[Funland] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 3

Trạng thái
Thớt đang đóng

bambuvn

Xe hơi
Biển số
OF-350756
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
126
Động cơ
268,220 Mã lực
Website
bambufit.vn
Hà nội, chùm ca bệnh Time và T&T vẫn chưa xác định được nguồn lấy nên cũng đáng lo. Có khi F0, F1 vẫn đang tung tăng bên ngoài mất.
 

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,785
Động cơ
18,484 Mã lực
Theo cụ còn cách nào tốt hơn, đừng nói bế CN đi cách ly tập chung từng đó con người chỗ nào chứa nổi.
Vẫn như thế nhưng bỏ cái câu trách nhiệm của chủ phòng trọ đi. Đến con cái họ đủ 18 tuổi họ còn không còn trách nhiệm nữa là người đi thuê trọ. Họ quản sao được?
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
70% không triệu chứng thì đã đủ gọi là "hầu hết" chưa? Quy ra là hơn 300 ca có triệu chứng. Số lượng mẫu nó to, chuẩn hơn Sài Gòn, HN.
bộ trưởng bảo 55% ca ở Bắc Giang có triệu chứng , bác lấy số liệu 70% không triệu chứng ở đâu vậy?

Các bác trên kia (và ông chủ tịch BG) nghĩ hầu hết là > 90% cơ bác ơi, chứ mà họ thừa nhận 70% không triệu chứng thì cũng đỡ.
 

xeco111

Xe hơi
Biển số
OF-611156
Ngày cấp bằng
22/1/19
Số km
167
Động cơ
121,567 Mã lực
Tuổi
44
Vẫn như thế nhưng bỏ cái câu trách nhiệm của chủ phòng trọ đi. Đến con cái họ đủ 18 tuổi họ còn không còn trách nhiệm nữa là người đi thuê trọ. Họ quản sao được?
họ khóa cửa khu trọ, các chốt ở khắp nơi đi đâu dc hả cụ
 

xeco111

Xe hơi
Biển số
OF-611156
Ngày cấp bằng
22/1/19
Số km
167
Động cơ
121,567 Mã lực
Tuổi
44
ngày nào cũng mấy chục xe cứu thương đưa người đi, ngoài đường chỉ thấy xe cứu thương và xe chở thực phẩm
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,615
Động cơ
405,080 Mã lực
giá mà hơn nửa triệu người chết mà cụ cũng ước à?. nhà giàu đấy. Mình cố gắng bùng đâu dập đấy, vừa vẫn duy trì hoạt động ở mức nào đó từng vùng, cầm cự đến cuối năm nay sang năm sau tiêm đâị trà vắc xin là thành công rồi . nhìn vào số người chết ở các nước đó thì em cũng thấy trong hoàn cảnh của miinfh làm thế là quá ổn rồi
Cụ thật là....
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,387
Động cơ
572,214 Mã lực
bộ trưởng bảo 55% ca ở Bắc Giang có triệu chứng , bác lấy số liệu 70% không triệu chứng ở đâu vậy?

Các bác trên kia (và ông chủ tịch BG) nghĩ hầu hết là > 90% cơ bác ơi, chứ mà họ thừa nhận 70% không triệu chứng thì cũng đỡ.
cụ có nhầm sang 55% F1 thành F0 không. Xin mời cụ cho link về 55%.

Còn 70% thì ở đây:
 

xeco111

Xe hơi
Biển số
OF-611156
Ngày cấp bằng
22/1/19
Số km
167
Động cơ
121,567 Mã lực
Tuổi
44
cả xã cứ 3 ngày xét nghệm 1 lần, từ dân, cn và tất cả ai ở xã đều dc xét nghiệm. dân ta khi có chuyện tinh thần cao lắm, nhiều người đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm cứu trợ, rồi đi phát cho tất cả ace cn trong thôn lên họ cũng yên tâm ko ra khỏi phòng trọ
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,946
Động cơ
1,334,377 Mã lực
vậy mới phải đi đôi với chế tài đó bác:

- khai báo đúng, dù cho có bệnh vẫn được làm tiếp, không mất thu nhập
- khai báo sai mà bị phát hiện ==> phạt tiền

Ngoài ra các khu CN TPHCM đang nghiên cứu đặt máy quét nhiệt từ xa, tui nghĩ tất cả thông tin nên gom về 1 cơ sở dữ liệu để dễ so sánh. Phân xưởng 1 hôm nay có 20 người bị sốt, nhưng không ai khai báo có triệu chứng hết ==> trảm.

Nói thêm về triệu chứng, không hiểu sao các bác BG từ dân tới quan đều khẳng định hầu hết k0 triệu chứng. Sài Gòn có 7 ca thì hết 5 có triệu chứng, còn 2 con gái bà bánh canh là tui không theo dõi nên k0 biết có hay không. Đọc danh sách hơn chục ca T&T gần đây cũng hầu hết là có triệu chứng. Hay nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột? Triệu chứng với dân thành phố là ho sốt rát họng, mỏi người, còn với công nhân thì nhiêu đó nhằm nhò gì, coi như không có?
Cái phần này họ để mặc định là không, nếu họ khai là không thì cũng chả điều tra đc vì đơn giản tại thời điêm khai họ không có triệu chứng gì (mà thực tế nhiều người k có triệu chứng), có chăng chỉ nắm đc thông tin họ có đi về từ vùng dịch không hay thôi.
2214CD92-B4EA-4CAE-8C1B-A869D9A36452.jpeg
F09EF746-E716-469E-B5A2-FD42391A2ED2.jpeg
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
đến ạ các cụ, dân giữa vùng dịch tâm lý còn thỏa mái hơn các cụ trên này. cụ nào cũng khôn, cũng giỏi, toàn trên cơ ********. sao các cụ ko thỏa mái mà tận hưởng cuộc sống đi
Thì có mấy thành phần núp lùm, nick mới lập vào gây hoang mang tiêu cực mà cụ, cụ lạ gì, trên này đủ loại.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,622
Động cơ
505,489 Mã lực
Cuộc chiến không cân sức
Thứ tư, 26/5/2021, 00:01 (GMT+7)
(Theo VNExpress)
Tôi viết những dòng này tại New Delhi ngày 25/5/2021, tâm trạng như đang trong một bộ phim viễn tưởng.
Đợt tấn công thứ hai của đại dịch vào Ấn Độ lần này, 12 nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại đây bị dương tính. Hai trường hợp rất nặng, phải nhập viện và chữa trị nhiều ngày.
Em là cô gái xinh xắn, lạc quan và đầy nghị lực. Nhưng đặt chân đến Ấn Độ chưa đầy ba tuần, Covid đã quật ngã em.
Ngày chính thức nhận kết quả dương tính là ngày sinh nhật em, cũng là ngày đất nước thống nhất, 30/4.
Trong buổi sinh nhật online đặc biệt đó, mọi người chúc em chóng lành bệnh và ngủ ngon. Nhưng không may, đêm đó lại là một đêm kinh hoàng. Em sốt cao, rất nhiều mồ hôi. Em không dám ngủ vì thấy chỉ số bão hòa oxy trong máu tầm 95%. Em sợ "ngủ rồi sẽ không bao giờ tỉnh lại".
Vì thế, thỉnh thoảng em lại ngồi dậy tự uống thuốc hạ sốt, ngậm ít mật ong, giũ quần áo đẫm mồ hôi cho khô và sấy họng. Quà sinh nhật tôi dành riêng cho em là một bát súp yến và một bát mỳ vằn thắn. Em ăn ngay bát súp, để dành bát mỳ ăn lúc uống thuốc.
Em đã tiêm một mũi vaccine mà còn bị quật "lên bờ xuống ruộng". Nếu không có mũi tiêm đó, chắc chắn em phải nhập viện. Mà nhập viện làm sao có được giường?
Sau 17 ngày ốm, em hạ sốt. Tôi tưởng em đã hồi phục, nhưng bác sĩ Việt Nam quyết định phải uống tiếp kháng sinh trong 7 ngày đề phòng bội nhiễm vì em bị viêm phổi thuỷ. Một tuần sau, em âm tính lần một. Và hôm nay, em có kết quả âm tính lần hai.
Ở đợt dịch tháng 10/2020, cả 38 cán bộ và gia đình trong Đại sứ quán chúng tôi bị nhiễm Covid-19. Nhưng điểm khác biệt giữa đợt dịch này với lần trước là nỗi sợ hãi bao trùm.
Ấn Độ trở thành tâm dịch lớn nhất thế giới với số ca nhiễm và tử vong luôn phá các kỷ lục buồn. Một đợt dịch lấy đi hàng trăm ngàn sinh mạng, đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh bần cùng và đập tan tất cả thành quả trước đó. Hình ảnh thương tâm, những tin buồn về bạn bè lần lượt qua đời dồn dập ập đến với chúng tôi hàng ngày.
Điều đáng sợ hơn là virus chủng mới B.1.617 làm cho bệnh diễn biến rất khó lường. Bệnh nhân đang tốt lên có thể xấu hay tử vong ngay. Mỗi ngày trôi qua của chúng tôi tràn ngập lo lắng, bất định trước số phận.
Vừa được nhập viện, Nhân mê mẩn không tỉnh. Sau hai ngày li bì, em dậy nhưng không ăn được đồ ăn của bệnh viện, người mệt lả. Bác sĩ Ấn liên tục truyền Remdisivir và nhiều loại thuốc khác. Em chỉ thèm đồ nước và cháo, nhưng bệnh viện Apollo của nước bạn không có những thứ "xa xỉ" đó.
Trước khi em vào viện, tôi đã nấu một nồi súp yến để Nhân có chút năng lượng, sau đó em phải tự lo. "Em phải chịu khó nuốt thức ăn mới có sức vì bệnh viện không cho mang thức ăn vào", tôi nhắn, "sẽ chóng khỏi thôi".
Nói vậy mà trong lòng tôi như lửa đốt. Tôi không ngờ bức thư "Nhân ơi, xin em đừng chết" tôi viết có tác dụng. Nó tạo cơn "địa chấn" cảnh báo cho Việt Nam về mức độ nguy hiểm của đợt dịch này. L_ãnh đạo nhiều tỉnh, thành đã hủy bắn pháo hoa và ngừng tổ chức các lễ hội chào mừng 30/4.
Đối với Nhân, bức thư có tác dụng cả về vật chất, tinh thần. Nhóm các bác sĩ tại Việt Nam gồm Nguyễn Lân Hiếu, Hoàng Bùi Hải, Tạ Diệu Ngân, Vũ Quốc Đại, Nguyễn Thanh Hồi, bác sỹ Linh, bác sĩ Hà... của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện quốc tế Hải Phòng đã lập ra cầu truyền hình trực tuyến để chữa bệnh hàng ngày cho Nhân và tất cả nhân viên sứ quán.
Tuần sau đó, Nhân giảm sốt, đỡ tiêu chảy và giảm ho nhưng vẫn phải thở oxy, rời bình oxy là mệt. Ngày thứ 8, bệnh viện "mượn tạm" bình oxy của Nhân để cứu một bệnh nhân khác. Em sợ quá, nhắn tin cho tôi nhờ tác động với bệnh viện để xin được dùng oxy thêm.
Tôi gọi l_ãnh đạo bệnh viện, họ cho Nhân một bình nhỏ. Đêm đó, em ôm chặt bình oxy ngủ ngon lành. Hôm sau, dù đo lại chỉ số bão hòa oxy trong máu vẫn lúc lên lúc xuống, Nhân nhắn cho tôi: "Đại sứ ơi đêm nay em cai oxy, Đại sứ nhờ bác sĩ canh chừng giúp". Nhân cũng sợ nếu ngủ luôn sẽ không dậy nữa. Chưa bao giờ tôi thấy từ "oxy" có ý nghĩa sống còn đến thế.
Nhân vẫn dương tính với Covid, nhưng bệnh viện cần giường cho bệnh nhân mới nên để em xuất viện. Sau hai tuần tiếp tục tự chữa tại nhà, Nhân âm tính lần một ngày 13/5 và hôm kia âm tính lần hai. Nhân đã phục hồi kỳ diệu và không làm tôi thất vọng mặc dù thể lực vẫn còn yếu và ho.
Bệnh nhận nặng thứ hai của sứ quán là cháu gái 17 tuổi - cái tuổi "bẻ gãy sừng trâu". Cháu đã bị dương tính cùng gia đình và 37 cán bộ nhân viên sứ quán đợt trước. Lần này, cháu không ra ngoài, không tiếp xúc với ai, chỉ ở nhà ôn thi tốt nghiệp trung học, vậy mà bị nhiễm rất nặng. Cháu bị sốt cao trên 40 độ C hàng chục ngày. Với nhiều nỗ lực, chúng tôi đưa được cháu nhập viện. Sốt cao, hạ sốt rồi lại sốt cao, cảm thấy đỡ rồi lại mệt, bình thường rồi lại sốt cao...
Tôi luôn bị ám ảnh bởi các vận động viên thể thao phục hồi sau Covid. Âm tính đấy rồi một hai ngày sau đột nhiên qua đời. Vì thế, tôi nhất định giữ cháu ở bệnh viện bằng được để chữa dứt điểm. Tôi lập luận với giám đốc bệnh viện "đã chữa thì chữa cho khỏi hẳn, đừng làm dang dở rồi quay sang bệnh nhân khác, khéo lại sôi hỏng bỏng không".
Một lần, khi đang trên điện thoại với bố cháu, tiếng khóc thất thanh làm tôi rụng rời chân tay, tưởng điều xấu nhất đã xảy ra. May thay, bố cháu đang ở phòng chữa răng và tiếng khóc của đứa trẻ bị nhổ răng.
Nhiều đêm mẹ cháu gọi điện thông báo, tự nhiên cháu lạnh tím người, chỉ số chẩn đoán huyết khối trong máu D-Dimer lên đến hơn 8.000 trong khi mức cho phép dưới 300. Rồi có lúc cháu bị nhiễm trùng máu, lúc nhiễm trùng đường tiêu hoá, lúc nhiễm trùng ở chỗ kim tiêm nơi truyền nước.
Chưa bao giờ sự trồi sụt sức khỏe của một người làm tôi muốn "vỡ tim" như thế. Nếu không có sự tận tình của các bác sĩ Việt Nam và Ấn Độ, chắc chắn cháu sẽ rất khó khăn. Nỗi lo về tính mạng của cháu làm tôi không thể dịch được yêu cầu của các bác sĩ Việt cho các bác sĩ Ấn mặc dù tôi làm nghề phiên dịch nhiều năm.
Chúng tôi thống nhất rằng các bác sĩ Việt sẽ trực tiếp trao đổi tiếng Anh với bác sĩ Ấn. Và cũng chưa bao giờ tôi cảm thấy tự hào về bác sĩ Việt Nam như thế. Họ rất giỏi cả về chuyên môn và ngôn ngữ. Thế rồi, tuần này, cháu đã ra viện và lần đầu có kết quả âm tính.
Đó chỉ là ba trong những ca Covid-19 chúng tôi trực tiếp đối mặt những ngày qua. Lần đầu tiên trong đời, tôi trải nghiệm những thời điểm nguy kịch tưởng chừng không qua nổi trong một cuộc chiến không tiếng súng, không người thân, không gia đình, bạn bè bên cạnh.
Một cuộc chiến không cân sức với kẻ thù vô hình, đầy sức hủy diệt. Chúng tôi chỉ còn biết kiên cường bám trụ. Đến hôm nay, tạm thời chúng tôi đã vượt qua đợt thứ hai của đại dịch trên đất khách.
Không bao giờ tôi có thể ngờ được rằng, thước đo thành công nhiệm kỳ của một đại sứ không phải số lượng trao đổi các đoàn cấp cao và kim ngạch thương mại giữa hai nước hay dòng đầu tư vào Việt Nam. Sự thành công ở việc không mạng sống nào bị tước đoạt.
Ở đợt dịch năm 2020, tôi âm thầm hỏi sẵn thông tin để đặt một quan tài kẽm và thuê máy bay vì chúng tôi có một ca rất nặng. Ai từng làm việc đó mới biết cảm giác khủng khiếp thế nào. Nắm tay nhau cùng bước qua lưỡi hái tử thần, chúng tôi hiểu hơn giá trị của cuộc sống và tình người.
Phạm Sanh Châu
Anh Sanh Châu đúng là một đại sứ tuyệt vời! Đủ nghĩa luôn!
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,879
Động cơ
94,784 Mã lực
Cuộc chiến không cân sức
Thứ tư, 26/5/2021, 00:01 (GMT+7)
(Theo VNExpress)
Tôi viết những dòng này tại New Delhi ngày 25/5/2021, tâm trạng như đang trong một bộ phim viễn tưởng.
Đợt tấn công thứ hai của đại dịch vào Ấn Độ lần này, 12 nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại đây bị dương tính. Hai trường hợp rất nặng, phải nhập viện và chữa trị nhiều ngày.
Em là cô gái xinh xắn, lạc quan và đầy nghị lực. Nhưng đặt chân đến Ấn Độ chưa đầy ba tuần, Covid đã quật ngã em.
Ngày chính thức nhận kết quả dương tính là ngày sinh nhật em, cũng là ngày đất nước thống nhất, 30/4.
Trong buổi sinh nhật online đặc biệt đó, mọi người chúc em chóng lành bệnh và ngủ ngon. Nhưng không may, đêm đó lại là một đêm kinh hoàng. Em sốt cao, rất nhiều mồ hôi. Em không dám ngủ vì thấy chỉ số bão hòa oxy trong máu tầm 95%. Em sợ "ngủ rồi sẽ không bao giờ tỉnh lại".
Vì thế, thỉnh thoảng em lại ngồi dậy tự uống thuốc hạ sốt, ngậm ít mật ong, giũ quần áo đẫm mồ hôi cho khô và sấy họng. Quà sinh nhật tôi dành riêng cho em là một bát súp yến và một bát mỳ vằn thắn. Em ăn ngay bát súp, để dành bát mỳ ăn lúc uống thuốc.
Em đã tiêm một mũi vaccine mà còn bị quật "lên bờ xuống ruộng". Nếu không có mũi tiêm đó, chắc chắn em phải nhập viện. Mà nhập viện làm sao có được giường?
Sau 17 ngày ốm, em hạ sốt. Tôi tưởng em đã hồi phục, nhưng bác sĩ Việt Nam quyết định phải uống tiếp kháng sinh trong 7 ngày đề phòng bội nhiễm vì em bị viêm phổi thuỷ. Một tuần sau, em âm tính lần một. Và hôm nay, em có kết quả âm tính lần hai.
Ở đợt dịch tháng 10/2020, cả 38 cán bộ và gia đình trong Đại sứ quán chúng tôi bị nhiễm Covid-19. Nhưng điểm khác biệt giữa đợt dịch này với lần trước là nỗi sợ hãi bao trùm.
Ấn Độ trở thành tâm dịch lớn nhất thế giới với số ca nhiễm và tử vong luôn phá các kỷ lục buồn. Một đợt dịch lấy đi hàng trăm ngàn sinh mạng, đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh bần cùng và đập tan tất cả thành quả trước đó. Hình ảnh thương tâm, những tin buồn về bạn bè lần lượt qua đời dồn dập ập đến với chúng tôi hàng ngày.
Điều đáng sợ hơn là virus chủng mới B.1.617 làm cho bệnh diễn biến rất khó lường. Bệnh nhân đang tốt lên có thể xấu hay tử vong ngay. Mỗi ngày trôi qua của chúng tôi tràn ngập lo lắng, bất định trước số phận.
Vừa được nhập viện, Nhân mê mẩn không tỉnh. Sau hai ngày li bì, em dậy nhưng không ăn được đồ ăn của bệnh viện, người mệt lả. Bác sĩ Ấn liên tục truyền Remdisivir và nhiều loại thuốc khác. Em chỉ thèm đồ nước và cháo, nhưng bệnh viện Apollo của nước bạn không có những thứ "xa xỉ" đó.
Trước khi em vào viện, tôi đã nấu một nồi súp yến để Nhân có chút năng lượng, sau đó em phải tự lo. "Em phải chịu khó nuốt thức ăn mới có sức vì bệnh viện không cho mang thức ăn vào", tôi nhắn, "sẽ chóng khỏi thôi".
Nói vậy mà trong lòng tôi như lửa đốt. Tôi không ngờ bức thư "Nhân ơi, xin em đừng chết" tôi viết có tác dụng. Nó tạo cơn "địa chấn" cảnh báo cho Việt Nam về mức độ nguy hiểm của đợt dịch này. L_ãnh đạo nhiều tỉnh, thành đã hủy bắn pháo hoa và ngừng tổ chức các lễ hội chào mừng 30/4.
Đối với Nhân, bức thư có tác dụng cả về vật chất, tinh thần. Nhóm các bác sĩ tại Việt Nam gồm Nguyễn Lân Hiếu, Hoàng Bùi Hải, Tạ Diệu Ngân, Vũ Quốc Đại, Nguyễn Thanh Hồi, bác sỹ Linh, bác sĩ Hà... của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện quốc tế Hải Phòng đã lập ra cầu truyền hình trực tuyến để chữa bệnh hàng ngày cho Nhân và tất cả nhân viên sứ quán.
Tuần sau đó, Nhân giảm sốt, đỡ tiêu chảy và giảm ho nhưng vẫn phải thở oxy, rời bình oxy là mệt. Ngày thứ 8, bệnh viện "mượn tạm" bình oxy của Nhân để cứu một bệnh nhân khác. Em sợ quá, nhắn tin cho tôi nhờ tác động với bệnh viện để xin được dùng oxy thêm.
Tôi gọi l_ãnh đạo bệnh viện, họ cho Nhân một bình nhỏ. Đêm đó, em ôm chặt bình oxy ngủ ngon lành. Hôm sau, dù đo lại chỉ số bão hòa oxy trong máu vẫn lúc lên lúc xuống, Nhân nhắn cho tôi: "Đại sứ ơi đêm nay em cai oxy, Đại sứ nhờ bác sĩ canh chừng giúp". Nhân cũng sợ nếu ngủ luôn sẽ không dậy nữa. Chưa bao giờ tôi thấy từ "oxy" có ý nghĩa sống còn đến thế.
Nhân vẫn dương tính với Covid, nhưng bệnh viện cần giường cho bệnh nhân mới nên để em xuất viện. Sau hai tuần tiếp tục tự chữa tại nhà, Nhân âm tính lần một ngày 13/5 và hôm kia âm tính lần hai. Nhân đã phục hồi kỳ diệu và không làm tôi thất vọng mặc dù thể lực vẫn còn yếu và ho.
Bệnh nhận nặng thứ hai của sứ quán là cháu gái 17 tuổi - cái tuổi "bẻ gãy sừng trâu". Cháu đã bị dương tính cùng gia đình và 37 cán bộ nhân viên sứ quán đợt trước. Lần này, cháu không ra ngoài, không tiếp xúc với ai, chỉ ở nhà ôn thi tốt nghiệp trung học, vậy mà bị nhiễm rất nặng. Cháu bị sốt cao trên 40 độ C hàng chục ngày. Với nhiều nỗ lực, chúng tôi đưa được cháu nhập viện. Sốt cao, hạ sốt rồi lại sốt cao, cảm thấy đỡ rồi lại mệt, bình thường rồi lại sốt cao...
Tôi luôn bị ám ảnh bởi các vận động viên thể thao phục hồi sau Covid. Âm tính đấy rồi một hai ngày sau đột nhiên qua đời. Vì thế, tôi nhất định giữ cháu ở bệnh viện bằng được để chữa dứt điểm. Tôi lập luận với giám đốc bệnh viện "đã chữa thì chữa cho khỏi hẳn, đừng làm dang dở rồi quay sang bệnh nhân khác, khéo lại sôi hỏng bỏng không".
Một lần, khi đang trên điện thoại với bố cháu, tiếng khóc thất thanh làm tôi rụng rời chân tay, tưởng điều xấu nhất đã xảy ra. May thay, bố cháu đang ở phòng chữa răng và tiếng khóc của đứa trẻ bị nhổ răng.
Nhiều đêm mẹ cháu gọi điện thông báo, tự nhiên cháu lạnh tím người, chỉ số chẩn đoán huyết khối trong máu D-Dimer lên đến hơn 8.000 trong khi mức cho phép dưới 300. Rồi có lúc cháu bị nhiễm trùng máu, lúc nhiễm trùng đường tiêu hoá, lúc nhiễm trùng ở chỗ kim tiêm nơi truyền nước.
Chưa bao giờ sự trồi sụt sức khỏe của một người làm tôi muốn "vỡ tim" như thế. Nếu không có sự tận tình của các bác sĩ Việt Nam và Ấn Độ, chắc chắn cháu sẽ rất khó khăn. Nỗi lo về tính mạng của cháu làm tôi không thể dịch được yêu cầu của các bác sĩ Việt cho các bác sĩ Ấn mặc dù tôi làm nghề phiên dịch nhiều năm.
Chúng tôi thống nhất rằng các bác sĩ Việt sẽ trực tiếp trao đổi tiếng Anh với bác sĩ Ấn. Và cũng chưa bao giờ tôi cảm thấy tự hào về bác sĩ Việt Nam như thế. Họ rất giỏi cả về chuyên môn và ngôn ngữ. Thế rồi, tuần này, cháu đã ra viện và lần đầu có kết quả âm tính.
Đó chỉ là ba trong những ca Covid-19 chúng tôi trực tiếp đối mặt những ngày qua. Lần đầu tiên trong đời, tôi trải nghiệm những thời điểm nguy kịch tưởng chừng không qua nổi trong một cuộc chiến không tiếng súng, không người thân, không gia đình, bạn bè bên cạnh.
Một cuộc chiến không cân sức với kẻ thù vô hình, đầy sức hủy diệt. Chúng tôi chỉ còn biết kiên cường bám trụ. Đến hôm nay, tạm thời chúng tôi đã vượt qua đợt thứ hai của đại dịch trên đất khách.
Không bao giờ tôi có thể ngờ được rằng, thước đo thành công nhiệm kỳ của một đại sứ không phải số lượng trao đổi các đoàn cấp cao và kim ngạch thương mại giữa hai nước hay dòng đầu tư vào Việt Nam. Sự thành công ở việc không mạng sống nào bị tước đoạt.
Ở đợt dịch năm 2020, tôi âm thầm hỏi sẵn thông tin để đặt một quan tài kẽm và thuê máy bay vì chúng tôi có một ca rất nặng. Ai từng làm việc đó mới biết cảm giác khủng khiếp thế nào. Nắm tay nhau cùng bước qua lưỡi hái tử thần, chúng tôi hiểu hơn giá trị của cuộc sống và tình người.
Phạm Sanh Châu
Baì viết rất chân thực về tình hình thực tế của nạn dịch Covid-19. Những ai đã trải qua và nhìn thấy cảnh chết chóc vì Covid-19, sẽ cẩn thận bảo vệ mình hơn rất nhiều, và chắn chắn sẽ muốn tiêm chủng vaccine covid-19 , càng sớm càng tốt.
 

ChuotRain92

Xe tải
Biển số
OF-311716
Ngày cấp bằng
14/3/14
Số km
313
Động cơ
300,502 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sau vụ T& T liệu lãnh đạo bên T&T có bị kỷ luật gì ko các bác nhỉ?
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,143
Động cơ
240,346 Mã lực
Bg chắc vơi sự tập trung của nghành y tế thì chắc sang tuần sau số liệu sẽ giảm dần. lo là lo ko biết đông người bị thế số ca trở nặng có tăng không?. bạn vừa mất còn trẻ ko bệnh nền mà ra đi nhanh chóng, tội bạn đó. Hoang mang quá cũng ko tốt nhưng biết sợ là tốt.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,307
Động cơ
3,837,840 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mỹ nói Trung Quốc không 'hoàn toàn minh bạch' về Covid-19

Cố vấn cấp cao Covid-19 của Nhà Trắng nói Trung Quốc không "hoàn toàn minh bạch" trong cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc nCoV.

"Chúng ta cần phải đi đến tận cùng vấn đề này, bất kể câu trả lời là gì. Chúng ta cần một quy trình hoàn toàn minh bạch từ Trung Quốc, cần Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ vấn đề đó. Hiện tại, chúng tôi cảm thấy không có những điều đó", cố vấn cấp cao về Covid-19 của Nhà Trắng Andy Slavitt nói trong cuộc họp báo hôm 25/5.

Cố vấn cấp cao về Covid-19 của Nhà Trắng Andy Slavitt tại cuộc họp báo hôm 25/5. Ảnh: AP.
Giả thuyết nCoV lọt ra từ Viện Virus học Vũ Hán ban đầu bị hầu hết chuyên gia và quan chức y tế bác bỏ vì cho rằng đó là thuyết âm mưu, nhưng các nhà khoa học uy tín vẫn tiếp tục đặt câu hỏi về nguồn gốc thực sự của dịch bệnh đã giết chết gần 3,5 triệu người trên toàn cầu.

Wall Street Journal hôm 23/5 dẫn những thông tin chưa được công bố trong báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy ba chuyên gia Viện Virus học ở thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát cuối năm 2019, đã nhập viện điều trị vì các triệu chứng tương tự "cả Covid-19 và bệnh cúm mùa". Trung Quốc bác thông tin này, tố Mỹ thổi phồng thuyết âm mưu về nguồn gốc dịch bệnh.
Nhiều khả năng nCoV đã lây từ động vật sang người, nhưng "chúng tôi không biết 100% câu trả lời cho điều đó", cố vấn y tế chính Nhà Trắng, tiến sĩ Anthony Fauci, nói với phóng viên trong cùng cuộc họp. "Chúng tôi bắt buộc phải điều tra".

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tiến sĩ Rochelle Walensky, tuần trước thừa nhận "khả năng" nCoV bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. WHO từng nói virus có thể đến từ vật chủ là động vật, nhưng không loại trừ khả năng bị lọt ra từ một phòng thí nghiệm.

"Một số câu hỏi được đặt ra là liệu có phải vài giả thuyết đã bị loại bỏ", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. "Tôi muốn nói rõ rằng tất cả giả thuyết vẫn còn bỏ ngỏ và cần được nghiên cứu thêm"
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top