Niềm tin của người gửi độc lập với sự mình bạch của cá nhân tổ chức nhận tiền ủng hộ cụ ạ.
Công bố sao kê đầu vào để mỗi người ủng hộ bất kỳ có thể kiểm tra được khoản ủng hộ của mình có bị sai sót không, để xác thực tổng số thu có đáng tin cậy hay không. Chuyện phông bạt thực ra là không quan trọng, vì cũng chỉ có vai trò như chim mồi.
Công bố đầy đủ các khoản chi, khoản lãi, khoản tồn liên tục cho tới khi hết quỹ quan trọng không kém việc công bố đầu vào, vì nó cho thấy sự minh bạch trong chi tiêu, cho thấy trách nhiệm của tập thể cá nhân quản lý số tiền ủng hộ đến đâu, việc sử dụng tiền ủng hộ hiệu quả như thế nào.
Cho đến giờ thì em thấy có 1 số khoản chi cho nhân dân tỉnh A, B, ... như kiểu cấp ngân sách. Không rõ cụ thể là chi cụ thể cho đầu mối nào, có căn cứ như thế nào, có đánh giá hiệu quả như thế nào.
Do đó em chưa thấy việc ủng hộ qua MTTQ thì khác biệt ủng hộ qua cá nhân tổ chức khác như thế nào.
Cụ có thể so sánh MTTQ với tổ chức khác chứ ko thể so sánh với cá nhân.
Tại sao người ta hay nhắc nhở răng nên hạn chế hoặc tuyệt đối ko hoạt động cứu trợ tự phát?
- Thứ nhất: Việc các đoàn cá nhân đi về nơi thảm họa mà ko có sự điều phối, ko có đầy đủ thông tin có thể gây nguy hiểm và thêm việc cho các đội cứu trợ thực sự lại phải đi cứu trợ. Đã từng có vụ xe đi cứu trợ miền trung bị lao xuống vực rồi đấy.
- Thứ hai: Cá nhân đi tự phát thường ko có thông tin. Cứ ầm ầm chuyển đồ đến theo ý thích mà chả cần biết địa phương đó cần gì, thiếu gì. Đôi khi cái gì bỏ đi được thì chuyển thành đồ cứu trợ... vừa tốn tiền vận chuyển mà vừa tốn ko gian xếp hàng hóa.
- Thứ ba: Hội nhóm cá nhân có đến cũng chỉ le ve vòng ngoài chứ ko vào được sâu bên trong. Hàng hóa đem đến thì chất đống bên ngoài. Cuối cùng là chỗ thừa thì vẫn thừa và chỗ thiếu thì vẫn thiếu. Và địa phương lại phải cử nhân lực để giải quyết hậu quả của "hàng hóa cứu trợ" như cái đống bánh trưng với bánh mỳ bị hỏng vừa rồi đó.
- Thứ tư: Cứu trợ tự phát hầu hết là nững người ko có chuyên môn, ko được đào tạo để cứu trợ. Ko có cách nào để xử dụng nguồn lực đó cho công việc cứu trợ thực sự, đi vào những chỗ như sạt lở, ngập bùn.... để hỗ trợ.
- Thứ năm: Cứu trợ ko chỉ có về cá nhân và tài sản cá nhân mà nó còn có cả tài sản công cộng như điện, đường, trường, trạm, đê điều, đồng ruộng, tưới tiêu.... những thứ mà các hội nhóm tự phát gần như ko thể và ko bao giờ tham gia vào vì ko làm được gì hết. Và vậy thì có thể biết đóng góp vào đâu thì sẽ có lợi hơn rồi đó!
Tức là cứu trợ tự phát chỉ có thể giải quyết chút ít phần ngọn chứ chẳng giúp được gì nhiều, lại còn có thể gây thêm càn trở công việc.
----------
MTTQ chỉ là tổ chức trung gian nhận tiền và phân phối lại. Họ phân phối lại ra sao dựa trên sự báo cáo về thiệt hại và các giải pháp khắc phục của từng địa phương mà phân chia số tiền. Thế nên số tiền chia về mỗi Tỉnh mới khác nhau. Và số tiền đó về Tỉnh sẽ được tái phân phối lại, kết hợp với quỹ phòng chống thiên tai mà tiếp tục được phân bổ tới các sở, ban, ngành. Đê điều bao nhiêu %, Trạm bơm nước và tưới tiêu bao nhiêu %? cầu đường bao nhiêu %?... hỗ trợ người dân bao nhiêu %....cứ thế mà phân bổ. Và hoạt động này ko chỉ có vài ngày như cá nhân tự phát, mà nó kéo dài đến vài tháng sau thảm họa cơ. Chi phí khắc phục còn lớn hơn nhiều lần.
MTTQ ko tham gia trực tiếp thì lấy gì mà sao kê đầu ra chi tiết?
-----------