[Funland] Tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến dịch bệnh COVID-19 / Phần 4 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Trạng thái
Thớt đang đóng

The Tank

Xe điện
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
4,274
Động cơ
502,101 Mã lực
Chả phải ai nhiễm covid cũng chết ngay, chỉ có 20% trở nặng mới cần trợ giúp Y tế. Vấn đề là chúng ta tuyên truyền để người dân biết triệu chứng và chuẩn bị sẵn xe cứu thương để di chuyển bệnh nhân là OK. Nếu 2 cái này cũng ko làm đc thì nên nghỉ cho người khác làm, không biện hộ linh tinh!
Tư tưởng của cụ giống Tây! Thời điểm bây giờ thì vẫn đang cãi nhau chưa biết Tây hay Ta đúng.
Nhưng ở Ta, ngay SG gọi xe còn ko có, mà có xe đưa đến BV còn quá tải ko nhận đc bn thì mới sinh tranh luận. Chưa nói tỉnh lẻ!
 

tromtrau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-13219
Ngày cấp bằng
16/2/08
Số km
3,628
Động cơ
555,297 Mã lực
Ngôn ngữ không phù hợp - Chửi bới lãnh đạo chính quyền nhà nước
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 17/11/21)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,140
Động cơ
400,780 Mã lực
Nếu đóng thì em vote đóng cả nước 1-2 tháng nữa luôn rồi mở lại một loạt chứ cứ mở ra như bây giờ cũng có làm ăn được gì đâu vì thằng mở thằng đóng...khác gì hàng không đi mà đủ các loại điều kiện như thế mấy ai đi được, chưa kể vé thì đắt và khó đặt. Ví dụ ông nào định đi vào Sài gòn độ 2 ngày thì lúc ra không đặt được vé thế là thành đi 3-4 ngày....lỡ hết cả việc
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
Đề nghị xoá khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, đưa y tế về cơ sở

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cho rằng đã đến lúc xoá bỏ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến và thay vào đó là hình thành mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo cấp phường, xã.

Đó là kiến nghị được bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu nêu tại cuộc gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 diễn ra chiều nay, 18.10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
 

bungbvt

Xe tăng
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
1,817
Động cơ
322,297 Mã lực
Chả phải ai nhiễm covid cũng chết ngay, chỉ có 20% trở nặng mới cần trợ giúp Y tế. Vấn đề là chúng ta tuyên truyền để người dân biết triệu chứng và chuẩn bị sẵn xe cứu thương để di chuyển bệnh nhân là OK. Nếu 2 cái này cũng ko làm đc thì nên nghỉ cho người khác làm, không biện hộ linh tinh!
Bác nói thì dễ lắm. Quan trọng là: tiền đâu? Thứ 2: các tỉnh dù nghèo nhưng sẵn sàng trợ giúp các tỉnh có dịch vằng cách huy động nhân lực tinh túy nhất. Gần đây nhất là miền nam. Đoàn 1 đi hơn 2 tháng thì rút về, cử đoàn 2 vào thay thế. Đoàn 1 ra đang cách lý theo dõi thì tỉnh bùng dịch. Nhân lực đã thiếu lại càng thiếu. Chi phí cho phòng dịch cực tốn kém. Bác hình dung thế này: cung cấp thức ăn, nước uống cho hàng nghìn con người, vài ngày lại test đồng loạt... ( Đây là những người theo dõi trong khu cách ly). Tại bv dã chiến ( theo dõi, điều trị f0) lúc nào cũng phải sẵn nhân lực, đồ bảo hộ, suất ăn, xét nghiệm... Giầu như SG còn vỡ trận, tỉnh nghèo chịu sao thấu. Nghèo nên chơi ngăn chặn xâm nhập kỹ càng từ đầu, ít ra trong tỉnh còn có rau cháo nuôi nhau. Để bùng dịch thì ngân sách không tải nổi. LD nào chả muốn mở cửa thoải mái, không mở cửa ld cũng lo ngáy ngáy ra ấy chứ. Nhưng mở cửa dính dịch thì chịu sao thấu. PT mấy ngày nay thật sự đang trong tình trạng này bác ạ.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,784
Động cơ
483,005 Mã lực
Nơi ở
rừng
Bác nói thì dễ lắm. Quan trọng là: tiền đâu? Thứ 2: các tỉnh dù nghèo nhưng sẵn sàng trợ giúp các tỉnh có dịch vằng cách huy động nhân lực tinh túy nhất. Gần đây nhất là miền nam. Đoàn 1 đi hơn 2 tháng thì rút về, cử đoàn 2 vào thay thế. Đoàn 1 ra đang cách lý theo dõi thì tỉnh bùng dịch. Nhân lực đã thiếu lại càng thiếu. Chi phí cho phòng dịch cực tốn kém. Bác hình dung thế này: cung cấp thức ăn, nước uống cho hàng nghìn con người, vài ngày lại test đồng loạt... ( Đây là những người theo dõi trong khu cách ly). Tại bv dã chiến ( theo dõi, điều trị f0) lúc nào cũng phải sẵn nhân lực, đồ bảo hộ, suất ăn, xét nghiệm... Giầu như SG còn vỡ trận, tỉnh nghèo chịu sao thấu. Nghèo nên chơi ngăn chặn xâm nhập kỹ càng từ đầu, ít ra trong tỉnh còn có rau cháo nuôi nhau. Để bùng dịch thì ngân sách không tải nổi. LD nào chả muốn mở cửa thoải mái, không mở cửa ld cũng lo ngáy ngáy ra ấy chứ. Nhưng mở cửa dính dịch thì chịu sao thấu. PT mấy ngày nay thật sự đang trong tình trạng này bác ạ.
Thôi thì em lấy vd hộ cụ. VN nên áp dụng kiểu Âu, Mỹ mới đúng ( mới 4 tháng trong MNam đã hết tiền )
 

giả.thành

Xe tải
Biển số
OF-537120
Ngày cấp bằng
14/10/17
Số km
317
Động cơ
179,674 Mã lực
Ngôn ngữ không phù hợp - Chửi bới lãnh đạo chính quyền nhà nước
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 17/11/21)
E đọc vẫn còn còm, bấm vào quote cụ thì thấy chã đã soát rồi.
Các cụ thích và đề cao phản biện xã hội... vậy nên tôn trọng các ý kiến không thuận tai mình hay lợi ích của mình.
Nam định, Thái bình: em nói thật là 2 tỉnh này trũng nhất vùng, đóng chặt thì mỗi tỉnh này chả có cửa gì làm ăn mà loe ngoe. Giai đoạn trước NQ218 Nam định ngăn cả người chạy qua QL21 và QL10 về Thái bình là kiểu tư duy gì vậy.
Vụ Ý yên vừa xảy ra là người từ chỗ nào cõng dịch về, dân đi qua, dân vãng lai hay người về cố hương? Em đi trên cao tốc, đoạn Ý yên trước đây có 1 điểm cẩu người và đồ qua rào lên cao tốc, mấy tháng dịch em không đi đâu nên không biết có còn không.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Xem tọa đàm Trở lại "Bình thường mới" trên VTV chợt nhận ra thất bại trong phòng dịch đã mở ra cơ hội để lập chiến công trong chống dịch ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

bungbvt

Xe tăng
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
1,817
Động cơ
322,297 Mã lực
Thôi thì em lấy vd hộ cụ. VN nên áp dụng kiểu Âu, Mỹ mới đúng ( mới 4 tháng trong MNam đã hết tiền )
Mn để bung bét ra thế thì phải mở vì không chịu được. Tỉnh khác người ta đã mất một lượng tiền rất lớn để bóc F0, chiến thuật họ rõ ràng, bóc hết f0, ngăn chặn f0 xâm nhập, phát hiện f0 xâm nhập khi còn ít thì vẫn đủ sức điều trị, cộng đồng vẫn rau cháo nuôi nhau, cầm cự đợi vắc xin. Đến lúc có vắc xin vãn sẵn sàng nhường vùng dịch với hy vọng cầm cự tốt đến lúc dc tiêm. Bác nhìn thấy lúc mn vỡ trận để áp vào vùng còn đang an toàn là chủ quan. Kể cả ô H, ông ta sống trong danh gia vọng tộc, ở Kinh Thành, sao biết dc có nơi còn không có tiền đóng học phí cho con, có nơi vẫn có người không nói dc tiếng kinh.
 

giả.thành

Xe tải
Biển số
OF-537120
Ngày cấp bằng
14/10/17
Số km
317
Động cơ
179,674 Mã lực
Đề nghị xoá khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, đưa y tế về cơ sở

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cho rằng đã đến lúc xoá bỏ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến và thay vào đó là hình thành mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo cấp phường, xã.

Đó là kiến nghị được bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu nêu tại cuộc gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 diễn ra chiều nay, 18.10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Anh Hiếu nên làm tốt việc chuyên môn và quản lý ở phạm vi và tầm của anh thì tốt hơn.
Mẫu của anh còn quá nhỏ để mang tầm quốc gia. Nông thôn VN và những chỗ thành thị hóa nông thôn trong 20 năm qua chỉ thay áo thôi. Không tập trung không quản được anh trí thức ạ.
Các TP vừa qua, các ông bà trên mạng (à em đọc mỗi of thôi, 1 góc rất bé) đều kêu gọi ý thức, phê phán ý thức kém các thể loại, cơ bản là ý thức của người khác là nhôm nhựa, mình là sắt gang. Nhưng khi mình gặp việc thì mình luôn là nhất, kệ cmn các thể loại xung quanh.
 

tieuchau6789

Xe hơi
Biển số
OF-789770
Ngày cấp bằng
9/9/21
Số km
115
Động cơ
25,050 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Tư tưởng của cụ giống Tây! Thời điểm bây giờ thì vẫn đang cãi nhau chưa biết Tây hay Ta đúng.
Nhưng ở Ta, ngay SG gọi xe còn ko có, mà có xe đưa đến BV còn quá tải ko nhận đc bn thì mới sinh tranh luận. Chưa nói tỉnh lẻ!
Thực ra theo em hiểu thì có một số người có quan điểm thế này ạ: trong 100 người mắc Covid thì khoảng 80% là nhẹ, không triệu chứng => số này nếu gia đình có điều kiện thì nên được cách ly và điều trị tại nhà (tất nhiên vẫn cần y tế phường xã quan tâm cấp thuốc, và người nhà phải theo dõi chăm sóc kỹ để nếu trở nặng, SPO2 giảm thì phải đưa đi viện ngay), còn y bác sĩ trong các bệnh viện sẽ tập trung chăm sóc 20% còn lại ( và những người không đủ điều kiện tự cách ly điều trị tại nhà).

Sẽ thật lý tưởng nếu như 80% "tại nhà" đó đều có ý thức tốt để không đi lại khắp nơi và làm lây cho những người xung quanh. Tinh thần thoải mái, được ăn uống đầy đủ lại có người thân chăm sóc sẽ giúp số F0 "nhẹ" này mau chóng vượt qua. Hoặc lỡ có trở nặng thì bệnh viện vẫn còn chỗ, xe cứu thương vẫn sẵn sàng.

Họ cho rằng nếu gom hết F0 lẫn F1 đi cách ly tập trung, thì lực lượng y tế sẽ phải chăm sóc cho cả 20 người nặng, 80 người nhẹ, và thêm vài trăm người "có nguy cơ". Nếu vượt ngưỡng khả năng của địa phương thì có thể xảy ra tình trạng người "có nguy cơ" bị lây chéo rồi thành người bệnh, người bệnh thiếu ăn nên thành người nặng, người nặng thì không được chăm sóc kịp thời (do quá đông) nên khó thở không ai hay. Thấy quanh mình "mười phần chết bảy còn ba" cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng người bệnh khiến họ càng suy sụp, thiếu ngủ, mất sức. Hoặc chỗ người không bệnh thì bị bắt đi tập trung => ức chế, còn chỗ khác người bệnh nặng lại không nhập viện được do bệnh viện hết chỗ, thiếu xe cứu thương...

Dồn hết nhân lực, vật tư y tế tập trung vào chữa Covid thì các bệnh khác cũng có thể bị xem nhẹ => sẽ có những người không nhiễm Covid nhưng lại vì Covid mà chết ( Ví dụ: bị đột quỵ nhưng không được cấp cứu kịp thời do các bệnh viện quá tải, bị ung thư nhưng phát hiện trễ do ngại đi khám bệnh trong mùa dịch, cần mổ gấp nhưng phải đợi kết quả test PCR nên bệnh diễn biến nặng hơn, cần chuyển viện từ tỉnh lên thành phố lớn nhưng không kịp do giãn cách, sợ dịch hoặc bệnh viện từ chối nên không tái khám được làm các bệnh mãn tính chuyển biến xấu...)


Còn quan điểm của "bên còn lại" thì phản đối việc cho F0 nhẹ và F1 cách ly tại nhà. Lý do là lấy gì bảo đảm được 80% kia là "nhẹ"? Nửa đêm trở nặng bất ngờ làm sao xử lý kịp? Máy thở, bình oxy đâu ra? Người nhà làm sao chăm sóc tốt được bằng y bác sĩ có bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm? Từ 80 F0 "nhẹ" nhưng đi lung tung không kiểm soát, rồi từ đó"đẻ" ra 800 hoặc 8000, thậm chí 80 ngàn ca F0 mới thì chẳng phải còn quá tải hơn sao? Trông chờ gì vào cái gọi là "ý thức tự giác" của những người cách ly tại nhà? Họ nhẹ, họ có điều kiện, nhưng lại làm liên lụy tới những người già yếu hoặc trẻ em, người có bệnh nền không tiêm vaccine được, người ở những tỉnh lẻ chưa được phân bố vaccine nhiều... thì sao?


Chuyện đúng sai thì có lẽ phải nhiều năm sau nhìn lại mới có thể có kết luận chính xác. Còn hiện tại cãi nhau có lẽ cũng chẳng được gì khi mà ý kiến của mỗi người chưa chắc tác động được tới chính quyền địa phương mình, hoặc y tế nước mình. Nên có khi người muốn "mở" thì lại chật vật ở chỗ "đóng", người hô hào "đóng" thì lại thất vọng khi địa phương mình cứ "mở". Em nghĩ bản thân mỗi người hãy cố gắng linh động trong bất kỳ hoàn cảnh nào, để bảo vệ hết mức có thể cho bản thân và gia đình.

Như em, thứ duy nhất em có thể hiện tại là cố gắng thuyết phục mẹ em ở quê chịu đi tiêm vaccine ( và trộm vía nay đã tiêm được 1 mũi). Cha em trên 65, xã chưa có đợt tiêm, thì phải ở yên trong nhà không được đi đâu, càng miễn tiếp khách. Em bắt mẹ em đi làm về phải thay quần áo ngay rồi mới được tiếp xúc với cha. Em giãy lên với chị gái em đang làm dâu ngoài Huế vì hai tháng trước còn cho cháu em đi "học tư" tại nhà cô giáo, dù chị em một mực khẳng định là "không sao đâu chỉ có hai ba đứa học thôi, gần nhà lắm". Em cố thuyết phục bạn bè em đi tiêm vaccine ngay khi có cơ hội, bất kể loại nào, dù em vẫn nói với họ em biết vaccine Covid thực ra được nghiên cứu và sản xuất trong thời gian rất ngắn, chưa đủ để kết luận được gì về các tác dụng phụ lâu dài...

Còn bản thân em đang ở SG, TP đã chọn "sống chung với dịch", em đi làm lại, thì em phải quen với việc "F0 có thể quanh mình", phải tự biết là nếu lỡ chẳng may có nhiễm thì khả năng cao mình sẽ một mình một phòng, uống thuốc, hết bệnh lại tiếp tục đi làm. Lỡ bệnh mà có muốn vào viện cũng chưa chắc được. Và từ giờ đến tết, trừ khi thực sự khẩn cấp, nếu không em sẽ chẳng về quê, dù tỉnh em giờ đã có văn bản mới cho phép người tiêm hai mũi + xét nghiệm âm tính được cách ly tại nhà. Thậm chí nếu tình hình không ổn, hoặc cha em tới đó vẫn chưa được tiêm, thì có thể tết cũng sẽ không về, càng lo cho cha mẹ lại càng không thể về, vì nghề mình tiếp xúc nhiều, có kỹ tới đâu cũng khó tránh việc mang mầm bệnh. Tài xế công ty em chấp nhận đi chạy chở hàng, đồng nghĩa từ đầu tháng tới giờ chỉ nằm ngủ ở bãi xe, không về dù chỉ một lần, phần vì quy định, phần vì lo cho vợ con ở nhà. Nhiều bạn trẻ thấy SG hết giãn cách thì tung tăng đi sống ảo, không mang khẩu trang, không giữ khoảng cách... Còn với em, đồng nghiệp và khách hàng công ty em, hết giãn cách là cơ hội để lại tiếp tục đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, giao thông thông thương là để vận chuyển hàng hóa, lương thực thuận lợi... Nhưng em biết mình không thể "ép" những người nơi khác phải chấp nhận với chuyện "F0 đầy đường" như nơi mình đang sống, không thể khuyên người ta "sống chung với lũ" khi nơi họ ở nước còn cạn queo...
 
Chỉnh sửa cuối:

bungbvt

Xe tăng
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
1,817
Động cơ
322,297 Mã lực
Ô SG để be bét ra, đã thế chả có tiên lượng, tính toán, kế hoạch gì, thì có mà gọi cả thế giời vào giúp vẫn đứt. Nếu ô SG ngăn chặn, truy vết sớm thì đâu đến nỗi. Thực tế các tỉnh đang chống dịch theo cách bóc tách f0 đang vận hành rất tốt. Tốn kém giai đoạn đầu nhưng sau đó đi dần vào ổn định " thích nghi", ít tốn kém và có kinh nghiệm. Các kế hoạch, phương án chống dịch cũng theo thời gian mà hình thành trên cơ sở đó. Quảng Nam, Đà Nẵng đôi lần bị tấn công mà vẫn đứng vững. Đùng phát chơi kiểu mới, tất cả đều bị động, kết hợp thêm chủng mới lây lan nhanh. Thật sự khó đỡ nổi.
 

bungbvt

Xe tăng
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
1,817
Động cơ
322,297 Mã lực
Thực ra theo em hiểu thì có một số người có quan điểm thế này ạ: trong 100 người mắc Covid thì khoảng 80% là nhẹ, không triệu chứng => số này nếu gia đình có điều kiện thì nên được cách ly và điều trị tại nhà (tất nhiên vẫn cần y tế phường xã quan tâm cấp thuốc, và người nhà phải theo dõi chăm sóc kỹ để nếu trở nặng, SPO2 giảm thì phải đưa đi viện ngay), còn y bác sĩ trong các bệnh viện sẽ tập trung chăm sóc 20% còn lại ( và những người không đủ điều kiện tự cách ly điều trị tại nhà).

Sẽ thật lý tưởng nếu như 80% "tại nhà" đó đều có ý thức tốt để không đi lại khắp nơi và làm lây cho những người xung quanh. Tinh thần thoải mái, được ăn uống đầy đủ lại có người thân chăm sóc sẽ giúp số F0 "nhẹ" này mau chóng vượt qua. Hoặc lỡ có trở nặng thì bệnh viện vẫn còn chỗ, xe cứu thương vẫn sẵn sàng.

Họ cho rằng nếu gom hết F0 lẫn F1 đi cách ly tập trung, thì lực lượng y tế sẽ phải chăm sóc cho cả 20 người nặng, 80 người nhẹ, và thêm vài trăm người "có nguy cơ". Nếu vượt ngưỡng khả năng của địa phương thì có thể xảy ra tình trạng người "có nguy cơ" bị lây chéo rồi thành người bệnh, người bệnh thiếu ăn nên thành người nặng, người nặng thì không được chăm sóc kịp thời (do quá đông) nên khó thở không ai hay. Thấy quanh mình "mười phần chết bảy còn ba" cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng người bệnh khiến họ càng suy sụp, thiếu ngủ, mất sức. Hoặc chỗ người không bệnh thì bị bắt đi tập trung => ức chế, còn chỗ khác người bệnh nặng lại không nhập viện được do bệnh viện hết chỗ, thiếu xe cứu thương...

Dồn hết nhân lực, vật tư y tế tập trung vào chữa Covid thì các bệnh khác cũng có thể bị xem nhẹ => sẽ có những người không nhiễm Covid nhưng lại vì Covid mà chết ( Ví dụ: bị đột quỵ nhưng không được cấp cứu kịp thời do các bệnh viện quá tải, bị ung thư nhưng phát hiện trễ do ngại đi khám bệnh trong mùa dịch, cần mổ gấp nhưng phải đợi kết quả test PCR nên bệnh diễn biến nặng hơn, cần chuyển viện từ tỉnh lên thành phố lớn nhưng không kịp do giãn cách, sợ dịch hoặc bệnh viện từ chối nên không tái khám được làm các bệnh mãn tính chuyển biến xấu...)


Còn quan điểm của "bên còn lại" thì phản đối việc cho F0 nhẹ và F1 cách ly tại nhà. Lý do là lấy gì bảo đảm được 80% kia là "nhẹ"? Nửa đêm trở nặng bất ngờ làm sao xử lý kịp? Máy thở, bình oxy đâu ra? Người nhà làm sao chăm sóc tốt được bằng y bác sĩ có bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm? Từ 80 F0 "nhẹ" nhưng đi lung tung không kiểm soát, rồi từ đó"đẻ" ra 800 hoặc 8000, thậm chí 80 ngàn ca F0 mới thì chẳng phải còn quá tải hơn sao? Trông chờ gì vào cái gọi là "ý thức tự giác" của những người cách ly tại nhà? Họ nhẹ, họ có điều kiện, nhưng lại làm liên lụy tới những người già yếu hoặc trẻ em, người có bệnh nền không tiêm vaccine được, người ở những tỉnh lẻ chưa được phân bố vaccine nhiều... thì sao?


Chuyện đúng sai thì có lẽ phải nhiều năm sau nhìn lại mới có thể có kết luận chính xác. Còn hiện tại cãi nhau có lẽ cũng chẳng được gì khi mà ý kiến của mỗi người chưa chắc tác động được tới chính quyền địa phương mình, hoặc y tế nước mình. Nên có khi người muốn "mở" thì lại chật vật ở chỗ "đóng", người hô hào "đóng" thì lại thất vọng khi địa phương mình cứ "mở". Em nghĩ bản thân mỗi người hãy cố gắng linh động trong bất kỳ hoàn cảnh nào, để bảo vệ hết mức có thể cho bản thân và gia đình.

Như em, thứ duy nhất em có thể hiện tại là cố gắng thuyết phục mẹ em ở quê chịu đi tiêm vaccine ( và trộm vía nay đã tiêm được 1 mũi). Cha em trên 65, xã chưa có đợt tiêm, thì phải ở yên trong nhà không được đi đâu, càng miễn tiếp khách. Em bắt mẹ em đi làm về phải thay quần áo ngay rồi mới được tiếp xúc với cha. Em giãy lên với chị gái em đang làm dâu ngoài Huế vì hai tháng trước còn cho cháu em đi "học tư" tại nhà cô giáo, dù chị em một mực khẳng định là "không sao đâu chỉ có hai ba đứa học thôi, gần nhà lắm". Em cố thuyết phục bạn bè em đi tiêm vaccine ngay khi có cơ hội, bất kể loại nào, dù em vẫn nói với họ em biết vaccine Covid thực ra được nghiên cứu và sản xuất trong thời gian rất ngắn, chưa đủ để kết luận được gì về các tác dụng phụ lâu dài...

Còn bản thân em đang ở SG, TP đã chọn "sống chung với dịch", em đi làm lại, thì em phải quen với việc "F0 có thể quanh mình", phải tự biết là nếu lỡ chẳng may có nhiễm thì khả năng cao mình sẽ một mình một phòng, uống thuốc, hết bệnh lại tiếp tục đi làm. Lỡ bệnh mà có muốn vào viện cũng chưa chắc được. Và từ giờ đến tết, trừ khi thực sự khẩn cấp, nếu không em sẽ chẳng về quê, dù tỉnh em giờ đã có văn bản mới cho phép người tiêm hai mũi + xét nghiệm âm tính được cách ly tại nhà. Thậm chí nếu tình hình không ổn, hoặc cha em tới đó vẫn chưa được tiêm, thì có thể tết cũng sẽ không về, càng lo cho cha mẹ lại càng không thể về, vì nghề mình tiếp xúc nhiều, có kỹ tới đâu cũng khó tránh việc mang mầm bệnh. Tài xế công ty em chấp nhận đi chạy chở hàng, đồng nghĩa từ đầu tháng tới giờ chỉ nằm ngủ ở bãi xe, không về dù chỉ một lần, phần vì quy định, phần vì lo cho vợ con ở nhà. Nhiều bạn trẻ thấy SG hết giãn cách thì tung tăng đi sống ảo, không mang khẩu trang, không giữ khoảng cách... Còn với em, đồng nghiệp và khách hàng công ty em, hết giãn cách là cơ hội để lại tiếp tục đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, giao thông thông thương là để vận chuyển hàng hóa, lương thực thuận lợi... Nhưng em biết mình không thể "ép" những người nơi khác phải chấp nhận với chuyện "F0 đầy đường" như nơi mình đang sống, không thể khuyên người ta "sống chung với lũ" khi nơi họ ở nước còn cạn queo...
Cảm ơn bác đã chia sẻ. Bác là người trong cuộc, được chứng kiến những gì " kinh hoàng" do dịch gây ra và bác là người biết thương yêu, có trách nhiệm. Đáng tiếc nhiều người mới biết chút ít mà đã tưởng mình " vạn sự thông". Gây hoạ.
 

hrvs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-777321
Ngày cấp bằng
15/5/21
Số km
487
Động cơ
41,769 Mã lực
HN thêm 5 ca.
Khách đi chuyến VN216 lại thấp thỏm :(
Công nhận các bác tích cực cho tiếp vận virus ra ngoài bắc thật.


1. P.S.T, nam, sinh năm 1999, địa chỉ La Khê, Hà Đông. Bệnh nhân đi từ Đồng Nai ra Hà Nội (trên chuyến bay VN216 từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài ngày 11/10). Ngày 17/10 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

2) N.Đ.N, nam, sinh năm 1996, địa chỉ Quang Trung, Hà Đông. Bệnh nhân đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội (trên chuyến bay VN216 từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài ngày 11/10). Ngày 17/10 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

3) L.A.T, nam, sinh năm 1967, địa chỉ Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm. Bệnh nhân đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội (trên chuyến bay VN216 từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài ngày 15/10). Ngày 17/10 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
 

7vienngocrong

Xe tăng
Biển số
OF-329143
Ngày cấp bằng
30/7/14
Số km
1,901
Động cơ
325,910 Mã lực
Nơi ở
Hcm
Em lo cho ba mẹ ở quê nhà QN các cụ. Tỉnh e giờ dịch đang tăng mà ba mẹ e chưa có mũi vx lận lưng. Y tế quê em thì chả có gì nên lo lắm. Em trông SG hay HN để vx tiêm trẻ e đó tiêm cho người lớn tuổi các tỉnh yếu kém chứ giờ em sợ mà côvid hoá toàn quốc thế này thì đỡ sao nổi.
 

hocsinhc

Xe tăng
Biển số
OF-546782
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
1,695
Động cơ
177,109 Mã lực
Tuổi
35

nvui0118

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-734442
Ngày cấp bằng
30/6/20
Số km
1,803
Động cơ
-2,221 Mã lực
Ô SG để be bét ra, đã thế chả có tiên lượng, tính toán, kế hoạch gì, thì có mà gọi cả thế giời vào giúp vẫn đứt. Nếu ô SG ngăn chặn, truy vết sớm thì đâu đến nỗi. Thực tế các tỉnh đang chống dịch theo cách bóc tách f0 đang vận hành rất tốt. Tốn kém giai đoạn đầu nhưng sau đó đi dần vào ổn định " thích nghi", ít tốn kém và có kinh nghiệm. Các kế hoạch, phương án chống dịch cũng theo thời gian mà hình thành trên cơ sở đó. Quảng Nam, Đà Nẵng đôi lần bị tấn công mà vẫn đứng vững. Đùng phát chơi kiểu mới, tất cả đều bị động, kết hợp thêm chủng mới lây lan nhanh. Thật sự khó đỡ nổi.
Thế sao lại kêu gọi mở cửa, thông thương nhỉ? Đố cụ giải thích được đấy? ;))
Untitled.png
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top