Có thể nhiều cụ sẽ nói là em tư duy tiêu cực, nhưng nói thật là em chả tin tưởng rằng WHO, vacxin hay phong toả, cách ly gì mà ứng phó được sự bùng phát của Dịch bệnh.
Vacxin cúm mùa người ta còn phải thay đổi hàng năm, dựa trên dự đoán sự biến hoá có thể có của Virus cúm, mà cũng không dám chắc được hiệu quả thực tế phòng tránh được bao nhiêu %.
Virus Sars-cov-2 này cũng là thuộc loại cơ chế gen Arn, nghĩa là không ngừng biến đổi. Mà tốc độ biến đổi còn tỉ lệ với hệ số lây nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, cứ qua một bệnh nhân mới là Virus đã có sự biến đổi nhất định để thích nghi với vật chủ mới rồi. Ấn Độ là nước tỉ dân, vậy thì tốc độ biến đổi gen của nó sẽ như thế nào khi lây lan trong cộng đồng? Cái biến chủng kép gì đó mà báo đài đang quy chụp kia chỉ là một trong hàng triệu biến thể của virus đang trôi nổi trong không khí thôi, mà vẫn chưa phải là biến thế nguy hiểm nhất, hoàn thiện nhất của nó. Vậy thì đối diện với binh đoàn hùng hậu của các virus kia, chúng ta đang có bao nhiêu vacxin, bao nhiêu đã outdate, bao nhiêu vacxin dám khẳng định có khả năng ứng phó với các biến chủng đã đang và sẽ xuất hiện trong tương lai? Virus HIV cũng thuộc loại gen biến đổi ARN đấy, bây giờ sau bao nhiêu năm tung hoành mà đã có vacxin chưa? Hay vẫn chỉ hô hào đeo bao cao su, quan hệ một vợ một chồng!
Rồi thì các số liệu công bố hiệu quả của Vacxin là 90%, 70%, vậy mà sao tỉ lệ những người đã tiêm vacxin ở BV tuyến đầu lại bị cao như thế? Đấy là đã tiêm vacxin mà còn bị thế, còn không tiêm vacxin theo cái logic ấy chắc là bị nhiễm hết chăng?
Vacxin thì cũng là phải dựa vào cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể mỗi cá nhân mà phát huy tác dụng. Cam đoan là ngoài kia có rất nhiều người không tiêm vacxin mà cơ thể họ vẫn miễn dịch tự nhiên. Không có chuyện cứ nhà nào có người bệnh thì cả nhà ấy chắc chắn nhiễm bệnh hết đâu, nó có sự chọn lọc cả đấy. Cái tư duy tiêm vacxin toàn dân giống như kiểu trời sập thì tất cả mọi người phải cùng chết, không có chuyện đó đâu, vẫn luôn có người sống sót đấy (mặc dù là thiểu số vô cùng ít ỏi).