- Biển số
- OF-504219
- Ngày cấp bằng
- 11/4/17
- Số km
- 64
- Động cơ
- 185,640 Mã lực
- Tuổi
- 30
Ngồi hóng thôi, cũng tưởng tượng đến ngày mình đc 1/10 của cụ
cụ kể các chuyện cụ đã nghe đi . Cụ rachfan ơi, bọn em chờ cũng lâu lâu rồi đó cụ .Em cũng đã đươcj nghe nhiều chuyện về cụ rachfan
Đoán như thế là cụ nhận xét không tinh rồi. Tôi đã đọc topic của đại ka Húc, có mấy thứ các cụ có thể thấy ngay là tôi khác bác Húc:
- Bác Húc hơn tuổi tôi, bác ấy lấy vợ năm 2010 lúc 40 tuổi, tôi thì năm nay mới 40
- Bác Húc được đi học nước ngoài, tôi thì học trong nước (thậm chí còn chưa hết đại học)
- Bác Húc làm hoá chất, tôi làm cơ khí
- Bác Húc có vẻ là người chỉn chu và đa cảm, tôi thì bựa hơn bác ấy nhiều
Tóm lại tôi không phải là bác Húc, hình như chỉ có đúng một cái tôi giống bác ấy là đều khởi đầu bằng bán hàng, nhưng tôi phải đi làm thuê chứ ko làm chủ được như đại ka.
Trở lại chuyện chính. Nói rằng bố mẹ tôi không để lại gì cho tôi thì cũng không phải, ít nhất tôi cũng thừa kế được 2 gen tốt của các cụ. Đó là óc toán của mẹ và khiếu ngoại ngữ của bố. Nghĩ lại thì đó là hai cái chính giúp tôi thành công như bây giờ.
Nhưng có một cái tôi làm được hơn các cụ, mà hai cái này cũng là bẩm sinh, không biết tôi có kế thừa của ông bà cụ kỵ nào không. Tôi bàn kỹ hơn vì thấy nó rất quan trọng với nghề kinh doanh:
Một là KHẢ NĂNG LÀM TOÁN CHỦ ĐỘNG, nghĩa là tự đặt ra bài toán và tự giải được bài toán cho mình. Khác với người làm toán bị động, nghĩa là chỉ có thể giải các bài toán do người khác đặt ra. Bố mẹ tôi cả đời không bao giờ tự đặt ra bài toán nào mà chỉ bị động theo sự sắp xếp của nhà nước. Người chỉ biết giải toán bị động thì có giỏi đến mấy, cả đời cũng chỉ đi làm thuê.
Khả năng làm toán chủ động, tôi thấy là năng lực lớn nhất đòi hỏi ở một nhà kinh doanh. Vì kinh doanh là đi vào những con đường chưa ai đi. Nếu anh không tự nhìn ra vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề thì ai sẽ làm hộ anh được? Có một câu tôi muốn khuyên các cụ là khi bắt đầu kinh doanh, đừng bao giờ hỏi ai là tôi sẽ làm gì, tôi làm cái này có được không. Bài toán đo chính các cụ phải tự giải.
Thứ hai là Ý CHÍ ĐI ĐẾN TẬN CÙNG VẤN ĐỀ. Tôi không chấp nhận những hiểu biết nửa vời mà từ bé đã luôn luôn muốn đi xa hơn những kiến thức trong sách báo. Vào đại học sau bài giảng tôi hỏi rất nhiều, đến mức bị thầy ghét. Cuối cùng tôi chán đại học vì thấy nó nhồi nhét và hèn nhát quá, và tự tìm đọc và học bên ngoài. Nhưng nhờ tâm thế suy nghĩ độc lập như thế mà tôi nhận ra nhiều điều trước thời đại, cũng là một yếu tố giúp tôi thành công.
Trở lại năm đầu đại học. Tôi đã nói là tôi vùi đầu vào học tiếng Anh. Suy nghĩ của tôi lúc ấy rất đơn giản, mở cửa làm ăn với phương Tây thì không biết tiếng Anh không được, mà phải biết thành thạo chứ không phải cái thứ tiếng Anh giả cầy ở các trung tâm ngoại ngữ. Tôi vẫn học tiếng Anh ở trung tâm nhưng ngoài ra còn tự học thêm, mấy quyển tiếng Anh thư tín thương mại tôi gần như thuộc lòng, hàng tuần còn ra Bờ hồ nghiến răng mua tạp chí The Economist về học tiếng Anh chính gốc, rồi tự học phát âm theo băng đến khản cả cổ. Đến giữa năm thứ hai tôi đã đọc viết và giao tiếp tiếng Anh thoải mái, không ngờ chỉ một ít sau là tôi đã dùng được nó để kiếm cơm.
Về chương trình học kinh tế lúc bấy giờ thì như tôi đã nói, lộn xộn và hèn nhát. Với khả năng suy nghĩ độc lập của mình, tôi nhận ra ngay những tự mâu thuẫn trong các “kiến thức” được giảng dạy. Đến lúc lên hỏi thì các thầy hoặc né tránh, hoặc át đi kiểu cả vú lấp miệng em. Tôi lại tự học bằng cách lên cày thư viện, đọc cả Tư bản của Mác và Giáo trình kinh tế của Samuelson.
Cụ không viết bài về các cách đấu lại với Trung Quốc nữa ạKính thưa các cụ.
Rất xin lỗi vì tôi không thể tiếp tục được nữa, vì có người cho bố tôi biết và cụ không muốn tôi "đem chuyện mình ra kể cho thiên hạ". Cả vợ tôi khi biết chuyện cũng bảo tôi nên thôi.
Tôi phải dừng câu chuyện của tôi ở đây. Để tổng kết, tôi muốn nói rằng: có nhiều cách làm giàu nhưng cách chắc chắn nhất và đáng tự hào nhất là "làm giàu bằng làm nghề". Có một nghề trong tay, hầu như không bao giờ phải chết.
Tôi sẽ tiếp tục về những chủ đề ít riêng tư hơn như vài cách để cạnh tranh với TQ. Hẹn gặp các cụ sau.