[Thảo luận] Tình huống va chạm giao thông khá thường thấy !

SAMA

Xe tải
Biển số
OF-330881
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
432
Động cơ
286,620 Mã lực
Luật ở nước ngoài, xe trong ngõ trong sân ra đường phải nhường các xe khác, làm đệch có chuyện thằng đang chạy trên đường phải giảm tốc nhường thằng kia.

Chỉ có VN mới có chuyện xe đường chính đến ngã 3-4-5-6 ... phải giảm tốc.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Trong clip đâu có phải giao cắt đồng câp mà là đường nhỏ đi vào đường lớn, còn chỗ đi bộ thì đã qua và thực sự xe gắn cam không tăng tốc, ông ta chỉ ko giảm tốc, vì bên đó họ vậy mà.
Nếu cụ nào từng ở bên đó sẽ thấy các cảnh xe từ trong ngõ, trong siêu thị, trong cơ quan ... mà đi ra đường lớn là cứ phải chờ hết xe đi tới mới được ra.
1) Đúng như cụ nói là đường nhỏ đi vào đường lớn, đường phụ đi vào đường chính… em sẽ bàn tiếp ở mục 2, nhưng xếp theo thứ tự và tầm ảnh hưởng trước hết đây là nơi đường giao nhau cùng mức (đồng mức) trên 1 mặt phẳng: Các xe khi đi tới khu vực nút giao cùng mức hoặc nơi đặt biển báo người đi bộ qua đường (hiệu lực cảnh báo nguy hiểm ở khu vực sau vị trí đặt biển) bắt buộc phải giảm tốc - đây là nguyên tắc chung của luật giao thông quốc tế.

2) Tiếp theo nơi đường giao nhau: Xe ở đường nhỏ, đường phụ phải nhường đường cho xe đi ở đường lớn, đường chính, đường ưu tiên từ bất kỳ hướng nào tới - đây cũng là nguyên tắc chung của luật giao thông quốc tế. Nhưng nội dung quy định này mang nặng yếu tố định tính mà chưa định lượng, như thế nào được gọi là “hết” xe đi tới? Trong giao thông đô thị toàn là đường mà 24/24h liên tục “có” xe đi tới, như vậy phải chờ mãi ở nút giao đến hết cả ngày à? Theo em nên diễn giải khái niệm này là xe “tới” và xe “chưa tới” thì mới đúng nghĩa.

Để biết xe nào “tới” và xe nào “chưa tới” phụ thuộc vào tốc độ của xe, vì thế xác định khoảng cách từ nút giao đến xe “tới” hoặc xe “chưa tới” vẫn chỉ mang tính ước lượng tương đối, không một nước nào dám quy định chính xác khoảng cách này vào Luật GT. Cho nên nếu không có thêm báo hiệu khác, xe ở đường phụ có quyền tự quyết định đi vào đường chính khi xe “chưa tới” dựa trên 2 nguyên tắc quan sát cơ bản về tốc độ và khoảng cách như sau: Khi xe đi trên đường chính ngắt quãng đủ xa, không kéo dài thành đoàn xe; Khi tốc độ xe đi trên đường chính phù hợp để xe ở đường phụ đi vào an toàn.

3) Người phụ nữ xe trắng đã ước lượng chính xác tốc độ xe đầu tiên đi qua trước mặt để căn tiếp chỗ vào khoảng trống ngắt quãng vừa đủ với xe cam hành trình phía sau (ở bức ảnh thứ ba), chỉ cần xe cam hành trình đồng tốc với xe đi trước cùng làn thôi thì xe màu trắng đã vào đường chính an toàn. Ngược lại, người đàn ông xe cam hành trình đã thao tác sai khi nhìn thấy biển báo người đi bộ (ở bức ảnh thứ nhất) thì ông anh tăng tốc độ từ 14mph lên 33mph, tức là tăng 19mph (135,7%) lên hơn gấp đôi chỉ trong 7 giây.

Dữ kiện Video và các ảnh chụp từ video đều cho thấy xe cam hành trình đồng tốc khá nhanh với xe phía trước ở làn ngoài, còn xe phía trước ở làn trong đang duy trì tốc tộc thấp hơn, nếu ông anh không chuyển sang làn bên ngoài để duy trì khoảng cách ổn định với xe phía trước thì với tốc độ 33mph chắc chắn ông anh không húc xe bà chị cũng sẽ húc vào đít xe phía trước cùng làn.

Đến hôm nay thì ông anh đã xóa video khỏi Youtube nhưng em nhanh tay kịp download về, để tôn trọng bản quyền của ông anh và hình như ông anh đã nhận ra lỗi thuộc về mình nên em không đăng lại video này nữa :))

Luật ở nước ngoài, xe trong ngõ trong sân ra đường phải nhường các xe khác, làm đệch có chuyện thằng đang chạy trên đường phải giảm tốc nhường thằng kia.
Chỉ có VN mới có chuyện xe đường chính đến ngã 3-4-5-6 ... phải giảm tốc.
Thật thế hả cụ… không giảm tốc, không tránh, không nhường... :-o
Nếu giả sử đang đi trên đường mà có cái xe lu từ trong ngõ, trong sân ra đến 1/2 làn của ta rồi thì ta cứ giữ nguyên tốc độ đâm thẳng vào nó ạ? Hay nhẹ hơn là nếu phía trước ta có cái xe tải cùng làn giảm tốc vì trước mặt nó là đường giao nhau thì ta cũng húc tung đít nó luôn? Tức là ta sẵn sàng bất chấp tất cả thậm chí cái chết vì ta quyết tin tưởng lẽ phải, chính nghĩa luôn thuộc về ta phải không cụ?... Tư duy của cụ thật không hổ danh đất nước chuyên sản xuất ra những anh hùng :))
 

SAMA

Xe tải
Biển số
OF-330881
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
432
Động cơ
286,620 Mã lực
Thật thế hả cụ… không giảm tốc, không tránh, không nhường... :-o
Nếu giả sử đang đi trên đường mà có cái xe lu từ trong ngõ, trong sân ra đến 1/2 làn của ta rồi thì ta cứ giữ nguyên tốc độ đâm thẳng vào nó ạ? Hay nhẹ hơn là nếu phía trước ta có cái xe tải cùng làn giảm tốc vì trước mặt nó là đường giao nhau thì ta cũng húc tung đít nó luôn? Tức là ta sẵn sàng bất chấp tất cả thậm chí cái chết vì ta quyết tin tưởng lẽ phải, chính nghĩa luôn thuộc về ta phải không cụ?... Tư duy của cụ thật không hổ danh đất nước chuyên sản xuất ra những anh hùng :))
Đấy là cụ lấy tư duy của cụ nhét vào người khác nhé cụ, thứ nhất là xe tải nó cũng phi qua luôn ko phanh nhé, có cụ là người VN chạy chậm lại thì bọn Tây nó sẽ chửi cụ.

Xe lu hay xe gì nó cũng dửng lại xem xe đường chính hết chưa hoặc có nhường ko nhé cụ. Chỉ có cụ là người Việt mới dám thò cái xe lu ra trong trường hợp này, nếu xảy ra tai nạn như thế ở nước ngoài cụ ngồi tù mọt gông, hi vọng cụ hiểu văn hoá lái xe ở nước ngoài.

Em thì em không thích kiểu tranh luận cứ thích đặt đối phương vào hoàn cảnh thế nọ thế kia, cái này em đã tranh luận trên mạng từ những năm cuối thế kỷ trước, nên em tương đối dị ứng, vậy em mạn phép không trả lời cụ nữa trong bích này, kính cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1) Đúng như cụ nói là đường nhỏ đi vào đường lớn, đường phụ đi vào đường chính…

...
:))
Thực sự như em nói từ đầu, tình huống này ở VN thì cãi nhau to và thường thì xe gắn cam mắc lỗi, lỗi đơn giản nhất là ko làm chủ tốc độ.
Nhưng nếu cụ nào đã ở mấy nước tiên tiến (ít nhất về giao thông) thì chắc chắn không hoặc rất ít gặp xe đi từ ngõ ra mà ko quan sát như vậy.
Ngay ở Lào thôi, họ cũng không đi như thế. Năm 2000 em qua Lào mà thực sự ấn tượng về cách giao thông của họ. Một cái xe tuk tuk đi thẳng và muốn rẽ trái, phía trước có con tuk tuk khác đang đi ngược lại, còn khá xa (nếu hiểu theo kiểu VN) thì con tuk tuk cần rẽ trái cứ bật xi nhan và chờ xe kia đi qua mới rẽ. Ở mình là nó quặt cho một phát thì con kia có mà phanh thoải mái :))
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Chắc ở nước nào cũng có những điểm tranh cãi như thế này.

Và đây là một trong những hệ quả - tắc nghẽn trầm trọng (gridlock) cho dù thực hiện đúng quy định nhường xe đến từ bên phải tại nơi giao cắt đồng cấp :D.



 

SAMA

Xe tải
Biển số
OF-330881
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
432
Động cơ
286,620 Mã lực
Chắc ở nước nào cũng có những điểm tranh cãi như thế này.

Và đây là một trong những hệ quả - tắc nghẽn trầm trọng (gridlock) cho dù thực hiện đúng quy định nhường xe đến từ bên phải tại nơi giao cắt đồng cấp :D.



Cái này ở Tây lông cũng có luật cụ à! nếu lái xe qua ngã tư mà không qua được gây cản trở giao thông của các xe đi từ các hướng khác, lái xe gây cản trở sẽ bị phạt, như thế này thường Tây lông họ sẽ không ra ngã tư mà sẽ mở một khe để các xe khác có thể lưu thông. Nhưng mà đến lúc tắc hết kịch rồi thì ...
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Đấy là cụ lấy tư duy của cụ nhét vào người khác nhé cụ, thứ nhất là xe tải nó cũng phi qua luôn ko phanh nhé, có cụ là người VN chạy chậm lại thì bọn Tây nó sẽ chửi cụ.
Xe lu hay xe gì nó cũng dửng lại xem xe đường chính hết chưa hoặc có nhường ko nhé cụ. Chỉ có cụ là người Việt mới dám thò cái xe lu ra trong trường hợp này, nếu xảy ra tai nạn như thế ở nước ngoài cụ ngồi tù mọt gông, hi vọng cụ hiểu văn hoá lái xe ở nước ngoài.
Em thì em không thích kiểu tranh luận cứ thích đặt đối phương vào hoàn cảnh thế nọ thế kia, cái này em đã tranh luận trên mạng từ những năm cuối thế kỷ trước, nên em tương đối dị ứng, vậy em mạn phép không trả lời cụ nữa trong bích này, kính cụ!
Trích dẫn Luật VN để chứng minh xe gắn camera hành trình sai:



1) Khi gặp biển báo số 224 “Đường người đi bộ cắt ngang” (biển đánh số 1 ở bức ảnh thứ nhất chụp từ video), quy định các xe phải giảm tốc độ. Giữ nguyên tốc độ hoặc tăng tốc độ - người điều khiển vi phạm quy định khu vực giảm tốc theo QC41 và khoản 4 Điều 11 Luật GTĐB.

2) Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ (có biển báo hạn chế tốc độ 56km/h=35mph được đánh số 4 ở bức ảnh thứ 2 chụp từ video), trường hợp đường trơn trượt khi thời tiết xấu, mưa phùn thì không phải đặt biển báo 222a. Tốc độ tối đa trên biển báo hạn chế tốc độ có ý nghĩa là phải giảm trừ 10km/h đến 15km/h trên thực tế, tốc độ tối đa được quy định trong trường hợp này là từ 41km/h đến 46km/h, đổi thành 25,6mph đến 28,8mph. Vượt quá tốc độ tối đa theo quy định thực tế - người điều khiển vi phạm lỗi tốc độ và khoảng cách giữa các xe theo QC41 và khoản 1 Điều 12 Luật GTĐB.

3) Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, quy định phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, đồng nghĩa quy định phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn đi về bên trái. Phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn đi về bên phải - người điều khiển vi phạm lỗi sử dụng sai làn đường theo tốc độ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB.

4) Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. Giữ nguyên tốc độ hoặc tăng tốc độ - người điều khiển vi phạm quy định khu vực giảm tốc theo quy định chung thứ nhất tại Điều 24 Luật GTĐB.

5) Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. Xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới - người điều khiển vi phạm quy định nhường đường theo quy định chung thứ hai tại khoản 3 Điều 24 Luật GTĐB.

Như vậy theo Luật GT VN, về mặt số lượng đã chứng minh lỗi tốc độ xe camera hành trình vi phạm nhiều gấp 4 lần lỗi không nhường đường, chưa xét tới cấp độ lỗi và cấp độ nguy hiểm.

Bên Tây (cụ thể là Luật GT của Mỹ) trường hợp này nếu xe trắng sai và xe camera hành trình đúng, cụ cứ trích dẫn chứng minh theo luật Mỹ trước khi đánh đố em cũng chưa muộn.

Bây giờ đối phương của em là mấy con vịt, em đặt chúng vào hoàn cảnh băng ngang qua đường cao tốc, văn hóa lái xe ở nước ngoài thế nào mà họ lại dừng xe để nhường đường trong khi con người với nhau thì không…?! Tạm kết luận: mạng người bên nước ngoài rẻ hơn vịt.



Thực sự như em nói từ đầu, tình huống này ở VN thì cãi nhau to và thường thì xe gắn cam mắc lỗi, lỗi đơn giản nhất là ko làm chủ tốc độ.
Nhưng nếu cụ nào đã ở mấy nước tiên tiến (ít nhất về giao thông) thì chắc chắn không hoặc rất ít gặp xe đi từ ngõ ra mà ko quan sát như vậy.
Ngay ở Lào thôi, họ cũng không đi như thế. Năm 2000 em qua Lào mà thực sự ấn tượng về cách giao thông của họ. Một cái xe tuk tuk đi thẳng và muốn rẽ trái, phía trước có con tuk tuk khác đang đi ngược lại, còn khá xa (nếu hiểu theo kiểu VN) thì con tuk tuk cần rẽ trái cứ bật xi nhan và chờ xe kia đi qua mới rẽ. Ở mình là nó quặt cho một phát thì con kia có mà phanh thoải mái :))
Gọi là ngõ nhưng chỗ ra đường khá rộng và thoáng tầm nhìn, mời cụ xem sa hình nơi đường giao nhau ở ví dụ dưới:



Trên sa hình, xe gắn cam hành trình được đánh số 3, kiểu giao cắt nguy hiểm đối với xe số 3 được chia ra thành 4 cấp độ nguy hiểm giảm dần A - B - C - D. Theo đó A là kiểu giao cắt có cấp độ nguy hiểm cao nhất, D là kiểu giao cắt có cấp độ nguy hiểm thấp nhất:

A là kiểu giao cắt ngang làn đường từ bên trái sang
B -------------------------------------------------phải-----
C là kiểu giao cắt nhập làn đường từ bên trái sang
D -------------------------------------------------phải-----

Hướng rẽ phải của xe trắng đánh số 5 do người phụ nữ điều khiển thuộc kiểu giao cắt nhập làn từ bên phải (D) ít nguy hiểm nhất cho xe số 3, tương tự nhập làn cùng chiều. Nhiều nơi đã cho phép rẽ phải kể cả khi đèn tín hiệu đỏ vì đảm bảo an toàn do số lượng điểm xung đột giao cắt là ít nhất (1 điểm).

Cụ đã kể chuyện bên Lào thì em cũng xin hầu cụ 3 câu chuyện ngắn về tình huống năm 2000 tại VN:

Câu chuyện thứ nhất: Một người phụ nữ trẻ lái ô tô con vì phải tránh 1 xe khách 46 chỗ đi ngược lại lấn làn để vượt xe tải cùng chiều đã đánh lái đâm vào 1 xe máy dừng đỗ bên lề đường. Do tình huống xảy ra quá nhanh, người phụ nữ không kịp nhìn biển số xe khách. Mặc dù thanh minh với người chủ xe máy là không phải lỗi của mình, nhưng người đàn ông nói với chị rằng lúc đó ông đang bận đi tiểu nên không thấy sự việc xảy ra, chỉ khi quay lại thì xe máy của ông đã bị xe ô tô của chị đâm bẹp nên bây giờ chị phải bồi thường. CSGT sau khi nghe mô tả của người phụ nữ đã gọi vài lái xe khách chạy tuyến có đặc điểm màu xe theo nhận dạng để thẩm vấn nhưng họ đều nói rằng họ không lấn làn và vào khoảng thời gian đó họ cũng không nhìn thấy xe nào vượt nhau. Người phụ nữ không thể chứng minh được mình vô tội nhưng do CSGT là người có kinh nghiệm nên chỉ yêu cầu chị bồi thường cho người đàn ông mà không xử phạt lỗi đi vào lề đường gây tai nạn.

Câu chuyện thứ hai: Một người phụ nữ trẻ lái ô tô con đang giảm tốc độ vì trước mặt có biển báo người đi bộ, không may xe của chị bị người đàn ông lái ô tô phía sau đâm mạnh khiến cho xe của chị bị đẩy nhanh thêm 1 đoạn rồi đâm gãy chân 1 cụ già qua đường. Người đàn ông thanh minh rằng do xe người phụ nữ không rà phanh, đèn phanh hậu không sáng nên ông không nhận ra để kịp giảm tốc, người phụ nữ thật thà cũng thừa nhận chị chưa sử dụng đến phanh nhưng CSGT thì nghĩ khác, anh cho rằng người đàn ông đã thiếu quan sát không thực hiện giảm tốc và giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước gây ra tai nạn liên hoàn nên quyết định xử phạt người đàn ông.

Câu chuyện thứ ba: Hai người đàn ông lái ô tô đâm nhau cùng móp đầu cả 2 xe ngay tại nơi đường giao nhau và xuống xe cãi vã… a lô điện thoại cầu cứu các mối quan hệ khắp nơi, người này bảo rằng tại người kia sai đi ngược chiều nên mới đâm vào xe mình, còn người kia cãi lại rằng tại người này sai vượt đèn đỏ nên mới đâm vào xe mình. Sự việc sẽ đi theo hướng khác khi cả 2 định giải quyết bằng chân tay cho đến khi CSGT phải can thiệp. Nhờ dữ liệu video từ camera giám sát giao thông tại ngã tư ghi lại tình huống cả 2 người đàn ông đều phạm lỗi nên sau đó cả 2 đều bị xử phạt.

Ba câu chuyện trên chỉ để em đưa ra khái niệm lỗi đồng cấp và lỗi khác cấp. Trong câu chuyện thứ nhất, theo thời gian thì cấp lỗi vi phạm cao nhất 100% thuộc về xe khách lấn làn, là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến vụ tai nạn - xe của người phụ nữ đâm xe máy. Có ý kiến cho rằng người phụ nữ đã bất cẩn đâm vào xe máy và bịa chuyện để chối tội, vì không thể chứng minh vô tội nên cuối cùng chị đành phải chấp nhận lỗi thuộc về mình.

Câu chuyện thứ hai cũng là một tình huống lỗi khác cấp vi phạm, mặc dù thừa nhận mình chưa phanh xe nhưng không thể khẳng định người phụ nữ có tiếp tục bất cẩn đâm vào cụ già hay không nếu xe của người đàn ông không đâm vào sau xe của chị. Vì CSGT chứng minh được người đàn ông mắc lỗi đầu tiên, là nguyên nhân gây ra tai nạn liên hoàn nên chị vô tội và được bồi thường đuôi xe bị móp.

Ở câu chuyện thứ ba là lỗi đồng cấp vi phạm, trong vụ va chạm cả hai bên đều cùng phạm lỗi, tùy theo lỗi và mức độ vi phạm bị xử phạt mà làm căn cứ tính ra tỷ lệ phần trăm để hai bên tự bồi thường cho nhau.

Như vậy dù mắc lỗi đồng cấp hay khác cấp, quan trọng là các bên phải chứng minh được đúng hoặc sai. Trong câu chuyện thứ nhất em không dám đẩy vấn đề phức tạp lên nếu thay xe máy bị bẹp bằng một mạng người và thời điểm xảy ra tai nạn là đêm khuya vắng vẻ, luật pháp có ý nghĩa gì ở đây?

Trường hợp va chạm nơi đường giao nhau không đồng cấp, lấy con số ví dụ cho dễ hình dung: 99% các trường hợp tai nạn thì xe ở đường nhánh, đường phụ, đường không ưu tiên là phạm lỗi. Trong số 1% còn lại không phạm lỗi thì 99% không chứng minh được mình vô tội.

Văn hóa lái xe ở nước ngoài là thượng tôn pháp luật, khó chứng minh mình không vi phạm pháp luật thế nên hầu hết tâm lý là phải nhường nhịn cho lành, lâu dần thành thói quen lái xe, thói quen ăn sâu bám rễ vào xã hội trở thành văn hóa lái xe. Nhưng mặt sáng sẽ có bóng tối của chính nó, hay nói cách khác cái gì cũng có mặt trái của nó, do lợi thế về luật nên nhiều lái xe đi trên đường ưu tiên sẽ lạm dụng phi ẩu để xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc.

Người phụ nữ lái xe trắng trong video có sự nhạy cảm và tập trung khá tốt, ngay sau khi va chạm xảy ra chị đã biết nguyên nhân do xe cam hành trình tăng tốc, nhưng để chứng minh mình vô tội thì phải lấy được thông tin từ xe gắn camera hành trình. Video từ camera hành trình là bằng chứng quyết định đúng sai trong vụ này.

Nếu người phụ nữ bị chỉ trích không xử lý dứt khoát nhanh chóng nhập làn hoặc tiếp tục dừng chờ thì tại sao không đặt câu hỏi ngược lại với người đàn ông là không xử lý dứt khoát? Anh ta đằng nào cũng đang tăng tốc thì nhấn ga tiếp và hơi đánh lái nhẹ sang trái chẳng hạn; Hoặc với phong cách lái xe rất bốc của anh ta thì ngay từ đầu tuyến đường này anh ta nên chuyển luôn sang làn bên trái; Hoặc tốt hơn là anh ta nên chấp hành giảm tốc theo hiệu lệnh báo hiệu giao thông thì rất có thể sự cố va chạm đã không xảy ra.

Nhưng đó vẫn chỉ là khả năng và không thể khẳng định nếu anh ta xử lý đúng như giả thiết thì không xảy ra va chạm và người phụ nữ sẽ vô can, nguyên nhân mấu chốt ở đây anh ta là người phạm lỗi đầu tiên có cấp độ vi phạm luật cao hơn và vi phạm ở cấp độ nguy hiểm nhất (tăng tốc).

Tình huống mà cụ thấy xe tuk tuk chờ rẽ trái bên Lào chính là kiểu giao cắt A có cấp độ nguy hiểm cao nhất, người ta chờ là phải thôi. Nếu cụ để ý xe đánh số 6 trên sa hình hoặc trong video thì cũng sẽ thấy các xe rẽ trái đều phải xếp hàng tương tự chờ cho xe camera hành trình đi qua.

Kiểu giao cắt D có cấp độ nguy hiểm thấp nhất thì nhập làn cùng chiều xen kẽ hoặc cài răng lược vào khoảng trống ngắt quãng vẫn được đánh giá khá an toàn, tuy không xảy ra va chạm nhưng xe trắng đánh số 2 đi ra đầu tiên mới là xe nhập làn có kiểu giao cắt nguy hiểm ở cấp độ B đối với làn đường của xe camera hành trình.

Phân tích dài dòng của em không nhằm mục đích biện minh cho văn hóa lái xe VN hay các vụ va chạm nơi đường giao nhau không đồng cấp khác, ý nghĩa quan trọng ở trường hợp này: Công lý - việc đúng nên làm.

Từ thế kỷ trước em đã dị ứng với loại người chuyên khoe khoang bôn ba năm châu bốn bể, nói được nhiều thứ tiếng, chém gió thì nổ thôi rồi…long trời lở đất. Sùng bái nước ngoài lắm, nhưng cái hay nhất của Tây là phương pháp phân tích khoa học một cách khách quan và nhân bản thì chả chịu học, toàn rước mấy thứ của nợ ngụy khoa học và hùa theo tâm lý đám đông… để đến cuối đời nếu hỏi Tây và Ta khác nhau ở điểm nào lại chỉ kể được mỗi chuyện lông vàng thì khác lông đen…?! chậc… :))

Em nghĩ văn hóa lái xe nói riêng và văn hóa xã hội nói chung của mình bây giờ có khi là hậu quả từ mấy thứ của nợ đó, vì thế có lời sơ suất nào thì các cụ thông cảm nha chứ em không có ý cá nhân gì đâu.

Người đàn ông lái xe gắn camera hành trình đã xóa video trên tài khoản youtube của anh ta nên để hầu các cụ chuyên phân tích tình huống va chạm giao thông khá thường thấy, em xin đăng lại video:

 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Trích dẫn Luật VN để chứng minh xe gắn camera hành trình sai:



1) Khi gặp biển báo số 224 “Đường người đi bộ cắt ngang” (biển đánh số 1 ở bức ảnh thứ nhất chụp từ video), quy định các xe phải giảm tốc độ. Giữ nguyên tốc độ hoặc tăng tốc độ - người điều khiển vi phạm quy định khu vực giảm tốc theo QC41 và khoản 4 Điều 11 Luật GTĐB.

2) Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ (có biển báo hạn chế tốc độ 56km/h=35mph được đánh số 4 ở bức ảnh thứ 2 chụp từ video), trường hợp đường trơn trượt khi thời tiết xấu, mưa phùn thì không phải đặt biển báo 222a. Tốc độ tối đa trên biển báo hạn chế tốc độ có ý nghĩa là phải giảm trừ 10km/h đến 15km/h trên thực tế, tốc độ tối đa được quy định trong trường hợp này là từ 41km/h đến 46km/h, đổi thành 25,6mph đến 28,8mph. Vượt quá tốc độ tối đa theo quy định thực tế - người điều khiển vi phạm lỗi tốc độ và khoảng cách giữa các xe theo QC41 và khoản 1 Điều 12 Luật GTĐB.

3) Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, quy định phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, đồng nghĩa quy định phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn đi về bên trái. Phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn đi về bên phải - người điều khiển vi phạm lỗi sử dụng sai làn đường theo tốc độ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB.

4) Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. Giữ nguyên tốc độ hoặc tăng tốc độ - người điều khiển vi phạm quy định khu vực giảm tốc theo quy định chung thứ nhất tại Điều 24 Luật GTĐB.

5) Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. Xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới - người điều khiển vi phạm quy định nhường đường theo quy định chung thứ hai tại khoản 3 Điều 24 Luật GTĐB.

Như vậy theo Luật GT VN, về mặt số lượng đã chứng minh lỗi tốc độ xe camera hành trình vi phạm nhiều gấp 4 lần lỗi không nhường đường, chưa xét tới cấp độ lỗi và cấp độ nguy hiểm.

Bên Tây (cụ thể là Luật GT của Mỹ) trường hợp này nếu xe trắng sai và xe camera hành trình đúng, cụ cứ trích dẫn chứng minh theo luật Mỹ trước khi đánh đố em cũng chưa muộn.

Bây giờ đối phương của em là mấy con vịt, em đặt chúng vào hoàn cảnh băng ngang qua đường cao tốc, văn hóa lái xe ở nước ngoài thế nào mà họ lại dừng xe để nhường đường trong khi con người với nhau thì không…?! Tạm kết luận: mạng người bên nước ngoài rẻ hơn vịt.





Gọi là ngõ nhưng chỗ ra đường khá rộng và thoáng tầm nhìn, mời cụ xem sa hình nơi đường giao nhau ở ví dụ dưới:



Trên sa hình, xe gắn cam hành trình được đánh số 3, kiểu giao cắt nguy hiểm đối với xe số 3 được chia ra thành 4 cấp độ nguy hiểm giảm dần A - B - C - D. Theo đó A là kiểu giao cắt có cấp độ nguy hiểm cao nhất, D là kiểu giao cắt có cấp độ nguy hiểm thấp nhất:

A là kiểu giao cắt ngang làn đường từ bên trái sang
B -------------------------------------------------phải-----
C là kiểu giao cắt nhập làn đường từ bên trái sang
D -------------------------------------------------phải-----

Hướng rẽ phải của xe trắng đánh số 5 do người phụ nữ điều khiển thuộc kiểu giao cắt nhập làn từ bên phải (D) ít nguy hiểm nhất cho xe số 3, tương tự nhập làn cùng chiều. Nhiều nơi đã cho phép rẽ phải kể cả khi đèn tín hiệu đỏ vì đảm bảo an toàn do số lượng điểm xung đột giao cắt là ít nhất (1 điểm).

Cụ đã kể chuyện bên Lào thì em cũng xin hầu cụ 3 câu chuyện ngắn về tình huống năm 2000 tại VN:

Câu chuyện thứ nhất: Một người phụ nữ trẻ lái ô tô con vì phải tránh 1 xe khách 46 chỗ đi ngược lại lấn làn để vượt xe tải cùng chiều đã đánh lái đâm vào 1 xe máy dừng đỗ bên lề đường. Do tình huống xảy ra quá nhanh, người phụ nữ không kịp nhìn biển số xe khách. Mặc dù thanh minh với người chủ xe máy là không phải lỗi của mình, nhưng người đàn ông nói với chị rằng lúc đó ông đang bận đi tiểu nên không thấy sự việc xảy ra, chỉ khi quay lại thì xe máy của ông đã bị xe ô tô của chị đâm bẹp nên bây giờ chị phải bồi thường. CSGT sau khi nghe mô tả của người phụ nữ đã gọi vài lái xe khách chạy tuyến có đặc điểm màu xe theo nhận dạng để thẩm vấn nhưng họ đều nói rằng họ không lấn làn và vào khoảng thời gian đó họ cũng không nhìn thấy xe nào vượt nhau. Người phụ nữ không thể chứng minh được mình vô tội nhưng do CSGT là người có kinh nghiệm nên chỉ yêu cầu chị bồi thường cho người đàn ông mà không xử phạt lỗi đi vào lề đường gây tai nạn.

Câu chuyện thứ hai: Một người phụ nữ trẻ lái ô tô con đang giảm tốc độ vì trước mặt có biển báo người đi bộ, không may xe của chị bị người đàn ông lái ô tô phía sau đâm mạnh khiến cho xe của chị bị đẩy nhanh thêm 1 đoạn rồi đâm gãy chân 1 cụ già qua đường. Người đàn ông thanh minh rằng do xe người phụ nữ không rà phanh, đèn phanh hậu không sáng nên ông không nhận ra để kịp giảm tốc, người phụ nữ thật thà cũng thừa nhận chị chưa sử dụng đến phanh nhưng CSGT thì nghĩ khác, anh cho rằng người đàn ông đã thiếu quan sát không thực hiện giảm tốc và giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước gây ra tai nạn liên hoàn nên quyết định xử phạt người đàn ông.

Câu chuyện thứ ba: Hai người đàn ông lái ô tô đâm nhau cùng móp đầu cả 2 xe ngay tại nơi đường giao nhau và xuống xe cãi vã… a lô điện thoại cầu cứu các mối quan hệ khắp nơi, người này bảo rằng tại người kia sai đi ngược chiều nên mới đâm vào xe mình, còn người kia cãi lại rằng tại người này sai vượt đèn đỏ nên mới đâm vào xe mình. Sự việc sẽ đi theo hướng khác khi cả 2 định giải quyết bằng chân tay cho đến khi CSGT phải can thiệp. Nhờ dữ liệu video từ camera giám sát giao thông tại ngã tư ghi lại tình huống cả 2 người đàn ông đều phạm lỗi nên sau đó cả 2 đều bị xử phạt.

Ba câu chuyện trên chỉ để em đưa ra khái niệm lỗi đồng cấp và lỗi khác cấp. Trong câu chuyện thứ nhất, theo thời gian thì cấp lỗi vi phạm cao nhất 100% thuộc về xe khách lấn làn, là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến vụ tai nạn - xe của người phụ nữ đâm xe máy. Có ý kiến cho rằng người phụ nữ đã bất cẩn đâm vào xe máy và bịa chuyện để chối tội, vì không thể chứng minh vô tội nên cuối cùng chị đành phải chấp nhận lỗi thuộc về mình.

Câu chuyện thứ hai cũng là một tình huống lỗi khác cấp vi phạm, mặc dù thừa nhận mình chưa phanh xe nhưng không thể khẳng định người phụ nữ có tiếp tục bất cẩn đâm vào cụ già hay không nếu xe của người đàn ông không đâm vào sau xe của chị. Vì CSGT chứng minh được người đàn ông mắc lỗi đầu tiên, là nguyên nhân gây ra tai nạn liên hoàn nên chị vô tội và được bồi thường đuôi xe bị móp.

Ở câu chuyện thứ ba là lỗi đồng cấp vi phạm, trong vụ va chạm cả hai bên đều cùng phạm lỗi, tùy theo lỗi và mức độ vi phạm bị xử phạt mà làm căn cứ tính ra tỷ lệ phần trăm để hai bên tự bồi thường cho nhau.

Như vậy dù mắc lỗi đồng cấp hay khác cấp, quan trọng là các bên phải chứng minh được đúng hoặc sai. Trong câu chuyện thứ nhất em không dám đẩy vấn đề phức tạp lên nếu thay xe máy bị bẹp bằng một mạng người và thời điểm xảy ra tai nạn là đêm khuya vắng vẻ, luật pháp có ý nghĩa gì ở đây?

Trường hợp va chạm nơi đường giao nhau không đồng cấp, lấy con số ví dụ cho dễ hình dung: 99% các trường hợp tai nạn thì xe ở đường nhánh, đường phụ, đường không ưu tiên là phạm lỗi. Trong số 1% còn lại không phạm lỗi thì 99% không chứng minh được mình vô tội.

Văn hóa lái xe ở nước ngoài là thượng tôn pháp luật, khó chứng minh mình không vi phạm pháp luật thế nên hầu hết tâm lý là phải nhường nhịn cho lành, lâu dần thành thói quen lái xe, thói quen ăn sâu bám rễ vào xã hội trở thành văn hóa lái xe. Nhưng mặt sáng sẽ có bóng tối của chính nó, hay nói cách khác cái gì cũng có mặt trái của nó, do lợi thế về luật nên nhiều lái xe đi trên đường ưu tiên sẽ lạm dụng phi ẩu để xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc.

Người phụ nữ lái xe trắng trong video có sự nhạy cảm và tập trung khá tốt, ngay sau khi va chạm xảy ra chị đã biết nguyên nhân do xe cam hành trình tăng tốc, nhưng để chứng minh mình vô tội thì phải lấy được thông tin từ xe gắn camera hành trình. Video từ camera hành trình là bằng chứng quyết định đúng sai trong vụ này.

Nếu người phụ nữ bị chỉ trích không xử lý dứt khoát nhanh chóng nhập làn hoặc tiếp tục dừng chờ thì tại sao không đặt câu hỏi ngược lại với người đàn ông là không xử lý dứt khoát? Anh ta đằng nào cũng đang tăng tốc thì nhấn ga tiếp và hơi đánh lái nhẹ sang trái chẳng hạn; Hoặc với phong cách lái xe rất bốc của anh ta thì ngay từ đầu tuyến đường này anh ta nên chuyển luôn sang làn bên trái; Hoặc tốt hơn là anh ta nên chấp hành giảm tốc theo hiệu lệnh báo hiệu giao thông thì rất có thể sự cố va chạm đã không xảy ra.

Nhưng đó vẫn chỉ là khả năng và không thể khẳng định nếu anh ta xử lý đúng như giả thiết thì không xảy ra va chạm và người phụ nữ sẽ vô can, nguyên nhân mấu chốt ở đây anh ta là người phạm lỗi đầu tiên có cấp độ vi phạm luật cao hơn và vi phạm ở cấp độ nguy hiểm nhất (tăng tốc).

Tình huống mà cụ thấy xe tuk tuk chờ rẽ trái bên Lào chính là kiểu giao cắt A có cấp độ nguy hiểm cao nhất, người ta chờ là phải thôi. Nếu cụ để ý xe đánh số 6 trên sa hình hoặc trong video thì cũng sẽ thấy các xe rẽ trái đều phải xếp hàng tương tự chờ cho xe camera hành trình đi qua.

Kiểu giao cắt D có cấp độ nguy hiểm thấp nhất thì nhập làn cùng chiều xen kẽ hoặc cài răng lược vào khoảng trống ngắt quãng vẫn được đánh giá khá an toàn, tuy không xảy ra va chạm nhưng xe trắng đánh số 2 đi ra đầu tiên mới là xe nhập làn có kiểu giao cắt nguy hiểm ở cấp độ B đối với làn đường của xe camera hành trình.

Phân tích dài dòng của em không nhằm mục đích biện minh cho văn hóa lái xe VN hay các vụ va chạm nơi đường giao nhau không đồng cấp khác, ý nghĩa quan trọng ở trường hợp này: Công lý - việc đúng nên làm.

Từ thế kỷ trước em đã dị ứng với loại người chuyên khoe khoang bôn ba năm châu bốn bể, nói được nhiều thứ tiếng, chém gió thì nổ thôi rồi…long trời lở đất. Sùng bái nước ngoài lắm, nhưng cái hay nhất của Tây là phương pháp phân tích khoa học một cách khách quan và nhân bản thì chả chịu học, toàn rước mấy thứ của nợ ngụy khoa học và hùa theo tâm lý đám đông… để đến cuối đời nếu hỏi Tây và Ta khác nhau ở điểm nào lại chỉ kể được mỗi chuyện lông vàng thì khác lông đen…?! chậc… :))

Em nghĩ văn hóa lái xe nói riêng và văn hóa xã hội nói chung của mình bây giờ có khi là hậu quả từ mấy thứ của nợ đó, vì thế có lời sơ suất nào thì các cụ thông cảm nha chứ em không có ý cá nhân gì đâu.

Người đàn ông lái xe gắn camera hành trình đã xóa video trên tài khoản youtube của anh ta nên để hầu các cụ chuyên phân tích tình huống va chạm giao thông khá thường thấy, em xin đăng lại video:

Nhất trí với kiểu phân tích theo các lỗi của cả hai bên của cụ. Nhưng xin phản biện lại một số điểm sau:
- Cụ sót lỗi "Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường" của xe trắng.
- Lỗi thứ 3 không có khi 2 xe không cùng lưu thông trên 1 đường.
- Lôi thứ 2 chỉ có khi phải "giảm trừ 10km/h đến 15km/h trên thực tế". Nhưng Luật VN không có quy định cụ thể này. Thực tế là tốc độ thấp hơn tốc độ đối đa.


Để so mức độ phạm lỗi có thể dùng một tiêu chí là mức độ xử phạt thì một số lỗi của xe có camera không có chế tài xử phạt (nếu có cũng chỉ áp vào lỗi thấp nhất không chấp hành báo hiệu). Trong khi 2 lỗi của xe trắng đều có chế tài xử phạt cụ thể.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Nhất trí với kiểu phân tích theo các lỗi của cả hai bên của cụ. Nhưng xin phản biện lại một số điểm sau:
- Cụ sót lỗi "Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường" của xe trắng.
- Lỗi thứ 3 không có khi 2 xe không cùng lưu thông trên 1 đường.
- Lôi thứ 2 chỉ có khi phải "giảm trừ 10km/h đến 15km/h trên thực tế". Nhưng Luật VN không có quy định cụ thể này. Thực tế là tốc độ thấp hơn tốc độ đối đa.
Để so mức độ phạm lỗi có thể dùng một tiêu chí là mức độ xử phạt thì một số lỗi của xe có camera không có chế tài xử phạt (nếu có cũng chỉ áp vào lỗi thấp nhất không chấp hành báo hiệu). Trong khi 2 lỗi của xe trắng đều có chế tài xử phạt cụ thể.
Xin trả lời cụ:

- Xe trắng không phạm lỗi bỏ chạy khỏi hiện trường; Xe trắng không phạm lỗi xóa dấu vết hiện trường, do lực va chạm đẩy lùi xe vào trong, càng lùi sâu vào trong thì xe trắng càng khó chứng minh vô tội hơn.
- Xe trắng không cắt làn mà đang nhập làn, khi đã nhập 1/2 làn thì coi như làn đó là của xe trắng.
- Khi trời mưa, quy định giảm 10km/h đến 15km/h tốc độ tối đa ghi rõ trong QC41 em đã trích dẫn từ đầu rồi. Trời mưa, thời tiết xấu ít khi CSGT dám dừng xe vì nguy hiểm nên hiếm bắt lỗi quá tốc độ, nhưng nếu bắt được thì vẫn bị phạt như thường. Cơ bản là hiếm mồi, trời mưa cũng không ai đi nhanh được, nếu mưa to thì còn đi chậm hơn quy định trên biển báo tốc độ tối thiểu, không ai bị phạt lỗi đi quá chậm trong trường hợp này.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không hiểu sao nguồn của clip này bị cắt. Nhưng trước đó đọc các comment của tụi tây và bản thân bài báo đăng lên là họ đã có ý chê trách người phụ nữ: "đã sai mà còn già mồm". Thực ra thì ở tây sai đúng gì thì bảo hiểm cũng lo tất thôi các cụ nhỉ !.
Còn ở VN mà đi kiểu xe có cam thì đâm nhau suốt ngày vì các xe thò ra luôn chẳng để ý xe tới hoặc có để ý thì nếu còn đủ xa thì kệ cho nó phanh cũng chẳng ảnh hưởng gì :). Cái này nói nôm na là thói quen giao thông.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Về bản chất con người Tây giống hệt Ta, do thói quen và tâm lý bầy đàn cả vú lấp miệng em, vừa ăn cướp vừa la làng thôi cụ à.
Quá nhiều bên được hưởng lợi từ việc đổ tội cho xe trắng: Nào các chuyên gia chém gió câu view, câu like, nào nhân viên hãng bảo hiểm, cảnh sát, quan tòa… nói chung là cả hệ thống lập pháp, tư pháp, hành pháp quan liêu lười nhác của Mỹ muốn giảm áp lực công việc, đơn giản hóa các lỗi để giải quyết cho nhanh.
Khi luật pháp được xây dựng để phục vụ lợi ích của số đông thì công lý cũng có thể bị bóp méo, có 1 điều người ta luôn quên là chân lý không phụ thuộc vào nguyên tắc số đông.
Luật sư rất khó bào chữa cho người phụ nữ nếu chị không có bằng chứng trong tay: video clip từ camera hành trình trên xe của chính người đàn ông đang đổ tội cho chị.

Và tiếp sau đây là phần 2 của câu chuyện thứ nhất: Sau một tháng phải bồi thường cho người đàn ông có xe máy bị đâm bẹp, người phụ nữ trẻ lại được cảnh sát gọi đến nhưng lần này là nhận tiền bồi thường từ chính người lái xe khách đã lấn làn.
Chiếc xe khách sau khi chạy về bến được nhân viên của công ty dịch vụ vận tải tháo thẻ nhớ từ camera hành trình trên xe, lưu trữ dữ liệu vào thư mục hành trình trên hệ thống máy tính của công ty để phục vụ chấm công trả lương lái xe theo quãng đường xe chạy.
Mọi việc sẽ trôi qua như chẳng có gì xảy ra cho đến đợt kiểm tra định kỳ công ty cách đây 1 tuần, một thanh tra giao thông mẫn cán và lương tâm sau khi xem clip của camera hành trình xe khách đã phát hiện ra tình huống lấn làn nguy hiểm đối mặt với xe ô tô chiều ngược lại. Nhờ nhiều năm công tác trong nghề nên linh tính như mách bảo ông sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra đối với ô tô sau pha xe khách vượt ẩu xe tải, ông liền báo cảnh sát.
Trước bằng chứng không thể chối cãi người lái xe khách đã phải nhận tội, không những bị xử phạt theo luật giao thông người lái xe khách còn bị thêm tội khai báo không trung thực sau khi cảnh sát dò ra được tên có trong danh sách thẩm vấn lần trước.

Một cái kết có hậu về chiếc camera hành trình phải không :)
Liệu phần 2 câu chuyện có gợi ý giúp cụ tìm ra lời giải cho câu hỏi “Không hiểu sao nguồn của clip này bị cắt” chăng?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Xin trả lời cụ:

- Xe trắng không phạm lỗi bỏ chạy khỏi hiện trường; Xe trắng không phạm lỗi xóa dấu vết hiện trường, do lực va chạm đẩy lùi xe vào trong, càng lùi sâu vào trong thì xe trắng càng khó chứng minh vô tội hơn.
- Xe trắng không cắt làn mà đang nhập làn, khi đã nhập 1/2 làn thì coi như làn đó là của xe trắng.
- Khi trời mưa, quy định giảm 10km/h đến 15km/h tốc độ tối đa ghi rõ trong QC41 em đã trích dẫn từ đầu rồi. Trời mưa, thời tiết xấu ít khi CSGT dám dừng xe vì nguy hiểm nên hiếm bắt lỗi quá tốc độ, nhưng nếu bắt được thì vẫn bị phạt như thường. Cơ bản là hiếm mồi, trời mưa cũng không ai đi nhanh được, nếu mưa to thì còn đi chậm hơn quy định trên biển báo tốc độ tối thiểu, không ai bị phạt lỗi đi quá chậm trong trường hợp này.
- lỗi là "không giữ nguyên hiện trường". việc có bị đẩy lùi đến vài mét thì hiện trường sẽ cho biết
- có nhập đến 2/3 hay hơn nữa cũng không thể so sánh tốc độ của để nói xe chạy nhanh phải đi làn bên trái. thưc tế hướng đi của hai xe còn chưa cung nhau
- cái ghi trong qc là dành cho thằng cắm biển chứ không dàng cho người lái xe.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
- lỗi là "không giữ nguyên hiện trường". việc có bị đẩy lùi đến vài mét thì hiện trường sẽ cho biết
- Cụ đúng một nửa lỗi “Không giữ nguyên hiện trường”. Lần trước vội trả lời cụ nên chưa chuẩn xác, sau khi phân tích véc tơ lực va chạm ab mới thấy xe trắng (5) bị đẩy theo hướng véc tơ b, xe cam hành trình (3) bị trượt theo hướng véc tơ a như hình bên dưới:

Người phụ nữ đã lùi xe vào trong, lý do: Để tránh cản trở giao thông làm tắc đường. Xe cam hành trình cản trở làn bên trái, xe trắng cản trở làn bên phải, khi xe cam hành trình muốn ăn vạ không dẹp về bên phải, xe trắng nhường nhịn lùi vào để thông đường là hợp lý.

Sự cố va chạm không nghiêm trọng lắm, không có thiệt hại về người, xe trắng bị bung cản trước, do xe cam hành trình là lực chủ động nên có vẻ không hề hấn gì, tóm lại 2 xe vẫn tự di chuyển được. Hiện trường vụ này không khó dựng lại nên không quan trọng bằng giải phóng ùn tắc, nếu 2 xe cố tình đỗ gây tắc đường thì sẽ vi phạm lỗi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật GTĐB:
Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: a) Bên trái đường một chiều; d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

- có nhập đến 2/3 hay hơn nữa cũng không thể so sánh tốc độ của để nói xe chạy nhanh phải đi làn bên trái. thưc tế hướng đi của hai xe còn chưa cung nhau
- Cụ đúng hoàn toàn, 2 xe chưa thẳng hàng nên xe cam hành trình không phạm lỗi “Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe”. Nhìn thấy xe cam hành trình đi nhanh hơn xe phía trước cùng làn bên phải, từ quy định xe đi tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải nên em suy diễn ngược lại xe tốc độ cao hơn phải đi về bên trái - có vẻ hợp lý nhưng không đúng, luật không được suy diễn như vậy.

- cái ghi trong qc là dành cho thằng cắm biển chứ không dàng cho người lái xe.
- Cụ sai hoàn toàn, QC41 là bộ phận không tách rời của Luật GTĐB do Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật GTĐB.
Tại khoản 83.1 Điều 83 QC41quy định: “Các cơ quan quản lý đường bộ có nhiệm vụ chấp hành Quy chuẩn này”;
Tại khoản 84.1 Điều 84 QC41quy định: “Tất cả những người sử dụng đường bộ, những người tham gia giao thông và những người điều khiển các loại phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ đều phải tuyệt đối chấp hành Quy chuẩn này”

Như vậy, nội dung ghi trong QC41 dành cho tất cả mọi công dân: từ người thiết kế, người cắm biển, người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện, người quản lý…

Để so mức độ phạm lỗi có thể dùng một tiêu chí là mức độ xử phạt thì một số lỗi của xe có camera không có chế tài xử phạt (nếu có cũng chỉ áp vào lỗi thấp nhất không chấp hành báo hiệu). Trong khi 2 lỗi của xe trắng đều có chế tài xử phạt cụ thể.
- Lần trả lời trước do vội nên bỏ sót phản biện này của cụ, bây giờ em bổ sung:

Giả sử tách lỗi ra và xử phạt ở mức thấp, chế tài cụ thể đối với 2 xe tại Điều 5 Nghị định 171 quy định như sau:
- Xe trắng phạm 2 lỗi, điểm h khoản 1 và điểm m khoản 2 dòng chữ màu xanh lá:
Phạt 100k + 300K = 400k
- Xe cam hành trình phạm 2 lỗi, điểm a khoản 1, điểm c khoản 7 dòng chữ màu đỏ:
Phạt 100k + 7000k = 7100k

Xe cam hành hình bị phạt nặng gần 18 lần xe trắng. Nhưng mức xử phạt không phải là điều quan tâm chính, mục đích của em là chứng minh người đàn ông điều khiển xe cam hành trình phạm lỗi 100% và phải bồi thường thiệt hại cho người phụ nữ xe trắng, người phụ nữ không bị xử phạt trường hợp này.

Trong ba câu chuyện ngắn ví dụ về tình huống lỗi hỗn hợp, nội dung chuyện ngắn thứ nhất và thứ hai đã chỉ ra lỗi xếp theo thứ tự nguyên nhân đầu tiên dù có mức xử phạt thấp nhưng là lỗi gây ra tai nạn liên hoàn thì mức bồi thường khắc phục hậu quả (nếu nghiêm trọng) vẫn rất cao vì phải bồi thường các lỗi cộng dồn do chính nó gây ra. Tách riêng các lỗi để người điều khiển phương tiện phạm lỗi đầu tiên chối bỏ trách nhiệm gây tai nạn trong tình huống lỗi không đồng cấp là chưa đúng.

Người đàn ông điều khiển xe gắn camcorder đã vi phạm trước tiên lỗi không tuân thủ biển báo, lỗi tốc độ trên đường chính, là nguyên nhân gây ra va chạm với xe trắng tại nơi giao nhau.

@bradpitthn;@long1810: Để hầu 2 cụ link đây ạ
anhtho: Cụ nên sửa com đầu tiên lấy theo link mới nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
- Cụ đúng một nửa lỗi “Không giữ nguyên hiện trường”. Lần trước vội trả lời cụ nên chưa chuẩn xác, sau khi phân tích véc tơ lực va chạm ab mới thấy xe trắng (5) bị đẩy theo hướng véc tơ b, xe cam hành trình (3) bị trượt theo hướng véc tơ a như hình bên dưới:

Người phụ nữ đã lùi xe vào trong, lý do: Để tránh cản trở giao thông làm tắc đường. Xe cam hành trình cản trở làn bên trái, xe trắng cản trở làn bên phải, khi xe cam hành trình muốn ăn vạ không dẹp về bên phải, xe trắng nhường nhịn lùi vào để thông đường là hợp lý.

Sự cố va chạm không nghiêm trọng lắm, không có thiệt hại về người, xe trắng bị bung cản trước, do xe cam hành trình là lực chủ động nên có vẻ không hề hấn gì, tóm lại 2 xe vẫn tự di chuyển được. Hiện trường vụ này không khó dựng lại nên không quan trọng bằng giải phóng ùn tắc, nếu 2 xe cố tình đỗ gây tắc đường thì sẽ vi phạm lỗi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật GTĐB:
Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: a) Bên trái đường một chiều; d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;


- Cụ đúng hoàn toàn, 2 xe chưa thẳng hàng nên xe cam hành trình không phạm lỗi “Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe”. Nhìn thấy xe cam hành trình đi nhanh hơn xe phía trước cùng làn bên phải, từ quy định xe đi tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải nên em suy diễn ngược lại xe tốc độ cao hơn phải đi về bên trái - có vẻ hợp lý nhưng không đúng, luật không được suy diễn như vậy.


- Cụ sai hoàn toàn, QC41 là bộ phận không tách rời của Luật GTĐB do Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật GTĐB.
Tại khoản 83.1 Điều 83 QC41quy định: “Các cơ quan quản lý đường bộ có nhiệm vụ chấp hành Quy chuẩn này”;
Tại khoản 84.1 Điều 84 QC41quy định: “Tất cả những người sử dụng đường bộ, những người tham gia giao thông và những người điều khiển các loại phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ đều phải tuyệt đối chấp hành Quy chuẩn này”

Như vậy, nội dung ghi trong QC41 dành cho tất cả mọi công dân: từ người thiết kế, người cắm biển, người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện, người quản lý…


- Lần trả lời trước do vội nên bỏ sót phản biện này của cụ, bây giờ em bổ sung:

Giả sử tách lỗi ra và xử phạt ở mức thấp, chế tài cụ thể đối với 2 xe tại Điều 5 Nghị định 171 quy định như sau:
- Xe trắng phạm 2 lỗi, điểm h khoản 1 và điểm m khoản 2 dòng chữ màu xanh lá:
Phạt 100k + 300K = 400k
- Xe cam hành trình phạm 3 lỗi, điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 và điểm c khoản 6 dòng chữ màu đỏ:
Phạt 100k + 600k + 4000k = 4700k

Xe cam hành hình bị phạt nặng hơn gấp 10 lần xe trắng. Nhưng mức xử phạt không phải là điều quan tâm chính, mục đích của em là chứng minh người đàn ông điều khiển xe cam hành trình phạm lỗi 100% và phải bồi thường thiệt hại cho người phụ nữ xe trắng, người phụ nữ không bị xử phạt trường hợp này.

Trong ba câu chuyện ngắn ví dụ về tình huống lỗi hỗn hợp, nội dung chuyện ngắn thứ nhất và thứ hai đã chỉ ra lỗi xếp theo thứ tự nguyên nhân đầu tiên dù có mức xử phạt thấp nhưng là lỗi gây ra tai nạn liên hoàn thì mức bồi thường khắc phục hậu quả (nếu nghiêm trọng) vẫn rất cao vì phải bồi thường các lỗi cộng dồn do chính nó gây ra. Tách riêng các lỗi để người điều khiển phương tiện phạm lỗi đầu tiên chối bỏ trách nhiệm gây tai nạn trong tình huống lỗi không đồng cấp là chưa đúng.

Người đàn ông điều khiển xe gắn camcorder đã vi phạm trước tiên lỗi không tuân thủ biển báo, lỗi tốc độ trên đường chính, là nguyên nhân gây ra va chạm với xe trắng tại nơi giao nhau.

@bradpitthn;@long1810: Để hầu 2 cụ link đây ạ
anhtho: Cụ nên sửa com đầu tiên lấy theo link mới nhé
- Nói luật thì không có "đúng một nửa" chỉ có đúng hoặc sai. Cái lý do cụ cụ nêu nếu được chấp nhận cũng chỉ là tình tiết giảm nhẹ. Nếu xe "không giữ nguyên hiện trường" được xác định là gây ra tai nạn thì mức phạt không nhỏ (từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000).
- Vấn đề chính là người lái xe không phải chấp hành quy định giảm tốc độ 10-15km/h khi trời mưa (nếu có). Nguyên tắc của việc chấp hành tốc độ là theo biển báo, không có biển báo thì không phải chấp hành. Muốn lái xe phải chấp hành thì quy định này phải có trong phần ý nghĩa của biển 127 "tốc độ tối đa cho phép". Nên không thể bắt lỗi vượt quá tốc độ quy định được.
-
Việc không chấp hành yêu cầu giảm tốc độ của các báo hiệu trong clip không có quy định cụ thể nên chỉ có thể áp vào lỗi nhẹ nhất "không chấp hành biển báo" (150K).

Tóm lại xác định ai là người gây ra tai nạn hay đâu là nguyên nhân. Nếu tranh cải theo kiểu "tôi có nhập làn không an toan nhưng anh không đi nhanh thì không sao" hay "tối có đi nhanh nhưng nếu chị nhập làn an toàn thì cũng không sao" thì không có kết quả được. Người nào cũng có lỗi.

Trong hai lỗi trên lỗi nào là nguyên nhân. Lỗi nhập làn là nguyên nhân trực tiếp vì theo yêu nhập làn phải nhường, phải an toàn thì không làm được để gây ra tai nạn. Còn lỗi không giảm tốc độ lại không liên quan đến xe nhập làn mà chỉ liên quan đến người đi bộ. Biển báo hiệu giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ (chứ không phải chú ý nơi giao nhau).

Thực tế nguyên nhân chính có thể là do người phụ nữ chưa đủ kinh nghiệp để xác định khoảng cách an toàn (dựa trên khoản cách và tốc của xe đang chạy trên làn cần nhập) khi nhập làn. Nhưng nguyên nhân tai nạn không thể đổ cho lỗi của người khác được.
Ví dụ cụ va chạm với 2b không đội mũ thì không thể đổ lỗi va chạm này cho hai bánh vì không đội mũ.

Em trích luôn ý nghĩa của biển 224 và biển 127 (của VN) để thấy không có gì liên qua đến cái xe nhập làn cũng như khi trời mưa phải tự trừ giá trị trên biển 127 đi 10-15km/h

C.24. Biển số 224 "Đường người đi bộ cắt ngang"
a) Để báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang qua đường, phải đặt biển số 224 "Đường người đi bộ cắt ngang". Gặp biển này các xe phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
b) Phần đường dành cho người đi bộ cắt ngang tại nơi đường giao nhau, trong nội thành, nội thị nơi người qua lại nhiều phải được sơn kẻ vạch đường dành cho người đi bộ.
c) Không cần phải đặt biển này nếu người lái xe dễ thấy được phần đường sang ngang của người đi bộ hoặc tại vị trí này có hệ thống đèn điều khiển giao thông.

B.27. Biển số 127 "Tốc độ tối đa cho phép"
a) Để báo tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy, phải cắm biển số 127 "Tốc độ tối đa cho phép".
b) Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
 
Chỉnh sửa cuối:

vinahure123

Xe đạp
Biển số
OF-383023
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
30
Động cơ
242,600 Mã lực
Tuổi
35
chỉ là va chạm k cố ý thôi mà, to chuyện lại tắc đường ý nhỉ?
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
- Nói luật thì không có "đúng một nửa" chỉ có đúng hoặc sai. Cái lý do cụ cụ nêu nếu được chấp nhận cũng chỉ là tình tiết giảm nhẹ. Nếu xe "không giữ nguyên hiện trường" được xác định là gây ra tai nạn thì mức phạt không nhỏ (từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000).
Em nhầm điểm c không có ở khoản 6, điểm c là ở khoản 7 mức phạt từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng cơ ạ (đã sửa rồi cụ nhé). Cụ nhầm mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng điểm b khoản 6, đây chỉ là hình thức tăng nặng thay thế mức phạt 300.000 đồng đến 400.000 đồng tại điểm m khoản 2 khi phạm thêm lỗi “bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền”

- Vấn đề chính là người lái xe không phải chấp hành quy định giảm tốc độ 10-15km/h khi trời mưa (nếu có). Nguyên tắc của việc chấp hành tốc độ là theo biển báo, không có biển báo thì không phải chấp hành. Muốn lái xe phải chấp hành thì quy định này phải có trong phần ý nghĩa của biển 127 "tốc độ tối đa cho phép". Nên không thể bắt lỗi vượt quá tốc độ quy định được.
- Việc không chấp hành yêu cầu giảm tốc độ của các báo hiệu trong clip không có quy định cụ thể nên chỉ có thể áp vào lỗi nhẹ nhất "không chấp hành biển báo" (150K).
Đoạn đường có đặt biển báo (127)hạn chế tốc độ (speed limit 35mph) tức là “đoạn đường hạn chế tốc độ” (liên quan rồi cụ nhé) phải tuân thủ theo quy định tại điều 31.4: Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ, phương tiện không được vượt tốc độ tối đa mà đoạn đường hạn chế tốc độ đã giảm trừ 10km/h đến 15km/h khi trời mưa, quy định tại điểm 31.4.2 QC41.

Tóm lại xác định ai là người gây ra tai nạn hay đâu là nguyên nhân. Nếu tranh cải theo kiểu "tôi có nhập làn không an toan nhưng anh không đi nhanh thì không sao" hay "tối có đi nhanh nhưng nếu chị nhập làn an toàn thì cũng không sao" thì không có kết quả được. Người nào cũng có lỗi.
Trong hai lỗi trên lỗi nào là nguyên nhân. Lỗi nhập làn là nguyên nhân trực tiếp vì theo yêu nhập làn phải nhường, phải an toàn thì không làm được để gây ra tai nạn. Còn lỗi không giảm tốc độ lại không liên quan đến xe nhập làn mà chỉ liên quan đến người đi bộ. Biển báo hiệu giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ (chứ không phải chú ý nơi giao nhau).
Thực tế nguyên nhân chính có thể là do người phụ nữ chưa đủ kinh nghiệp để xác định khoảng cách an toàn (dựa trên khoản cách và tốc của xe đang chạy trên làn cần nhập) khi nhập làn. Nhưng nguyên nhân tai nạn không thể đổ cho lỗi của người khác được.
Hành vi không giảm tốc độ tại nơi đặt biển báo người đi bộ, nơi giao nhau, nơi đoạn đường có biển báo hạn chế tốc độ (khi trời mưa đường trơn, tầm nhìn giảm) lại còn tăng tốc độ, cần phải tăng nặng mức xử phạt của lỗi vi phạm tốc độ xe cam hành trình thưa cụ vì đã có quá nhiều cảnh báo giảm tốc rồi mà vẫn cố tình tăng tốc, làm tăng cấp độ nguy hiểm, tăng nguy cơ xảy ra va chạm

Người phụ nữ không phải chịu trách nhiệm xác định chính xác tốc độ và khoảng cách an toàn đối với xe đang vi phạm tốc độ, trách nhiệm và khả năng này thuộc về CSGT với công cụ kỹ thuật hỗ trợ là súng bắn tốc độ.

Lỗi không nhường đường chỉ được tính trong phạm vi nơi đường giao nhau, khi xe cam hành trình đến phạm vi nơi đường giao nhau thì đã vi phạm trước lỗi tốc độ trên đường chính xét theo thứ tự thời gian và không gian. Vì 2 lỗi này liên quan chặt chẽ với nhau nên vi phạm trước vài giây và khoảng cách vài chục mét thì xe cam hành trình vẫn là bên lỗi nguyên nhân gây ra va chạm.

Ví dụ cụ va chạm với 2b không đội mũ thì không thể đổ lỗi va chạm này cho hai bánh vì không đội mũ.
Ví dụ của cụ không đúng trường hợp này vì nguyên nhân 2 lỗi không liên quan đến nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Thực tế nguyên nhân chính có thể là do người phụ nữ chưa đủ kinh nghiệp để xác định khoảng cách an toàn (dựa trên khoản cách và tốc của xe đang chạy trên làn cần nhập) khi nhập làn. Nhưng nguyên nhân tai nạn không thể đổ cho lỗi của người khác được.
Lần đầu tiên em được biết cái ý bôi đậm trong còm của cụ đấy ạ.

Tham gia giao thông là bình đẳng, sao lại dựa vào kinh nghiệm để phán xét nguyên nhân và đúng sai nhỉ? Ví như khi đi qua vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải nhường cho người đi bộ. Nếu xảy ra va chạm lại có thể nói là người đi bộ không đủ kinh nghiệm để xác định khoảng cách an toàn ư?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top