Cho cụ đây.
TP - Ít ai biết, năm 2004, Viettel ngấp nghé cái ngưỡng hết tiền, phá sản. Trong những ngả túa đi tha phương cầu vốn thời điểm ấy có chuyến bay trực chỉ đến Băng Cốc...
>
'Nữ tướng' Thái Lan hân hoan mừng chiến thắng
>
Bà Yingluck sẽ là bản sao của anh trai Thaksin
>
Sẽ lập chính phủ liên hợp 5 ****
Bà giám đốc xinh đẹp
Tôi chỉ biết có 4 người của Viettel trong chuyến bay: Bí thư **** ủy Dương Văn Tính, Phó Tổng GĐ Nguyễn Mạnh Hùng, GĐ Viettel Telecom Hoàng Sơn và Đỗ Minh Phương (nay là phụ trách kinh doanh của Viettel). Bài toán mà họ phải giải là hết tiền cạn vốn. Lưng vốn vài triệu USD từ lãi làm VoIP, Viettel mua và lắp được 150 trạm BTS thì cạn. Mọi vận hành của guồng máy Viettel cho cái đích điện thoại di động như dừng lại.
Người đẹp thoắt lặng đi. Bà GĐ hỏi lại: “Ông có biết thế giới hiện nay có bao nhiêu công ty viễn thông?”“Khoảng năm sáu trăm”.“Chính xác là 650 công ty. Ông có biết còn bao nhiêu công ty cần mua thiết bị không?”“Tôi không biết”.“Chỉ còn khoảng vài chục công ty như Viettel các ông cần mua thiết bị thôi”.
Tới Băng Cốc, được mách phải cố gắng tìm đến Tập đoàn viễn thông AIS của Thái Lan. Cái tên Yingluck Shinawatra, Tổng Giám đốc Tập đoàn AIS không gợi cho họ một ý niệm lẫn cảm giác nào. Một cái tên đặc Thái! Có chăng biết chút chút, đó là cô em gái của đương kim Thủ tướng Thái Lan Thaksin.
Ông thủ tướng Thaksin từng sáng lập ra công ty rồi Tập đoàn AIS nhưng hình như theo luật Thái không được phép điều hành quản lý nên giao công việc ấy cho cô em gái mới hơn 30 tuổi này...
Khách đã yên vị, một người đẹp với dáng thướt tha có những sải bước hơi điệu xuất hiện. Người ta nói, riêng sắc đẹp đã là một thứ tài năng. Những người đàn ông Việt trong đó có chàng Phó Tổng Nguyễn Mạnh Hùng chưa vợ từng du học ở nước ngoài về không khó khăn gì để nhận ra điều đơn giản ấy. Nhưng đẹp thì đẹp vậy thôi. Dường như nhiều thứ may mắn bề bề đã vây bọc lấy người đẹp trong đó có những quyền hành không nhỏ lây từ vị thủ tướng đương kim sang người em ruột. Đột ngột khi tới cũng như khi lui, người đẹp TGĐ cười tươi ấn định ngay là mời đoàn cứ làm việc cụ thể và đi tham quan tập đoàn với ông phó Tổng điều hành. Cuối buổi cô sẽ gặp lại có gì trao đổi thêm.
... Một chút rụt rè và có chi hơi kém tự tin (điều này phải tinh ý thì chủ mới nhận ra?), ông Phó tổng Nguyễn Mạnh Hùng hướng cái nhìn về phía người đẹp có dáng thướt tha nhỏ nhắn nhưng đang điều hành cả một Tập đoàn khổng lồ! Khổng lồ bởi quy mô bởi công nghệ. Nội việc Viettel khi ấy đang thử nghiệm có mấy chục cái máy di động nhưng AIS đang là chủ thuê bao của 18 triệu điện thoại di động phủ sóng khắp đất Thái. Bây giờ, Viettel chúng tôi mới bắt đầu làm di động, xin bà cho tôi một lời khuyên? Nụ cười vẫn sáng bừng trên môi người đẹp: Có hai việc ông phải làm to làm nhanh... Ông Phó Tổng hiểu ngay quy mô lẫn quy trình tốc độ của lời khuyên ấy nhưng cũng cười thành thực bộc bạch cái điều ít khi người đàn ông trên thế gian này chả nên thốt ra chứ đừng nói gì đến vị thế của một doanh nhân. Câu ấy là hiện Viettel không có tiền!
Người đẹp thoắt lặng đi. Bà GĐ hỏi lại: “Ông có biết thế giới hiện nay có bao nhiêu công ty viễn thông?”. “Khoảng năm sáu trăm”.“Chính xác là 650 công ty. Ông có biết còn bao nhiêu công ty cần mua thiết bị không?”. “Tôi không biết”. “Chỉ còn khoảng vài chục công ty như Viettel các ông cần mua thiết bị thôi. Vì 650 công ty này đầu tư hơn 10 năm, 20 năm trước rồi, thị trường bão hòa. Không mấy doanh nghiệp đầu tư để đi mua thiết bị nữa đâu. Bây giờ, chưa nói là mua rẻ; các ông xin họ cũng cho. Nếu ông không xin được thì trả chậm bốn năm sau, họ cũng bán”.
Ban lãnh đạo Viettel đã nghe theo lời khuyên này. Tất nhiên theo lời khuyên ấy còn năm tao bảy tiết những là đàm phán về giá về phương thức, thời gian trả chậm vv... Nhưng khi ấy thật sự là việc gỡ bí để Viettel sau này làm nên những bí ẩn về doanh thu về những kỷ lục trong đó có con số hơn 40 triệu thuê bao di động!
Sau này, có người đã cật vấn Thạc sĩ đại tá Nguyễn Mạnh Hùng về thời điểm may mắn ấy rằng, có thể người đẹp em gái Thaksin do nhỡ miệng nên đã bộc bạch những thông tin vô giá, mà lẽ ra với doanh nghiệp thời cạnh tranh khốc liệt rất không nên tiết lộ? Ông Phó Viettel cười, tôi không nghĩ như thế! Tôi cho rằng buổi nói chuyện thân mật đã gây thiện cảm chung. Vả lại tôi nghĩ: Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ cạnh tranh ở trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh ở Thái Lan. Công ty của bà ấy quá lớn, không phải đề phòng với Viettel nhỏ bé cách xa về không gian, địa lý. Tưởng bà Yngluck chỉ đẹp thôi, hóa ra lại có tài. Mà hình như người tài thường hay truyền bá tư tưởng và kiến thức?
(Viết đến đây, chợt nhớ bữa **** của bà Yingluck kiếm thừa số ghế trong Quốc hội để bà có thể trở thành Thủ tướng Thái, tôi có gọi cho ông Phó Tổng Viettel hỏi có lưu lại cái ảnh nào buổi gặp thời gian khó ấy không thì đại tá Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ừ hử rằng nếu bà ấy mà làm Thủ tướng thì cũng độc đáo đấy anh nhỉ?).
Chuyện đàn bà không sắc, nhà văn không tài
Thi thoảng gặp bộ ba của Viettel, tôi hay chợt nghĩ đến chữ may! Mỗi người một tính nhưng may hợp cạ! Tổng GĐ Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân cố hữu với cái nhìn lừ lừ và thường xồn xồn những khó khăn. Đang khó khăn lắm. Đang phải tìm cách mà vượt đây... Khó khăn ấy là của Viettel của chuyện kinh doanh. Còn thiếu tướng Bí thư **** ủy Dương Văn Tính lại cố hữu với nụ cười cởi mở... Người ta nói ông là người tạo ra chất kết dính nội bộ kiểu nói khác đi của hạt nhân đoàn kết.
Còn ông phó Nguyễn Mạnh Hùng thì luôn không để hai ông kia yên với những dự định táo bạo này khác... Tôi nghe vậy thì chỉ biết vậy bởi trộm nghĩ, ai cũng đọc được những phẩm chất tính cách luôn phát lộ của ba ông như thế thì bí quyết phồn thịnh của Viettel hơi bị đơn giản và lại nghĩa lộ nữa? Dứt khoát là bộ ba ấy đang tiềm ẩn những mưu chước nào đó? Có điều những thứ ấy thuộc về bí ẩn và bí quyết mất rồi?
Người đẹp Yingluck (trái).
Nghe nhà thơ Hồng Thanh Quang nói lại, ông bạn Nguyễn Mạnh Hùng (hai người cùng học bên Liên Xô cũ) có cái thú (không biết ưu hay nhược?) là khoái viết những nhận xét bình luận dạng suy ngẫm. Chẳng hạn khi đối diện với khó khăn hay gặp nạn (của cá nhân hay Viettel?) ông Phó ghi lại đại loại thế này Những lời khuyên đúng lúc sẽ giúp ta không phải trả một giá quá đắt. Hoặc Càng gần những điều khốn nạn, con người càng mãnh liệt vươn đến cái đẹp vv... và vv... Rồi lần ấy, tôi cũng được cầm trên tay một tập giấy dày khổ A4 ghim lại mà ông Phó xâu chuỗi những suy ngẫm ấy! Không xuất bản. Chỉ cho mình và chia sẻ với người thân bạn bè. Ông Phó cười bộc bạch ra nguyên tắc ấy...
Không biết ông phó Viettel kiếm đâu ra thời gian mà đọc khá nhiều? Một lần ngồi với nhau, tình cờ biết được nhà văn Nguyễn Địch Dũng là chú của Hùng. Một nhà văn viết về phong tục về mảng nông thôn được nhiều người yêu mến. Trai làng Quyền là thứ nổi trội. Rồi một phần đêm chúng tôi vèo đi với cái làng Quyền có tài đánh bạc lẫn hành vợ. Tuổi thơ của Hùng lặng lẽ qua đi ở hai nơi là vùng đất trung du Phú Thọ lẫn Bắc Giang. Hình như hai xứ ấy nó sinh lẫn dưỡng cái thú đọc và viết... suy ngẫm của Hùng? Thế mà lại nẩy nòi ra cái anh có tài kinh doanh này cũng là sự lạ?
Một bận kháo nhau về những cuốn sách viết về chiến tranh, nhận xét của ông phó Viettel này cũng không hơn giới phê bình là quá ít những tác phẩm xứng tầm với cuộc chiến tranh vệ quốc ghê gớm của nước mình. Nhưng ông phó Viettel ấy đã làm chúng tôi choáng khi đưa ra một ý tưởng mà chẳng phải là viển vông mà như ông nói là trong tầm tay. Viettel sẽ đặt ra một giải đặc biệt cho tác phẩm nào xứng tầm (na ná như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chẳng hạn) với giá vài... tỷ VNĐ! Thậm chí là 10 hoặc 15 tỷ!
Ông Phó cho biết có nhiều cách làm, chẳng hạn như tập hợp những nhà văn chuyên viết về mảng chiến tranh đang độ chín trả họ nhiều triệu mỗi tháng để họ không chia lòng chia trí vào những việc khác mà chỉ chăm chắm vào việc sáng tác mà thôi! Chao ôi, có nên ngơ ngác lẫn cười xòa trước khẩu khí trước đề nghị hơi bị khủng từ cửa miệng Viettel nhà sang có gang có thép ấy không? Cười xòa lẫn ngơ ngác bởi biết bao nhiêu khê của những định chế này khác không dễ vượt qua lẫn cởi bỏ ngay được? Ngơ ngác lẫn cười bởi sao thế kỷ này văn tài nước Nam ta thấy vắng thấy thưa quá đi mất? Thấy dằng dặc mãi cái bi kịch đàn bà không có nhan sắc lẫn nhà văn không có tài?