[ATGT] Tổ hợp các món về côn, số, phanh, ga của vợ hai

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
... Em cầm lái từ lúc 18t(hồi chiến tranh), giờ 59 tuổi, nói thật có đến cả chục lần đang hết ga hết số phải phanh nghiến rồi từ số 5 về số 1 để đi tiếp....Cụ tin hay không là tùy!
Em tin bác!
Cho dù đang là số 5,tốc độ cao trước đó,nhưng thời điểm bác phải phanh nghiến...thì tốc độ chắc chỉ còn chừng 3 <->5km/h,xe không chở nặng,đang không lên dốc cũng phải về 1 rồi từ từ tăng tốc trở lại!Chứ chả nhẽ về 4 rồi 3...2 à???!!!

Hì,bác hơn em những 9 cái xuân già.Kính bác 1 ly vốt ka ạ!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

XeDapXin

Xe tải
Biển số
OF-93021
Ngày cấp bằng
26/4/11
Số km
250
Động cơ
405,401 Mã lực
E cảm ơn hai cụ đã góp ý ạ! Tiện thể e hỏi 2 cụ là có phải khi mình dừng hẳn xe 1 lúc thi mới về số 1 phải không tại e thấy nhiều khi đang đi số 2 mà phanh dừng lại khoảng dưới 3s thi về số 1 hơi khó không trơn lắm. Nhưng nếu lâu hơn chút là về trơN tuột à. Hồi trước e đi học thì thầy bảo cứ dừng lại là về số 1 luôn. Nhưng nay đi thực tế vẫn chưa 100% lắm thì phải. Một vấn đề nữa là e không rõ khi tắc đường trong điều kiên đi số 1 thì chậm và dật, đi số 2 thì máy hơi yếu vậy phương án cụ thể để đi hiệu quả là sao cho mượt vậy cụ. Mong các cụ chỉ bảo để vợ 2 e khỏe mà mình khỏe người tham gia giao thông cũng khỏe ạ!:bz
Khi dừng lại nên về số 0 chứ bạn, sao lại về số 1 làm gì
Số 1 thường khó về khi xe đang chạy với tốc độ > 10km/1h Còn khi dừng rồi thì em thấy có vấn đề gì đâu nhỉ?
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Em tin bác!
Cho dù đang là số 5,tốc độ cao trước đó,nhưng thời điểm bác phải phanh nghiến...thì tốc độ chắc chỉ còn chừng 3 <->5km/h,xe không chở nặng,đang không lên dốc cũng phải về 1 rồi từ từ tăng tốc trở lại!Chứ chả nhẹ về 4 rồi 3...2 à???!!!

Hì,bác hơn em những 9 cái xuân già.Kính bác 1 ly vốt ka ạ!!!
Em ngắm mãi Mợ LH rồi ! DUYÊN DÁNG và hơi mấu MỢ NÓI QUÁ ĐÚNG!!!
 

0768

Xe máy
Biển số
OF-123600
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
59
Động cơ
380,530 Mã lực
Nơi ở
Vinaconex6
Không biết có cụ nào có cái hình minh họa cái bộ ly hợp của xe Getz 1.1 không ạ. Cho em và cả thớt xem với ạ. Em nghĩ nếu hiểu cấu tạo của nó cũng giúp mình điều khiển nó tốt hơn ạ. Nếu tốc độ dưới 10km/h thì đã về số 1 được chưa ạ, sao e gét nhà e đi số 2 mà dưới 10km/h và lớn hơn 0 sao mà khó đi gê cơ ý. Cứ rung hết cả xe lên.:bz
 

fanruot_mu™

Xe tải
Biển số
OF-18195
Ngày cấp bằng
4/7/08
Số km
204
Động cơ
507,430 Mã lực
Website
yeuhaiphong.com
"Lên dốc thì phải có đà" cái câu đấy ai đã chạy xe đều biết. Vâng, cụ "biết chạy" 5h chiều Cụ đi dốc Đào Tấn sang Nguyễn Khánh Toàn xem ngoài số 1 ra Cụ có đi đc số nào khác ko.
Em thì chưa biết dốc Đào Tấn nó ntn? (Có thể đi qua rồi như k nhớ :D). Nhưng hiện tại em đang chạy 1 con Huyndai 2,5t đời 92 (sx năm 1992 các cụ nhé) chở 5 tấn bò lên dốc cầu Kiền - HP k đà điếc gì hết vì phía trước mình hàng tá xe đang lối đuôi nhau thì lấy đâu ra đà em vẫn đi số 2 bình thường nhé. Các cụ k tin thì hôm nào em đi thử cho các cụ xem ;))

@ chú Huy Kiên: cháu k dám qua mặt chú đâu nhưng thực tế là thế chú ạ, cháu chưa bao h về số 1 được khi xe đang lăn bánh. Còn đang chạy số 5 về luôn số 2 thì quá bt rồi. Có gì mong chú chỉ giáo nhé. Cháu cũng quen nhiều chú lái xe Trường Sơn lắm, trong cơ quan cháu vẫn còn mấy chú chưa được về hưu đấy :P
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì chưa biết dốc Đào Tấn nó ntn? (Có thể đi qua rồi như k nhớ :D). Nhưng hiện tại em đang chạy 1 con Huyndai 2,5t đời 92 (sx năm 1992 các cụ nhé) chở 5 tấn bò lên dốc cầu Kiền - HP k đà điếc gì hết vì phía trước mình hàng tá xe đang lối đuôi nhau thì lấy đâu ra đà em vẫn đi số 2 bình thường nhé. Các cụ k tin thì hôm nào em đi thử cho các cụ xem ;))

@ chú Huy Kiên: cháu k dám qua mặt chú đâu nhưng thực tế là thế chú ạ, cháu chưa bao h về số 1 được khi xe đang lăn bánh. Còn đang chạy số 5 về luôn số 2 thì quá bt rồi. Có gì mong chú chỉ giáo nhé. Cháu cũng quen nhiều chú lái xe Trường Sơn lắm, trong cơ quan cháu vẫn còn mấy chú chưa được về hưu đấy :P

Cụ nói thế thì phải tin thôi, có nghĩa là xe cụ nó thiết kế như thế, chứ xe 4b em chạy thì cứ về số 1 thoải mái mà không cần dừng, miễn là tốc độ đủ nhỏ ( cũng chả ai dại gì mà về số 1 khi đang đi khá nhanh đâu).
Chắc xe cụ là máy dầu, vì em nghe mấy người chạy máy dầu đều ca ngợi là để số 2 vẫn depa ngon. Điều này cũng có lý vì xe máy dầu thường có momen xoắn lớn hơn xe xăng ở tốc độ vòng tua thấp.
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Em thì chưa biết dốc Đào Tấn nó ntn? (Có thể đi qua rồi như k nhớ :D). Nhưng hiện tại em đang chạy 1 con Huyndai 2,5t đời 92 (sx năm 1992 các cụ nhé) chở 5 tấn bò lên dốc cầu Kiền - HP k đà điếc gì hết vì phía trước mình hàng tá xe đang lối đuôi nhau thì lấy đâu ra đà em vẫn đi số 2 bình thường nhé. Các cụ k tin thì hôm nào em đi thử cho các cụ xem ;))

@ chú Huy Kiên: cháu k dám qua mặt chú đâu nhưng thực tế là thế chú ạ, cháu chưa bao h về số 1 được khi xe đang lăn bánh. Còn đang chạy số 5 về luôn số 2 thì quá bt rồi. Có gì mong chú chỉ giáo nhé. Cháu cũng quen nhiều chú lái xe Trường Sơn lắm, trong cơ quan cháu vẫn còn mấy chú chưa được về hưu đấy :P
Vậy thì vấn đề là của riêng chiếc xe đó thôi! Dòng xe tải thập niên 70 về trước nếu cảm giác không tốt thì 2 côn vào số vẫn bị nhẩy ra ! Tuy nhiên vẫn về số 1 bình thường khi vận tốc khoảng 5-8 Km/h, tốc độ lớn hơn thì phải vù ga và đóng số 1 đúng thời điểm. Ngày nay xe đời mới đồng tốc rất tốt nên các xe mình đã lái thì sau khi phanh gấp tốc độ còn trên, dưới 10 Km/h, cắt côn về số 1 bình thường...Theo lý thuyết thì cứ cắt côn + đồng tốc thì ra số, rồi cắt côn + đồng tốc thì đóng số. Mình đã thử các xe số sàn đời cao, không cắt côn ga phù hợp vẫn chuyển được các số 3,4,5. Đấy là thông tin để tham khảo, mong muốn của mình là tìm hiểu học hỏi để còn cầm lái ngày nào thì chắc tay và an toàn ngày ấy. Cám ơn Bạn đã chia sẻ ! Thật sự thì cái lứa bọn mình nghỉ lái gần hết rồi, những ông làm chủ xe cũng chỉ lái trong bãi hoặc ra vào ga ra thôi. Chào thân ái!
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
Em thì chưa biết dốc Đào Tấn nó ntn? (Có thể đi qua rồi như k nhớ :D). Nhưng hiện tại em đang chạy 1 con Huyndai 2,5t đời 92 (sx năm 1992 các cụ nhé) chở 5 tấn bò lên dốc cầu Kiền - HP k đà điếc gì hết vì phía trước mình hàng tá xe đang lối đuôi nhau thì lấy đâu ra đà em vẫn đi số 2 bình thường nhé. Các cụ k tin thì hôm nào em đi thử cho các cụ xem ;))

@ chú Huy Kiên: cháu k dám qua mặt chú đâu nhưng thực tế là thế chú ạ, cháu chưa bao h về số 1 được khi xe đang lăn bánh. Còn đang chạy số 5 về luôn số 2 thì quá bt rồi. Có gì mong chú chỉ giáo nhé. Cháu cũng quen nhiều chú lái xe Trường Sơn lắm, trong cơ quan cháu vẫn còn mấy chú chưa được về hưu đấy :P
Có thể xe bác nó thiết kế số 1 là số mạnh(Xe tải lớn thường có cần gạt cho xe vào số mạnh để chống lầy),số 2,3...lại là số 1,2 của xe bình thường.
Em dự thế.
 

fanruot_mu™

Xe tải
Biển số
OF-18195
Ngày cấp bằng
4/7/08
Số km
204
Động cơ
507,430 Mã lực
Website
yeuhaiphong.com
Vậy thì vấn đề là của riêng chiếc xe đó thôi! Dòng xe tải thập niên 70 về trước nếu cảm giác không tốt thì 2 côn vào số vẫn bị nhẩy ra ! Tuy nhiên vẫn về số 1 bình thường khi vận tốc khoảng 5-8 Km/h, tốc độ lớn hơn thì phải vù ga và đóng số 1 đúng thời điểm. Ngày nay xe đời mới đồng tốc rất tốt nên các xe mình đã lái thì sau khi phanh gấp tốc độ còn trên, dưới 10 Km/h, cắt côn về số 1 bình thường...Theo lý thuyết thì cứ cắt côn + đồng tốc thì ra số, rồi cắt côn + đồng tốc thì đóng số. Mình đã thử các xe số sàn đời cao, không cắt côn ga phù hợp vẫn chuyển được các số 3,4,5. Đấy là thông tin để tham khảo, mong muốn của mình là tìm hiểu học hỏi để còn cầm lái ngày nào thì chắc tay và an toàn ngày ấy. Cám ơn Bạn đã chia sẻ ! Thật sự thì cái lứa bọn mình nghỉ lái gần hết rồi, những ông làm chủ xe cũng chỉ lái trong bãi hoặc ra vào ga ra thôi. Chào thân ái!
Cháu từng được lái nhiều xe rồi chú ạ, máy xăng máy dầu đều có. Vấn đề là cháu chủ yếu lái xe tải thôi, từ 5 tạ đến container, tất cả cháu đều thử về lại số 1 khi xe đang lăn bánh thì kết quả đều k được, số cứng đơ và máy kêu khẹc khẹc rất mạnh. Còn đang chạy số 5 mà cần về số 2 thì đơn giản thôi, đạp vài cuốc phanh cho xe chậm hẳn lại, vù nhẹ ga phát là đóng số ngọt ngào. Trước cháu chạy con cont đầu bằng đời 97 có bao h đi số cần đạp côn đâu, gọi là đi k côn đấy chú. Riêng con xe cháu chạy hiện tại thì đề pa số 2 vô tư, chỉ trừ lúc nào hàng quá nặng mới cần phải đề pa số 1 thôi. Còn thi thoảng chạy hộ thằng bạn con Porter 2 thì bắt buộc phải đề pa số 1, đề pa số 2 xe nó cứ ậm ự kiểu gì ấy ;))
Chú có thời gian cầm lái nhiều, nhất là trong thời chiến tranh nữa nên có nhiều kinh nghiệm, nên chia sẻ chú ạ.
 

CHIANTHI

Xe tăng
Biển số
OF-84685
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
1,171
Động cơ
421,240 Mã lực
Nơi ở
HÀ NỘI 2
Em cũng thuộc loại gà nhưng chỉ biết dùng hai từ: Nhịp nhàng thôi cụ ạ.

Nhanh hay chậm còn tùy vào tình huống đang xử lý trên đường, nhả côn thì dí ga sao cho nó êm ái là được.

Khi phanh thì vận tốc xuống dưới 15km thì đạp côn, chuẩn bị về số (1 hay 2 tùy vào việc cụ có tránh được không hay phải phanh hẳn lại), phanh thì phanh dần từ xa, phanh càng từ từ càng tốt tránh dật cục, xe sau dễ hôn mít cụ hoặc chết máy.

Khi lên số thì cứ đạt đủ vận tốc hãy lên, không cần nhanh quá nhưng đừng chậm quá mất đà của xe, thường vòng tua khoảng 1500 đến 1800 vòng thì lên số là đẹp.
Em cũng gà quá,em có tật cứ đap phanh thì cũng đồng thời đạp côn , khắc phục mãi mà chưa được ,như thế có nguy hiểm không cac cụ
 

0768

Xe máy
Biển số
OF-123600
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
59
Động cơ
380,530 Mã lực
Nơi ở
Vinaconex6
Em cũng gà quá,em có tật cứ đap phanh thì cũng đồng thời đạp côn , khắc phục mãi mà chưa được ,như thế có nguy hiểm không cac cụ
Bệnh bác giống em thía. Bây giờ nghe các cụ dậy đi nhanh thì phanh trước côn sau, đi chậm thì côn trước phanh sau mà vẫn chưa thuần thục.:bz
 

trungnh

Xe tăng
Biển số
OF-51144
Ngày cấp bằng
18/11/09
Số km
1,520
Động cơ
468,298 Mã lực
Nơi ở
Trần Quý Kiên, Cầu Giấy
Em cũng gà quá,em có tật cứ đap phanh thì cũng đồng thời đạp côn , khắc phục mãi mà chưa được ,như thế có nguy hiểm không cac cụ
Rất nguy hiểm trong trường hợp xe cụ đang di chuyển ở tốc độ nhanh. Hôm nào cụ kiếm cái đường thật vắng, hoặc sân bóng không có ai cũng được, cụ kiểm 1 thùng các-tong, kẻ 1 cái vạch trước thùng cac-tong đó với khoảng cách 20m. Sau đó cụ chạy làm sao vận tốc xe đạt 40 - 50km rồi lần lượt thử 2 cách phanh: phanh - côn, côn - phanh khi xe chạy đến vạch, cụ sẽ tự rút ra kết luận, từ đó tự cụ sẽ chuyển cách dùng phanh hợp lý.
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bệnh bác giống em thía. Bây giờ nghe các cụ dậy đi nhanh thì phanh trước côn sau, đi chậm thì côn trước phanh sau mà vẫn chưa thuần thục.:bz
Dễ mà cũng khó đới, nhiều Tài già phổ biến kinh nghiệm là chạy đường Dài nhiều vào, cứ số 5 thì bỏ chân côn sang bên cạnh nghỉ ngơi chỉ dùng chân Phải thôi!
Một E được phổ biến kinh nghiệm này kể rằng: 1 chuyến xuyên Việt thì trên đường quay ra đã hoàn toàn bỏ được thói quen cắt Côn trước- Phanh sau!!!
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Em cũng gà quá,em có tật cứ đap phanh thì cũng đồng thời đạp côn , khắc phục mãi mà chưa được ,như thế có nguy hiểm không cac cụ
Bạn CHIANTHI ơi. Đấy là thói quen cực quỳ nguy hiểm đó!!! Hãy chọn 1 khúc đường tốt RỘNG và VẮNG rồi chạy 40, 60, 80 và thử nghiến PHANH với 2 tình huống cắt CÔN và KHÔNG cắt CÔN Bạn sẽ có một kinh nghiệm quý báu. Lưu ý là Phanh không có ABS thì phải nhá phanh 1,2,3... lần trước khi nghiến! Kinh nghiệm của các Tài già là tập rất nhiều lần để trở thành 1 bản năng khi phanh(không có ABS). Rà Phanh thật nhanh và căng chân, khi thấy khó lái và xe bắt đầu RÊ thì nới chân phanh, thấy cảm giác bớt Rê ngang thì lại tăng chân Phanh, sau đó có thể nghiến Phanh. Tập nhiều sẽ nhuyễn và trở thành Bản năng rất hữu ích trong xử lý PHANH GẤP sau này!Thân ái.
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Cháu từng được lái nhiều xe rồi chú ạ, máy xăng máy dầu đều có. Vấn đề là cháu chủ yếu lái xe tải thôi, từ 5 tạ đến container, tất cả cháu đều thử về lại số 1 khi xe đang lăn bánh thì kết quả đều k được, số cứng đơ và máy kêu khẹc khẹc rất mạnh. Còn đang chạy số 5 mà cần về số 2 thì đơn giản thôi, đạp vài cuốc phanh cho xe chậm hẳn lại, vù nhẹ ga phát là đóng số ngọt ngào. Trước cháu chạy con cont đầu bằng đời 97 có bao h đi số cần đạp côn đâu, gọi là đi k côn đấy chú. Riêng con xe cháu chạy hiện tại thì đề pa số 2 vô tư, chỉ trừ lúc nào hàng quá nặng mới cần phải đề pa số 1 thôi. Còn thi thoảng chạy hộ thằng bạn con Porter 2 thì bắt buộc phải đề pa số 1, đề pa số 2 xe nó cứ ậm ự kiểu gì ấy ;))
Chú có thời gian cầm lái nhiều, nhất là trong thời chiến tranh nữa nên có nhiều kinh nghiệm, nên chia sẻ chú ạ.
fanruot_mu thân mến. Mình có đem vấn đề của Bạn để hỏi thợ bậc cao trong gara xe tải thì được trả lời như sau: Dòng xe tải máy Dầu không đạt vòng tua lớn nhất bằng dòng máy xăng mà lại cần số 1 rất khỏe để khởi hành khi tải nặng. Vì thế hộp số của nó được thiết kế có bánh răng chủ động của số 1 với đường kính lớn hơn, có nhều răng hơn nên quay chậm hơn. Khi ta đang chạy số 5, phanh gấp, ra số thì bánh răng trung gian vẫn đang còn vòng quay lớn nên không về số 1 được vì mất đồng tốc. Họ kết luận là dòng tải máy dầu chỉ nên vào số 1 lúc khởi hành(xe đang dừng), nếu đang số cao vận tốc lớn phanh gấp sợ chết máy mất đà thì về số 2, nếu phải về số 1 thì thực hiện khi vận tốc chỉ còn 3-5 Km/h. Một vài sưu tầm như vậy, hy vọng góp phần làm rõ được phần nào. Chào thân ái!
 

0768

Xe máy
Biển số
OF-123600
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
59
Động cơ
380,530 Mã lực
Nơi ở
Vinaconex6
Bạn CHIANTHI ơi. Đấy là thói quen cực quỳ nguy hiểm đó!!! Hãy chọn 1 khúc đường tốt RỘNG và VẮNG rồi chạy 40, 60, 80 và thử nghiến PHANH với 2 tình huống cắt CÔN và KHÔNG cắt CÔN Bạn sẽ có một kinh nghiệm quý báu. Lưu ý là Phanh không có ABS thì phải nhá phanh 1,2,3... lần trước khi nghiến! Kinh nghiệm của các Tài già là tập rất nhiều lần để trở thành 1 bản năng khi phanh(không có ABS). Rà Phanh thật nhanh và căng chân, khi thấy khó lái và xe bắt đầu RÊ thì nới chân phanh, thấy cảm giác bớt Rê ngang thì lại tăng chân Phanh, sau đó có thể nghiến Phanh. Tập nhiều sẽ nhuyễn và trở thành Bản năng rất hữu ích trong xử lý PHANH GẤP sau này!Thân ái.
Bác có thể nói kỹ hơn về món phanh khi không có ABS không thế. Xe em Getz 1.1 không có phanh ABS nên rất mong bác chỉ giáo:bz
 

fanruot_mu™

Xe tải
Biển số
OF-18195
Ngày cấp bằng
4/7/08
Số km
204
Động cơ
507,430 Mã lực
Website
yeuhaiphong.com
fanruot_mu thân mến. Mình có đem vấn đề của Bạn để hỏi thợ bậc cao trong gara xe tải thì được trả lời như sau: Dòng xe tải máy Dầu không đạt vòng tua lớn nhất bằng dòng máy xăng mà lại cần số 1 rất khỏe để khởi hành khi tải nặng. Vì thế hộp số của nó được thiết kế có bánh răng chủ động của số 1 với đường kính lớn hơn, có nhều răng hơn nên quay chậm hơn. Khi ta đang chạy số 5, phanh gấp, ra số thì bánh răng trung gian vẫn đang còn vòng quay lớn nên không về số 1 được vì mất đồng tốc. Họ kết luận là dòng tải máy dầu chỉ nên vào số 1 lúc khởi hành(xe đang dừng), nếu đang số cao vận tốc lớn phanh gấp sợ chết máy mất đà thì về số 2, nếu phải về số 1 thì thực hiện khi vận tốc chỉ còn 3-5 Km/h. Một vài sưu tầm như vậy, hy vọng góp phần làm rõ được phần nào. Chào thân ái!
Vậy là rõ chú Kiên nhỉ, thật sự là cháu k vào nổi số 1 khi xe đang lăn bánh ấy.

Vấn đề như cụ gì ở trên nêu là đang chạy tốc độ cao mà côn - phanh có nguy hiểm hay k thì cháu thấy thế này. Có nguy hiểm hay k thì cháu xin trả lời là có, 100% là có nguy hiểm. Nhưng nó phụ thuộc vào tuy từng trường hợp,tình huống, tùy người lái, tùy xe nữa chú ạ. Ví dụ như cháu chạy thì hay có thói quen buông mo khi gần đến ngã 3, ngã 4 hoặc trôi dốc cầu..v..v..vv..vv.. Khi đấy xe trôi theo quán tính rất nhanh nhưng cháu chủ động rà phanh để khi xe gần đến nơi cần dừng là dừng được, hoặc cùng lắm là vào lại số 2 hay số 3 để hãm xe. Cái thói quen này chỉ xuất hiện trong quá trình cầm lái vì nó phản khoa học, chả nhà trường và thầy giáo nào dạy đúng k chú. Nhưng với những thao tác mang tính chủ động đấy, làm nhàn đi chân tay cho người lái và tiết kiệm được ít dầu thì cũng nên làm đúng k chú? Còn việc xe đang chạy nhanh, cần phanh gấp mà đạp côn xong đạp phanh là toi rồi ;)) Khi có tình huống xảy ra, xử lý của lái xe ntn cũng là do kinh nghiệm của quá trình cầm lái tạo nên, cái đấy cũng chả thầy giáo nào dạy cả. Chân đạp phanh, tay trái đánh lái, tai phải về số.... ví dụ mà xử lý nhanh nhẹn được như thế thì có thể hậu quả xảy ra sẽ nhẹ đi. Còn k cứ đạp cả côn, cả phanh 1 lúc thì... cháu chả dám nghĩ nữa :(
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bác có thể nói kỹ hơn về món phanh khi không có ABS không thế. Xe em Getz 1.1 không có phanh ABS nên rất mong bác chỉ giáo:bz
Hệ thống Phanh có ABS tác dụng chính là chống bó cứng bánh dẫn hướng. Vì vậy khi phanh chết thì nó phanh, ngắt, phanh, ngắt.... liên tục. Nhờ bánh lái không bị bó cứng nên Tài xế vẫn điều khiển xe chuyển động theo hướng mong muốn (Ban đầu ABS chỉ lắp cho bánh trước, ngày nay nhiều xe lắp cả ở bánh sau, thực ra tác dụng chính khi lắp cho bánh sau là chống rê ngang và quay xe). Đối với hệ thống phanh không có ABS chắc chắn khi chạy với vận tốc> 45 Km/h mà phanh chết thì đầu tiên là đánh lái nhưng xe không nghe theo và sau đó là trượt ngang hoặc quay xe. Hiện tượng nói trên có thể xảy ra khi xe chạy chậm (20 Km/h chẳng hạn) do mặt đường có bùn, cát, dầu nhớt....Chúng ta không bàn đến trường hợp này. tất nhiên trên 100 Km/h thì ghê lắm. Ngày xưa các Học viên lái xe được học và rèn luyện kỹ năng phanh gấp khi xe đang chạy tốc độ cao. Bài tập như sau: 1/ Cho chạy vận tốc trên 50 Km/h đột nhiên tạo tình huống Phanh chết (ném một chướng ngại phía trước mũi xe chừng 20 - 25 m) Học viên vừa bị kiểm tra khả năng phản xạ nhanh hay chậm, đồng thời lần đầu được nếm cảm giác kinh hoàng khi đơ lái xe trượt ngang và cán "Người".2/ Học viên buộc phải tập Phanh, nhả, phanh, nhả... chừng 2-3 lần mới được nghiến phanh. Tập nhiều thành thói quen cả đời. Tuy nhiên những người lái "Giỏi" (những người lái cảm nhận được lực phanh ở cổ chân bàn chân, cảm nhận chiếc xe như là cơ thể mình muốn uốn lượn, nhanh chậm... tiến lùi đều làm được đầy cảm giác và rất chính xác) thì thường khi phanh chết họ tăng lực phanh rất nhanh rồi khi cảm nhận thấy xe chớm rê, lập tức nới nhẹ chân phanh, hết rê xe lại tăng lực phanh. Mình có hai cảm nhận như thế này: Một là nhá phanh(hoặc là nhồi 2,3 phát ở xe phanh khí nén) là một kỹ thuật rất hay, nó đã nhiều lần cứu mình và xe. Cảm nhận thứ hai là phanh không có ABS dừng xe được sớm hơn có ABS ! ? (bọn mình đã thách đố nhau và tự mình thử trên 1 dòng xe cùng đời chỉ khác là có và không có ABS) thì tùy từng tốc độ bao giờ xe không ABS cũng dừng sớm hơn từ vài chục xăng ti đến vài mét.
 

lvtuan

Xe tải
Biển số
OF-87220
Ngày cấp bằng
2/3/11
Số km
411
Động cơ
1,387,846 Mã lực
Đọc các loại tài liệu thì hệ thống ABS điều khiển cho các má phanh không ép chặt cố định vào đĩa phanh mà trong 1 giây, sẽ có mấy (chục) lần nhả ra một chút rồi lại ép chặt vào. Vậy với xe không có ABS, bác tài có thể mô phỏng quá trình này (tất nhiên chậm hơn nhiều): đạp nghiến phanh, đến khi có cảm giác bánh bị trượt trên đường (do bị cố định bởi phanh), thì nới chân một chút để bánh xe lấy lại độ bám đường rồi đạp nghiến lại.

Ấy là theo kiến thức lượm lặt của nhà cháu thế. Các cụ bổ sung ợ.

Bác có thể nói kỹ hơn về món phanh khi không có ABS không thế. Xe em Getz 1.1 không có phanh ABS nên rất mong bác chỉ giáo:bz
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top