Tiếp nối Seri rượu ngâm k thể quên món Rượu Cao động vật.
Cao động vật là một dạng thuốc được dùng chữa bệnh từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Cao được chế từ xương, gạc, mai, yếm hoặc thịt của các loại động vật. Cao động vật ở thể dẻo chứa khoảng 10-15% nước, sờ không dính tay, đóng được thành bánh như cao hổ, cao khỉ, cao ban long (sừng hươu nai). Có loại cao mềm, sánh như mật đặc hoặc sền sệt, chứa khoảng 20% nước, sờ dính tay, không đóng bánh được như cao miết giáp (cao mai ba ba), cao quy bản (cao yếm rùa)...
Mỗi loại cao hoặc nhóm cao động vật có tác dụng đặc trị đối với từng loại bệnh. Cao hổ, cao gấu và cao sơn dương có tác dụng giảm đau, chữa tê thấp, đau lưng. Cao trăn chữa đau cột sống. Cao khỉ, cao dê chữa thiếu máu, đau mình mẩy. Cao ban long, cao miết giáp, cao quy bản là thuốc bổ dưỡng chữa suy nhược cơ thể, gầy yếu, xanh xao, kém ăn, mất ngủ...
Cách dùng cao động vật tốt nhất là ngâm rượu với tỷ lệ một phần cao và 10 phần rượu 35-40 độ (đối với cao dẻo phải cắt mỏng). Ngâm 7-10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều cho cao chóng tan. Ngày uống 2 lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần một cốc nhỏ, có thể thêm ít đường cho dễ uống. Người không biết uống rượu có thể trộn cao với mật ong hoặc cháo nóng để ăn.
Nếu cao động vật được chế biến đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh, không pha trộn các chất ngoại lai như keo da, hắc ín (trong cao giả); rượu dùng để ngâm bảo đảm đúng độ quy định, vật đựng sạch sẽ, khô ráo, vô trùng (tốt nhất là dùng lọ có nút mài) thì rượu ngâm có thể bảo quản được vài tháng để dùng dần, nhưng cũng
không được để quá 6 tháng.
Hiện nay đa phần các cụ hay ngâm cao hổ cốt và hươu đực. 2 món này khuyến nghị sau 45 tuổi hãy dùng, Trước đó dễ phá người.
Khi uống rượu cao chú ý:
- Hạn chế ăn các loại gia vị, đồ cay nóng: hạt tiêu, măng ớt ngâm
- Không nên ăn thường xuyên đồ tanh, hải sản: cua, tôm,
- Hạn chế rau muống, đậu xanh, nước chè đặc.
- Hạn chế một số loại quả như: quả mận, quả đào, cà pháo.