Hồi bé cháu có đọc chuyện mấy con ngựa của cụ Tôi thấy hình như ý nghĩa không phải thế.? Cụ nào còn nhớ không ợ?
Mời cụ thớt và cái đám thắc mắc linh tinh đi DỰ GIỜ để mở mang tầm mắt đê , kẻo cứ ngồi một chỗ mà kiện cáo vớ vẩn !....Thấy bài này khá hay em tích lại cho cụ mợ đọc
Không ít phụ huynh, giáo viên lo lắng về nội dung của những câu chuyện dân gian, ngụ ngôn đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 không thể hiện rõ tính giáo dục.
Câu chuyện trong sách khiến phụ huynh lo lắng
NGHĨA HIẾU
Không chỉ phàn nàn về những từ ngữ đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 chưa phù hợp, phương ngữ, ít người biết, các phụ huynh còn lo lắng về nội dung của những câu chuyện dân gian, ngụ ngôn mà học sinh lớp 1 được học.
Dạy tính lừa lọc, mưu mẹo?
Một bạn đọc có con học lớp 1 đã chụp hình sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh diều) bài 63- Ôn tập với phần Tập đọc là truyện dân gian Việt Nam có tên Cua, cò và đàn cá với nội dung như sau:
“Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết.
Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá”.
Từ nội dung câu chuyện trên, bạn đọc hoang mang: “Nếu để ôn tập, rèn kỹ năng đọc, vốn từ thì kho tàng truyện dân gian có hàng ngàn câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Cớ sao các nhà biên soạn sách lại lấy một câu chuyện có tính chất lừa lọc, mưu mẹo, gian xảo để cho học trò đọc và học. Tên câu chuyện là Cua, cò và đàn cá nhưng không thấy xuất hiện “nhân vật cua”, con tôi thắc mắc hỏi “cua đâu bố?”, tôi thật sự không biết giải thích với con thể nào? Và đã đành hẹn để đọc lại rồi giải đáp chứ không dám trả lời theo logic câu chuyện là bởi vì cò trước khi lừa cá thì đã lừa và “chén” cua rồi”.
Học gì qua câu chuyện dạy nhau cách trốn việc?
Một bài tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều)
NGHĨA HIẾU
Tương tự, chị Nguyễn Quỳnh Trang, phụ huynh lớp 1 ở Q.12 (TP.HCM) phản ứng về câu chuyện Hai con ngựa trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh Diều) ở trang 157:
“Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:
- Chị làm hùng hục như thế để làm gì?
Ngựa ô ngạc nhiên: Không làm thì ông chủ mắng
- Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn.
Ngựa ô lẩm bẩm: “Có lí lắm”
Phụ huynh học sinh này nói: “Dạy học sinh các từ chăm chỉ, lười biếng nhưng lại lấy một câu chuyện phản giáo dục, với chiêu trò của 2 con ngựa chỉ nhau cách trốn việc, làm việc thiếu trách nhiệm. Học sinh sẽ học, phát triển tư duy năng lực thế nào từ những câu chuyện tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 như thế này?. Tôi thật sự lo lắng”.
https://thanhnien.vn/giao-duc/nhieu...iet-lop-1-khong-ro-tinh-giao-duc-1288917.html
Để trích ảnh toàn bộ cho mn dễ theo dõi..,
Ngay từ #1 đã cấp link cho cccm rồi mà, bài đọc 2 cũng có sẵn màmở trang sau đọc nốt chứ, câu chuyện đã hết đâu
Chú ngựa sang sôngHồi bé cháu có đọc chuyện mấy con ngựa của cụ Tôi thấy hình như ý nghĩa không phải thế.? Cụ nào còn nhớ không ợ?
đội ơn cụ nếu cụ có cho em xin giai đọan thập niên 70 nhé . còn 80 thì thôi em kg xin . thanks cụNếu cụ thích em up lên sgk các thời kỳ cho
Phần sách dưới là phần sách cải cách năm 81, nội dung có phần khác trước chút ít, ví dụ như phần Ghép Vần dưới trang sách hay hình được thêm mầu, chữ in cũng cải cách thiếu nét.Nói thật đọc sách thời này em không hiểu đang viết gì nữa.... mời các cụ so sánh SGK xưa và nay
Ý kiến của cụ đã được lên báoTrong bộ sách Cánh Diều chủ biên bởi GS Nguyễn Minh Thuyết
“Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả.
Một đêm, ngựa tía thắc mắc: “Chị làm hùng hục như thế để làm gì?”.
Ngựa ô ngạc nhiên: “Không làm thì ông chủ mắng”.
“Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn”.
Ngựa ô lẩm bẩm: “Có lí lắm”.
Trước đây có đọc qua chuyện ngụ ngôn Hai con ngựa - được ghi chú là ngụ ngôn khuyết danh như sau
Chuyện hai con ngựa
"Ngựa Cái ngày đêm không làm lụng gì hết và chỉ tha thẩn trên cánh đồng, còn Ngựa Đực đêm đêm mới được thả đi ăn, ban ngày phải cày đất. Thấy vậy Ngựa Cái mới bảo Ngựa Đực:
- Anh việc gì phải kéo cày? Giá tôi ở địa vị anh thì tôi không có chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại.
Sang ngày hôm sau, Ngựa Đực bèn nghe lời Ngựa Cái. Bác nông dân thấy Ngựa Đực trở nên ương bướng, bèn đóng Ngựa Cái vào vai cày."
Chương 2: Ngựa đực ngựa cái, Những Câu Chuyện Ngụ Ngôn Hay Nhất, Tác giả Khuyết Danh
Chương 2: Ngựa đực ngựa cái, Những Câu Chuyện Ngụ Ngôn Hay Nhất, Tác giả Khuyết Danh, Truyện cổ tích, Sách trẻ emkilopad.com
Ý nghĩa của câu chuyện này là "Xúi giục kẻ khác làm bậy trước tiên làm hại chính mình"
Tập thơ ngụ ngôn của Lev Tolstoy có đề cập đến bài thơ này, nhưng là Ngựa đực và ngựa cái
Chương 2: Ngựa đực và ngựa cái, Truyện thơ ngụ ngôn, Tác giả Lev Tolstoy
Chương 2: Ngựa đực và ngựa cái, Truyện thơ ngụ ngôn, Tác giả Lev Tolstoy, Teen, Giới trẻ, Tiểu thuyếtkilopad.com
Có tác giả cho rằng đây là chuyện ngụ ngôn của Aesop , nhưng tìm hiểu nguồn hiện có thì không có câu chuyện này
158 Truyện Ngụ Ngôn Aesop
Khi nói tới chuyện ngụ ngôn, người ta thường liên tưởng tới thi sĩ La Fontaine bên Âu châu ở vào thế kỷ thứ 17. Ông đã có công sưu tầm và diễn tả chuyện ngụ ngôn ra bằng thơ trong 12 tuyển tập, làm say mê bao nhiêu người trong suốt ba thế kỷ qua. Tuy nhiên những chuyện ngụ ngôn được truyền tụngsites.google.com
Vậy ông Hoàng Minh kể phỏng theo Lép Tôn-XTôi , vậy ông Lép Tôn-XTôi có phải là ông Lev Tolstoy ở link dưới đây ???
Lev Nikolayevich Tolstoy – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
Vì không hiểu mục đích câu chuyện kể của ông Hoàng Minh, đồng thời cũng không hiểu mục đích của ông GS Nguyễn Minh Thuyết khi đưa câu chuyện này vào sách tiếng Việt lớp 1 ????