Ở đời không ai nắm tay cả buổi, cũng như không thể đảm bảo lái xe cả đời trên đường không dính đèn lỗi tín hiệu hoặc vạch, biển, đèn cãi nhau, đặc biệt khi việc dùng xe là phương tiên mưu sinh chứ không chỉ là phương tiện đi lại. Và biết đâu ngoài việc than thở, họ có thể có phản ứng Chí Phèo, gây bất lợi cho xã hội mà nếu với mức phạt thỏa đáng hơn, việc đó sẽ không xảy ra?
Cái gì bác cũng phải chấp nhận có 2 mặt cả, bác ạ.
Nếu bác phạt nhẹ, mức lan toà và răn đe hiển nhiên sẽ thấp hơn mức phạt nặng.
Nó cũng như án phạt Quên xi nhan vào 4h sáng và 4h chiều là giống nhau, nhưng hậu quả có thể xảy ra thì nó khác hẳn nhau, và ta đành phải chấp nhận việc đó.
Để khoả lấp cái này, tụi Switzerland và Finland có trò: Phạt theo thu nhập.
Đấy cũng là 1 cách tốt.
Người nhà tôi bị, và bị phạt 140Euro vì nó là sinh viên; nhưng bạn nó bị, và dính án hơn 500Euro - cho cùng 1 lỗi vi phạm, vì cậu ấy đi làm rồi.
Có thể có vài nước khác áp dụng hình phạt tương tự.
Thế nên, chắc chắn là "
không ai nắm tay cả buổi", vậy bác phải nỗ lực để Xác suất bác mất cảnh giác nó được tối thiểu hoá; cũng như khấn các cụ gánh hộ, để cái lúc không may vẫn Mất cảnh giác, thì nó rơi vào lúc không có ai hoặc không có hậu quả hoặc không có cu lít.
Bù lại, với mức phạt nặng, bác sẽ hy vọng có được 1 môi trường giao thông an toàn hơn cho chính cá nhân bác, như vài hình ảnh ngày đầu tiên đã thể hiện. Và như thế, cái Xác suất bác "
không ai nắm tay cả buổi", nó sẽ hạ xuống thấp hơn nữa.