- Biển số
- OF-191532
- Ngày cấp bằng
- 26/4/13
- Số km
- 17,813
- Động cơ
- 479,101 Mã lực
Ngày xửa ròm từ "Nhân" chợt nghĩ đến Nhân Nghĩa, Nhân Đức, Nhân Tài....
Nay thấy chữ "Nhân" nghĩ ngay đến phép Tính trong số học.
Ps: Cần lắm những cánh tay đã được "Tính nhân văn" chi trả cho ý kiến.
Bảo hiểm bắt buộc với xe máy: Không thể bỏ, vì đó là nhân văn?
Đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với xe máy do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đưa ra đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, với nhiều ý kiến trái chiều.
Vậy ý nghĩa thực sự của loại bảo hiểm này là gì? Vì sao phải duy trì bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với ô tô, xe máy? Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với TS Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xung quanh nội dung này:
PV: Thưa ông, một số ý kiến đề xuất bỏ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe máy. Ý kiến của ông thế nào?
TS Trần Hữu Minh: Tôi không đồng ý với đề xuất này. Bởi vì các vụ TNGT thì có thể có nhiều tình huống khác nhau.
Người gây tai nạn thì cũng có thể bị thiệt mạng luôn, hoặc là không có khả năng chi trả để khắc phục những thiệt hại do họ gây ra.
Nếu những vấn đề này mà không được giải quyết, các vấn đề về công bằng, về an sinh xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Bởi vậy, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, trong đó ô tô và xe máy là được đặt ra là để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân trong các vụ TNGT do xe cơ giới gây ra, bao gồm cả ô tô, cả xe máy.
Điều này thể hiện rất rõ ý nghĩa nhân đạo của chính sách. Bởi vì chúng ta có một nguồn để chi trả cho các vụ TNGT xảy ra do xe máy.
Điều này đảm bảo nguồn hỗ trợ đủ lớn và kịp thời cho các nạn nhân tai nạn giao thông do xe máy gây ra, giúp nhanh chóng khắc phục những tổn thất về người mà không phụ thuộc vào việc người chủ xe máy đó có khả năng chi trả hay không.
PV: Bản chất và ý nghĩa thực sự của loại bảo hiểm này là gì, thưa ông?
TS Trần Hữu Minh: Trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn đang diễn ra xu hướng cơ giới hóa phương tiện đi lại; và phương tiện cơ giới luôn luôn được xem là nguồn nguy hiểm, thậm chí là nguồn nguy hiểm cao độ, kể cả đối với xe máy khi đi với tốc độ cao.
Thế nên, để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân trong các vụ TNGT do xe cơ giới thì cần duy trì chính sách bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, trong đó có cả ô tô và xe máy; để đảm bảo các chủ xe khi mua bảo hiểm sẽ được bảo hiểm chi trả cho các hậu quả mà họ có thể gây ra khi tham gia giao thông.
Hiện nay chính sách bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đang áp dụng.
PV: Theo ông cần thiết kế bảo hiểm bắt buộc với xe máy như thế nào để vừa đảm bảo khuyến khích lái xe an toàn vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm?
TS Trần Hữu Minh: Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện, thay đổi quy trình thủ tục để làm sao cho người dân dễ tiếp cận, đặc biệt là những phần gì mà nằm trong cái trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý thì cơ quan quản lý phải có trách nhiệm cung cấp cho người dân.
Bản thân các cơ quan quản lý cũng phải chia sẻ trong hệ thống của cơ quan nhà nước để làm sao khi mà giải quyết một vụ việc của người dân đề nghị, thông tin tự động liên thông và giải quyết cho người dân nhanh nhất thế thì nếu như giải quyết được.
Thứ hai là nên dùng cái bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới như một công cụ kinh tế để nâng cao kỹ năng lái xe an toàn. Những người lái xe an toàn, họ không vi phạm, họ tuân thủ tốt thì họ sẽ được hưởng mức bảo hiểm rất là thấp.
Ngược lại với những người lái xe mà vi phạm, gây tai nạn giao thông này thì họ sẽ phải đóng mức bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới rất là cao.
Thực tế đã chứng minh đây là một trong những công cụ rất hữu hiệu trong việc xây dựng ý thức lái xe an toàn và xây dựng văn hóa giao thông.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nay thấy chữ "Nhân" nghĩ ngay đến phép Tính trong số học.
Ps: Cần lắm những cánh tay đã được "Tính nhân văn" chi trả cho ý kiến.
Bảo hiểm bắt buộc với xe máy: Không thể bỏ, vì đó là nhân văn?
Đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với xe máy do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đưa ra đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, với nhiều ý kiến trái chiều.
Vậy ý nghĩa thực sự của loại bảo hiểm này là gì? Vì sao phải duy trì bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với ô tô, xe máy? Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với TS Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xung quanh nội dung này:
PV: Thưa ông, một số ý kiến đề xuất bỏ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe máy. Ý kiến của ông thế nào?
TS Trần Hữu Minh: Tôi không đồng ý với đề xuất này. Bởi vì các vụ TNGT thì có thể có nhiều tình huống khác nhau.
Người gây tai nạn thì cũng có thể bị thiệt mạng luôn, hoặc là không có khả năng chi trả để khắc phục những thiệt hại do họ gây ra.
Nếu những vấn đề này mà không được giải quyết, các vấn đề về công bằng, về an sinh xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Bởi vậy, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, trong đó ô tô và xe máy là được đặt ra là để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân trong các vụ TNGT do xe cơ giới gây ra, bao gồm cả ô tô, cả xe máy.
Điều này thể hiện rất rõ ý nghĩa nhân đạo của chính sách. Bởi vì chúng ta có một nguồn để chi trả cho các vụ TNGT xảy ra do xe máy.
Điều này đảm bảo nguồn hỗ trợ đủ lớn và kịp thời cho các nạn nhân tai nạn giao thông do xe máy gây ra, giúp nhanh chóng khắc phục những tổn thất về người mà không phụ thuộc vào việc người chủ xe máy đó có khả năng chi trả hay không.
PV: Bản chất và ý nghĩa thực sự của loại bảo hiểm này là gì, thưa ông?
TS Trần Hữu Minh: Trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn đang diễn ra xu hướng cơ giới hóa phương tiện đi lại; và phương tiện cơ giới luôn luôn được xem là nguồn nguy hiểm, thậm chí là nguồn nguy hiểm cao độ, kể cả đối với xe máy khi đi với tốc độ cao.
Thế nên, để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân trong các vụ TNGT do xe cơ giới thì cần duy trì chính sách bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, trong đó có cả ô tô và xe máy; để đảm bảo các chủ xe khi mua bảo hiểm sẽ được bảo hiểm chi trả cho các hậu quả mà họ có thể gây ra khi tham gia giao thông.
Hiện nay chính sách bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đang áp dụng.
PV: Theo ông cần thiết kế bảo hiểm bắt buộc với xe máy như thế nào để vừa đảm bảo khuyến khích lái xe an toàn vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm?
TS Trần Hữu Minh: Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện, thay đổi quy trình thủ tục để làm sao cho người dân dễ tiếp cận, đặc biệt là những phần gì mà nằm trong cái trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý thì cơ quan quản lý phải có trách nhiệm cung cấp cho người dân.
Bản thân các cơ quan quản lý cũng phải chia sẻ trong hệ thống của cơ quan nhà nước để làm sao khi mà giải quyết một vụ việc của người dân đề nghị, thông tin tự động liên thông và giải quyết cho người dân nhanh nhất thế thì nếu như giải quyết được.
Thứ hai là nên dùng cái bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới như một công cụ kinh tế để nâng cao kỹ năng lái xe an toàn. Những người lái xe an toàn, họ không vi phạm, họ tuân thủ tốt thì họ sẽ được hưởng mức bảo hiểm rất là thấp.
Ngược lại với những người lái xe mà vi phạm, gây tai nạn giao thông này thì họ sẽ phải đóng mức bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới rất là cao.
Thực tế đã chứng minh đây là một trong những công cụ rất hữu hiệu trong việc xây dựng ý thức lái xe an toàn và xây dựng văn hóa giao thông.
PV: Xin cảm ơn ông!
Bảo hiểm bắt buộc với xe máy: Không thể bỏ, vì đó là nhân văn?
VOV.VN - Đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với xe máy do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đưa ra đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, với nhiều ý kiến trái chiều.
vov.vn