- Biển số
- OF-174807
- Ngày cấp bằng
- 3/1/13
- Số km
- 2,760
- Động cơ
- 356,953 Mã lực
Hay cụ chủ thuê e lướt of đi. E đến nghe cụ kể rồi lên đây tả lại ạ, vừa nhanh mà lại tạo đc việc làm cho e
Cụ nói đúng, luôn ko có câu trả lời đúng, tuy nhiên giống như một đứa trẻ tò mò khi nhìn vào một bức tranh SX, em muốn biết những điểm mấu chốt đã được những người từng trải giải quyết ntn ? Còn con đường khởi nghiệp thì em cũng đã đi được 15 năm. Cũng đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, nhưng vẫn luôn tò mò những thứ mới mặc dù đôi khi chẳng để làm gìThực ra sẽ không có ai có câu trả lời đúng cho cụ. Bao giờ nó cũng là 1 con đường mà khởi đầu bao giờ cũng là con số 0. Khởi nghiệp là cả 1 hành trình dài(có thể tính từ những câu chuyện từ ấu thơ, đến đồng tiền đầu tiên mà mình kiếm được...) tất cả những thứ đó dần tạo nên 1 con đường khởi nghiệp cho 1 con người. Cụ hãy nhìn nhận theo quy luật hơn là đi tìm những câu trả lời cụ thể rõ ràng mà chả bao giờ có đáp án đúng cho tất cả mọi người.
Chuẩn rồi cụ . 2001 đi làm bình thường lương chỉ 600-800 K / tháng là sống rất ổn rồi ạ .Cụ nhớ nhầm sao ấy chứ, năm 1997 vật giá thấp thật nhưng 1 thàng 200 ngàn cũng sao ăn được.
Nếu tính lương giúp việc thì 1 tháng tôi sẽ lĩnh 5-600 ngàn nhưng 13 triệu là tiền thưởng tôi giúp hai mẹ con họ trúng quả, nhiều phết đấy.
Cháu muốn rót rượu mời cụ chủ quá mà nhiều người mời rồi nên không được phép ợVừa đi công tác mấy ngày về, tôi lại kể tiếp hầu các cụ.
Các cụ có thể hình dung cảm giác khi có người ấn các cụ vào buồng lái một con Boeing, không dạy dỗ gì mà chỉ ra lệnh “Bay đi!” Tình thế của tôi lúc ấy cũng đại loại như vậy, cảm giác vừa hoang mang vừa bất lực đến phát khóc. Về sau nghe hai mẹ con bà trẻ nói chuyện với nhau tôi mới biết hai người đều “cứ tưởng”: Bà trẻ cứ tưởng ông con sẽ ở nhà trông hàng, còn ông tướng nhà ta thì quên mất tôi mới đi làm buổi đầu nên có bạn rủ cà phê là té luôn.
Hà nội dạo ấy rất ít điện thoại di động, ít nhất hai mẹ con bà trẻ chưa có, máy nhắn tin tôi cũng cóc có số. Tôi lơ ngơ một lúc rồi tìm cách gỡ rối. Đầu tiên là đi tìm bảng giá nhưng ko thấy, về sau mới biết các cửa hàng kiểu này ko bao giờ có bảng giá, người trông hàng phải thuộc hết trong đầu. Bí quá tôi định chạy sang nhà bên cạnh hỏi nhờ nhưng sau lại thôi vì chẳng lẽ cái gì cũng hỏi.
Khách hàng đầu tiên, tôi vẫn nhớ là một đôi vợ chồng từ Sơn Tây. May cho tôi là họ mua 1 thùng Similac, giá Similac thì tôi nhớ từ lần bán 2 hộp sữa cho bác già hôm trước. Tôi tính xong tiền định chờ họ trả thì bà vợ bảo tôi ký sổ. Tôi lại đứng nghệt mặt vì ko biết sổ nợ của bà trẻ để ở chỗ nào. Đành phải thú thật với bà vợ là cháu vừa mới làm mà bà đang đi vắng, lát nữa cô quay lại mua được không.
Bà cô Sơn Tây thuộc dạng đanh đá, nạt ngay tao còn đi mua bao nhiêu thứ, mày không có sổ tao sang hàng khác mua. Tôi đang nghĩ thầm chắc không xong rồi thì ông con lại lượn về lấy ít đồ, may quá hắn chỉ cho tôi chỗ để sổ xong lại lượn ngay. Vô trách nhiệm đến thế là cùng.
Nhưng may có mấy quyển sổ mà tôi không phải hỏi ai nữa vì trong sổ ghi rất rõ ràng ai mua cái gì, giá bao nhiêu. Tôi tra sổ rồi chép giá lên tờ lịch, thế là có vốn bán hàng. Lúc sau còn có vụ một nhà Ninh Bình gửi tiền lấy hàng theo xe khách nhưng tôi hỏi bà hàng xóm, cũng giải quyết tạm ổn.
Buổi trưa bà trẻ về, chửi ông con một trận, cậu hai nhà ta ngồi nghe rồi nhe răng cười thế là xong. Đến lượt tôi thì bà dịu giọng lại bảo việc có thế, cứ thế mà làm (!)
Tôi không chịu kiểu chỉ bảo mập mờ của bà nên rút quyển vở ra, bảo bà liệt kê cho cháu các đầu việc và cách thức giải quyết, cháu sẽ làm đúng theo lời bà.
Bà trẻ rất ngạc nhiên nhìn tôi, bảo việc chỉ là bán hàng thu tiền, có gì mà liệt kê liệt gà. Tôi đành phải tự kê ra cho bà: Bày hàng theo nguyên tắc nào, bán lẻ thì sao, bán buôn thì sao, bán gần, bán xa, bán chịu… có gì phải chú ý, khách hàng ghi sổ đến đâu là giới hạn. Tất cả các câu hỏi đều là tôi vừa bán vừa suy ra, không ngờ bà trẻ sợ hết hồn, hỏi tôi mày đã đi bán hàng ở đâu mà sõi thế hà cháu.
Tôi trả lời thật là cháu tự nghĩ ra hỏi bà đấy, bà phán ngay thằng này thế là có khiếu bán hàng. Được, bà cho mày thực tập thoải mái, chỉ cần đừng ăn cắp. Trên đời tao ghét nhất lũ ăn cắp của nhà chủ.
Từ chuyện này và quan sát về sau, tôi nhận ra rằng người kinh doanh ở Việt nam đến 90% là không có khái niệm gì về tính chuyên nghiệp. Chỉ làm việc theo bản năng, không có phương án tác nghiệp, không có kỹ năng tiếp xúc khách hàng, không có kỹ năng và phương án phục vụ. Chỉ là theo kiểu trăm hay không bằng tay quen. Đa số người Việt kinh doanh đều đi theo kiểu này, làm mọi thứ đều theo cảm tính nên kiến thức trong bán hàng rất ít.
Tôi thì không thế, chẳng ai chỉ bảo nhưng cái tính của tôi là làm việc với cái gì thì phải biết được củ tỉ về cái ấy mới thôi. Bánh kẹo tôi lôi ra ăn thử hết, tất nhiên là ăn rồi trả tiền hẳn hoi, vì không có lương nên ăn kẹo là tôi phải móc túi trả tiền cho bà trẻ. Tất cả các vỏ hộp tôi săm soi đến từng dấu chấm phẩy, xong lại đi tìm thông tin về các hãng sản xuất. Vì không có internet nên cái được cái không, nhưng ít nhất tôi cũng thu nhặt được một số kiến thức kha khá so với thời bấy giờ.
Tất nhiên chuyện quan trọng nhất là bán hàng, tôi bỏ rất nhiều thời gian quan sát nghĩ ngợi. Xem khách mua hàng cần những gì, không phải chỉ có hàng mà thái độ phục vụ thế nào, không khí cửa hàng ra sao. Sau vài tuần bán hàng tôi rút ra được kết luận là mình cần một phong cách phục vụ thân thiện vừa phải, văn minh nhưng không thân cận, vì thân cận quá là rất dễ bị lợi dụng. Khi có khách lại quầy, bao giờ tôi cũng chào hoặc ít nhất là gật đầu, và không hề tỏ thái độ phiền hà khi có ai đó hỏi han một lúc rồi đi mà không mua gì. Cách làm của tôi dần dần được để ý và tôi rất nhanh có khách ruột, tức là chỉ có mua của tôi mà không mua chỗ khác, nhất là sữa vì tôi có thể tư vấn hẳn hoi cho họ.
Tôi cũng tự thiết lập được quan hệ tốt với những người giao hàng. Nếu biết về mua bán ở phố cổ thì các cụ cũng biết nhiều nhà trên đó đối xử với những người giao hàng rất tệ, đặc biệt là khi họ đến đòi tiền. Có người bắt đợi cả buổi chiều mới trả cho vài trăm nghìn, có người trả thì trả nhưng kèm theo những lời nói và thái độ rất khó chịu. Tôi thì quan niệm ngay từ đầu đây là mối quan hệ cộng sinh nên thuyết phục được bà trẻ trả tiền đúng hẹn và không gây khó dễ. Vì thế mà họ lộ cho tôi khá nhiều thông tin khiến tôi giúp bà trẻ kiếm được một món lớn mùa tết 1996.
Sau khoảng 1 tháng thì tôi đã làm chủ được cả cửa hàng, từ đặt hàng, tính giá, bán hàng, chuyển hàng, nói chung là tất tật. Bà trẻ quý tôi lắm nhưng vẫn thực hiện nghiêm chỉnh giao kèo, nghĩa là không trả một xu nào, chỉ nuôi ăn. Thỉnh thoảng tôi cũng có ý đòi lương nhưng nghĩ đến mục tiêu lâu dài tôi lại thôi, vì vẫn có tiền của bố mẹ gửi hàng tháng.
Mùa tết 1996 tôi giúp nhà bà trẻ làm được một cú lớn. Số là từ đọc báo và quan sát cách người tiêu dùng mua bán, tôi đoán là năm nay nhu cầu bánh kẹo sẽ tăng đột biến. Tôi nói với bà trẻ nhưng bà không phản ứng gì. Tôi lại nói chuyện với cậu hai và bảo hắn thử liều một cú xem sao, không ngờ thằng cha nghe tôi bỏ tiền riêng ra ôm mấy lô kẹo nhập khẩu. Kết quả là năm đó nhiều loại bánh kẹo cháy hàng và hắn ta thắng lớn bằng cách bán lại cho bà trẻ, bà trẻ lại bán tiếp cho cả phố. Thế là cả hai mẹ con đều kiếm được tiền.
Hai người đều biết họ thắng quả tết là do tôi. Lúc về tết bà trẻ cho tôi 3 triệu, cậu hai thì cho hẳn 10 triệu. Tính kỹ thì tôi làm ở nhà bà trẻ được hơn 3 tháng, lĩnh 13 triệu kể cũng không đến nỗi hẻo.
Thế gian này có mấy người dc như cụ ?Chào các cụ các mợ.
Tôi theo dõi otofun từ 2008 lúc mua con xế đầu tiên, nhưng vì nó chỉ là 1 con Bluebird đời ơ kìa nên lúc đó chỉ toàn tàu ngầm đọc bài trong box Các hãng xe. Ngố nghếch thế nào mà mãi đến năm 2015 tôi mới biến đến Quán cà phê và thường xuyên vào cho đến bây giờ.
Thoạt tiên tôi cũng chỉ định thỉnh thoảng chém gió chơi nhưng thấy nhiều cụ trong này trăn trở về chuyện làm tiền quá nên tôi thử lập thớt này kể lại chuyện lập nghiệp của chính tôi. Nói là thử vì tôi cũng không biết các cụ có hứng thú nghe tôi kể lại không.
Tóm tắt là thế này: tôi năm nay vừa 40 tuổi tây, bố mẹ không giàu, không có quan hệ, đi từ nhà quê, hiện tại tôi đang có một công ty cơ khí xuất khẩu. Năm 2015 doanh thu là 85 tỉ, trừ hết các loại chi phí và nộp thuế xong tôi đút túi được 14 tỉ, phần lớn đều là tiền sạch, nghĩa là có thể chuyển thoải mái sang Mỹ mua thẻ xanh được. Ngoài ra tôi còn cổ phần trong vài công ty khác, năm vừa rồi cũng được chia gần 3 tỉ cổ tức.
Tất nhiên tôi biết mức độ thế là chưa ăn thua gì, nhiều cụ trong đây chắc còn hơn tôi nhiều. Nhưng cái đặc biệt của tôi là tôi kiếm tiền hoàn toàn bằng sản xuất, và cái mà tôi muốn kể với các cụ qua thớt của tôi là chuyện KIẾM TIỀN BẰNG LÀM NGHỀ, cách mà hiện nay người Việt nam rất coi nhẹ.
tầm trân dưới 1 tỷ cụ nhé.cháu có ông cậu mới sang đó làm neo 5 năm giờ có thẻ xanh rồi.Thẻ xanh bao tiền các cụ nhỉ
cụ nói thế là không đúng.cụ thấy bao nhiêu tập đoàn người ta lớn như thế nào ạ.đơn giản cái quán bán quần áo đặt may thôi nó cũng lãi cực kì kinh khủng rồi cụ ạ.fb cháu còn có thằng em 94 95 gì đó bán oto sh ầm ầm.cụ không nên suy bụng ta ra bụng người như thế.Phải chăng huyền thoại về " thánh chém gío " là có thật
Cái này cụ nói rất đúng ạ,biết đích xác sản phẩm của mình sẽ dc bán như thế nào,ngày xưa khi khởi nghiệp e ko tính dc cái đó,và với tầm nhìn ngắn hạn nên chỉ sau một thời gian là loay hoay tìm cách tiêu thụ sản phẩm của mình với đống hàng tồn và mất dần lợi thế cạnh tranh khi những cty khác đưa ra sản phẩm tương tự nhưng dc tối ưu hoá và giá thành hạ hơn.Vấn đề chính là lập kế hoạch đầu tư cụ ạ. Trước kkhi lập kế hoạch đầu tư cụ phải BIẾT ĐÍCH XÁC sản phẩm cụ làm ra sẽ được bán như thế nào.
Có 3 kiểu sản phẩm:
- Chất lượng ko cao, dùng tạm được nhưng giá thật rẻ, phải rẻ hơn cả hàng TQ.
- Chất lượng khá hơn hàng TQ bán chợ, tất nhiên giá cũng cao hơn
- Chất lượng cao, giá cao, hình thức và đóng gói cao
Tuỳ thuộc vào khả năng bán hàng mà cụ mới quyết kế hoạch đầu tư. Không phải cứ đầu tư lớn, ra hàng xịn mà sống được. Nhiều khi đầu tư lớn chết sặc, trong khi tầm tầm lại sống khoẻ.
Bất cứ một đầu tư nào hiện nay cũng phải tìm hiểu và lường trước khả năng cạnh tranh với hàng TQ. Người Tàu có năng khiếu sản xuất vượt xa người Việt và nói chung đã đi trước người Việt một quãng đường dài, tuy nhiên trên sân nhà người Việt vẫn còn nhiều lợi thế mà người Việt chính mình phải tìm ra, nếu không sẽ bị chết lụt trong biển hàng hoá của Trung quốc.
2001 luong em di CT cung chi dc 1.5mil2001 tiền ăn sv mà 1,2 thì gia đình cụ ấy chắc là rất khá lương em thời điêm đó 90 usd cũng gọi là hơn trung bình một chút .
cụ nói rất chuẩn. cơ chế tạo ra 1 xã hội, con người bị nắn theo quy luận xã hội đó. xuất phát điểm con người việt có căn cơ. tuy nhiên do cơ chế, do nền tảng giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội đã tạo ra nhiều lớp người kém cỏi từ thời giải phóng đến jo. 1 bộ phận vượt trội ko bị ảnh hưởng bởi quy luận xã hội cũng ko thể gánh team dc. thật tiếc cho việt nam.Đừng đổ thừa người Việt này nọ, tất cả do cơ chế thôi, chính quyền sao thì dân như vậy. Đừng so sánh nước ta với các nước như Nhật, Hàn, Malay, Thái...hầu như các nước phất sau wwII đều có bàn tay của Mỹ phía sau
nó là 1 cái vòng luẩn quẩn mà cụ. nếu thể chế ko tốt, nền giáo dục ko tốt, xã hội ko tốt, định hướng ko tốt thì làm sao đúc ra đc những lứa người tốt chứ. người việt ở hải ngoại có kém cạnh gì các tộc người khác đâu. nhưng sao sống dưới thể chế, chế độ này nó ko bứt phá được? em nghĩ là nên nhìn 1 vấn đề từ nhiều hướng ạ.Dân làm nên đất nước chứ đất nước không làm nên dân cụ ạ. Đất nước là thể chế, là cái khuôn để đúc, còn chất lượng đúc lại phụ thuộc vào nguyên liệu và kỹ thuật. Cũng là hình cái chuông, sao có cái kêu thanh, có cái kêu trầm? Không thay đổi từ con người, tư duy, lề thói thì có thể chế nào cũng vậy thôi.
hôm trc em thấy một câu rất hay, chả biết của ông nào, nhưng đại ý là: cái gì người khác làm được thì hà cớ gì ta không làm được, cái gì người khác chưa làm được, hãy cố gắng để thành người đầu tiên làm được.nó là 1 cái vòng luẩn quẩn mà cụ. nếu thể chế ko tốt, nền giáo dục ko tốt, xã hội ko tốt, định hướng ko tốt thì làm sao đúc ra đc những lứa người tốt chứ. người việt ở hải ngoại có kém cạnh gì các tộc người khác đâu. nhưng sao sống dưới thể chế, chế độ này nó ko bứt phá được? em nghĩ là nên nhìn 1 vấn đề từ nhiều hướng ạ.
vâng. em hiểu ý cụ. đại loại là em phân tích trên tầm vĩ mỗ, kinh tế vĩ mô thì phải xét trên toàn bộ mọi lĩnh vực, mọi cá thể nằm trong nó. xét để thấy tại sao vn mình yếu kém, tại sao kinh tế ko phát triển đươc. còn như ý bác e thấy cũng đúng. dù trong môi trường ko thuận lợi nếu cá nhân nào suất sắc họ vẫn bứt phá lên được để có 1 cơ ngơi tốt lo cho cuộc song gia đình mình đủ đầy.hôm trc em thấy một câu rất hay, chả biết của ông nào, nhưng đại ý là: cái gì người khác làm được thì hà cớ gì ta không làm được, cái gì người khác chưa làm được, hãy cố gắng để thành người đầu tiên làm được.
Cái khó nhất là vượt qua bản thân chứ không phải vượt qua nguời khác, hay cái gì khác.
nó cân bằng thôi cụ, giả thử chế độ chính sách tốt thì cạnh tranh cực cao, ông nào chết vẫn chết, khéo còn chết nhanh hơn.vâng. em hiểu ý cụ. đại loại là em phân tích trên tầm vĩ mỗ, kinh tế vĩ mô thì phải xét trên toàn bộ mọi lĩnh vực, mọi cá thể nằm trong nó. xét để thấy tại sao vn mình yếu kém, tại sao kinh tế ko phát triển đươc. còn như ý bác e thấy cũng đúng. dù trong môi trường ko thuận lợi nếu cá nhân nào suất sắc họ vẫn bứt phá lên được để có 1 cơ ngơi tốt lo cho cuộc song gia đình mình đủ đầy.
Năm 97 em không có khái niệm người giúp việc nên không biết lương giúp việc thế nào. Nhưng em đi học đại học, phụ huynh chu cấp 1 tháng là 300K (all in one), đến năm cuối đại học thì do phải làm đồ án các kiểu nên phụ huynh chu cấp cho 600 K/tháng. Lúc bắt đầu đi học, em ăn cơm sinh viên có 500 đồng, sau đó tăng dần lên 800 đồng và năm cuối cùng là 1200 đồng/suất.Cụ nhớ nhầm sao ấy chứ, năm 1997 vật giá thấp thật nhưng 1 thàng 200 ngàn cũng sao ăn được.
Nếu tính lương giúp việc thì 1 tháng tôi sẽ lĩnh 5-600 ngàn nhưng 13 triệu là tiền thưởng tôi giúp hai mẹ con họ trúng quả, nhiều phết đấy.