Cccm e xin tiếp, hôm qua đi lấy mÁy mà thợ nó chưa sửa nên hôm nay lại cày bằng điện thoại ạ.
Nhà e từ khi kinh tế khá lên thì bố mẹ e cũng bận hơn, mẹ thì suốt ngày họp hành, bố thì nay tiếp khách, mai tiếp đoàn nói chung là ko giám sát bọn e nhiều, e còn một đứa e trai nữa cũng ngoài 30t rồi, e sẽ nói tới nó trong những phần sau. Khi kinh tế thay đổi thì nhiều thứ cũng khác và cuộc đời e đã...
Bây giờ thì e xin nói về e, dễ lộ infor lắm nhưng ko sao, với title là tôi đã đứng dậy và đứng dậy thật sự nên e ko ngại gì cả. Có người từng nói với e, thất bại là khi bạn vấp ngã mà bạn nằm im, ko bao giờ đứng dậy đi tiếp, nhưng e đã ko nằm im như vậy tuy để đứng dậy ko hề dễ dàng.
E sinh ra trong sự chờ đợi háo hức của cả dòng họ. Vừa chào đời mọi người đều trầm trồ là sao có đứa trẻ đẹp thế, da trắng bóc, tóc xoăn, hoe hoe vàng. Bây giờ mới thấy ngày xưa nhỏ đẹp như thiên thần mà già thành ác quỷ. E cũng có được chứng kiến những năm tháng vất vả của thời bao cấp khi cùng mẹ xếp hàng đong gạo, mua dầu. Những miếng thịt xanh lè kiểm dịch đóng dấu, những bữa cơm độn khoai sắn và những hôm cúng giỗ con cháu có 20 người mà chỉ giết 01 con gà, cả nhà ăn xong, con gà còn nguyên vì ko ai dám gắp nhường nhau ăn. Con gà đó sau đó lại cho vào túi nylon cho đứa cháu đích tôn là e. Nhưng từ quê về muộn quá sáng ra con gà đã bốc mùi, mẹ e ngồi nhìn con gà mà mắt rưng rưng.
E đi học mẫu giáo ko còn chỗ ở lớp 3t, nhảy lên lớp 4t, thời đó là năm đầu tiên bỏ lớp vỡ lòng, nên 5t e vào lớp 1.
Thời kỳ này bố e mới đi Pháp về lần đầu tiên, e mới chứng kiến chuyện mình mua con vịt ăn, ăn xong xương và lông cho vào giấy báo đêm vứt vì sợ mang tiếng là có thật, bgiờ ngta khoe giàu xưa thì sợ giàu. Bố e mua được một cái xe máy đời 78 mà ko dám đi và để nhờ nhà người khác mỗi tuần tới thăm xe một lần. Người mà bố e gửi xe máy vốn nhà quê, thấy ô tô chạy dầu diezel nên mua về đổ vào xe bố e chạy thử, ko nổ được máy tưởng làm hỏng xe bố e nên trốn luôn 2 tuần đói quá mới dám về. E ko bao giờ lên án chế độ nhưng nghĩ lại sao hồi đó con người ta đáng thương đến như vậy. E học mẫu giáo được đi thi kể chuyện cổ tích đạt giải nhất và giải thưởng là gì mọi ng biết không là tấm giấy khen và 10 viên C và 20 viên B1 + hộp cao sao vàng trị bách bệnh. Cảm sốt bôi cao, đau bụng bôi cao, nhức đầu bôi cao... Phần thưởng e thích nhất là cốc nước đường, sang thì cho viên C chua chua thì tuyệt vời. Có một chuyện bi hài, có người hàng xóm sang nhà e chơi với bố e, khi về bố e mới gửi cho con chú ấy miếng chocolate bằng 2 ngón tay, chú ấy gói vào tờ giấy báo dấu dưới yyên xe đạp rồi đi làm. Trời nắng sô cô la nó chảy hết, về thì chỉ còn mẩu giấy ướt mèm, 2 vợ chồng chú ấy cãi nhau và đánh nhau, chú ấy định treo cổ vì cô vợ nói chú ấy lớn mà ko thương con, ăn hết của con.
Bố e đi nước ngoài về, nhà e toàn quần áo đẹp, mọi người trầm trồ với những cái áo phec mơ tuya, những cái khăn phu la, cái áo lông thơm sực mùi nước hoa Pháp. Giữa hè, mà có người đến mượn cái áo lông để mặc hôm sau cưới vợ, cô dâu mặc cái áo sơ mi trắng cổ tim ngắn tay, chú rể giữa trưa hè mặc áo lông to xù, đi dép lê, mồ hôi mồ kê như suối là hình ảnh ko bgiờ quên của một thời đã xa. Tấm hình đám cưới đó mẹ e còn giữ , toàn những ng gày gò, xạm đen, quê mùa, mãi tới khi e xây nhà ko hiểu sao mất tấm hình đó.
E được yêu chiều và dạy dỗ trong sự nghiêm khắc của bố mẹ. Ko dám nói bậy bao giờ vì sợ thối mồm, mẹ nói vậy. Ko bao giờ nói dối vì chỉ có quân xâm lược bành trướng Trung Quốc mới nói dối, ôi cái đầu óc thơ dại của em.
Bố e là người cực kỳ thông minh, nhanh trí, hay giúp đỡ người khác và hơi vô tâm với vợ con. Ông có thể đi chơi thể thao tới 8-9h tối mới nhớ ra là phải đón con. Bgiờ ông có thể ngồi đoán ra cả 15 câu hỏi chương trình ai là triệu phú, hay giảng giải cho e thế nào là xuất siêu, nhập siêu dù ông chỉ có chuyên môn chính là giáo viên ngoại ngữ. Ông dạy võ cho e, chỉ e biết cách nhận biết một cú đấm toàn lực và một cú đánh vô lực. Và cũng cho e biết cách nhìn ra điểm yếu đối phương.
Bố e tuy là thày giáo nhưng các loại đầu gấu tên tu