Đừng quên cha ông các vị cũng có người chết đói năm ấy.
Nhớ thì để làm gì, làm như thế nào đây Cụ?Đừng quên cha ông các vị cũng có người chết đói năm ấy.
Xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp như ông cựu Bí thư tỉnh ủy Thái Bình nói ấy cụ ạ! Và cũng chỉ nên làm một cái ở tầm quốc gia thôi hoặc cùng lắm là thêm Thái Bình vì đây là tỉnh chết nhiều nhất. PS: Đọc cuốn di chúc của ông nội để lại, cụ-một người thế hệ trẻ nghĩ gì và cảm xúc thế nào ạ?Ý thì hay đấy, nhưng thực hiện lại trăm tỷ. Rồi tỉnh này xin được mà tỉnh khác ko xin được lại tâm tư.
Trong cuốn di chúc của ông Nội em để lại, họ nhà em cả chục người chết vì đói, số khác thì chết do giặc Pháp.
Viết trên sách văn học hàng năm tưởng nhớ, lập tượng đài ngân sách lại tốn thêm cả mớ.
Đó là lịch sử, không thể và không nên che dấu.Dựng để làm gì ạ, tượng đài chỉ nên dựng những cái tốt cho ng khác noi theo, còn người ta chết để cho người ta yên, có tiếc thương thì làm cái gì thiết thực hơn như phát triển kinh tế, tăng ngân sách giáo dục y tế... người dân khắc tự nhớ đến.
cụ mượn cái từ kích động nghe nó lạm dụng quáCòn những kẻ kích động thì ở đâu cũng có.
Cụ không hiểu ý em rồi, em đang nói về vấn đề khác chứ không nói về ý kiến dựng tượng.cụ mượn cái từ kích động nghe nó lạm dụng quá
Đây nên coi là trách nhiệm, trách nhiệm với những người đã khuất và cả cho người đang sống, trách nhiệm với lịch sử (cho dù đau thương)
Vãi dựng tượng vì thú vị!Em thấy dựng tượng đài không hợp. Ng ta có thể dựng tượng gấu, mèo, anh gánh nước... gắn với một câu chuyện thú vị hoặc truyền thống ở địa phương, còn những người chết đói có gì là thú vị? Còn để tưởng nhớ họ, dạy cho con cháu đời sau thì một/ vài bức tượng nói lên được cái gì? Để đạt được mục đích đó nên làm một bảo tàng nghiêm túc, kể câu chuyện có đầu có cuối thì mới thực sự có ý nghĩa ạ.
Chuẩn, đã là lịch sử thì phải đầy đủ và có thái độ tôn trọng lịch sửĐó là lịch sử, không thể và không nên che dấu.
Phải biết nhục, biết đau mới biết phẫn chí mà phát triển, tự cường được. Ý của cụ cũng giống với ý của nhà văn Hoàng Quốc Hải trong bài số 5 ạ!Chuẩn, đã là lịch sử thì phải đầy đủ và có thái độ tôn trọng lịch sử
Nhật là nước thua trận nhưng hàng năm người ta vẫn tưởng niệm những nạn nhân của bom nguyên tử, tưởng niệm những người lính chết trận mà TQ luôn phản đối quyết liệt
Hay như TQ vẫn hay nhắc đến vụ Trân châu cảng đẫm máu, đến những phụ nữ TQ bị làm nhục mua vui cho quân đội Nhật.....
Kết quả sự thừa nhận không làm họ không hèn kém đi mà trái lại vươn lên mạnh mẽ kinh ngạc
Vinh quang nào mà không phải đánh đổi bằng máu và nước mắt, làm gì có nơi nào không có khổ đau thất bại, làm gì có ai cứ chiến thắng mãi đâu, làm gì có cái gì tự trên trời rơi xuống cho mà hưởng đâuPhải biết nhục, biết đau mới biết phẫn chí mà phát triển, tự cường được. Ý của cụ cũng giống với ý của nhà văn Hoàng Quốc Hải trong bài số 5 ạ!
Trong khuôn viên công viên thì còn được chứ trong nghĩa trang liệt sĩ mà dựng tượng đài đói em thấy nó không phù hợp vì bản thân cái tên của nghĩa trang liệt sĩ đã nói lên những ai ở trong đó rồi cụ à!Theo em thì nên làm 1 khu tưởng niệm nhỏ, trong khuôn viên của 1 công viên hoặc nghĩa trang liệt sỹ, chỉ cần 1 tấm bia hoặc hòn đá đen và 1 số đèn/nến, hoặc 1 tảng đá đen có 1 vòng tròn bằng nước xung quanh, tối có thể để đèn thả bên trên, vừa đơn giản, ý nghĩa mà ko tốn kém. Các khu tưởng niệm trên TG đều đơn giản thế thôi.
Công trình xây nên là 1 chuyện, còn duy trì, tu bổ cho nó ra hồn mới là điều mà VN đang rất kém
Vâng, cụ dạy cũng phảiTrong khuôn viên công viên thì còn được chứ trong nghĩa trang liệt sĩ mà dựng tượng đài đói em thấy nó không phù hợp vì bản thân cái tên của nghĩa trang liệt sĩ đã nói lên những ai ở trong đó rồi cụ à!