Cách nói của cụ đúng như tên nick. Cụ làm lãnh đạo chắc chắn dân chạy sạch. Bán máu vậy được lợi lộc gì cho mỗi cá nhân? Người ta sẽ chạy ra nước ngoài, làm việc 7h/ngày, 5 ngày/tuần. 1 năm đâu đó 40 ngày nghỉ phép, vị chi là 8 tuần, coi như 1 năm làm 10 tháng, không tính thứ 7 chủ nhật. Vừa có thời gian du lịch, chăm sóc gia đình, vợ con. Lương lậu có của ăn của để là ổn.
Tâm lý con người, ở đâu có lợi người ta sẽ chạy theo hướng đó. Kể cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Nếu hàng không rẻ, chất lượng không tốt, cụ cho người tiêu dùng 1 lý do để ủng hộ hàng nội địa? Nếu chỉ vì tình cảm, cảm tính thì thà bố thí cho thằng ăn mày còn đỡ thấy bực vì bị lừa đảo vì chất lượng không tương xứng với giá cả.
Tôi cho cụ chạy. Chạy đi rồi lại chạy về nếu:
1. Thiết kế luật sao cho người lao động càng làm nhiều càng hưởng nhiều. Giá trị lao động càng cao, thu nhập càng cao.
2. Ủng hộ hàng nội KHI VÀ CHỈ KHI chất lượng, giá trị sử dụng tương đương hàng ngoại, giá bán tương đương hàng ngoại hoặc rẻ hơn.
3. Ưu tiên tối đa cho công dân (từ có văn bản cho đến bất thành văn) tiêu dùng hàng nội địa (càng nhiều chấm điểm càng cao). Những khi cần cấp cứu truyền máu, chống dịch, xếp hàng làm thủ tục hành chính dân sự... ưu tiên loại công dân này. Vì họ bỏ phiếu bằng tiền cho việc xây dựng nền kinh tế nội địa. Họ cũng bỏ phiếu cho việc giữ tối đa tiền thuế nội địa. Làm cho hành vi mua hàng nội lợi đơn lợi kép cho người tiêu dùng.
Với những ai thích mua hàng ngoại, cứ mua thôi, nhưng sẽ đặt ra nhiều rào cản khó khăn (từ công khai đến không công khai) để chùn tay mua sắm. Ví dụ bên HQ, dân mua hàng ngoại sẽ bị soi hóa đơn, soi kỹ, gây khó khăn kỹ thuật lẫn tài chính cho việc mua sắm. Làm cho hành vi mua hàng ngoại thiệt đơn thiệt kép cho người tiêu dùng.
Đó chính là công cụ chính sách cụ nhé!
Có mà không biết dùng chỉ có 2 loại: kém cỏi hoặc ăn cây táo rào cây sung.