[Funland] Tổng hợp tất cả các vấn đề về sách giáo khoa, sách lớp 1

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Thôi được rồi, khoảng 4-5 cụ không thay đổi ý kiến về "lưu manh" và "thần kinh" và "bốc phét" với "khốn nạn", tôi ko thần tượng, nhưng tôi thấy những người ở vị trí đó thì nhất định ko tầm thường (quá ít ngoại lệ). Tôi tạm thời ko tranh luận nữa. Tôi chỉ nghĩ rằng, phản biện xã hội nên nâng cao và đào sâu một chút, có kiến thức sắc sảo, hơn là mình đi chửi bới một "ông già" mà chỉ để chửi thôi.
Cảm ơn cụ. Mấy cái từ vừa liệt kê ấy là nhận định của tôi về một con người. Tôi chưa kết luận, nhưng tôi đang có nghi ngờ rằng kẻ đó là 1 thằng *********. Còn tôi tranh luận phản biện sắc sảo hay nâng cao hay không thì tùy nhận định của người đọc. Tôi không muốn đào sâu hơn nữa.
Nếu cụ chịu khó tìm đọc các còm của tôi, cụ sẽ thấy tôi không nhắc gì đến mấy cái mà các cụ khác hay nhắc đâu: " bốn cái làn" , chương trình nặng, " nghìn tỷ", ...tôi quan tâm nhiều vào nội dung của quyển TV 1.
 

a5audi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-389853
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
806
Động cơ
247,757 Mã lực
Các cụ nên tạm dừng tranh cãi vì giáo trình đầy sạn này, vì dù gì là góc nhìn của người lớn. Có cách đơn giản là sau mỗi bài học trong cuốn SGK kia, dán thêm 1 trang trắng, in thêm 1 dòng " suy nghĩ riêng:", để tự mỗi học sinh viết vài từ sau khi học xong bài đó. Cứ để các học sinh tiểu học tự nêu lên suy nghĩ về bài học, đó là đánh giá tương đối chuẩn với nhóm biên soạn SGK đầy sạn kia.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Các cụ nên tạm dừng tranh cãi vì giáo trình đầy sạn này, vì dù gì là góc nhìn của người lớn. Có cách đơn giản là sau mỗi bài học trong cuốn SGK kia, dán thêm 1 trang trắng, in thêm 1 dòng " suy nghĩ riêng:", để tự mỗi học sinh viết vài từ sau khi học xong bài đó. Cứ để các học sinh tiểu học tự nêu lên suy nghĩ về bài học, đó là đánh giá tương đối chuẩn với nhóm biên soạn SGK đầy sạn kia.
Vâng. Cụ thật chuẩn chỉ. Thực tế khi giảng dạy nhiều khi " khéo sửa" thì bài lỗi lại thành bài hay. Ví dụ như cái bài giảng thỏ làm lỡ bị hổ la kia, cô giáo chỉ cần mấy phút để nói thêm rằng khi các con lỡ làm cái gì không đúng , lỡ va chạm với ai...thì các con nên xin lỗi trước. Như vậy, các khuyết thiếu của bài giảng tự nhiên lại được điền đầy.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,204
Động cơ
514,602 Mã lực
Vâng. Cụ thật chuẩn chỉ. Thực tế khi giảng dạy nhiều khi " khéo sửa" thì bài lỗi lại thành bài hay. Ví dụ như cái bài giảng thỏ làm lỡ bị hổ la kia, cô giáo chỉ cần mấy phút để nói thêm rằng khi các con lỡ làm cái gì không đúng , lỡ va chạm với ai...thì các con nên xin lỗi trước. Như vậy, các khuyết thiếu của bài giảng tự nhiên lại được điền đầy.
Quyền chú động sáng tạo của giáo viên chính là chỗ này. Có trình độ có tâm thầy cô xử lý được hết?
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
SÁCH GIÁO KHOA “XÃ HỘI HÓA” : LÁO TOÉT !
Nghe quý vị giáo sư Cánh diều luôn mồm nói bộ sách giáo khoa lớp 1 của quý vị là sách “xã hội hóa”, rồi dẫn nghị quyết này chủ trương nọ về xã hội hóa sách giáo khoa để chứng minh rằng quý vị đây đang đi tiên phong khai phóng nền giáo dục nước nhà, chỉ muốn chửi : Láo toét !
Mọi người cần biết, khoảng vài chục năm nay nhiều ý kiến có trách nhiệm của giới khoa học và dân chúng đề nghị xóa bỏ tình trạng độc quyền, phải nói thẳng là rất đáng kinh tởm của Bộ Giáo dục đối với sách giáo khoa thông qua NXB Giáo dục. Những ý kiến đó va vào đôi tai điếc của nhiều đời Bộ trưởng Giáo dục. Mãi đến năm 2014, sau gần 30 năm đổi mới đất nước chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Quốc hội mới lần đầu tiên đề cập đến việc phá bỏ độc quyền kinh doanh sách giáo khoa trong Nghị quyết 88/2014/QH13 về “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Bản Nghị quyết nêu rõ việc “thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” trên tinh thần “có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học” với nội dung cụ thể như sau :
“Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn. Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo” (hết trích).

Chủ trương này dù đúng đắn nhưng đề ra quá chậm và lập tức bị nhóm lợi ích trong ngành giáo dục lợi dụng triệt để.
Kết quả mới nhất trong việc thực hiện "xã hội hóa" sách giáo khoa là : Năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc, bao gồm 4 bộ do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và 1 bộ mang tên là Cánh Diều của công ty VEPIC phối hợp với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM biên soạn.

“Xã hội hóa” ở đây là có 5 bộ sách, nhưng có tới 4 bộ sách do NXB Giáo dục. Còn 1 bộ Cánh diều thì do Công ty cổ phần đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) thâu tóm, không “phối hợp” với NXB Giáo dục mà “phối hợp” với hai NXB khác để ấn hành. VEPIC là công ty nào ? Nó là công ty có vốn của một số đơn vị của NXB Giáo dục và một số cổ đông khác do một cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục làm Chủ tịch HĐQT. Ông Chủ tịch HĐQT công ty này từng có vài chục năm đứng đầu NXB Giáo dục.

Tôi không nói NXB Giáo dục có sai phạm gì vì tôi không có chứng cứ. Tôi cũng không nói công ty VEPIC kia sai phạm gì, vì tôi cũng không có chứng cứ. Tôi chỉ muốn nói, NXB Giáo dục độc quyền kinh doanh sách giáo khoa mấy chục năm, tự tính đầu vào đầu ra của sản phẩm, bắt buộc học sinh và phụ huynh phải mua sách. Với số lượng sách giáo khoa in ra cực lớn mỗi năm mà giá bán không hề rẻ, siêu lợi nhuận của nó chạy đi đâu ? Dĩ nhiên không chỉ có lợi nhuận theo kế toán chạy, lợi nhuận còn chạy từ giá cả của nguồn giấy khổng lồ và từ vô số chi phí đầu vào của giá sách. Không ai biết, dù có kiểm toán cũng không thể biết. Do lợi nhuận khổng lồ của việc kinh doanh sách giáo khoa, nên Quốc hội vừa mới “xã hội hóa” sách giáo khoa thì đã có ngay cái VEPIC thoát thai từ NXB Giáo dục đứng ra giăng lưới thâu tóm. “Xã hội hóa” sách giáo khoa ở chỗ nào vậy ? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có trả lời được không ?
Những người hay chữ cứ mở miệng ra là xã hội hóa xã hội hóa, nói không biết ngượng mồm. “Quà quà” lêu lêu.
HOÀNG HẢI VÂN

Trưởng Thôn
Túm lại họ làm sgk ko phải vì cái tâm, vì muốn thay đổi để gd đc tốt hơn, mà chỉ vì tiền, vì tiền nên càng cải cách thì càng thảm họa, và cuối cùng gd càng nát thêm.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,569
Động cơ
246,091 Mã lực
Tuổi
50
SÁCH GIÁO KHOA “XÃ HỘI HÓA” : LÁO TOÉT !
Nghe quý vị giáo sư Cánh diều luôn mồm nói bộ sách giáo khoa lớp 1 của quý vị là sách “xã hội hóa”, rồi dẫn nghị quyết này chủ trương nọ về xã hội hóa sách giáo khoa để chứng minh rằng quý vị đây đang đi tiên phong khai phóng nền giáo dục nước nhà, chỉ muốn chửi : Láo toét !
Mọi người cần biết, khoảng vài chục năm nay nhiều ý kiến có trách nhiệm của giới khoa học và dân chúng đề nghị xóa bỏ tình trạng độc quyền, phải nói thẳng là rất đáng kinh tởm của Bộ Giáo dục đối với sách giáo khoa thông qua NXB Giáo dục. Những ý kiến đó va vào đôi tai điếc của nhiều đời Bộ trưởng Giáo dục. Mãi đến năm 2014, sau gần 30 năm đổi mới đất nước chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Quốc hội mới lần đầu tiên đề cập đến việc phá bỏ độc quyền kinh doanh sách giáo khoa trong Nghị quyết 88/2014/QH13 về “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Bản Nghị quyết nêu rõ việc “thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” trên tinh thần “có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học” với nội dung cụ thể như sau :
“Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn. Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo” (hết trích).

Chủ trương này dù đúng đắn nhưng đề ra quá chậm và lập tức bị nhóm lợi ích trong ngành giáo dục lợi dụng triệt để.
Kết quả mới nhất trong việc thực hiện "xã hội hóa" sách giáo khoa là : Năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc, bao gồm 4 bộ do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và 1 bộ mang tên là Cánh Diều của công ty VEPIC phối hợp với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM biên soạn.

“Xã hội hóa” ở đây là có 5 bộ sách, nhưng có tới 4 bộ sách do NXB Giáo dục. Còn 1 bộ Cánh diều thì do Công ty cổ phần đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) thâu tóm, không “phối hợp” với NXB Giáo dục mà “phối hợp” với hai NXB khác để ấn hành. VEPIC là công ty nào ? Nó là công ty có vốn của một số đơn vị của NXB Giáo dục và một số cổ đông khác do một cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục làm Chủ tịch HĐQT. Ông Chủ tịch HĐQT công ty này từng có vài chục năm đứng đầu NXB Giáo dục.

Tôi không nói NXB Giáo dục có sai phạm gì vì tôi không có chứng cứ. Tôi cũng không nói công ty VEPIC kia sai phạm gì, vì tôi cũng không có chứng cứ. Tôi chỉ muốn nói, NXB Giáo dục độc quyền kinh doanh sách giáo khoa mấy chục năm, tự tính đầu vào đầu ra của sản phẩm, bắt buộc học sinh và phụ huynh phải mua sách. Với số lượng sách giáo khoa in ra cực lớn mỗi năm mà giá bán không hề rẻ, siêu lợi nhuận của nó chạy đi đâu ? Dĩ nhiên không chỉ có lợi nhuận theo kế toán chạy, lợi nhuận còn chạy từ giá cả của nguồn giấy khổng lồ và từ vô số chi phí đầu vào của giá sách. Không ai biết, dù có kiểm toán cũng không thể biết. Do lợi nhuận khổng lồ của việc kinh doanh sách giáo khoa, nên Quốc hội vừa mới “xã hội hóa” sách giáo khoa thì đã có ngay cái VEPIC thoát thai từ NXB Giáo dục đứng ra giăng lưới thâu tóm. “Xã hội hóa” sách giáo khoa ở chỗ nào vậy ? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có trả lời được không ?
Những người hay chữ cứ mở miệng ra là xã hội hóa xã hội hóa, nói không biết ngượng mồm. “Quà quà” lêu lêu.
HOÀNG HẢI VÂN

Trưởng Thôn
Túm lại họ làm sgk ko phải vì cái tâm, vì muốn thay đổi để gd đc tốt hơn, mà chỉ vì tiền, vì tiền nên càng cải cách thì càng thảm họa, và cuối cùng gd càng nát thêm.
Dính tới bộ dục thì ko có cái gì đơn giản cả, cũng ko thể có cái gì rõ ràng cả !
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Họ đã xã hội hoá láo toét như thế này đây. Họ dựng ra một sân sau ngọt lừ và cứ thế " đánh chén". Đánh chén xong thì quẹt mỏ kêu quà quà.
Còn chờ gì nữa mà không thanh tra, kiểm tra cái sân sau này.
Họ chủ biên, người chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa, xong, họ viết, họ duyệt sách giáo khoa, xong lập công ti, in, bán.
Bộ mặt con buôn đã lộ sáng.
Phần 2 của phẩm giá các giáo sư, tiến sĩ xin phép được bắt đầu bị báo chí bóc dần:
+
Ngày 1/6/2018, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết được Báo VietnamNet đặt câu hỏi:
"Ông là tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng gần đây có thông tin ông viết sách giáo khoa cho Công ty Cổ phần đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC). Điều này có hợp lý không?"
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết:
"...Tôi đã hoàn thành các đề tài nghiên cứu về mô hình sách giáo khoa môn Tiếng Việt - Ngữ văn cho Viện Nghiên cứu sách giáo khoa và học liệu của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam;
Hoàn thành bản thảo sách Tiếng Việt lớp 1 theo mô hình mà tôi đề xuất cho một đơn vị thành viên được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giao nhiệm vụ là Công ty VEPIC.
+
Ngày 7/5, trong phiên làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Ngô Trần Ái báo cáo về VEPIC:
Ông Ngô Trần Ái báo cáo Đoàn giám sát tập bản thảo sách giáo khoa mới lớp 1 mà một số thành viên ban phát triển chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn xong cho VEPIC trong thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018, trong đó có Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: GDVN.
“Hầu hết các đơn vị mà Đoàn đến làm việc là của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, riêng công ty này không phải, không trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục. Hôm nay chúng tôi rất vinh dự được nói như thế."
Như vậy VEPIC là một công ty tư nhân, và ông Ngô Trần Ái khẳng định VEPIC không phải đơn vị thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thậm chí còn là đối thủ cạnh tranh với đơn vị này trong việc phát hành sách giáo khoa mới.
Nếu quả thực như vậy, làm sao có chuyện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam "giao nhiệm vụ" cho VEPIC như lời Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết?
Đi sâu tìm hiểu mối quan hệ phức tạp này, chúng tôi nhận thấy vấn đề không đơn giản như ông Ngô Trần Ái hay Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã nói.
Như vậy có thể thấy, tuy VEPIC không phải thành viên trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng cũng “từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam” mà ra;
+
Ít nhất có 3 đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là cổ đông sáng lập của VEPIC, chiếm 27,595% cổ phần doanh nghiệp này.
Lúc thành lập VEPIC, ông Ngô Trần Ái khi đó là Chủ tịch danh dự Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (HEID), là một trong 5 người bỏ phiếu nghị quyết của HEID về việc góp vốn thành lập VEPIC.
Ở góc độ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thời điểm thành lập VEPIC ông Ngô Trần Ái là Trưởng ban chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới kiêm Cố vấn cao cấp Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
VEPIC là sân sau của ai? - Giáo dục Việt Nam


GIAODUC.NET.VN
VEPIC là sân sau của ai? - Giáo dục Việt Nam
(GDVN) - VEPIC được thành lập với ông Ngô Trần Ái là người đại diện pháp luật khi ông Ái đang giữ cương vị Trưởng ban chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,983
Động cơ
48,073 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
SÁCH GIÁO KHOA “XÃ HỘI HÓA” : LÁO TOÉT !
Nghe quý vị giáo sư Cánh diều luôn mồm nói bộ sách giáo khoa lớp 1 của quý vị là sách “xã hội hóa”, rồi dẫn nghị quyết này chủ trương nọ về xã hội hóa sách giáo khoa để chứng minh rằng quý vị đây đang đi tiên phong khai phóng nền giáo dục nước nhà, chỉ muốn chửi : Láo toét !
Mọi người cần biết, khoảng vài chục năm nay nhiều ý kiến có trách nhiệm của giới khoa học và dân chúng đề nghị xóa bỏ tình trạng độc quyền, phải nói thẳng là rất đáng kinh tởm của Bộ Giáo dục đối với sách giáo khoa thông qua NXB Giáo dục. Những ý kiến đó va vào đôi tai điếc của nhiều đời Bộ trưởng Giáo dục. Mãi đến năm 2014, sau gần 30 năm đổi mới đất nước chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Quốc hội mới lần đầu tiên đề cập đến việc phá bỏ độc quyền kinh doanh sách giáo khoa trong Nghị quyết 88/2014/QH13 về “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Bản Nghị quyết nêu rõ việc “thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” trên tinh thần “có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học” với nội dung cụ thể như sau :
“Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn. Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo” (hết trích).

Chủ trương này dù đúng đắn nhưng đề ra quá chậm và lập tức bị nhóm lợi ích trong ngành giáo dục lợi dụng triệt để.
Kết quả mới nhất trong việc thực hiện "xã hội hóa" sách giáo khoa là : Năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc, bao gồm 4 bộ do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và 1 bộ mang tên là Cánh Diều của công ty VEPIC phối hợp với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM biên soạn.

“Xã hội hóa” ở đây là có 5 bộ sách, nhưng có tới 4 bộ sách do NXB Giáo dục. Còn 1 bộ Cánh diều thì do Công ty cổ phần đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) thâu tóm, không “phối hợp” với NXB Giáo dục mà “phối hợp” với hai NXB khác để ấn hành. VEPIC là công ty nào ? Nó là công ty có vốn của một số đơn vị của NXB Giáo dục và một số cổ đông khác do một cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục làm Chủ tịch HĐQT. Ông Chủ tịch HĐQT công ty này từng có vài chục năm đứng đầu NXB Giáo dục.

Tôi không nói NXB Giáo dục có sai phạm gì vì tôi không có chứng cứ. Tôi cũng không nói công ty VEPIC kia sai phạm gì, vì tôi cũng không có chứng cứ. Tôi chỉ muốn nói, NXB Giáo dục độc quyền kinh doanh sách giáo khoa mấy chục năm, tự tính đầu vào đầu ra của sản phẩm, bắt buộc học sinh và phụ huynh phải mua sách. Với số lượng sách giáo khoa in ra cực lớn mỗi năm mà giá bán không hề rẻ, siêu lợi nhuận của nó chạy đi đâu ? Dĩ nhiên không chỉ có lợi nhuận theo kế toán chạy, lợi nhuận còn chạy từ giá cả của nguồn giấy khổng lồ và từ vô số chi phí đầu vào của giá sách. Không ai biết, dù có kiểm toán cũng không thể biết. Do lợi nhuận khổng lồ của việc kinh doanh sách giáo khoa, nên Quốc hội vừa mới “xã hội hóa” sách giáo khoa thì đã có ngay cái VEPIC thoát thai từ NXB Giáo dục đứng ra giăng lưới thâu tóm. “Xã hội hóa” sách giáo khoa ở chỗ nào vậy ? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có trả lời được không ?
Những người hay chữ cứ mở miệng ra là xã hội hóa xã hội hóa, nói không biết ngượng mồm. “Quà quà” lêu lêu.
HOÀNG HẢI VÂN

Trưởng Thôn
Túm lại họ làm sgk ko phải vì cái tâm, vì muốn thay đổi để gd đc tốt hơn, mà chỉ vì tiền, vì tiền nên càng cải cách thì càng thảm họa, và cuối cùng gd càng nát thêm.
Em nghĩ bài này ở một khía cạnh nào đó cũng không sai đâu. Em quen một người phụ trách bán SGK của Nhà XBGD, 2 con đều đi nước ngoài học chứ không học sách của bố mẹ bán.
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
337
Động cơ
132,347 Mã lực
Em e rằng có rất nhiều người đang "nhân danh" cái thiện ý, dựa vào cái "quan tâm" để thỏa mãn âm mưu hoặc thú tính của mình.

Đọc văn là thấy ngay. Thiện ý và quan tâm thật thì nhận định sẽ khách quan, nhẹ nhàng, có văn hóa, có khen có chê... nói chung là thể hiện sự cần nhắc, phản biện nghiêm túc.

Nhưng phần lớn là những lời mạt sát, xúc phạm, chửi bới... tuôn ra ào ạt về sách và cả về cá nhân những người viết sách. Thiện ý kiểu gì?
Vậy thì cụ đáp lại những còm kiểu thế, em thấy trong này có nhiều bài phê bình xác đáng mà. Bài viết nào mang tính thoả mãn “thú tính” thế cụ? Em cũng chưa có time lội đủ mấy chục trang. Mạt sát, xúc phạm cá nhân là sai nhưng có những cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc tiêu tốn tiền thuế của dân để làm ra sách không chất lượng.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Chính xác là ai chọn vậy bác ? Giám đốc sở, trưởng phòng quận huyện hay giáo viên giảng dạy ?
Trường khác tôi không biết, trường con tôi thì trường lập ra hội đồng gồm hiệu trưởng, một số giáo viên... bàn luận và bỏ phiếu chọn.

Cô giáo dạy con tôi cũng ở trong hội đồng này và cũng bỏ phiếu Cánh Diều, tôi có trao đổi cụ thể với cô về việc chọn sách này cũng như nội dung của nó.
 

Booong

Xe tăng
Biển số
OF-194986
Ngày cấp bằng
21/5/13
Số km
1,106
Động cơ
426,258 Mã lực
Không có tiền thì người làm sẽ không có động lực; nhưng dính đến tiền thì sẽ bị chi phối. GS thuyết trước đây rất đạo mạo, tử tế, nhưng dính vào vụ sách này, dính tới lợi ích là mất tất cả. Tâm không sáng thì khó nói lắm, càng nói sẽ càng chối. Tiếc cho GS thuyết.
 

VNZZ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744086
Ngày cấp bằng
24/9/20
Số km
220
Động cơ
61,000 Mã lực
Tuổi
36
Đằng sau nó là một tràng lý do thì cụ chỉ trích ra 1 từ rồi chửi, hay thật.
Thế cái này thì sao: Hội đồng thẩm định chỉ ra các “hạt sạn”, nhưng hội ông Thuyết không chịu sửa. Và Hội đồng vẫn nhất trí thông qua 100%. Vậy là trời không chịu đất thì đất phải chịu trời?
 

VNZZ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744086
Ngày cấp bằng
24/9/20
Số km
220
Động cơ
61,000 Mã lực
Tuổi
36
Vì cụ không nói gì nên tôi tạm hiểu cụ đang dẫn chứng 1 cái vô lý phải ko? Tôi thấy GS phản hồi là, một trong số các lý do họ phải dùng từ thay thế vì các âm kia trẻ chưa được học.
Thế cứ vần chưa đọc được thì lấy các từ địa phương, từ lóng cho vào thay thế? Vậy nếu học sinh chưa học vần “ăm” thì dùng từ “đ*t” của miền Trung để thay cho từ “đánh rắm”?

Mà cụ đã nghe từ “khổ mỡ” bao giờ chưa? Em thì chỉ nghe đến “khổ vải”, “áo quá khổ” thôi, dù thằng bạn bảo quê nó có nói “khổ mỡ”.
 

nguarung

Xe điện
Biển số
OF-15945
Ngày cấp bằng
4/5/08
Số km
2,046
Động cơ
527,029 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Thế cái này thì sao: Hội đồng thẩm định chỉ ra các “hạt sạn”, nhưng hội ông Thuyết không chịu sửa. Và Hội đồng vẫn nhất trí thông qua 100%. Vậy là trời không chịu đất thì đất phải chịu trời?
Trong thời gian chờ kết quả thẩm định thì phải dừng việc dạy bằng bộ sách này chứ nhỉ
 

VNZZ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744086
Ngày cấp bằng
24/9/20
Số km
220
Động cơ
61,000 Mã lực
Tuổi
36
Trong thời gian chờ kết quả thẩm định thì phải dừng việc dạy bằng bộ sách này chứ nhỉ
Thẩm định thì xong lâu rồi cụ. Giờ là “rà soát” lại kết quả thẩm định. Mà giờ dừng dạy bộ sách này thì phải làm sao bây giờ? Đổi bộ sách khác, tập huấn lại giáo viên? Tất cả đổ lên đầu con em chúng ta hết.
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Quyền chú động sáng tạo của giáo viên chính là chỗ này. Có trình độ có tâm thầy cô xử lý được hết?
Nhà cháu chưa thông về cái Quyền chủ động sáng tạo hay Buộc phải giải quyết tồn tại mà nội dung của SGK đã đưa ra ?
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,229
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Cứ vòng vo để dân tình rảnh rỗi phải ngồi google :)

 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực
Có biến gì không nhỉ?! :-? <:-P

Rất nhiều bạn đọc đã đề nghị như vậy với SGK lớp 1.

Bạn đọc CCB 559 bức xúc: Giáo dục là tương lai của đất nước, cớ sao Bộ Giáo dục và Đào tạo lại xem như chuyện bình thường - chỉ cần rà soát và chỉnh sửa. Những sai sót này đâu có thể sửa sai một cách đơn giản như vậy. Sách mà đầy sạn thì không nên sử dụng.

Bạn đọc Liem thẳng thắn: "Nói thật với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đầu óc trẻ con mới vào lớp 1 chưa phát triển bao nhiêu, vậy nên chỉ cần sử dụng SGK lớp 1 của các năm trước cho các cháu học là đủ, không cần phải sáng tác gì thêm cho đỡ tốn kém, đỡ thảm họa cho gia đình và xã hội".

SGK Tiếng Việt lớp 1 vừa phát hành: Nên thu hồi! - Ảnh 1.

SGK Tiếng Việt lớp 1 nhiều sai sót gây bức xúc dư luận​

"Không lẽ Việt Nam mình không có thơ, văn hay sao mà phải trích từ nước ngoài, SGK mà câu từ lủng củng, khó đọc, khó nhớ. Đã là SGK chung cho cả nước thì dùng từ phải thông dụng, phổ biến" - bạn đọc Le Duyen góp ý.

Bạn đọc Huy Quang bực bội: Lấy từ điển Hoàng Phê ra để bao biện. Từ điển thì đủ loại từ. Nhưng dùng thế nào mới là quan trọng!

"Các vị phải biết rằng đây là SGK cho học sinh lớp 1, tâm hồn các cháu tựa như tờ giấy trắng, không thể đem những từ ngữ của "dân chợ trời" ra để gieo vào đầu con trẻ"; "Các cháu sao đã có thể hiểu từ ăn có thể nói là "nhá", là "gặm" là "đớp" là "chén"? Như vậy, khi người lớn yêu cầu cháu hãy ăn đi, cháu sẽ nói là cháu đang "nhá" đây; hay cháu đang "đớp" đây hoặc cháu đang "chén" đây. Ông Bộ trưởng nghĩ sao về cách dạy này?" - nhiều bạn đọc bất bình nêu ý kiến.

Bạn đọc cũng đặt ra nhiều câu hỏi: Hội đồng vừa thẩm định vừa rà soát liệu có khách quan không? Chẳng lẽ chúng ta dạy cho con trẻ trở thành lớp người luôn nghi kỵ, không tin tưởng lẫn nhau như để tránh rơi vào cảnh như cá bị cò lừa gạt, lớp người lười nhác, trốn việc như ngựa Tía?

Bạn đọc Hà Thủy cũng tâm tư: Trẻ em Việt nam khó tiếp thu ca dao, tục ngữ Việt Nam hơn truyện ngụ ngôn nước ngoài hay sao? Bạn đọc Nguyễn Thành Phước thì băn khoăn: Sách tiếng Việt dùng chung cho cả nước mà lại dùng khá nhiều từ một vùng miền liệu có chuẩn?

Bạn đọc Công Thành thì bộc bạch: Thời của chúng tôi ca dao, tục ngữ mẹ ru thuở còn thơ đã ngấm vào máu thịt, nhân sinh quan đặc biệt là tình yêu quê hương, ông bà, cha mẹ. Dạy cho con nít biết lẽ phải, lòng nhân từ, bao dung và không côn đồ, hiếu thắng, bạc nghĩa. Dạy làm người tốt...
Chẳng lẽ những điều này không còn phù hợp sao?

"Đã thẩm định xong để đưa ra giảng dạy, bây giờ còn rà với soát gì nữa. Việc này là việc quốc gia, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai mà như thế, cả một hội đồng thành lập ra để làm gì? Những người có trách nhiệm xin đừng bao biện nữa. Và sách SGK chi chít sạn này không cần phải rà với soát gì mà tốt nhất là nên thu hồi"- nhiều bạn đọc đề nghị.

Hiếu Trung
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,806
Động cơ
304,020 Mã lực
Trong thời gian chờ kết quả thẩm định thì phải dừng việc dạy bằng bộ sách này chứ nhỉ
Dừng hay ko dừng, dạy hay ko dạy, chết hay ko chết ... tất cả đổ dồn lên đầu con em chúng ta cả :(
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Cánh Diều và xã hội hoá SGK
PTT Vũ Đức Đam hôm qua triệu hồi bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gắt vụ SGK. Đó là phản xạ tốt của lãnh đạo cấp cao.
Xem ông Đam chỉ đạo, tôi biết ông có đọc facebook, một năng lượng cởi mở. Ông Đam nói rằng, dân có thể phản ứng gay gắt nhưng bộ phải chân thành tiếp thu, khắc phục.

Tuy nhiên, đó có thể xem là tư duy đuổi bắt sự vụ. Có lẽ ông nên chỉ đạo một cuộc thanh tra độc lập. Phải tìm hiểu vì sao sự cố lớn như vậy lại xảy ra với giáo dục, với sách, nhất là sách cho trẻ em chập chững vào trường học.
Quy trình duyệt sách, Bộ GD-ĐT đảm nhiệm khâu tối thượng, không thể nói vô can. Bộ không thể xã hội hoá bằng cách “khoán gọn” cho NXB như vậy. Bộ cũng không thể ra một văn bản chỉ đạo Hội đồng thẩm định cũ đi rà soát lại sách. Đó là một động tác giả để phủi trách nhiệm.
Phải quy trách nhiệm người đứng đầu thì mọi việc mới ra ngô ra khoai. Còn nếu lơi khơi như vậy, chắc rằng trước sau gì vụ việc cũng rơi vào im lặng.

Xa hơn, có lẽ Chính phủ nên soi xét lại chính sách xã hội hoá SGK. Xã hội hoá làm gì để một quốc gia nhiều đầu sách, chẳng ai giống ai. Theo tôi, xã hội hoá không phải như vậy. Tại sao không viết một bộ sách rồi xã hội hoá in ấn, phát hành? Như vậy thống nhất nội dung nhưng giá cả tự do và có cạnh tranh thực chất.

Cả một nền giáo dục, một quốc gia văn hiến không lẽ không viết được bộ sách có giá trị lâu bền? Nhà nước thuê người khả tín viết, tri ân thù lao cực cao, thậm chí đặt tên đường luôn. Việc này không khó, chỉ cần năng lượng cởi mở. Xã hội hoá kiểu giao khoán bán thầu thì gian thương có thừa đất dụng võ, múa gậy vườn hoang, loạn quân xanh quân đỏ.
Tôi chưa từng thấy địa hạt nào mà kiếm lợi dễ dàng và bền vững bằng giáo dục, y tế cả. Thậm chí, họ có thể nhìn thấy trước lợi nhuận nếu bẻ cong được cơ chế.
Thực trạng đáng buồn là càng xã hội hoá càng cải cách, càng thương nhớ sách vở ngày xưa. Cái mất đi nhiều nhất chính là giá trị nhân văn, linh hồn của giáo dục!
Nguyễn Tiến Tường
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top