Em còm nốt phát này, trên này đúng là có những bác thuyết âm mưu ghê gớm, chỉ làm rối lên thôi. Em cũng thuyết âm mưu mục đích của các bác này giống mấy lá cải báo là làm hoang mang dư luận, câu vodka, câu like
Để có GCN có chữ
HỘ đấy thì phải có quyết định phân đất, giao đất cho HỘ/HỘ GIA ĐÌNH ông bà XYZ nào đấy, cái chữ
HỘ đấy không phải thích thì cho vào sổ đỏ được.
Luật đất đai không quan tâm đến khái niệm "
VỢ CHỒNG" nên các bác đừng vơ vào, luật nào ra luật đấy. Họ chỉ quan tâm đến có phải là
HỘ GIA ĐÌNH hay là
CÁ NHÂN . Vì cái
HỘ này mới là đối tượng được nhà nước cấp đất, giao đất. Hai vợ chồng có thể là một hộ, nhưng một hộ có thể có nhiều hơn hai vợ chồng (vì có thể có con cái, cháu chắt nữa).
Ví dụ 1 : Quyết định giao 1ha đất cho Hộ ông A, điều này nghĩa là giao cho toàn bộ người có trong hộ gia đinh nhà ông A (theo sổ hộ khẩu) tại thời điểm cấp đất: gồm vợ, con, có thể cả cháu nữa.
Ví dụ 2 : Hai vợ chồng bác mua đất, GCN sẽ ghi tên hai vợ chồng bác nhưng không có chữ
HỘ nào cả. Việc ghi tên cả hai vợ chồng là theo quy định của luật HN & GĐ về tài sản hình thành sau hôn nhân (trừ khi hai vợ chồng bác có thỏa thuận đây là tài sản riêng). Chứ không phải theo cái chữ "
HỘ GIA ĐÌNH" trong luật đất đai mà nhiều bác đang cố ép nó vào với nhau. Trường hợp này con cái bác không có liên quan gì ở đây hết.
Ví dụ 3: Bố mẹ bác cho anh chị em bác đất, anh chị em bác đồng lòng không chia thửa, không tách sổ, thì trên sổ sẽ ghi đầy đủ tên anh chị em bác được các cụ cho và cũng không có chữ
HỘ nào cả. Bác có 4 ae thì ghi tên cả 4 ông
Về bản chất nội dung ghi trên sổ của ví dụ 2 và 3 là giống nhau và đều là sở hữu cá nhân và là đồng sở hữu. Điểm khác biệt duy nhất là hai ông bà ở ví dụ 2 còn bị quy định bởi luật HN & GĐ về tài sản hình thành sau hôn nhân mặc định là tài sản chung (trừ khi có thỏa thuận là tài sản riêng). Nên cứ chồng mua thì ghi tên cả đôi là thế chứ
không phải vì hai vợ chồng là một hộ nên phải ghi cả đôi vào đấy.
Việc ghi tên thành viên với GCN cấp cho
HỘ GIA ĐÌNH là tiến bộ bởi vì: trong quá trình sang tên dịch chuyển cần có tất cả chữ ký của thành viên hộ. Tuy nhiên, việc xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp đất là rất khó, thậm chí nhờ UBND vẫn có thể rất khó xác minh dẫn đến rủi ro cho giao dịch. Ví dụ bác mua đất của hộ gia đình ông T, bác xác minh các kiểu thì hộ ông T có U, V -> mua đất có chữ ký của T, U, V tưởng là ngon hết rồi đúng không ? Nhưng đẹp giời, xuất hiện ông Z con ông T, và ông Z chứng minh được mình là thành viên trong hộ ông T tại thời điểm cấp đất. Và ông Z không đồng ý -> hợp đồng mua đất của bác có nguy cơ vô hiệu -> lúc này bác mới thấy đau đớn này vì giá đất giờ nó lên gấp 3 lần chẳng hạn. Việc ghi cụ thể tên thành viên là để hạn chế các trường hợp như trên, làm giảm thiểu rủi ro khi giao dịch cũng như đơn giản hóa việc xác minh rất nhiều. Đây chỉ là 1 ví dụ về việc không có tên thành viên sẽ có thể dẫn đến loằng ngoằng thế nào, thực tế còn có thể phát sinh nhiều vấn đề khác nữa vì khó khăn trong xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp đất. Đấy là ví dụ đơn giản, còn chưa ngoằng cái đoạn thừa kế vào đấy.
Nên các bác đừng có chưa đọc đã kêu nhiêu khê, rồi thủ tục loằng ngoằng. Nói chung, e rút sợi dây kinh nghiệm, muốn hiểu thì cứ phải
trả giá thì mới thấu đáo được: có thể là thời gian nghiên cứu, học hỏi luật lá, có thể là tiền thuê LS tư vấn, có thể là vướng vào 1 vụ nào đấy, hoặc chí ít là bỏ thời gian để đọc hết thông tư đấy nói gì và các bác không chửi xéo ở trên đã nhiệt tình phân tích những gì chứ.
Xong, em về hóng thớt trung đông. Trả thớt cho các bác chửi xéo tiếp, kêu gào tiếp vì các bác hiểu vấn đề có vẻ cũng nản và bỏ đi rồi.