[Funland] Tôi lập nghiệp thế nào

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,622
Động cơ
505,489 Mã lực
Tôi không sợ mợ mà tôi sợ vợ, mợ ạ
=))
Thì vì sợ vợ nên sợ cả em thôi mà, quy luật bắc cầu thôi.
Cụ rỗi nhớ vào chia sẻ tâm sự của cụ cho trọn vẹn với thính giả bọn em nhé.
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
=))
Thì vì sợ vợ nên sợ cả em thôi mà, quy luật bắc cầu thôi.
Cụ rỗi nhớ vào chia sẻ tâm sự của cụ cho trọn vẹn với thính giả bọn em nhé.
Bắc cầu kiểu mợ ý là mợ là vợ cụ rack :D . Trong lúc cụ ấy ngủ thì mợ làm vài bài đi , bao giờ mợ nghỉ thì cụ ấy lại tiếp tục chứ mình cụ ấy bọn em chờ lâu lắm toàn quên :-" .
 

Trang Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
4,479
Động cơ
405,028 Mã lực

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,622
Động cơ
505,489 Mã lực
Cụ Rachfan đang online. :). Không biết hôm nay cụ ấy có post mới không mợ nhỉ?
Đến giờ này em dám khẳng định là ko cụ ah, hehe

Bắc cầu kiểu mợ ý là mợ là vợ cụ rack :D . Trong lúc cụ ấy ngủ thì mợ làm vài bài đi , bao giờ mợ nghỉ thì cụ ấy lại tiếp tục chứ mình cụ ấy bọn em chờ lâu lắm toàn quên :-" .
Em cũng ước gì một ngày em có chuyện hay để kể như cụ ấy.
Giờ cty em mới sinh nhật 1 tuổi, em đâu dám bon chen gì đâu, 10 năm nữa may ra, hehe.
 

HungNexus

Xe tăng
Biển số
OF-119980
Ngày cấp bằng
9/11/11
Số km
1,574
Động cơ
342,273 Mã lực
Nơi ở
Arab
Kể về người Hoa và văn hoá kinh doanh của họ đi cụ rachfan
E hóng được văn hoá kinh doanh của họ có thế này
Kinh doanh là chức năng quan trọng nhất của bất cứ dân tộc lớn nào. Một dân tộc giàu mạnh ngoài tài nguyên thiên nhiên phong phú, khả năng quân sự cao phải là một dân tộc giỏi buôn bán. Nhiều quốc gia tuy nhỏ nhưng giỏi kinh doanh vẫn là những quốc gia mạnh : Thụy Sĩ, Singapore, Hồng Kông. Muốn giỏi về kinh doanh trước hết là biết khai thác thị trường nội địa, muốn nắm vững thị trường nội địa phải biết tìm hiểu và thỏa mãn những nhu cầu của nó. Thụy Sĩ, Singapore, Hồng Kông không những đã thỏa mãn đủ nhu cầu nội địa mà còn dư thừa để xuất khẩu.

Về kinh nghiệm trong nghề kinh doanh, người Hoa định cư tại Việt Nam cho chúng ta nhiều bài học quí báu. Những bài học đó ở ngay trước mắt nếu chịu khó quan sát. Cho đến nay những kinh nghiệm trong nghề kinh doanh chưa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, nhiều người vẫn còn nghĩ buôn bán là một nghề rất khó. Tất cả chỉ là vấn đề tâm lý, thắng được tâm lý nhút nhát, sợ hãi người Việt sẽ tiến rất xa trong nghề kinh doanh. Kinh doanh có những nguyên tắc sơ đẳng nhưng rất khoa học. Tại Việt Nam người Việt chỉ cần học hỏi trực tiếp nơi người Hoa cũng tạm đủ để tự đứng ra kinh doanh, sau đó sẽ tìm cơ hội tiến xa hơn.

Trước hết là biết cách chế biến và tồn trữ thức ăn lâu dài. Người Hoa phổ biến nhiều món ăn khô có thể tồn trữ và di chuyển dễ dàng, có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt khô, bột gạo, bột đậu, mì bún khô, nước tương đậu nành, các loại rau cải muối, dầu đậu phọng, dầu dừa, đường mía, bánh kẹo… Đây là những món ăn mới lạ hợp khẩu vị của người Việt vì trước đây nông dân Việt Nam chỉ sản xuất được loại thực phẩm nguyên chất như lúa, cá khô và muối mắm có thể tồn trữ lâu (vài tháng). Tổ tiên chúng ta không biết cách chế biến nào khác để đa dạng hóa khẩu vị. Bản chất là một dân tộc lục địa, người Việt lệ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Mỗi khi bị thiên tai giông bão hay hạn hán, nạn đói đe dọa tất cả mọi người. Những năm mất mùa, thành phần sản xuất trực tiếp ra lúa gạo cũng bị đói, nông dân thiếu ăn mất luôn sức làm việc cho những mùa sau. Binh lực của triều đình trong những năm mất mùa cũng bất lực trước ngoại xâm và loạn lạc. Công việc bảo vệ đất nước, chống trả ngoại xâm chỉ tiến hành tốt đẹp trong những năm được mùa, quân lương đầy đủ.

Một nước chịu ảnh hưởng nhiều về thời tiết như Việt Nam, chiến tranh lại xảy ra liên tục, thức ăn khô có hàm lượng dinh dưỡng cao, có khả năng tồn trữ lâu dài và dễ di chuyển là rất cần thiết. Cho đến nay những hoạt động chế biến và phân phối thực phẩm khô có tầm vóc đa số đều do thương nhân gốc Hoa chủ động chế biến và nắm giữ. Ngày nay người Hoa cũng chủ động trong việc trang bị máy móc hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Tại hải ngoại, những món ăn được gọi là quốc hồn quốc túy (nước mắm, mắm nêm, mắm ruốc, bánh tráng, củ kiệu, chả giò, chả lụa…) đều do thương nhân Hoa kiều sản xuất và phân phối, người Việt chỉ là khách tiêu thụ.

Thứ hai là vận chuyển và phân phối. Trước đây hàng hóa thường được trao đổi trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu thụ (thật ra cũng chỉ là muối, gạo của đồng bằng đổi lấy thịt rừng và gỗ quí của miền núi). Thể thức trao đổi cũng rất giản dị : hàng đổi hàng, hoặc tiền đổi hàng. Sự vận chuyển hàng hóa hai chiều cũng chỉ là những dịch vụ của riêng từng gia đình, chưa ai nghĩ đến việc thành lập một cơ chế vận chuyển chuyên nghiệp giữa đồng bằng và miền núi, từ địa phương này sang một địa phương khác, từ nước này sang nước nọ cho dù chỉ cách nhau một con sông hay một núi rừng.

Người Hoa phổ biến cách trao đổi qua trung gian. Đây là một khám phá mới, một dịch vụ thương mại mới đối người Việt. Nông dân cần vốn để làm mùa, họ cho vay vốn ; khi lúa chín họ thu mua, thuê gặt và thực hiện luôn việc tồn trữ, chuyên chở. Người trung gian cung cấp tại chỗ đủ loại hàng hóa liên tục trong năm với giá cả khá ổn định. Vai trò của lối buôn bán trung gian là đáp ứng ngay tại chỗ những nhu cầu cấp bách của người tiêu thụ và đảm bảo luôn các khâu tiếp thị khác như ấn định giá thành, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối. Thương gia bán sỉ là những người có khả năng tập trung tư bản lớn và đôi khi còn giúp vốn cho thương gia bán lẻ với lãi suất hợp lý. Người Hoa đã làm chủ dịch vụ chuyên chở hàng hóa hai chiều từ nông thôn ra thành thị, từ đồng bằng lên miền núi và cung ứng hàng hóa cho tất cả các thị trường.

Sinh hoạt nổi bật thứ ba của người Hoa là tín dụng. Tại nông thôn, nông dân nào cũng cần tiền để chi tiêu hay làm mùa, nhưng tiền thì không phải ai cũng có sẵn. Nông dân phải đi vay. Đi vay cũng không phải dễ, ai có dư tiền để cho vay và người vay cũng phải như thế nào mới được cho vay. Nông dân giàu có chẳng bao giờ vay nợ của ai. Tâm lý của nông dân nghèo là không muốn ra ngân hàng nông nghiệp hay các định chế tài chánh của chính quyền vay tiền vì ngại những thủ tục hành chánh quá rườm rà.

Người Hoa, đúng hơn là người Phúc Kiến, đứng ra đảm nhiệm khâu cung ứng tín dụng quan trọng này. Chỉ người nghèo mới đi vay mà nghèo (phải là thành phần nông dân lương thiện chịu khó làm ăn) thì không thể được cho vay những khoảng tiền lớn, do đó chủ nợ người Hoa không sợ nông dân qu-yt nợ. Số tiền cho vay không lớn hơn tài sản của nông dân có, nếu bị quyït số tiền mất cũng chẳng là bao. Chủ nợ gốc Hoa tin vào sự thành thật của nông dân và nông dân cũng tin vào sự thành thật của chủ nợ. Chữ Tín là căn bản của mọi dịch vụ trao đổi. Chỉ cần một lời hứa, nông dân có thể vay những số tiền nhỏ của chủ nợ gốc Hoa đểlàm mùa. Chủ nợ gốc Hoa đòi hỏi nông dân phải thế chấp tài sản như bằng khoán ruộng đất, nhà cửa, xe cộ, thuyền bè hay đồ đạc trong nhà nếu muốn vay những khoản tiền lớn.

Có vay thì có trả. Người Hoa không cần người vay phải trả bằng tiền mặt, họ có thể trả bằng hàng hóa mặc dù chưa có ngay như lúa gạo, hoa quả hay cá mắm. Đây cũng là bái toán nan giải của giới nông dân. Lãi suất của chủ nợ người Hoa khá cao : từ 2 đế 5% mỗi tháng, trung bình là 20%/năm. Ngân hàng tín dụng nông thôn của các chính quyền Việt Nam được thành lập để giúp nông dân làm mùa (lãi suất trung bình từ 6 đến 8%/năm), chỉ nông dân có học có tài sản mới ra vay ngân hàng. Thành phần nông dân loại này còn quá ít, nông dân nghèo khó hay tiểu nông vẫn thích sống trong cái vòng lẩn quẩn khó ra của hệ thống tín dụng người Hoa. Hơn nữa, người Hoa thường tìm cách vay hết tiền của ngân hàng tín dụng nông thôn rồi lấy tiền đó cho nông dân vay lại với lãi suất cao gấp hai ba lần. Thương gia gốc Hoa địa phương nắm rất rõ khả năng vay trả của từng nông dân, người này làm cố vấn hay đại diện những thương gia gốc Hoa giàu có tkhác tại các thành phố lốn. Tất cả dịch vụ tín dụng tại nông thôn đều qua trung gian thương gia địa phương, ít ai được chủ nợ cho vay trực tiếp.

Thứ tư là tìm hiểu thị trường. Doanh nhân gốc Hoa tập trung khả năng vào việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của con người : ăn mặc và nhà ở. Thương gia tìm cách đáp ứng, hướng dẫn, cải tiến và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu thụ như đồ gia vị, áo quần, dụng cụ bếp núc, vật liệu trang trí nhà cửa… Tại nhiều nơi, người Hoa mở những cửa hàng chuyên mua bán về một loại hàng : điện nhà, điện máy, phụ tùng xe hơi, trang trí để thoả mãn những nhu cầu đặc biệt của người tiêu thụ. Người bán nắm rõ nhu cầu của dân chúng địa phương, khi mua hàng về bán họ biết chọn những mặt hàng nào mà khách hàng địa phương của họ cần, hơn nữa thương gia gốc Hoa còn có nhiệm vụ giới thiệu những mặt hàng mới với hy vọng đáp ứng những nhu cầu mới và cao hơn của người tiêu dùng. Chính nhờ thế mà người Hoa đã có công phát triển và làm lan rộng mạng lưới kinh tế hạ tầng tại khắp nơi trên đất nước.

Thí điểm ban đầu vẫn là những nơi đông dân cư gốc Hoa cư ngụ, sau đó mới lan truyền ra những nơi khác. Những chốt thí điểm là các cửa hàng tạp hóa (chạp phô) tại mỗi đơn vị dân cư (khu phố, làng, xã, quận huyện, thành phố). Khách hàng đầu tiên là những người Hoa (đồng hương của họ) vì những người này quen tiêu thụ những mặt hàng của những đồng hương khác sản xuất ra. Để quảng cáo những mặt hàng mới, thương gia bán sỉ và bán lẻ thường hạ giá bán lúc ban đầu để kiếm khách, sau đó mới bán theo đúng trị giá của món hàng khi thương vụ bắt đầu tăng. Nhiều thương gia đầu cơ những mặt hàng đang bán chạy trên thị trường, chờ khi thuận lợi tung hàng ra bán để thu lợi nhiều hơn.

Thứ năm là tiếp thị (marketing). Dịch vụ quảng cáo tuy không ồn ào như kiểu Tây phương nhưng rất hiệu quả. Người bán sỉ cung cấp lượng hàng mới cho người bán lẻ ở các chốt thí điểm, người bán lẻ cố vấn và tập người tiêu thụ quen dần với những món ăn, những hàng hóa mới. Các thức thanh toán cũng dễ chịu cho người bán lẻ, nếu là khách hàng quen thuộc, thương gia bán sỉ chấp nhận cho bán trước trả tiền sau và tại một vài nơi thương gia bán lẻ cho nông dân mua chịu khi được mùa sẽ thanh toán sau, dĩ nhiên là thêm tiền lãi.

Sự chiều chuộng khách hàng và cách ấn định giá cả của người Hoa là cả một nghệ thuật, không ai không hài lòng về giá cả và sự tiếp đãi của họ. Người sản xuất, bán sỉ và bán lẻ đôi khi còn tặng cho khách hàng quen thuộc những món quà nhỏ, trị giá không là bao nhiêu nhưng người mua rất hài lòng vì có cảm tưởng được trọng vọng : hàng hóa mẫu, lịch treo tường, lịch tam tông miếu, màn sáo treo cửa (những tặng phẩm này đều ghi sẵn tên hiệu và địa chỉ của người sản xuất hay người bán). Khách hàng được tặng quà sẽ quảng cáo không công cho người tặng. Người Hoa rất thành thạo trong lối quảng cáo rỉ tai truyền miệng. Đối với người Hoa không gì chinh phục lòng tin của khách tiêu thụ bằng hành động cụ thể. Cửa hàng của người Hoa có thể rất bề bộn, dơ bẩn nhưng lúc nào người bán cũng xuề xòa vui vẻ, giá bán không bao giờ đắt hơn nơi khác và giá mua cũng không thấp hơn người khác, khách vẫn tới đông. Giữ uy tín, kiên nhẫn nghe khách hàng là một cách thức quảng cáo hiệu quả nhất.

Thứ sáu là hình thức góp vốn tập thể. Người Hoa không bao giờ để đồng tiền ở không. Không cần phải là ngân hàng, người dân nào cũng có thể làm sinh lợi đồng tiền ở không qua hình thức chơi hụi. Chơi hụi là lối cho vay trả góp nhiều lần những món tiền nhỏ cộng với lãi. Lối vay vốn này lệ thuộc hoàn toàn vào sự tín cẩn và lãi suất tùy thuộc vào nhu cầu cần tiền của người khác. Người góp hụi khi không cần tiền thường chỉ góp một số tiền thấp hơn trị giá cố định của phần hụi, sự sai biệt là khoảng tiền lời mà người hốt hụi phải đóngthay cho mình (đóng hụi chết)thời gian sau đó. Lối cho vay hỗ tương này giúp nhiều người trong cơn túng quẫn nhất thời có cơ hội vượt qua khó khăn và tiến lên.

Hiệu quả của hình thức tín dụng này rất đáng kể, nó tập người ta phải có một tác phong mới trong giao dịch : tin tưởng người khác và giữ gìn chữ Tín. Nó làm người cho vay và người mượn vốn gắn bó với nhau hơn và có thể hợp tác với nhau trong những cơ hội làm ăn khác mà một cá nhân không thể làm nổi. Thông thường một bàn hụi chỉ gồm những người đã quen biết nhau, người ngoài phải do một người có uy tín giới thiệu và được cả bàn hụi chấp nhận mới được làm con hụi. Nếu bị úp, chủ hụi chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải thay mặt người quịt nợ thanh toán cho các con hụi. Để tránh bị giựt nợ, chủ hụi và con hụi thường lập một gieo kèo thành văn hay bất thành văn để thi hành. Chữ Tín và Danh Dự cá nhân là tinh thần chính của mọi giao ước.

Một lối quyên góp tài chánh khác là các bang hội. Thường một hội viên hay bang chúng gia nhập vào một đoàn thể phải đóng một số tiền gia nhập : nguyệt liễm hay niên liễm tùy theo mỗi nơi. Với số tiền này, những người quản trị bang hội quyết định sẽ đầu tư, cho đoàn viên túng thiếu vay hay dùng để xây cất những công trình công cộng. Hội viên hay bang chúng vay tiền phải trả tiền lời với lãi suất nhẹ hay lãi suất thỏa thuận để có vốn kinh doanh. Khi không trả nổi, những hội viên khác giúp đỡ tinh thần, cho ý kiến hay chỉ vẻ thêm cơ hội để vượt qua. Thường những đoàn viên trong tổ chức đều vượt qua những khó khăn về vốn liếng lúc ban đầu. Nguyên tắc vẫn là chữ Tín nhưng còn thêm hai chữ Thân, Tình.

Thứ bảy là biết sống lâu dài trong kinh doanh: “lời ít nhưng lời lâu”. Nhiều người gốc Hoa giàu có ngày nay có một quá khứ nghèo khó và cực khổ. Có người hành nghề buôn bán ve chai (chú Hỏa), tạp dịch (Quách Đàm), cọ rửa thùng (Trần Thành) về sau trở thành những nhân vật giàu có, làm chủ những cơ sở to lớn là nhờ biết dành dụm, chịu khó và nhạy bén trước cơ hội. Những kinh nghiệm sống này gần như người Hoa nào cũng biết và còn tiếp tục chỉ dạy cho người đi sau. Bài học kinh doanh đầu tiên của người Hoa là phải biết nhìn xa để lấy một quyết định lâu dài, không để bị cám dỗ trước những món lợi nhất thời. Triết lý sống lâu dài trong kinh doanh là biết giữ gìn chữ Tín. Sở dĩ phải nhắc lại nhiều lần chữ Tín vì đó là tất cả những bí quyết thành công của người Hoa, nó bàng bạc trong mọi sinh hoạt của đời sống.

Người gốc Hoa dù sống trong hoàn cảnh nào cũng lạc quan, tin tưởng vào ngày mai xán lạn. Chủ trương của họ là lời ít, bán nhanh, bán nhiều, tổng lợi tức sẽ tăng cao. Do bán nhanh, hàng hóa không ứ đọng, vốn không kẹt, họ có điều kiện đầu tư hay kinh doanh vào những mặt hàng mới có trị giá thương mại cao, tỷ lệ lời sẽ tăng theo. Đồng tiền xoay nhiều vòng trong một thời gian ngắn, mức lời tuy ít nhưng tăng nhiều lần theo vòng xoay sẽ thành nhiều. Nguyên tắc sử dụng tiền trong kinh doanh rất giản dị : không để đồng tiền nằm chết trong tủ sắt. Khi có cạnh tranh, họ sẵn sàng hạ giá bán dưới giá thành, chịu lỗ trong một thời gian để giữ khách và sau khi hạ được đối thủ, họ sẽ nâng giá bán để gỡ lại những lỗ lã ban đầu. Trong trường hợp này chỉ thương gia nào có thật nhiều vốn hay nhiều nguồn tài trợ mới chịu đựng nổi. Người Hoa luôn luôn muốn giữ độc quyền khai thác một sản phẩm hay một thị trường, họ sẽ làm đủ mọi cách để giữ độc quyền đó. Bang hội giữ một vai trò rất quan trọng các cạnh tranh thương mại và chữ Tín hay Danh Dự cá nhân lúc này được xét đoán rất kỹ lưỡng trước khi được giúp đỡ. Thông thường người Hoa không cạnh tranh lẫn nhau, nếu nhiều người cùng sản xuất hay kinh doanh một mặt hàng, họ tự động hay “được” người cung cấp buộc phải chia nhau thị trường để cùng tồn tại.

Thứ tám là thái độ kinh doanh. Cộng đồng người Hoa không phân biệt thành phần khách hàng, vì mọi người là khách hàng. Thái độ kinh doanh của người Hoa rất giản dị : giao thiệp vui vẻ với tất cả mọi người, không phân biệt người này chống cộng, người kia thân cộng, người này Công giáo, người kia Phật giáo, người này trí thức, kẻ nọ bình dân, người này miền Bắc, người kia miền Nam, người này trong nước, người kia ngoài nước v.v… Người Hoa không thích tham gia vào những sinh hoạt chính trị của địa phương, họ luôn tránh né việc lấy một thái độ chính trị, do đó cho dù sống dưới chế độ nào họ cũng có một chỗ đứng an toàn và ngày càng có thêm khách hàng. Khi không muốn giao dịch với ai, người Hoa không bày tỏ thái độ xổ sàng mà chỉ tránh né. Khác với người Hoa, người Việt sống nhiều với đam mê hơn với thực tế, khó cho một người làm kinh doanh mà không có một thái độ chính trị nào đó.

Giữ thế trung lập lúc nào cũng có lợi : khách hàng của thương gia Việt Nam đại diện một khuynh hướng chính trị nào đó, khi bị thất vọng và không muốn mua hàng của thương gia Việt Nam thuộc khuynh hướng chính trị khác, đều tìm đến họ. Một đặc điểm khác là người Hoa rất muốn khách hàng của mình trở nên giàu có, càng có tiền sức tiêu thụ càng mạnh, công việc mua bán của họ nhờ đó sẽ phát đạt thêm. Trong các cửa hàng Trung Hoa, khách nhiều tiền được tiếp đãi ân cần, khách ít tiền được dành cho nhiều dễ dãi (cho mua thiếu) vì biết đâu trong tương lai họ khá giả trở lại và sẽ trung thành hơn với cửa hàng. Nói chung đối với thương gia Trung Hoa ai cũng là thân chủ, ai cũng là khách hàng. Người Hoa không sợ người Việt cạnh tranh vì biết chắc người Việt còn rất lâu mới đủ khả năng đương đầu với họ trong nghề kinh doanh.

Về nguồn hàng, thương gia Trung Hoa không phân biệt nguồn gốc sản xuất. Mặt hàng nào giá cả phải chăng, tốt, có tỷ lệ kiếm lời cao, nhiều người mua là họ kinh doanh. Có nhiều trường hợp tại một cửa hàng Trung Hoa, người bán trưng bày hàng của Trung Quốc lẫn hàng của Đài Loan, hàng của khối cộng sản lẫn hàng của khối tư bản. Người Hoa không bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh nào cho dù phải sống dưới những chế độ chính trị khắt khe. Thái độ phi chính trị cộng với sự vui tính của người bán hàng làm khách mua không chú ý tới sự trình bày luộm thuộm, chật chội của các cửa hàng và đôi khi rộng lượng bỏ qua khía cạnh vệ sinh của món hàng.

Thứ chín là tinh thần chấp nhận rủi ro. Làm kinh doanh là đánh cuộc với tương lai, người giỏi kinh doanh phải biết tự tin, phát huy sáng kiến. Không ai thành công mà không phải một giá nào đó cho sự rủi ro. Tinh thần chấp nhận rủi ro khuyến khích những người khao khát thành công muốn vươn lên thực hiện những suy nghĩ hay sáng kiến của riêng mình và dám nhận lãnh trách nhiệm.

Khác với người Hoa sống sâu trong nội địa hay nơi thôn dã, người Hoa hải ngoại vì cuộc sống mới luôn tìm cách thăng tiến đời mình. Một người Hoa ly hương bình thường trong suốt cuộc đời ít nhất cũng đã một lần dám chấp nhận rủi ro để thay đổi nếp sống : thử làm chủ. Dĩ nhiên sau lưng họ có đồng hương làm hậu thuẫn, nhưng sáng kiến ban đầu vẫn là của riêng họ. Đó là lý do tại sao người Hoa chiếm lĩnh nhanh chóng một số sinh hoạt thương mại tại những quốc gia chậm tiến và đông dân không biết khai thác thị trường nội địa.

Thứ mười là nhạy bén trước cơ hội. Cuộc sống có biết bao nhu cầu ít ai nghĩ đến, chỉ người Hoa mới quan tâm và tìm cách khai thác những nhu cầu tầm thường nhất. Cũng ít người Việt nghĩ đến việc khai thác những nhu cầu lặt vặt như sản xuất tăm xỉa răng, đồ ngoái tai, bao bì bằng giấy vở học trò v.v… Cũng ít người chịu kinh doanh bao ny-lông cũ, giấy đã dùng rồi, chai bể, lon đã khui v.v… Người Hoa tận dụng mọi vật liệu phế thải và dám đứng ra khai thác những dịch vụ đó và đã trở nên giàu có. Khi vượt lên trên sự sợ hải lúc ban đầu (kinh doanh là sống liên tục với rủi ro), họ khám phá thêm nhiều cơ hội mới, biết thích ứng với những biến số mới, và sẽ dễ thành công hơn những người khác vì đã có tự tin và kinh nghiệm.

Nhạy bén trước cơ hội cũng là một hình thức chiến thắng sự lười biếng. Sự lười biếng thường làm con người mất hết sáng kiến và ý chí, nó chỉ sinh ra lòng ganh tị, máu tham lam và tinh thần phá hoại. Người Việt, sau nhiều năm chinh chiến và bị đô hộ quen tâm lý vâng lệnh, mất sáng kiến và ỷ lại (người khác sẽ làm giùm), đã trở thành nhút nhát. Ít ai chấp nhận đi từ số không bằng sự lương thiện, không thiếu gì những người trong bổng chốc trở nên giàu có và cũng không thiếu gì những người chỉ trong tích tắc tiêu tan sự nghiệp vì nhạy hay không nhạy trước cơ hội . Người Hoa không thụ động chờ đợi cơ hội. Thương nhân gốc Hoa dễ thành công hơn người bản xứ nhờ biết khai thác sáng kiến mới trong cuộc sống hằng ngày. Vì phải đem cả gia tài hay sự nghiệp ra đánh cuộc, người Hoa luôn luôn xông xáo, đôi khi rất phủ phàng khi bảo vệ những thành quả đang có.
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Nhớ lại cách thức sản xuất gần 2 chục năm trước, thấy đúng hồi ấy mình ấu trĩ hết mức. Mấy con máy không khác gì đồ chơi trẻ con, ông chủ là tôi thì cóc biết một tí gì về pháp luật kinh doanh nên mới bị lừa cho một vố đau tới giờ, chuyện này từ từ tôi sẽ kể.

Nhưng với hoàn cảnh năm 1998, đấy có lẽ vẫn là một cuộc cách mạng. Sau khi tìm ra bí quyết, tôi bỏ thêm gần 1 tuần để chau truốt sản phẩm. Cuối tháng 10 chính thức giao lô hàng đầu tiên. Không phải tôi đi giao hàng mà là nhị công tử, thằng cha lúc ấy oai như cóc, in các visit “Chủ tịch doanh nghiệp tư nhân” (doanh nghiệp tư nhân làm đ gì có chủ tịch!), được cái bán hàng rất xăng xái, cũng được việc vì nhờ có hắn mà hàng của tôi vào thị trường khá thuận tiện. Các cụ nào đã kinh doanh thì biết, một sản phẩm mới toanh lúc khai phá thị trường nó khổ như thế nào. May nhờ có nhị công tử và quen biết của bà trẻ mà hàng giao ra và thu tiền khá nhanh, tôi có vốn xoay vòng để sản xuất.

Nhắc đến vốn, lúc chính thức làm hàng là tôi đã cạn sạch số tiền đầu tư của nhị công tử vì bao nhiêu nguyên liệu đã làm kẹo chó ăn hết. Tôi phải nói khó với hắn rót tiền thêm, nhị công tử đồng ý nhưng đòi thêm cổ phần, tôi không chịu, cuối cùng thoả thuận là tiền hắn rót thêm coi như cho công ty vay lãi 7% tháng, chả khác hút máu người nhưng vì cần vốn tôi phải cắn răng đồng ý. May mà hàng bán được nên tôi thu vén hết mức, đến sát Tết thì trả hết cả vốn lẫn lãi cho hắn.

Tôi và nhị công tử phân công, tôi sản xuất hắn bán hàng. Bình thường thì cà lơ phất phơ chứ bán hàng cho mình thằng cha tương đối chăm chỉ, được cái nữa là hắn không gian lận kèm nhèm nên tôi tập trung vào sản xuất. Lúc ấy tôi gần như ăn ngủ với kẹo, vừa cải tiến nội dung vừa tút tát bao bì. Đến gần Tết thì kẹo của tôi đã khá ổn, trông gần như kẹo tây nhưng giá rẻ hơn kẹo tàu, đảm bảo ăn ngon.

Càng gần tết đặt hàng càng nhiều, tôi nâng giá lên hơn 8% mà hàng cứ đi thun thút, làm không xuể. Tôi bị lao lực vì làm nhiều quá, đầu tiên 67 cân sau còn gầy như con ve nhưng không biết làm thế nào vì không dám buông cho công nhân, sợ lộ bài nên cứ phải làm tối ngày. Được cái tiền về rất khá, tôi trả hết nợ cho nhị công tử, mua thêm máy, cải tạo một ít mặt bằng và gửi về cho bố mẹ. Các cụ cũng dần dần yên tâm không thúc tôi đi học lại nữa.

Nhưng rồi nhị công tử phạm phải một sai lầm chiến lược, đó là công khai đối đầu với đại công tử. Thằng cha vẫn cú từ hôm bị anh chửi ăn hại trước mặt cả phố, đến lúc thấy mình có cơ là tìm cách chơi lại. Hắn mang kẹo bán hạ giá vào mấy mối ruột của lão anh để cho anh mình ko bán được hàng nữa. Đầu tiên tôi ko biết chuyện mà một hôm bà trẻ gọi điện đến nhắn tôi lên gặp. Đến nơi bà bảo tôi ý là anh em làm ăn không giúp đỡ thì cũng nhường nhịn nhau, đừng có huynh đệ tương tàn. Tôi đồng ý ngay vì chính mình cũng chỉ muốn lập nghiệp kiếm tiền chứ ăn thua gì với ai, nhưng đến lúc nói với nhị công tử thì thằng cha không chịu, bảo anh bị lão ta mắng chửi hơn chục năm nhục lắm rồi, mày cứ để anh dạy cho lão một bài học.

Sai lầm của tôi là không kiên quyết ngay lúc ấy để anh em nhà này đối đầu nhau, cuối cùng tôi lại là thằng lãnh đủ. Bài sau tôi sẽ kể từ đầu đến đuôi cho các cụ.
Cụ rack thân mến , em có vài câu hỏi muốn hỏi cụ nhưng bận quá chưa thể comment được , bây giờ mới rỗi rãi hơn chút ngồi lại để viết ra :
+ Trong giai đoạn này khi máy móc , nguyên liệu , bao bì .... cụ vẫn phải nhập thì cụ làm giá rẻ và cạnh tranh với hàng Tàu như thế nào ?.
+ Cụ có gợi ý gì về việc cạnh tranh với người Tàu ở giai đoạn này không ?
+ Khi cụ bắt tay với cậu 2 trong khi cụ không có vốn thì cụ tính cổ phần thế nào và như em thấy là cụ nắm quyền điều hành doanh nghiệp khi đó ?.
 

thaonguyengarden

Xe tải
Biển số
OF-448856
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
479
Động cơ
212,526 Mã lực
Tuổi
34
quả thực là quá hay cho cái topic này, cảm ơn các cụ!!!!
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ rack thân mến , em có vài câu hỏi muốn hỏi cụ nhưng bận quá chưa thể comment được , bây giờ mới rỗi rãi hơn chút ngồi lại để viết ra :
+ Trong giai đoạn này khi máy móc , nguyên liệu , bao bì .... cụ vẫn phải nhập thì cụ làm giá rẻ và cạnh tranh với hàng Tàu như thế nào ?.
+ Cụ có gợi ý gì về việc cạnh tranh với người Tàu ở giai đoạn này không ?
+ Khi cụ bắt tay với cậu 2 trong khi cụ không có vốn thì cụ tính cổ phần thế nào và như em thấy là cụ nắm quyền điều hành doanh nghiệp khi đó ?.
Trả lời cụ từng câu một:

+ Tôi làm kẹo năm 1998. Giai đoạn đó nếu làm được thì rất sướng: đô rẻ, tệ rẻ và hàng tiêu dùng, nếu so tương quan với hiện nay, giá lại khá cao. Kể cả hàng tiêu dùng tàu giá cũng cao nên hàng tôi làm ra cạnh tranh thoải mái. Mặt khác tôi đã chuyển hướng ngay khi nắm được nghề, đó là sản xuất kẹo kiểu tây chứ ko phải kiểu tàu nên còn bán được giá cao hơn nữa (tôi sẽ kể kỹ ở bài sau).

+ Về người tàu và cạnh tranh với tàu, tôi đã có ý định viết một bài riêng, thậm chí mở một thớt riêng. Cụ chịu khó đợi vậy.

+ Tôi và cậu hai chia cổ phần rất đơn giản thôi: tôi có kỹ thuật, hắn có tiền, tôi lo sản xuất, hắn lo bán hàng, lãi chia 50:50. Thực ra lúc bấy giờ tôi ở thế yếu hoàn toàn nên hắn có đòi 70:30 tôi cũng phải chịu, nhưng thằng cha cũng là loại tốt tính và trung thực nên chơi với nhau được đến cùng
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Trả lời cụ từng câu một:

+ Tôi làm kẹo năm 1998. Giai đoạn đó nếu làm được thì rất sướng: đô rẻ, tệ rẻ và hàng tiêu dùng, nếu so tương quan với hiện nay, giá lại khá cao. Kể cả hàng tiêu dùng tàu giá cũng cao nên hàng tôi làm ra cạnh tranh thoải mái. Mặt khác tôi đã chuyển hướng ngay khi nắm được nghề, đó là sản xuất kẹo kiểu tây chứ ko phải kiểu tàu nên còn bán được giá cao hơn nữa (tôi sẽ kể kỹ ở bài sau).

+ Về người tàu và cạnh tranh với tàu, tôi đã có ý định viết một bài riêng, thậm chí mở một thớt riêng. Cụ chịu khó đợi vậy.

+ Tôi và cậu hai chia cổ phần rất đơn giản thôi: tôi có kỹ thuật, hắn có tiền, tôi lo sản xuất, hắn lo bán hàng, lãi chia 50:50. Thực ra lúc bấy giờ tôi ở thế yếu hoàn toàn nên hắn có đòi 70:30 tôi cũng phải chịu, nhưng thằng cha cũng là loại tốt tính và trung thực nên chơi với nhau được đến cùng
Vâng em cám ơn cụ :) , cụ cứ viết đi , bọn em đợi được :D . Em còn nhiều thắc mắc nên cụ cứ viết , không hiểu em lại hỏi :) .
 

thaonguyengarden

Xe tải
Biển số
OF-448856
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
479
Động cơ
212,526 Mã lực
Tuổi
34
TIẾP ĐI CỤ ƠI !!
 

dqtrung

Xe hơi
Biển số
OF-82544
Ngày cấp bằng
11/1/11
Số km
198
Động cơ
415,176 Mã lực
ỦNG HỘ CỤ RACHFAN VÀ CÁC CỤ KHÁC CHIA SẺ Ạ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tôi đang khá bận, hẹn các cụ trong tuần này sẽ có bài mới. Nhưng có một chuyện tôi thấy cần nói với các cụ.

Từ khi mở thớt này tôi đã nhận được một số inbox hỏi xin công nghệ, cách làm vv. Tôi cần nói rõ như sau: Nếu làm sản xuất thật thì các cụ sẽ thấy: không ai cho không ai công nghệ, thậm chí không bán. Bởi bất cứ công nghệ nào cũng từ mồ hôi và máu mà ra.

Nếu đọc thớt của tôi, các cụ sẽ thấy để có kẹo thành phẩm bán ra, tôi đã phải mạo hiểm vất vả thế nào. Đến các công ty sản xuất ở VN, có tới 90% là không cho khách vào xưởng. Xưởng của tôi cũng vậy.

Tôi chia sẻ chuyện lập nghiệp ở thớt này là quá cởi mở rồi, và chỉ dừng lại ở đây. Tôi sẽ không làm bất cứ việc gì hơn, nghĩa là không offline, không ảnh, không email và tất cả các thông tin cụ thể. Chỉ có một ngoại lệ là có cụ nào sẵn có một ý tưởng hỏi tôi thì tôi sẵn sàng tư vấn, cam kết không ăn cắp ý tưởng.

Vài dòng như vậy, mong các cụ thông cảm.
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Em hỏi thật là cụ mở thớt để làm gì ợ ?

Tôi đang khá bận, hẹn các cụ trong tuần này sẽ có bài mới. Nhưng có một chuyện tôi thấy cần nói với các cụ.

Từ khi mở thớt này tôi đã nhận được một số inbox hỏi xin công nghệ, cách làm vv. Tôi cần nói rõ như sau: Nếu làm sản xuất thật thì các cụ sẽ thấy: không ai cho không ai công nghệ, thậm chí không bán. Bởi bất cứ công nghệ nào cũng từ mồ hôi và máu mà ra.

Nếu đọc thớt của tôi, các cụ sẽ thấy để có kẹo thành phẩm bán ra, tôi đã phải mạo hiểm vất vả thế nào. Đến các công ty sản xuất ở VN, có tới 90% là không cho khách vào xưởng. Xưởng của tôi cũng vậy.

Tôi chia sẻ chuyện lập nghiệp ở thớt này là quá cởi mở rồi, và chỉ dừng lại ở đây. Tôi sẽ không làm bất cứ việc gì hơn, nghĩa là không offline, không ảnh, không email và tất cả các thông tin cụ thể. Chỉ có một ngoại lệ là có cụ nào sẵn có một ý tưởng hỏi tôi thì tôi sẵn sàng tư vấn, cam kết không ăn cắp ý tưởng.

Vài dòng như vậy, mong các cụ thông cảm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top