Chuyện xảy ra tháng 11 năm 1990, trong chiều đông lạnh lẽo ở “Đôm 5”, ký túc xá nổi tiếng trong cuốn “Những thiên đường mù” của văn sĩ Dương Thu Hương, dành cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô nằm ở số nhà 5, phố Dmitria Ulianova (tên em trai cụ Lenin)
Có tiếng gõ cửa. Tôi sững người thấy một mệnh phụ trạc 60 tuổi, đẹp một cách quý phái đứng trước cửa.
- Cháu có thể giúp cô gói đồ đạc để ngày mai đem ra sân bay gửi hàng chậm được không?
Sang đến phòng bà ở nhờ người thân, trước mắt là một đống đồ bà mua, mang về nước theo đúng quy định của hải quan Liên Xô: một tủ lạnh Saratov, một nồi hầm, một bàn là, năm mâm nhôm, vài thứ lủng củng lỉnh kỉnh lăn lóc trên nền nhà.
Định bắt tay gói ghém, bà ngăn lại:
- Uống nước với cô trước đã.
Bà là Hồ Xuân Hương sang Liên Xô dự hội nghị về văn học dân gian.
Chẳng có lẽ đây là bà Hồ Xuân Hương, hay là chỉ là người trùng tên, trùng nghề thôi nhỉ? Tôi thoáng băn khoăn.
- Cô là ... thi sĩ... Hồ Xuân Hương ạ?
- Chứ còn ai nữa hở cháu.
- Cô là Bà chúa thơ nôm phải không ạ?
- Đúng rồi, cháu ạ... có chuyện gì thế?
- Cô có tài làm thơ tục nhưng lại thanh phải không ạ?
- Đúng, sở trường của cô mà.
Tôi bèn chỉ cái nồi hầm áp suất của Liên Xô đề nghị bà vịnh.
Ngay lập tức bà cất lời:
"Mở ra một đống lùm lùm,
Cũng đai, cũng ốc cũng tùm lum,
Thịt, gân, xương cốt cho vào đấy
Một lúc lôi ra nhũn nhùn nhùn"
Tôi choáng thật, chỉ có tư chất của Hồ Xuân Hương mới có thể xuất khẩu thành thơ tục... mà thanh như vậy. Quyết thử một lần nữa, tôi chỉ vào cái tủ lạnh Saratov:
- Cô vịnh cho cháu cái tủ lạnh này được không?
- Sao lại không nhỉ!
Bà cất giọng:
"Cắm vào, run rẩy toàn thân
Rút ra, nước chảy từ chân đến sàn
Hỡi chàng quân tử đa mang
Cắm vào, xin chớ vội vàng rút ra"
Nguyễn Học (nickname ngao5)
Moscow tháng 11/1990
View attachment 6042468