[TT Hữu ích] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực
Vội làm gì đợi version sau có hàng mẫu quốc sẵn sàng.

Ngày 12/3, Tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp và hãng công nghệ sinh học Translate Bio của Mỹ thông báo đã bắt đầu thử nghiệm trên người ứng cử viên vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA (mang thông tin di truyền).

Chú thích ảnh

Nhân viên làm việc tại dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của công ty dược phẩm Sanofi ở Val-de-Reuil,
Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN​

Đây là dự án vaccine ngừa COVID-19 thứ hai của Sanofi và cũng là ứng cử viên vaccine mới nhất dựa trên công nghệ mới mRNA.

Trong tuyên bố, Sanofi và Translate Bio cho biết các cuộc thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 sẽ bao gồm 415 người trưởng thành khỏe mạnh tại 13 khu vực. Các cuộc thử nghiệm này nhằm mục đích đánh giá độ an toàn của vaccine, cũng như cung cấp thông tin ban đầu về tính hiệu quả của chế phẩm này.

Tình nguyện viên sẽ được chủng ngừa một liều duy nhất hoặc 2 liều cách nhau 21 ngày trong khi việc tiêm 3 mũi sẽ được xem xét. Giai đoạn 3 sẽ được thực hiện trên nhiều bệnh nhân hơn nhằm đánh giá độ hiệu quả của vaccine. Kết quả thử nghiệm ban đầu dự kiến sẽ được công bố trong quý III tới.

Tháng 6 năm ngoái, Sanofi thông báo sẽ tiếp tục đầu tư 425 triệu USD, trong khuôn khổ thỏa thuận mới trị giá có thể lên tới 2 tỷ USD, để mở rộng liên doanh với công ty khởi nghiệp Translate Bio nhằm tìm ra vaccine ngừa COVID-19 vào năm 2021.

Hai công ty này đã hợp tác từ năm 2018 nhằm thúc đẩy dự án của Translate Bio phát triển các loại thuốc sử dụng công nghệ mRNA giúp các tế bào tạo ra một loại protein chống lại các bệnh tật. Ngoài việc hợp tác với Translate Bio nhằm phát triển ứng cử viên vaccine mRNA, Sanofi cũng đang hợp tác với hãng dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) của Anh để phát triển loại vaccine trên nền tảng phát triển các vaccine ngừa bệnh cúm nhằm cải thiện hiệu quả của chế phẩm này.

Vaccine mRNA hoạt động bằng cách mô phỏng theo các tác nhân gây bệnh để kích thích hệ thống miễn dịch; xây dựng cơ chế phòng vệ hoạt động trong cơ thể nhằm chống lại các bệnh truyền nhiễm trong tương lai.

Vaccine mRNA mang đến cách tiếp cận sáng tạo bằng cách cung cấp một chuỗi nucleotide mã hóa một hoặc nhiều kháng nguyên được chọn có tiềm năng cao để tạo ra phản ứng miễn dịch bảo vệ. Công nghệ mRNA cũng đã được sử dụng trong việc bào chế vaccine của hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) và Moderna (Mỹ). Hai loại vaccine này đã được cấp phép sử dụng tại Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cùng những nước khác.

* Cùng ngày, Cơ quan quản lý dược phẩm Nam Phi (SAHPRA) cho biết đã tiếp nhận tài liệu về vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc phát triển. Cơ quan này cho biết sẽ bắt đầu đánh giá dữ liệu và mức độ hiệu quả của vaccine này.

Phương Oanh (TTXVN)

Vắc xin Covid-19
ẢNH: DUY TÍNH​

Ngày 17.3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tính đến ngày 16.3, 824 nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã được tiêm vắc xin Covid-19 do AstraZeneca/SKBio sản xuất. Trong đó ghi nhận những trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin Covid-19, bao gồm: sưng đau tại chỗ tiêm, đau cơ, đau đầu, sốt, đau khớp, bồn chồn, khó chịu, ớn lạnh, chóng mặt, tiêu chảy, đau họng.

Ngoài những phản ứng thông thường thì ghi nhận thêm 6 trường hợp có triệu chứng khác 1 ca huyết áp kẹp, 2 ca tiêu chảy độ trung bình và 3 ca phản ứng phản vệ độ II.

Ngay sau khi ghi nhận những trường hợp phản ứng sau tiêm, HCDC đã tổ chức điều tra, đánh giá nguyên nhân sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Sở Y tế TP.HCM cũng đã tổ chức họp hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân sự cố bất lợi sau tiêm chủng đối với 3 trường hợp phản ứng phản vệ độ II.

Đã tiêm chủng cho tổng cộng 20.695 người

Hội đồng tư vấn chuyên môn kết luận 3 trường hợp phản vệ độ II sau tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được điều trị kịp thời, diễn tiến ổn định, xuất viện sau 24 giờ.

Về quy trình bảo quản, vận chuyển vắc xin, thực hành tiêm chủng an toàn và xử trí sau tiêm chủng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế.

Tỷ lệ phản ứng thông thường xảy ra sau tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được báo cáo tương tự như thông báo của nhà sản xuất AstraZeneca và những nghiên cứu lâm sàng trên thế giới. Không riêng vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất, hầu hết các loại vắc xin khác cũng đều có phản ứng sau tiêm với một tỉ lệ nhất định.

Qua kinh nghiệm phát hiện và xử trí 3 trường hợp phản ứng phản vệ độ 2 sau tiêm chủng tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới, Sở Y tế chỉ đạo HCDC khẩn trương tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai tiêm chiến dịch vắc xin phòng bệnh Covid-19 cho các cơ sở tiêm chủng sắp tới, đảm bảo việc tổ chức tiêm chủng an toàn.

Nhân viên y tế sau tiêm chủng phải được theo dõi đúng quy định nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời những phản ứng có thể xảy ra.

Các cơ sở tiêm chủng đặc biệt lưu ý hướng dẫn những người được tiêm chủng theo dõi tại điểm tiêm ít nhất 30 phút và hướng dẫn họ tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Đồng thời mỗi cơ sở tiêm chủng chủ động hoặc phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn tổ chức đội cấp cứu tại đơn vị trong buổi tiêm chủng, có quy trình xử trí cấp cứu rõ ràng để sẵn sàng xử trí ngay khi xảy ra sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Theo thông tin từ Bộ Y tế thì cả nước hiện đã tiêm chủng cho tổng cộng 20.695 người, trong đó có 4.078 người có phản ứng thông thường sau tiêm. Một số ít người phản ứng phản vệ độ II, III đã được xử lý và đều ổn định sức khoẻ.

Theo HCDC, thời gian tới, việc kiểm soát dịch Covid-19 phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vắc xin. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vắc xin nhập khẩu còn hạn chế và dự kiến đến năm 2022, vắc xin Covid-19 do Việt Nam sản xuất mới được đưa vào sử dụng. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả theo thông điệp 5K.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gentleness

Xe tải
Biển số
OF-591296
Ngày cấp bằng
21/9/18
Số km
361
Động cơ
136,058 Mã lực
Tuổi
43
Thực tế đã cho thấy- ngoài việc nguồn cung vaccine khan hiếm , Việt nam còn vấp phải một vấn đề " hóc búa " đó là " tâm lý cộng đồng "

Hiện tại đang có một câu hỏi đang nhen nhóm và ngày càng lan rộng : " VN có nên mạo hiểm để chơi bài vaccine không vì tỷ lệ nhiễm và chết vì bệnh ở VN rất thấp- Nhiễm- bệnh- chết or tiêm- sốc- chết. cái nào có nguy cơ cao hơn? "

Trong tình hình hiện nay thì tìm điểm " balance " cho câu hỏi nầy không hề dễ dàng.

Châu âu thì khác. Phần trăm tỷ lệ sốc phản vệ với AZ vaccine so với tình hình bệnh dịch thì nhắm mắt cũng có câu trả lời đó là " chọn vaccine ".
VN hoàn toàn có thể chờ (vaccine, thuốc....) tốt hơn. Đau đầu là ko tiêm thì ko hoà tan (à nhập) đc í cụ.
Mặc dù mấy cụ OF ghét nhưng e vẫn đoán VN sẽ mở sớm thôi. Các cụ IQ nhà mình tỉnh đòn và bắt trend hơi bị ngon.
 

ntvinh1602

Xe buýt
Biển số
OF-79148
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
648
Động cơ
424,530 Mã lực

Nọ mới chỉ là anh tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế thôi, giờ chính thức mr Phúc kêu nghiên cứu mở cửa bay lượn sớm rồi :D Các bác làm du lịch chuẩn bị thở phào được rồi :P

kulv múc AST thôi cụ ơi :)) không biết cụ này đâu ra mà biết em từng ăn APC. Lâu lắm rồi ấy. CMG không chơi bao giờ nhé :))
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực

Mấy ông EU hài hước. Làm mình làm mẩy dừng tiêm, ầm ỹ lên về phản ứng phụ, nhưng lại đòi người ta phải cung cấp thêm. "Em ơi món này tệ quá, mà sao cho anh ít thế" :)).
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực

Nọ mới chỉ là anh tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế thôi, giờ chính thức mr Phúc kêu nghiên cứu mở cửa bay lượn sớm rồi :D Các bác làm du lịch chuẩn bị thở phào được rồi :P

kulv múc AST thôi cụ ơi :)) không biết cụ này đâu ra mà biết em từng ăn APC. Lâu lắm rồi ấy. CMG không chơi bao giờ nhé :))
Chú không đọc tin thôi, anh P chỉ đạo 'nghiên cứu' từ cả tháng nay rồi. 'Nghiên cứu' với 'ấn định ngày mở cửa' khác nhau xa lắm, ở VN mình câu từ quan trọng lắm nghe :D. Giống năm ngoái chỉ đạo 'nghiên cứu' bong bóng du lịch mấy lần, cứ chưa kịp làm gì thì covid nó lại thoi cho phát hộc máu mồm lại thôi hehe.

Tất nhiên rồi sẽ phải mở thôi. Mở sau khi tiêm đại trà thì không sao, mở sớm thì rồi lại phải đóng và đi dọn hậu quả chứ nhà mình các bác chắc không dám để toang hoang như bọn tây đâu :).

P/s: năm nay cứ cổ đất với commodities với điện gió với hạ tầng mà múc. Nhất là đất, mấy ông hàng không timing giỏi cũng x2 là cùng, đất mà bốc trúng siêu cổ x2 quá bình thường. Commodities dự đang vào siêu chu kỳ mới nhé. À ngày xưa chung tàu Apc với chú hehe, Cmg ko chơi nhưng có xem thớt của mấy đứa họ duong thấy có chú trong đó :D.
 

coindesar

Xe buýt
Biển số
OF-553591
Ngày cấp bằng
6/2/18
Số km
850
Động cơ
164,358 Mã lực
Vụ vaccine này lạ nhất là các bạn Nga với TQ, tự sản xuất rồi quảng bá ầm ĩ nhưng trong nước thì không chịu tăng tốc tiêm chủng trong nước, hehe. Các bạn ấy cũng chưa phê duyệt vaccine của nước ngoài thì phải? Dân Nga thì chưa biết chứ dân TQ mà được tiêm vaccine Mỹ chắc gật đầu khẩn trương còn vaccine nhà trồng nhiều khả năng là lắc :D
Qua vụ này thấy mấy anh cao bồi Mẽo vẫn cầm cờ như thường lệ, mấy bạn Tàu thì đuối nhưng lại hay lên gân, gấu Nga thì khó lường, đội ngũ EU (không có Anh) thì ô hợp chỉ được món chém, chưa ra lò được một loại vaccine nào.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Hải Dương có 2 ca nhiễm mới

Thành phố Hải Dương vừa phát hiện thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 mới - là chồng và con của bệnh nhân N.T.T.T dương tính với Sars-CoV-2 sau thời gian được cách ly tập trung.

Ngày 17.3, tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương cho biết, trên địa bàn thành phố Hải Dương có thêm 2 ca mắc mới là hai bố con trong gia đình, cũng là chồng và con của bệnh nhân N.T.T.T bị mắc COVID-19 trước đó.

Theo đó, 2 bệnh nhân gồm N.Đ.Q (SN 1982) và N.Đ.M.P (SN 2013) đều ở 224 Nguyễn Thị Định phường Hải Tân, TP.Hải Dương. Cả 2 trường hợp là F1 đã được cách ly tập trung từ trước.

Được biết, anh N.Đ.Q là nhân viên bộ phận thiết bị một công ty ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Lịch trình của bệnh nhân này có lịch trình di chuyển khá phức tạp, từng đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.

Ngày 8.2, anh Q sáng đi làm tại công ty và được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính, chiều tối quay về nhà.

20h ngày 9.2, ra siêu thị trên đường Nguyễn Thị Định sau đó mang đồ cho mọi người ở công ty (chỉ ở cổng không vào). Từ ngày 10 – 17.2 chỉ ở nhà không đi đâu.

12h ngày 18.2, ra trạm y tế phường Hải Tân lấy mẫu xét nghiệm (có kết quả âm tính). Ngày 19.2, ở nhà. Đến 23h30 ngày 20.2, tiếp tục đến UBND phường Hải Tân lấy mẫu xét nghiệm (có kết quả âm tính). Ngày 12-26.2, ở nhà.

Ngày 27.2, đến công ty trả khuôn cho khách hàng, sau khi về dùng xe ôtô riêng chở 2 người Nhật về cách ly ở Khách sạn Nam Cường. Từ 28.2 – 2.3 ở nhà. 11h30 ngày 3.3, đến công ty trả khuôn cho khách hàng sau đó về nhà. Ngày 4.3, sáng ở nhà; 14h sang Nam Sách cắt tóc. Ngày 5.3 ở nhà.

Sáng ngày 6.3, tiếp tục đi lấy mẫu xét nghiệm (có kết quả âm tính) xong về nhà bạn M ở xã Kim Xuyên, Kim Thành, sau đó cùng bạn P.A đi trao quà tại chốt ở Kim Lương, Kim Thành; sau đó đến nhà cô giáo V nghỉ hưu, trao quà đứng bên ngoài hàng rào. Sau đó về Thượng Vũ, Kim Thành, Hải Dương mang đồ cho bố (chỉ ở ngoài xong về luôn).

Đến sáng ngày 8.3, anh Q. đi xe công ty đi làm đến khách sạn Nam Cường thì chị N.T.T.T (vợ) điện thoại báo có kết quả nghi nghiễm, nên xuống xe bắt taxi (BKS: 34A132.96) về nhà. Tối ngày 8.3, gia đình anh Q được cán bộ CDC tỉnh Hải Dương lấy mẫu. Ngày 16.3, gia đình anh Q (5 người) được cán bộ y tế phường Hải Tân lấy mẫu xét nghiệm lần 2.

Ngày 17.3, anh N.Đ.Q. và cháu N.Đ.M.P. có kết quả dương tính với virus Sars-CoV-2.

Về lịch trình của cháu N.Đ.M.P – con của anh N.Đ.Q và chị N.T.T.T, là học sinh được nghỉ học từ ngày 29.1 đến nay. Hàng ngày chỉ ở nhà tiếp xúc với người thân trong gia đình và không đi đâu. Ngày 17.3, cháu N.Đ.M.P và bố có kết quả dương tính với virus Sars-CoV-2.
8/3 chị vợ dương tính mà báo không ghi rõ là có cách ly tập trung chồng con chưa chỉ nói được lấy mẫu. Bộ giờ viết log không rõ ràng gì hết.

Tuy nhiên là bài cũ cách đây 7 ngày thì bảo anh chồng vốn là F2, thuộc diện cách ly tại nhà, mà giờ lòi ra anh ta đi khắp nơi vậy thì tính sao?

 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực

Mấy ông EU hài hước. Làm mình làm mẩy dừng tiêm, ầm ỹ lên về phản ứng phụ, nhưng lại đòi người ta phải cung cấp thêm. "Em ơi món này tệ quá, mà sao cho anh ít thế" :)).
Câu chuyện phân phối vắc xin không thể hiểu một cách đơn giản như thế nhất là qua lời lẽ tường thuật của The Guardian :D

Đầu tiên là nói chuyện hợp đồng. AZ phải cung cấp cho EU 90 triệu liều vào cuối tháng 3/2021 thế mà bây giờ lại không chắc có thể giao 30 triệu liều vào thời gian đó không.

Tiếp theo là chuyện COVAX. COVAX do UK cầm đầu nhưng EU cũng là nhà tài trợ chính. Đã góp 2 tỷ và cam kết 2 tỷ nữa. Đức ngoài phần chung với EU còn góp riêng 1 tỷ nhưng không tham gia COVAX. Không tham gia tức là sẽ không nhận vắc xin từ nguồn này và cũng không hứa chia sẻ vắc xin, nếu dư thừa. Tuy nhiên nhiều nước EU khác lại tham gia COVAX và đăng ký nhận vắc xin từ nguồn phân phối này theo cách tự chi trả, ví dụ Séc.

(Tiền tài trợ dùng để nghiên cứu R&D, mở rộng năng lực sản xuất, và hỗ trợ các nước nghèo có thể mua giá rẻ hoặc cho không).

Thứ 3 là sản xuất vắc xin AZ có nhiều công đoạn thực hiện ở EU. Team này mà block không cho xuất thì UK cũng móm nha vì chưa tự sản xuất được từ đầu đến cuối :D

Đây là chuyện có tính chính trị cao. Hôm trước Việt Nam nhận vắc xin AZ không biết từ nguồn nào mà đại sứ UK lên phát biểu ầm ầm.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Mỹ đã phê duyệt 3 vaccine và sản lượng dự kiến đủ để tiêm phòng cho toàn dân Mỹ (trước QK 04/07/2021).Vậy Mỹ găm giữ vaccine AZ (chưa được cấp phép và chắc không cần dùng) để làm gì nhỉ? :-/
Sao không dành 1 phần lớn trong số lưu kho đó (nếu thực là có) để viện trợ cho đồng minh đang cần (Philippin, Nam/Trung Mỹ...) hoặc trợ giúp WHO/chương trình Covax..?!:-<
Mỹ không tham gia COVAX tức là sẽ không chia sẻ vắc xin nhưng đã tài trợ cho COVAX 2 tỷ từ thời Trump và rồi Biden lên hứa 2 tỷ nữa.

Theo tôi đọc thấy họ đã nhập kho 20 triệu liều AZ xuất xứ Canada.

Vắc xin Mỹ có được là nhờ chương trình Operation Warp Speed (OWS):


vắn tắt là chi tiền trước mua lúa non từ những cánh đồng hứa hẹn nhất. Dùng tiền thuế của người Mỹ để cung cấp vắc xin miễn phí cho người Mỹ nhưng cơ sở y tế có thể tính tiền (công) tiêm và nếu ai có bảo hiểm y tế thì đơn vị bảo hiểm phải cover tiền tiêm. Vắc xin từ nguồn OWS sẽ không được đem đi hỗ trợ đồng minh đang cần đâu bác.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,669
Động cơ
223,775 Mã lực
Mỹ không tham gia COVAX tức là sẽ không chia sẻ vắc xin nhưng đã tài trợ cho COVAX 2 tỷ từ thời Trump và rồi Biden lên hứa 2 tỷ nữa.

Theo tôi đọc thấy họ đã nhập kho 20 triệu liều AZ xuất xứ Canada.

Vắc xin Mỹ có được là nhờ chương trình Operation Warp Speed (OWS):


vắn tắt là chi tiền trước mua lúa non từ những cánh đồng hứa hẹn nhất. Dùng tiền thuế của người Mỹ để cung cấp vắc xin miễn phí cho người Mỹ nhưng cơ sở y tế có thể tính tiền (công) tiêm và nếu ai có bảo hiểm y tế thì đơn vị bảo hiểm phải cover tiền tiêm. Vắc xin từ nguồn OWS sẽ không được đem đi hỗ trợ đồng minh đang cần đâu bác.
Em đồng ý với cụ về quan điểm Mỹ không thể " tài trợ " vaccine rộng rãi cho thế giới , nhất là trong năm 2021 nầy.

Tổng số vaccine mà Mỹ " nắm trong tay " ( đã giao , hay ký hợp đồng ) cho đến hiện tại thì :
- Pfizer( cần 2 mũi tiêm ) :300 triệu liều = đủ cho 150 triệu cases.
- Moderna( cần 2 mũi tiêm ): 300 triệu liều = đủ cho 150 triệu cases.
- J&J ( cần 1 mũi tiêm ): 200 triệu liều = = đủ cho 200 triệu cases.

Nếu tính theo lý thuyết , Mỹ có thể " dư dôi " vaccine đủ để " tài trợ " cho thế giới khoảng 200 triệu cases.

Nhưng thực tế không phải màu hồng- Vaccine phải dự trữ cho hao hụt , cho dự phòng và điều đặc biệt là với tiên lượng vaccine chỉ có tác dụng trong thời gian khoảng 8 tháng thì khoảng giữa thu , thời điểm trùng họp với mùa cúm flu , Mỹ phải chích ngừa cho dân vòng hai he he.

Cho nên , nếu có rộng rãi lắm thì Mỹ chỉ có thể tài trợ cho hai quốc gia láng giềng nam-bắc là Canada và Mexico vì lý do liên đới lợi ích. Nhất là Mexico với hạ tầng y tế kém cỏi và dân số khủng thì bảo đảm Mỹ có dư bao nhiêu vaccine thì anh Mễ sẽ nuốt trọn hì hì.
 

F kun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432347
Ngày cấp bằng
24/6/16
Số km
3,010
Động cơ
-82,855 Mã lực
Em đồng ý với cụ về quan điểm Mỹ không thể " tài trợ " vaccine rộng rãi cho thế giới , nhất là trong năm 2021 nầy.

Tổng số vaccine mà Mỹ " nắm trong tay " ( đã giao , hay ký hợp đồng ) cho đến hiện tại thì :
- Pfizer( cần 2 mũi tiêm ) :300 triệu liều = đủ cho 150 triệu cases.
- Moderna( cần 2 mũi tiêm ): 300 triệu liều = đủ cho 150 triệu cases.
- J&J ( cần 1 mũi tiêm ): 200 triệu liều = = đủ cho 200 triệu cases.

Nếu tính theo lý thuyết , Mỹ có thể " dư dôi " vaccine đủ để " tài trợ " cho thế giới khoảng 200 triệu cases.

Nhưng thực tế không phải màu hồng- Vaccine phải dự trữ cho hao hụt , cho dự phòng và điều đặc biệt là với tiên lượng vaccine chỉ có tác dụng trong thời gian khoảng 8 tháng thì khoảng giữa thu , thời điểm trùng họp với mùa cúm flu , Mỹ phải chích ngừa cho dân vòng hai he he.

Cho nên , nếu có rộng rãi lắm thì Mỹ chỉ có thể tài trợ cho hai quốc gia láng giềng nam-bắc là Canada và Mexico vì lý do liên đới lợi ích. Nhất là Mexico với hạ tầng y tế kém cỏi và dân số khủng thì bảo đảm Mỹ có dư bao nhiêu vaccine thì anh Mễ sẽ nuốt trọn hì hì.
Với người dân Mỹ tự do thì em dự là tỉ lệ tiêm sẽ không thể vượt quá 50% dân số, dù là miễn phí.
 

Houston

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-758950
Ngày cấp bằng
1/2/21
Số km
356
Động cơ
50,140 Mã lực
Vụ vaccine này lạ nhất là các bạn Nga với TQ, tự sản xuất rồi quảng bá ầm ĩ nhưng trong nước thì không chịu tăng tốc tiêm chủng trong nước, hehe. Các bạn ấy cũng chưa phê duyệt vaccine của nước ngoài thì phải? Dân Nga thì chưa biết chứ dân TQ mà được tiêm vaccine Mỹ chắc gật đầu khẩn trương còn vaccine nhà trồng nhiều khả năng là lắc :D
Qua vụ này thấy mấy anh cao bồi Mẽo vẫn cầm cờ như thường lệ, mấy bạn Tàu thì đuối nhưng lại hay lên gân, gấu Nga thì khó lường, đội ngũ EU (không có Anh) thì ô hợp chỉ được món chém, chưa ra lò được một loại vaccine nào.
Vacxin Mỹ tiêm cho dân Mỹ còn thiếu, lấy đâu ra mà đem qua tiêm cho mấy thằng tàu?
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
11,583
Động cơ
538,275 Mã lực
Câu chuyện phân phối vắc xin không thể hiểu một cách đơn giản như thế nhất là qua lời lẽ tường thuật của The Guardian :D

Đầu tiên là nói chuyện hợp đồng. AZ phải cung cấp cho EU 90 triệu liều vào cuối tháng 3/2021 thế mà bây giờ lại không chắc có thể giao 30 triệu liều vào thời gian đó không.

Tiếp theo là chuyện COVAX. COVAX do UK cầm đầu nhưng EU cũng là nhà tài trợ chính. Đã góp 2 tỷ và cam kết 2 tỷ nữa. Đức ngoài phần chung với EU còn góp riêng 1 tỷ nhưng không tham gia COVAX. Không tham gia tức là sẽ không nhận vắc xin từ nguồn này và cũng không hứa chia sẻ vắc xin, nếu dư thừa. Tuy nhiên nhiều nước EU khác lại tham gia COVAX và đăng ký nhận vắc xin từ nguồn phân phối này theo cách tự chi trả, ví dụ Séc.

(Tiền tài trợ dùng để nghiên cứu R&D, mở rộng năng lực sản xuất, và hỗ trợ các nước nghèo có thể mua giá rẻ hoặc cho không).

Thứ 3 là sản xuất vắc xin AZ có nhiều công đoạn thực hiện ở EU. Team này mà block không cho xuất thì UK cũng móm nha vì chưa tự sản xuất được từ đầu đến cuối :D

Đây là chuyện có tính chính trị cao. Hôm trước Việt Nam nhận vắc xin AZ không biết từ nguồn nào mà đại sứ UK lên phát biểu ầm ầm.
EU cấm xuất khẩu vaccine, k rõ J&J có nằm trong danh mục cấm k hay chỉ AZ vì các đơn hàng sang Mỹ được sx ở EU rất nhiều

The EU could be in a position where they have sent 70 percent of J&J vaccines to the US to fulfil a contract requirement and the doses are then unable to return due to a US export ban.
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực
Biến thể COVID mới tại Pháp có thể qua mặt xét nghiệm PCR - Ảnh 1.
Khi được xét nghiệm PCR, một số bệnh nhân nhiễm biến thể mới của SARS-CoV-2 tại Pháp có kết quả xét nghiệm
âm tính dù họ có triệu chứng bệnh COVID-19 - Ảnh: REUTERS​
Theo hãng tin Bloomberg, xét nghiệm tiêu chuẩn PCR có thể không có hiệu quả với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa được phát hiện tại vùng Brittany của Pháp sau khi một số bệnh nhân có triệu chứng bệnh COVID-19 nhưng lại có kết quả xét nghiệm âm tính với virus này.

Họ chỉ được phát hiện nhiễm bệnh sau khi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch sâu trong hệ hô hấp.

Tuyên bố mới nhất của Bộ Y tế Pháp ngày 17-3 cho biết các dữ liệu phân tích ban đầu không cho thấy biến thể mới này có khả năng lây nhiễm nhanh và dẫn tới biến chứng nghiêm trọng hơn so với những biến thể được phát hiện tại Anh, Brazil và Nam Phi.

Hiện phòng thí nghiệm của Pháp đang thử nghiệm để xác định phản ứng của biến thể mới này đối với các vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay.

Trên thực tế, có một số ít bệnh nhân COVID-19 đã được phát hiện mắc bệnh mặc dù các xét nghiệm mẫu máu hay xét nghiệm PCR đều cho kết quả âm tính. Do đó, giới chức y tế Pháp đang tăng cường giám sát trong bối cảnh có nhiều lo ngại về các biến thể mới của SARS-CoV-2 có khả năng khống chế vắc xin, lây lan nhanh hay gây ra những biến chứng nặng.

Biến thể mới nói trên của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở 8 bệnh nhân tại một ổ dịch 79 người ở một bệnh viện tại vùng Côtes-d'Armor, Brittany, Pháp.

Liên quan đến COVID-19, Thái Lan đang huấn luyện những chú chó Labrador hỗ trợ phát hiện nhanh người mắc COVID-19 và tiến tới đưa vào sử dụng tại những điểm giao thông sầm uất ở nước này.

Theo người đứng đầu dự án này, giáo sư Kaywalee Chatdarong (Đại học Chulalongkorn Thái Lan), kết quả huấn luyện cho thấy những chú chó Labrador có thể đánh hơi và phát hiện người mắc COVID-19 qua mồ hôi chỉ trong vòng vài giây với độ chính xác lên đến gần 95%.

Giáo sư Chatdarong cho biết dự án thử nghiệm trên được thực hiện với 6 chú chó Labrador và được tiến hành trong vòng 6 tháng. Hiện nay, những chú chó này chỉ mất từ 1 đến 2 giây để có thể phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Trong vòng 1 phút, chúng có thể đánh hơi được 60 mẫu thử.

Theo nhóm nghiên cứu, những chú chó Labrador có thể phát hiện một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có trong mồ hôi của những người mắc COVID-19, thậm chí cả ở những người không có triệu chứng bệnh. Chúng cũng không cần đến gần để đánh hơi trực tiếp mà có thể phát hiện qua các mẫu thử mồ hôi của người cần kiểm tra.

WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin Johnson & Johnson ngừa các biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Các chuyên gia về vắc xin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17-3 khuyến nghị sử dụng vắc xin của hãng Johnson & Johnson tại các quốc gia đang có biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lây lan.

Theo Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của WHO, vắc xin Johnson & Johnson giảm tới 66,9% các triệu chứng viêm nhiễm, hiệu quả ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng sau 14 ngày lên tới 76,7% và 85,4% sau ngày thứ 28. Ngoài ra, vắc xin này phù hợp với mọi lứa tuổi, sắc tộc và giới tính.

Với các loại vắc xin ngừa COVID-19 khác, SAGE khuyến cáo người tiêm cần được giám sát y tế chặt chẽ để sẵn sàng xử lý khi gặp phản ứng sau khi tiêm chủng. Người tiêm chủng nên đợi ít nhất 14 ngày trước khi tiêm một loại vắc xin khác.

Johnson & Johnson là loại vắc xin ngừa COVID-19 tiêm một mũi duy nhất được WHO cấp phép sử dụng. Trước đó, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vắc xin này. Vắc xin Johnson & Johnson còn được giới chức y tế các nước Mỹ, Canada và Nam Phi đánh giá cao.

TTXVN
 

coindesar

Xe buýt
Biển số
OF-553591
Ngày cấp bằng
6/2/18
Số km
850
Động cơ
164,358 Mã lực
Vacxin Mỹ tiêm cho dân Mỹ còn thiếu, lấy đâu ra mà đem qua tiêm cho mấy thằng tàu?
Yes, ý mình là bọn quan chức TQ cứ ngoại giao quảng bá rồi tìm cách bán, tặng... ra nước ngoài nhưng bản thân dân trong nước có tin đâu. Mà các bố còn chính trị chính em, đã phê duyệt vaccine của nhau đâu. Nga, Mẽo, Tàu hiện tại chỉ phê duyệt vaccine của các cty dược phẩm trong nước.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
EU cấm xuất khẩu vaccine, k rõ J&J có nằm trong danh mục cấm k hay chỉ AZ vì các đơn hàng sang Mỹ được sx ở EU rất nhiều

The EU could be in a position where they have sent 70 percent of J&J vaccines to the US to fulfil a contract requirement and the doses are then unable to return due to a US export ban.
Hiện nay chưa nước (khối) nào cấm xuất khẩu cả. EU với UK mới đang võ mồm với nhau thôi còn Mỹ thì nói không cấm xuất khẩu hàng sản xuất tại Mỹ nhưng hợp đồng với chính phủ phải được tôn trọng. EU chỉ có hợp đồng 55 triệu liều J&J giao cuối tháng 6 mà phải xếp hàng sau Mỹ nên chưa chắc đã giao kịp. Vắc xin J&J sản xuất ở Hà Lan nhưng hoàn thiện (đóng chai) ở Mỹ.
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực
Yes, ý mình là bọn quan chức TQ cứ ngoại giao quảng bá rồi tìm cách bán, tặng... ra nước ngoài nhưng bản thân dân trong nước có tin đâu. Mà các bố còn chính trị chính em, đã phê duyệt vaccine của nhau đâu. Nga, Mẽo, Tàu hiện tại chỉ phê duyệt vaccine của các cty dược phẩm trong nước.
Mỹ, Âu tài trợ nghiên cứu/tặng vaccine: 'hoan hô những người bạn hào phóng, cứu giúp thế giới'.
Nga, Tàu bán/tặng vaccine: 'chiêu bài chính trị'.

Mỹ, Âu nghi ngờ vaccine của nhau: 'họ làm việc dựa trên tinh thần khoa học, rất đáng ngưỡng mộ'. Dân anti-vaccine: 'thật là đất nước tự do, dân chủ'.
Nga, Tàu một bộ phận dân chưa tiêm: 'đấy chính chúng nó có tin tưởng hàng chúng nó sản xuất đâu'.

b-)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top