Dự phòng (Hiệu quả rất kém như vừa rồi!) mà Quên đi việc Tăng cường chất lượng Điều trị, điều quyết định thành bại của chống dịch.
Đánh giá thực chất thì: Khối Dự phòng đã thất bại, để dịch bệnh tràn lan như hiện nay, buộc phải tăng cường Khối Điều trị nhanh nhiều hơn nữa.
Khối Điều trị là Khối quyết định chúng ta có khả năng khống chế dịch bệnh, chế ngự dịch bệnh chứ không phải là hy vọng ngăn chặn dịch như một năm rưỡi nay đã dự phòng cực đoan. Dự phòng chỉ để nó không lây lan, là việc mà ai cũng phải dự phòng, còn Điều trị là Tiêu diệt dịch bệnh, giảm tử vong, tăng số lượng ra viện và trả người Dân về cuộc sống yên tâm và lao động, sinh hoạt bình thường.
3- Việc tiêm vaccine chỉ để mong thúc đẩy quá trình Miễn dịch cộng đồng. Việc tiêm đại trà vaccine Covid-19 như đang mong muốn làm có sự sai sót rất lớn, xin vạch rõ:
Các Chuyên gia Y tế của Chính phủ đã lờ đi sự thật hiển nhiên, đó là Lây nhiễm tự phát, hoang dã, bầy đàn đã âm thầm tạo nên một khối lượng người khổng lồ mang những yếu tố của virus trong người của họ.
Sự lây nhiễm tự nhiên này tồn tại ngay từ khi mầm bệnh lây truyền vào Việt Nam. Số người bị phát hiện ra đã nhiễm với virus chỉ chiếm 20% tổng số người đã nhiễm theo quy luât Pareto áp dụng trong dịch tễ.
Số người đã mang kháng thể chống virus tự có này cộng với số người có kháng thể qua tiêm vaccine đủ lượng cần thiết thì mới đạt được Miễn dịch cộng đồng.
Từ đó, Chiến lược tiêm vaccine sẽ khác, đó là:
- Tầm soát người tiêm vaccine thật cẩn thận, tránh bệnh lý dị ứng với những thành tố của vaccine dễ gây tử vong.
- Tầm soát xem ai chưa có kháng thể với covid-19 thì mới tiêm vaccine. Tránh việc họ đã mang kháng thể trong người rồi, nay lại tiêm thêm các thành tố của mầm bệnh vào người. Sự xung đột kháng thể kháng nguyên mới cũ rất nguy hiểm và thừa.
- Tầm soát chặt chẽ, tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể và chỉ cần tiêm đạt 20% dân số là đủ số lượng để cộng dồn với số miễn dịch bầy đàn tự nhiên đảm bảo Việt Nam đã có miễn dịch cộng đồng.
- Cần thận trọng với các loại vaccine: Loại Astra Zeneca đang bị nhiều nước dừng sử dụng vì tỷ lệ tử vong quá cao. Loại mRNA rất mới, được tuyên truyền rất hiệu quả nhưng việc những mRNA ấy chỉ đơn thuần góp phần tạo ra kháng thể hay còn tác động đến Hệ Gene của người Việt, chưa có nghiên cứu. Không ai dám chắc con cháu của những người đã tiêm vaccine mRNA có hậu hại gì.
Loại vaccine của Việt Nam đang chế tạo, xin ông Thủ tướng đồng ý với quyết định của Bộ Y tế.
Điều chỉnh Chiến lược tiêm vaccine sẽ hạn chế được tử vong liên quan đến tiêm vaccine. Tiết kiệm ngân sách cực lớn, điều mà chắc ông cũng đang rất đau đầu, lấy đâu ra tiền để sử dụng hang trăm triệu liều vaccine một lúc như thế này.
4- Thưa ông Thủ tướng, tôi xin ông một việc ngoài y tế:
Ông hãy chỉ đạo nghiêm cấm việc ngăn sống cấm chợ như một số tỉnh đang thực hiện. Chết dân nghèo, chết người lao động ông ạ.
Sau hai năm mới chỉ có chưa đầy trăm người chết liên quan đến covid-19 mà nhiều triệu người thất nghiệp, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản. Ngành xây dựng lao đao, các công trường dừng cả; ngành hàng không sắp chết, thở bong bóng rồi; ngành giao thông vận tải ngưng trệ; ngành thủy sản chết ngắc; xuất khẩu nông sản thực phẩm bế tắc; du lịch đứng hình chịu trận… tổn thất kép không biết bao nhiêu mà kể.
Ông biết rõ hơn tôi nhiều, tôi chỉ khóc cho những nỗi đau thôi.
Kinh tế mà sụp đổ thì quân sự, ngoại giao cũng thế thôi. Thể chế liệu còn giữ được hay không là ở cách vượt qua đại họa lần này.
Kính chúc ông Thủ tướng dồi dào sức khỏe để lãnh đạo Chính phủ cùng nhân dân vượt qua những khó khăn hiện nay.
Kính thư./.
Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.