[Funland] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Gần nhà tôi có thể được đăng ký đi tiêm Astrazeneca. Tôi không làm, không phải vì nghi ngờ, mà vì nguồn cung sắp hết, ngộ nhỡ tiêm xong liều 1 thì hết, không còn liều 2 để tiêm thì toi
 

sanxk

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-774044
Ngày cấp bằng
11/4/21
Số km
98
Động cơ
40,245 Mã lực
Tuổi
24
Năm nay em chẳng dám đi du lịch nữa, nhỡ đi mà bị dính quả cách ly hay trên máy bay có ca nào F1, F2 thì nguy lắm
 

dongxanh

Xe buýt
Biển số
OF-742703
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
836
Động cơ
70,719 Mã lực
Hôm qua em làm hẹn để ngày mốt đi chích vaccine, trên website họ thông báo rõ chỉ có hai chọn lựa là thuốc Pfizer hoặc Moderna thôi. J&J vaccine đã bị tạm dừng
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,651
Động cơ
318,525 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
langtubachkhoa : mỗi mũi tiêm của AstraZeneca đều có mã số và dự trữ liều 2 để tiêm. Nên đã tiêm liều 1 thì sẽ có lịch hẹn để tiêm liều thứ 2. Bên cụ em không biết thế nào, nhưng bên Séc của em chắc chắn nghèo hơn nơi cụ đang định cư, nhưng hệ thống y tế họ vẫn đảm bảo cho những ai tiêm mũi đầu thì sẽ được tiêm mũi thứ 2. Như trung tâm iscare nơi vợ cũ của em đang điều trị, thì họ đã có đủ cả hai liều cho toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại đây.
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực
langtubachkhoa : mỗi mũi tiêm của AstraZeneca đều có mã số và dự trữ liều 2 để tiêm. Nên đã tiêm liều 1 thì sẽ có lịch hẹn để tiêm liều thứ 2. Bên cụ em không biết thế nào, nhưng bên Séc của em chắc chắn nghèo hơn nơi cụ đang định cư, nhưng hệ thống y tế họ vẫn đảm bảo cho những ai tiêm mũi đầu thì sẽ được tiêm mũi thứ 2. Như trung tâm iscare nơi vợ cũ của em đang điều trị, thì họ đã có đủ cả hai liều cho toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại đây.
Bác tin gì nick đấy, bốc phét ý mà. Cài cắm câu cú để dìm hàng, dù vẻ ngoài luôn tỏ ra công bằng :)). Kém toán nhưng siêu văn.
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực

Sáu người bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson đều là nữ, tuổi từ 18 đến 48. Đa số trường hợp bị đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ở châu Âu cũng là phụ nữ dưới 55 tuổi.

Theo Mary Cushman, giáo sư tại Cao đẳng Y thuộc Đại học Vermont, phụ nữ trẻ có nguy cơ gặp chứng rối loạn đông máu cao hơn dù họ có tiêm vaccine hay không. Nguyên nhân có thể là do nhóm này sử dụng thuốc tránh thai nhiều hơn hoặc dễ mang thai hơn.

Hormone estrogen có trong hầu hết các loại thuốc tránh thai và tăng lên trong quá trình mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu nhưng ở mức rất thấp, theo trường Cao đẳng Phụ khoa Mỹ. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy hormone này cũng ảnh hưởng tới phản ứng của các tế bào miễn dịch đối với vaccine cúm.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ước tính, mỗi năm trong số 10.000 phụ nữ dùng thuốc tránh thai, ba đến 9 người sẽ gặp chứng đông máu. Tỷ lệ này ở nhóm không có yếu tố nguy cơ là một đến 5 trên 10.000 người.

Tuy nhiên, so sánh nguy cơ đông máu do vaccine với các biện pháp tránh thai có phần khập khiễng. Nhiều dữ liệu về mối quan hệ giữa việc tránh thai và căn bệnh này đã lỗi thời và thiếu sót. Ngoài ra, chứng đông máu kèm giảm tiểu cầu ở các trường hợp tiêm vaccine Johnson & Johnson khác với loại thường gặp ở người sử dụng thuốc tránh thai, theo bác sĩ Melanie Swift, đồng chủ tịch Nhóm công tác phân phối vaccine Covid-19 của Mayo Clinic.

Giáo sư Cushman cho biết béo phì và các yếu tố di truyền cũng có thể tăng nguy cơ đông máu. Vì vậy, hoạt động thể chất và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giảm thiểu rủi ro.

"Tập thể dục, giữ cân nặng ở mức hợp lý và ăn uống lành mạnh rất quan trọng. Nếu bạn bị béo phì hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn cần tìm hiểu những rủi ro, nhưng vẫn nên tiêm phòng", giáo sư Cushman khuyến cáo.

Bà cho biết Covid-19 cũng liên quan đến chứng đông máu gây tử vong. Do đó, vaccine sẽ ngăn ngừa bệnh đông máu nhờ khả năng phòng chống Covid-19. "Điều mấu chốt là lợi ích của vaccine trong việc phòng chống Covid-19 trở nặng vượt xa rủi ro từ tác dụng phụ hiếm gặp", Cushman nhấn mạnh.

Bác sĩ Swift chia sẻ: "Tôi mong người dân tin tưởng vào hệ thống giám sát an toàn vaccine của Mỹ. Chỉ sáu trường hợp gặp phản ứng bất lợi trong số hàng triệu người là một kỳ tích. Chúng ta không nên để vụ việc này trì hoãn quá trình tiêm chủng vì điều đó sẽ khiến nhiều người thiệt mạng do dịch bệnh".
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực

Đại diện Công ty Nanogen cho biết giai đoạn ba thử nghiệm vaccine Nanocovax dự kiến bắt đầu từ ngày 5/5 và kết thúc cuối tháng 6, sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch.

Ban đầu, Nanogen dự định bắt đầu giai đoạn ba thử nghiệm Nanocovax vào tháng 8/2021 và kết thúc tháng 2/2022. Giai đoạn này tiến hành trên 1.500 đến 3.000 người từ 12 đến 75 tuổi, tiếp tục đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vaccine. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm hai giai đoạn đầu đang diễn tiến rất thuận lợi, các kết quả cho thấy vaccine sinh miễn dịch tốt. Đây là lý do nhóm nghiên cứu cho rằng có thể đẩy nhanh hơn tiến độ thử nghiệm giai đoạn ba.

Hiện 554 tình nguyện viên (6 người rút khỏi thử nghiệm), sau khi tiêm mũi hai giai đoạn hai có triệu chứng sốt nhẹ, đau chỗ tiêm tự hết, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi... Tất cả phản ứng này hết nhanh, không cần can thiệp y tế. Hiện, sức khỏe sau khi tiêm của các tình nguyện viên đều ổn định. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc trong nhóm tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Nanocovax. Hai chính khách đã tiêm mũi hai tại Học viện Quân y vào sáng 26/3. Hiện cả hai ông đều khỏe.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
langtubachkhoa : mỗi mũi tiêm của AstraZeneca đều có mã số và dự trữ liều 2 để tiêm. Nên đã tiêm liều 1 thì sẽ có lịch hẹn để tiêm liều thứ 2. Bên cụ em không biết thế nào, nhưng bên Séc của em chắc chắn nghèo hơn nơi cụ đang định cư, nhưng hệ thống y tế họ vẫn đảm bảo cho những ai tiêm mũi đầu thì sẽ được tiêm mũi thứ 2. Như trung tâm iscare nơi vợ cũ của em đang điều trị, thì họ đã có đủ cả hai liều cho toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại đây.
Không đâu bác. Bên Séc chỗ bác thì không rõ, hình nhưng không có lệnh tạm ngừng tiêm Astrazeneca. Bạn tôi đã tiêm liều 1 Astrazeneca, sau đó có quyết định hoãn tiêm của chính phủ. Bây giờ nó vẫn chưa được tiêm lại liều 2 đấy
Bạn tôi đã 51 tuổi rồi, bây giờ lại được khuyến cáo không tiêm Astrazeneca, dở khóc dở cười lắm
 
Chỉnh sửa cuối:

Alex DT Nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-428434
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
135
Động cơ
218,684 Mã lực
Tuổi
43

Theo như nghiên cứu mới nhất của đại học Oxford

- Trong số 500,000 bệnh nhân Covid, tỉ lệ bị đông máu tĩnh mạch não (CVT) là 39/1,000,000
- 480,000 người tiêm vaccine mRNA (Pfizer/Moderna): 4/1,000,000
- 5,000,000 người tiêm AZ: 5/1,000,000
 

Alex DT Nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-428434
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
135
Động cơ
218,684 Mã lực
Tuổi
43

Đại diện Công ty Nanogen cho biết giai đoạn ba thử nghiệm vaccine Nanocovax dự kiến bắt đầu từ ngày 5/5 và kết thúc cuối tháng 6, sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch.

Ban đầu, Nanogen dự định bắt đầu giai đoạn ba thử nghiệm Nanocovax vào tháng 8/2021 và kết thúc tháng 2/2022. Giai đoạn này tiến hành trên 1.500 đến 3.000 người từ 12 đến 75 tuổi, tiếp tục đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vaccine. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm hai giai đoạn đầu đang diễn tiến rất thuận lợi, các kết quả cho thấy vaccine sinh miễn dịch tốt. Đây là lý do nhóm nghiên cứu cho rằng có thể đẩy nhanh hơn tiến độ thử nghiệm giai đoạn ba.
Cụ cho hỏi thử nghiệm giai đoạn 3 có phải làm ở nước ngoài không? VN ko có lây nhiễm cộng đồng thì làm sao thử được efficacy của vaccine?
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực

Theo như nghiên cứu mới nhất của đại học Oxford

- Trong số 500,000 bệnh nhân Covid, tỉ lệ bị đông máu tĩnh mạch não (CVT) là 39/1,000,000
- 480,000 người tiêm vaccine mRNA (Pfizer/Moderna): 4/1,000,000
- 5,000,000 người tiêm AZ: 5/1,000,000
Cảm ơn tóm tắt của bác

Các nhà khoa học ước tính nguy cơ huyết khối sau khi tiêm vắc xin Pfizer và Moderna
Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch não sau khi sử dụng vắc xin do các công ty dược phẩm Pfizer và Moderna sản xuất cũng giống như sau khi sử dụng vắc xin AstraZeneca . Tuy nhiên, nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn nhiều ở những người đã từng bị COVID-19, theo kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Oxford .
Trong một nghiên cứu liên quan đến hơn 500 nghìn người đã bị coronavirus, huyết khối não xảy ra với xác suất 39 trường hợp trên triệu. Hơn 480.000 người đã được chủng ngừa Pfizer hoặc Moderna cho COVID-19 có bốn phần triệu nguy cơ bị cục máu đông trong các tĩnh mạch não. Huyết khối ở những người được tiêm vắc-xin AstraZeneca có thể xảy ra với xác suất là năm phần triệu sau liều vắc-xin đầu tiên.

Do đó, nguy cơ đông máu do coronavirus cao hơn 10 lần so với sau khi sử dụng vắc-xin của Pfizer hoặc Moderna, và cao hơn 8 lần so với sau khi sử dụng vắc-xin AstraZeneca.

"Tuy nhiên, tất cả các so sánh nên được giải thích một cách thận trọng vì dữ liệu vẫn còn chồng chất", tác giả nghiên cứu lưu ý, Giáo sư Paul Harrison và Tiến sĩ Maxime Take.

Theo nghiên cứu, huyết khối tĩnh mạch não phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc COVID-19 dưới 30 tuổi, và nguy cơ đông máu do coronavirus cao hơn 100 lần so với ban đầu.

Scientists estimate risk of thrombosis after Pfizer and Moderna vaccines
Ученые оценили риск образования тромбоза после вакцин Pfizer и Moderna

Risk of rare blood clotting higher for COVID-19 than for vaccines
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,355
Động cơ
466,773 Mã lực
Cụ cho hỏi thử nghiệm giai đoạn 3 có phải làm ở nước ngoài không? VN ko có lây nhiễm cộng đồng thì làm sao thử được efficacy của vaccine?
Ông Long có lần nói lấp lửng là nước ngoài đó, mà như thời điểm này tiêm được cho dân Cam thì ngon...
 

Houston

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-758950
Ngày cấp bằng
1/2/21
Số km
356
Động cơ
50,140 Mã lực
Bác tin gì nick đấy, bốc phét ý mà. Cài cắm câu cú để dìm hàng, dù vẻ ngoài luôn tỏ ra công bằng :)). Kém toán nhưng siêu văn.
Bác nói thô nhưng thật. 😊
 

motherdayus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747697
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
127
Động cơ
56,979 Mã lực
Tuổi
36
Gần nhà tôi có thể được đăng ký đi tiêm Astrazeneca. Tôi không làm, không phải vì nghi ngờ, mà vì nguồn cung sắp hết, ngộ nhỡ tiêm xong liều 1 thì hết, không còn liều 2 để tiêm thì toi
Heheheee được tiêm 1 liều còn hơn không được liều nào cụ ơi, chắc cụ sợ toi vì đông máu chứ gì :))
 

motherdayus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747697
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
127
Động cơ
56,979 Mã lực
Tuổi
36

Đại diện Công ty Nanogen cho biết giai đoạn ba thử nghiệm vaccine Nanocovax dự kiến bắt đầu từ ngày 5/5 và kết thúc cuối tháng 6, sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch.

Ban đầu, Nanogen dự định bắt đầu giai đoạn ba thử nghiệm Nanocovax vào tháng 8/2021 và kết thúc tháng 2/2022. Giai đoạn này tiến hành trên 1.500 đến 3.000 người từ 12 đến 75 tuổi, tiếp tục đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vaccine. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm hai giai đoạn đầu đang diễn tiến rất thuận lợi, các kết quả cho thấy vaccine sinh miễn dịch tốt. Đây là lý do nhóm nghiên cứu cho rằng có thể đẩy nhanh hơn tiến độ thử nghiệm giai đoạn ba.

Hiện 554 tình nguyện viên (6 người rút khỏi thử nghiệm), sau khi tiêm mũi hai giai đoạn hai có triệu chứng sốt nhẹ, đau chỗ tiêm tự hết, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi... Tất cả phản ứng này hết nhanh, không cần can thiệp y tế. Hiện, sức khỏe sau khi tiêm của các tình nguyện viên đều ổn định. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc trong nhóm tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Nanocovax. Hai chính khách đã tiêm mũi hai tại Học viện Quân y vào sáng 26/3. Hiện cả hai ông đều khỏe.
"Giai đoạn 3 tiến hành trên 1.500 đến 3.000 người từ 12 đến 75 tuổi, tiếp tục đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vaccine. "
Gia đoạn tiêm này mà trong xã hội không có người lây nhiễm thì đánh giá kiểu gì nhỉ??? chứ cứ đi kiểm tra trong cơ thế tiết ra chất kháng virus thì coi là thuốc tốt như thế có ổn không??? Hay là chém gió cho vui
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,361 Mã lực
"Máu vón cục" ở nhiều bệnh nhân covid-19 nặng phải nhập viện là hiện tượng đã được quan sát thấy từ lâu, và từ giữa năm 2020 đã có cơ số paper đăng báo rồi, không liên quan đến vắc xin. Ở đây có lẽ là virus, đối với bệnh nhân, và vắc xin đối với người tiêm kích hoạt hệ miễn dịch theo cùng một cách - điều này cũng dễ hiểu - và với một số người có đặc điểm sinh học đặc biệt thì hiện tượng đông máu xảy ra.

"Có lẽ" đối với những người này, nếu nhiễm sars-cov2 thì sẽ diễn biến nặng và phải nhập viện, còn nếu tiêm vắc xin thì có thể sẽ bị máu vón cục nhưng tỷ lệ biến chứng khi tiêm vắc xin thấp hơn nhiều, và nếu có cũng có thể điều trị. Như trường hợp vắc xin J&J người ta cũng đã đề xuất ra các loại thuốc để điều trị các ca biến chứng này.

Tỷ lệ biến chứng sau khi tiêm vắc xin J&J chưa thể biết được chính xác. Hiện nay sau khi tiêm cho 6,8 triệu người Mỹ thì xác định được 6 người bị đông máu. Con số này có thể thay đổi trong những ngày tới vì biến chứng sẽ xảy ra một thời gian sau khi tiêm, nhanh chậm tùy từng người. Đó là lý do người ta phải tạm dừng để thống kê tiếp.
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực

Theo như nghiên cứu mới nhất của đại học Oxford

- Trong số 500,000 bệnh nhân Covid, tỉ lệ bị đông máu tĩnh mạch não (CVT) là 39/1,000,000
- 480,000 người tiêm vaccine mRNA (Pfizer/Moderna): 4/1,000,000
- 5,000,000 người tiêm AZ: 5/1,000,000
"Máu vón cục" ở nhiều bệnh nhân covid-19 nặng phải nhập viện là hiện tượng đã được quan sát thấy từ lâu, và từ giữa năm 2020 đã có cơ số paper đăng báo rồi, không liên quan đến vắc xin. Ở đây có lẽ là virus, đối với bệnh nhân, và vắc xin đối với người tiêm kích hoạt hệ miễn dịch theo cùng một cách - điều này cũng dễ hiểu - và với một số người có đặc điểm sinh học đặc biệt thì hiện tượng đông máu xảy ra.

"Có lẽ" đối với những người này, nếu nhiễm sars-cov2 thì sẽ diễn biến nặng và phải nhập viện, còn nếu tiêm vắc xin thì có thể sẽ bị máu vón cục nhưng tỷ lệ biến chứng khi tiêm vắc xin thấp hơn nhiều, và nếu có cũng có thể điều trị. Như trường hợp vắc xin J&J người ta cũng đã đề xuất ra các loại thuốc để điều trị các ca biến chứng này.

Tỷ lệ biến chứng sau khi tiêm vắc xin J&J chưa thể biết được chính xác. Hiện nay sau khi tiêm cho 6,8 triệu người Mỹ thì xác định được 6 người bị đông máu. Con số này có thể thay đổi trong những ngày tới vì biến chứng sẽ xảy ra một thời gian sau khi tiêm, nhanh chậm tùy từng người. Đó là lý do người ta phải tạm dừng để thống kê tiếp.
Chắc các cụ nhớ bệnh nhân phi công 91, cũng bị đông máu hiếm gặp, không đáp ứng với các thuốc chống đông lưu hành trong nước, bộ y tế phải nhập khẩn cấp loại đặc biệt từ nước ngoài về. Có khá nhiều báo cáo về đông máu tương tự ở bệnh nhân covid. Em suy đoán là cả vaccine và sars-cov-2 đều kích hoạt loại kháng thể gây đông máu ở một số nhỏ người có đặc điểm gì đó về di truyền. Vì thật ra bản chất vaccine là 'bắt chước' con virus, đưa kháng nguyên vào cơ thể để hệ miễn dịch sinh kháng thể tương ứng. Nên có lẽ những người bị đông máu hiếm gặp khi tiêm vaccine, nếu bị nhiễm covid cũng đông máu tương tự. Chờ đợi khoa học nghiên cứu kỹ và trả lời.

Cụ cho hỏi thử nghiệm giai đoạn 3 có phải làm ở nước ngoài không? VN ko có lây nhiễm cộng đồng thì làm sao thử được efficacy của vaccine?
Lý tưởng là thử nghiệm ở nước có dịch, nhưng chắc khó. Trước mắt mình sẽ làm theo phương pháp so sánh, 5k người tiêm vaccine nội và 5k tiêm AZ rồi so sánh đáp ứng miễn dịch. Phương pháp này đã được hướng dẫn trong quyết định về nghiên cứu, thử nghiệm vaccine covid bộ y tế ban hành năm ngoái, và theo em biết thì WHO cho phép sử dụng phương pháp này. Hình như các vaccine nội địa sx dùng trong chương trình tiêm chủng đại trà trước giờ cũng dùng phương pháp này ở giai đoạn 3, cụ nào trong ngành confirm hộ ạ. Tất nhiên một số cụ sẽ phản đối, nhưng trong điều kiện hiện nay em không biết nước mình có thể làm gì hơn được?
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,017
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Dựa trên tình hình tiêm Vaccine của Israel, Anh, Mỹ thì Covid còn lâu mới biến mất. Vaccine chỉ có tác dụng kích hoạt kháng thể làm giảm mức độ thôi.
Xong tháng 5 thì thì Mỹ- Anh sẽ mở cửa hoàn toàn và sống chung với lũ dù tình hình có thế nào. Kiểu này mỗi năm phải chích 4 muỗi vaccine. Hộ chiếu Vac1cine thay cho việc phải cách ly.
Tháng 6 thì EU cũng mở cửa hoàn toàn. Sau đó là Nhật - Hàn.
VN thì nên chờ Vaccine thế hệ 2 cho chắc cú.
 

Huan Tran

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-496932
Ngày cấp bằng
12/3/17
Số km
1,188
Động cơ
200,741 Mã lực

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Heheheee được tiêm 1 liều còn hơn không được liều nào cụ ơi, chắc cụ sợ toi vì đông máu chứ gì :))
Không hẳn đâu bác, vì tỷ lệ đông máu ở Pfizer cũng có xấp xỉ mà. Tôi vẫn coi đây là trò chính trị, kinh doanh nhiều hơn.
Vấn đề là tiêm 1 liều, sau đó không tiêm liều 2 nó hết tác dụng thì làm gì, như ông bạn tôi ấy, bây giờ hỏi lại mà bọn kia nó cũng chả biết trả lời thế nào. Bọn Tây nó không dám tiêm vaccine kiểu cocktail đâu, tức là một mũi vaccine này, một mũi vaccine kia.
Ngoài ra, chỗ tôi bắt đầu đóng gói Pfizer rồi, thôi thì chọn luôn Pfizer cho nhanh
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top