Cái liên quan cần có là chỉ dần giảm 10-15km/h so với giá trị ghi trên biển.
Cụ đọc kỹ lại "31.4.2. Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng phải hạn chế tốc độ tối đa từ 10 km/h đến 15 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số 221a,b và biển số 222a,b);" Cái này nói giá trị ghi trên biển sẽ là từ 10-15 chứ không phải tự động giảm giá trị hiện tại xuống 10-15, cụ nhé
Cụ không khép tội vượt quá tốc độ được đâu
- Cụ đúng hoàn toàn, 10km/h đến 15km/h là giá trị tuyệt đối ghi trên biển hạn chế tốc độ, quy định tại điểm
31.4.2 QC41, không phải là
giảm trừ tốc độ. Như vậy xe cam hành trình không vi phạm tốc độ tối đa cho phép của biển
127 (Speed limit 35mph)
Em đã xóa chế tài lỗi ở điểm a khoản 3 Điều 5 NĐ171 của bài trước rồi nhé.
- Cụ lại đọc kỹ lại ý nghĩa của biển 224 "Gặp biển này các xe phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe khi không gây
nguy hiểm cho người đi bộ." Nó có đối tượng cụ thể chứ không phải chỉ yêu cầu giảm tốc độ. Cụ quan sát biển báo sẽ thấy rất rõ, đầu tiên báo hiệu giảm tốc cho người đi bộ, tiếp theo báo tốc độ tối đa là bao nhiêu, người lái xe đã chấp hành (không có báo hiệu trời mưa thì giảm bao nhiêu).
- Biển 224 là loại biển cảnh báo vì vậy ngoài quy định riêng về nội dung người đi bộ nó còn nằm trong quy tắc chung dành cho tất cả các loại biển báo nguy hiểm: “
Khi gặp biển báo nguy hiểm, người lái xe phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử trí những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn”- Điều 28 QC41.
Giảm tốc độ là hành vi cụ thể điều khiển xe thay đổi tốc độ thể hiện qua trạng thái tốc độ của xe giảm. Nó có giá trị thực để phân biệt được với hành vi giữ nguyên tốc độ (không thay đổi tốc độ) hoặc tăng tốc độ.
Giá trị dù chỉ giảm 0,00…01 km/h vẫn là giảm tốc độ, dù tăng 0,00…01 km/h vẫn là tăng tốc độ, như vậy thay đổi giá trị tốc độ là tương đối và hành vi thay đổi tốc độ là tuyệt đối.
Khoảng cách từ vị trí đặt biển đến chỗ cảnh báo người đi bộ tính trung bình 100m đến 150m (lấy trung bình theo bảng 4 khoản 31.1 Điều 31 QC41). Xe cam hành trình khi gặp biển 224 tăng tốc từ 22,4km/h (14mph) lên 33,6km/h (21mph) đến ngang vị trí đặt biển, liên tục tăng tiếp đến 52,8km/h (33mph) cho đến khi va chạm, không có giai đoạn giảm tốc nào.
Nội dung người đi bộ của biển 224 không có nghĩa là được phép gây tai nạn với đối tượng khác ở chỗ cảnh báo khi bỏ qua hiệu lệnh giảm tốc độ. Tuy không gây tai nạn với người đi bộ nhưng không tuân thủ hiệu lệnh đầu tiên về tốc độ của biển 224 thì vẫn bị xét về hành vi không tuân thủ tốc độ - nguyên nhân cơ bản của tất cả các vụ tai nạn.
Mức phạt cụ thể của hành vi không tuân thủ tốc độ còn phụ thuộc vào hậu quả gây ra, nếu gây tai nạn với người đi bộ hoặc bất kỳ đối tượng nào khác thì bị chế tài theo quy định chung tại điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 171: “Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;”
Nhiều cụ theo thói quen vẫn hay gọi vi phạm trên là lỗi “Không làm chủ tốc độ”, thực ra đây là lỗi quá tốc độ quy định chung cho cả 2 trường hợp giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Hiệu lệnh giảm tốc độ mà không giảm, lại còn tăng tốc độ là hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, tốc độ quy định trường hợp này được căn cứ vào giá trị tốc độ tức thời tại thời điểm hiệu lệnh có hiệu lực, giá trị tốc độ tức thời thay đổi linh hoạt theo thời điểm tính cụ thể nhưng vẫn giúp đảm bảo phân biệt được tuyệt đối về trạng thái thay đổi tốc độ.
Xe cam hành trình chỉ thoát được lỗi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định (tính theo giá trị tuyệt đối), nhưng không thoát được lỗi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông (tính theo giá trị tương đối). Muốn xe cam hành trình thoát hẳn lỗi tốc độ thì cụ phải chứng minh tiếp nó không liên quan đến các lỗi về tốc độ.
Chế tài xử lý lỗi quá tốc độ gây tai nạn có quy định cụ thể nhưng lỗi không nhường đường gây tai nạn không có chế tài thưa cụ. Lỗi không nhường đường vẫn nhẹ hơn lỗi tốc độ vì khi tai nạn xảy ra phải xét đến nguyên nhân đầu tiên là lỗi tốc độ của cả 2 xe trên đường nhánh và đường chính.
- Đúng là "Người phụ nữ không phải chịu trách nhiệm xác định chính xác tốc độ và khoảng cách an toàn" Nhưng phải bảo đảm an toàn khi nhập làn. Luật không phạt lỗi không "xác định" mà lỗi nhập làn không an toàn.
Để chứng minh xe trắng phạm lỗi phải xét đến nguyên nhân trước đó xe trắng đã tuân thủ đúng quy trình hiệu lệnh chưa: đến nơi đường giao nhau xe đã giảm tốc độ chưa, đã dừng lại quan sát chưa, đã nhìn thấy tốc độ xe đi qua trước mặt để căn khoảng trống an toàn chưa, đã nhập đúng làn chưa.
Lấy kết quả va chạm để kết luận mắc lỗi nhập làn không an toàn là đánh giá phiến diện, bỏ qua lỗi không tuân thủ quy trình hiệu lệnh của xe cam hành trình, tưởng lỗi nhỏ không đáng kể nhưng lại là gốc của nguyên nhân tai nạn.
Ai cũng cần quan sát và kinh nghiệm để tránh tai nạn, xe cam hành trình không cần quan sát và kinh nghiệm để thấy xe trắng đang nhập làn mà phòng ngừa sao? Xe cam hành trình rất thuận lợi vì có hướng quan sát trùng với hướng di chuyển, tầm quan sát xa, thẳng, hội tụ được thị giác (tập trung) nên chủ động hơn hẳn. Ngược lại xe trắng khó khăn bị động khi hướng quan sát vừa ngược hướng, vừa cùng hướng di chuyển, tầm quan sát ngắn và bị phân tán thị giác. Để xảy ra va chạm là do xe cam hành trình quá chủ quan, ỷ thế đường chính đâm vào xe trắng.
- Ví dụ này chắc rõ hơn: Cụ đi vào đường cấm bị xe đi quá tốc đâm thì nguyên nhân tai nạn cụ có đổ cho xe chạy quá tốc độ được không?
Em đã có câu chuyện thứ ba về lỗi đồng cấp rồi: 2 xe đều phạm lỗi, đều bị xử phạt, đều phải bồi thường cho nhau theo tỷ lệ mức xử phạt và khắc phục hậu quả về lỗi của mình.
Lỗi không nhường đường còn phụ thuộc vào việc tuân thủ tốc độ của xe trên đường chính, không thể khẳng định có thể xử lý tránh kịp xe vi phạm tốc độ, nếu xe trắng đi nhanh hơn khoảng 1, 2 giây thì vẫn xảy ra va chạm chỗ đấy thôi, xe cam hành trình sẽ húc vào đuôi xe trắng khi 2 xe thẳng hàng, lúc này sẽ thấy rõ lỗi tốc độ hơn. Đường chính khác đường cấm, xe vẫn được đi vào thưa cụ.