Ngay cả việc người tiêu dùng lựa chọn mua sắm như thế nào sẽ đóng góp cho nhà nước nhiều hơn (xét góc độ nộp thuế cho ngân sách) thì mua một xe nhập khẩu và mua xe trong nước sx cái nào hơn cái nào? Cụ nào rành về thuế trà lời giúp em.
Cụ nào bảo cứ hàng Việt thành công thì bị dìm có thể lấy giúp em 1 ví dụ khác ngoài VF được ko? mà là hàng tiêu dùng chứ cái game bird kia thì không tương ứng lắm, mà kể có tính thì cũng mới chỉ là thêm 1 ví dụ, chưa thể nói lên cứ hàng Việt thành công là bị dìm.
Em thì chẳng có yêu ghét gì VF, thậm chí em còn mong VF thành công dù em ko thích xe VF, cũng ko định mua xe VF. Nhưng thị trường cứ có thêm 1 hãng xe thành công thì các hãng khác vị thế với khách hàng cũng khác, chung quy gián tiếp là người mua xe dù hãng nào cũng có lợi hơn. Tuy nhiên cách thức truyền thông của VF gây phân hoá yêu ghét của người tiêu dùng, người thích, người phản cảm. Khi tệp khách hàng còn đang non trẻ thì sự phân hoá này ko có lợi, theo ý kiến cá nhân em thôi, người khác có thể nghĩ khác.
Ý sau của cụ tôi hiểu và VF cũng hiểu.
Không dễ gì khi vừa xuất hiện đã khẳng định ngay "tôi thuộc top trên". Tâm lý người tiêu dùng dĩ nhiên phân cực, nhất là người Việt vốn mang nặng tâm lý tôn ti trật tự "chuộng ngoại, xí nội" về hàng hóa tiêu dùng hay rộng ra là lạc hậu về nhận thức xây dựng nền tảng chung cho đất nước, cho dù về đấu tranh giải phóng thì đi trước các nước DNA hay thậm chí là TQ. Điều này có sự liên quan, không thể trách 100% tại người dân.
Một phần lỗi thuộc về chính sách sao chép máy móc thể chế kinh tế của LX, làm cả nước suýt chết đói sau 1975, nền tảng kinh tế suy sụp, các doanh nghiệp gây dựng cả quá trình lâu dài bị hủy hoại, gần như không còn "hàng nội".
Đến Đổi Mới, các bố quay ngoắt 180°. Bỏ mặc dân tự bơi với mỹ từ "nhà nước và nhân dân cùng làm" hay "xã hôi hóa". Xã hội loạn chuẩn mực, cóc nhái cũng đòi làm người, đồng tiền là trên hết. Đó là thất bại mà đến nay chưa khắc phục được. Chính nó đẻ ra slogan "cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền và hơn thế nữa" thời 3X, kể cả chức vụ cho con ông ta và nhóm lợi ích cánh hẩu của ông ta.
Trong bối cảnh đó tín nhiệm dành cho doanh nghiệp nội địa rất thấp vì thể nào cũng phải có quan hệ với "các boss" mới tồn tại được. Điều này về mặt nào đó là hiển nhiên. Khi nền kinh tế mới đc xây dựng lại từ sa mạc, muôn cây phủ bóng phải chăm tưới nước, chăm bón phân. Đó chính là yểm trợ của Thể chế và Ủng hộ của nhân dân.
Nước nào cũng thế. Không ủng hộ doanh nghiệp nội mới là ngốc.
Nếu đòi doanh nghiệp phải sòng phẳng cạnh tranh với nước ngoài, sẽ không ai sống sót nổi qua 1 kỳ khuyến mãi sập sàn của hàng ngoài. Điều này hoàn toàn so sánh đc với với câu trả lời của ĐTVNG về cách đánh của VN: nếu chúng tôi dàn trận đánh như cách đánh của Mỹ hay thậm chí là LX, TQ thì chỉ 1 giờ 30 phút là tiêu hết toàn bộ vốn liếng lực lượng. Nhưng đánh kiểu VN thì chúng tôi đã thắng cả Mỹ.
Trong kinh tế cũng vậy. Mối quan hệ đa chiều và khăng khít về lợi ích giữa 3 chủ thể "người tiêu dùng Việt, doanh nghiệp Việt và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt" phải được xây dựng và phải xây dựng thành công. Nhiều cụ nói gàn "tôi chỉ quan tâm lợi ích bản thân" là do hạn chế (về nhận thức).
Vinfast muốn bắt đầu xây dựng thương hiệu của họ như 1 thương hiệu hàng hóa cao cấp ngay từ đầu là cách của họ để nhanh chóng chiếm chỗ trống về thương hiệu "xe hơi Việt đẳng cấp thế giới", điều chưa từng có.
Cách làm này đốt tiền ban đầu, gây tranh cãi liên tục, nhưng nếu sống sót, sẽ là bệ đỡ cho nhận diện thương hiệu cho hầu như toàn bộ thương hiệu "sản xuất hàng công nghiệp chế tạo hiện đại công nghệ cao" của cả Việt Nam trong hàng chục năm sau như cách Samsung, Huyndai đóng góp về nhận diện thương hiệu Hàn Quốc. Các doanh nghiệp HQ hôm nay dù chỉ dăm ba người cũng thoái mải nhìn thẳng mặt đối tác khi đàm phán vì họ đến từ xứ sở của Samsung, Huyndai.
Nhìn ở tầm đó thì khoản đốt tiền của VF hiện nay là rẻ vì nó tập trung vào sản phẩm và khả năng thu hồi tốt. Một doanh nghiệp lớn làm thương hiệu xuất khẩu đỉnh cao, cả nước được nhờ là vậy.
Chọn cách làm này dĩ nhiên đối diện với tranh cãi, không loại trừ đối thủ thọc gậy. Nhưng với tư cách người tiêu dùng, tôi chọn ủng hộ VF khi mua xe của họ bởi:
1. Tâm lý của tôi không muốn mua con xe vừa đắt, chất lượng lại thấp so với giá bán, cam kết thấp, xem khách mua xe Việt như con ghẻ như xe Ford hay Toyota. Xe TQ thì thôi luôn. Xe HQ thì tiệm cận với tôi nhưng tôi vẫn chê chất lượng. Hết cách thì mua xe Hàn.
2. Nhưng chiếc Lux SA đã cho tôi cả 3 thứ: chất lượng tốt ở múc so sánh đc với xe châu Âu, vượt qua hẳn xe Hàn, Nhật ở cùng phân khúc, mức giá. Giá tốt, chăm sóc khách hàng rất tốt. Và hậu mãi cực tốt. Không hãng xe nào mà việc thay phụ tùng tiêu hao như bóng khí giảm chấn hay cả cụm đèn signal đắt tiền vì nhựa lâu ngày đổi màu hơi vàng mà được chính sách bảo hành thay miễn phí như VF.
Trong trải nghiệm của tôi thì VF xứng đáng đc ủng hộ và nhìn nhận như thương hiệu Việt uy tín cao, đẳng cấp cao ở tầm quốc tế ngay từ những bước đầu tiên.
Tệp khách hàng của VF sẽ mở rộng. Nhưng dù thế nào, cũng luôn cần sự đồng hành của người tiêu dùng thông minh và tâm huyết với đất nước, cũng là cái nôi của tương lai con em chúng ta như các cụ.