[Thảo luận] Tình huống nguy hiểm của Cụ đi CIVIC

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,228 Mã lực
Cụ vẫn nhầm. Khi đi gần vài ba km, máy chưa kịp nóng và nước cũng chưa kịp nóng. Bác cứ đi vài chục km và phóng nhanh hơn đi, hoặc lên xuống đèo càng tốt, nhiệt độ nước sẽ cao tới mức kịch (cho phép), khi đó áp suất sẽ lớn hơn 1atm và nếu cụ mở cái nắp ra, nó sẽ phụt do áp suất. Nếu xe bị overheat thì còn do nước sôi nữa, khi đó thì mạnh hơn nhiều. Tay lái xe chuyên nghiệp chỗ em đã bị rồi nên rất cảnh giác. Cái hôm bọn em bị, cậu ta vừa chờ một lúc, vừa che cái khăn bông , thế mà khi mở ra, nó cũng phì phì một ít đấy chứ không nhẹ nhàng đâu cụ.

Đây,em lấy cải ảnh một cái nắp két nước cho các cụ tham khảo:



Áp suất mà cái nắp này chịu nén (trước khi xả) là 120kPa ~ 1,2 atm). Có loại chỉ đặt tới 1atm. Nói chung với áp suất này mà mở đột ngột, nó không phụt lên mới lạ. Trên nắp van có in dòng chữ: Do not open when hot (không mở van khi còn nóng).

120Hpa / 1 Bar / 15 PSI tất cả đều như nhau, họ ghi khác nhau dùng cho từng vùng lãnh thổ, nước trong két còn nóng nên không được mở ra là đúng rồi, chúng ta đang tranh luận là nếu thực sự cần phải mở thì nó như nào cơ mà, vấn đề nước nóng có thể giải quyết đơn giản bằng khăn bông dầy gấp lại nhúng qua nước lạnh trước.

Vấn đề là bác vẫn không đoái hoài gì tới các con số thực tế tôi đưa ra mà cứ khẳng định nước làm mát sôi với phụt ra một cách hoàn toàn cảm tính, điều này chỉ xảy ra khi coolant bị pha chế không chuẩn (chủ yếu là nước lã), trong hệ thống có không khí... tôi toàn dùng coolant pha sẵn và không thêm nước lã nên không bao giờ có hiện tượng này, bác mở nắp ra coolant ục ra một cái... chấm hết.

Còn về chạy xa chạy gần, nó chả liên quan gì đến nhiệt độ, chênh nhau ko đáng kể, nếu kim nhiệt độ chỉ vào vạch bình thường thì đó là nhiệt độ chuẩn của xe khi máy chạy. Tôi chạy 5-6 vạn km rồi mà chưa bao giờ thấy kim nhiệt độ thay đổi cả, lần duy nhất nó tăng cao hơn cái vạch là vì van hằng nhiệt hỏng, tôi vẫn còn giữ cái ảnh chụp táp lô hôm hồi đó.
 

cxcanh

Xe buýt
Biển số
OF-85277
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
846
Động cơ
418,053 Mã lực
Nơi ở
alo là biết
Túm lại nhà cháu cũng chỉ muốn nêu ra vấn đề để cùng rút kinh nghiệm thôi ạ (nhưng nhà cháu thấy các cụ bàn nhiều về kỹ thuật tỷ mỉ quá và có vẻ ai cũng giữ đúng quan điểm của mình, có cụ nào chuyên về cung cấp dung dịch làm mát vào làm mát mấy cụ này giúp nhà cháu với ạ).
Cụ CIVIC hôm trước khi mở ra nước bắn ra xung quanh với độ xa khoảng 1m đấy ạ (tiếc là nhà cháu không chụp ảnh lại được)
 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Cụ f40fd không nên chủ quan để cho anh em cẩn thận hơn mới đúng!

Em thấy máy xe nóng nhất là lúc tắc đường Hà Nội! Kim nhiệt độ trong xe không đổi nhưng mức nước làm mát ở bình nước phụ cao hơn hẳn bình thường do nóng đấy! Lúc đó mà mở nắp tay không thì bỏng tay là ít, vớ vẩn còn phọt vào mắt nữa!

Xe em Ford họ ghi luôn: NEVER OPEN WHEN HOT!!!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
120Hpa / 1 Bar / 15 PSI tất cả đều như nhau, họ ghi khác nhau dùng cho từng vùng lãnh thổ, nước trong két còn nóng nên không được mở ra là đúng rồi, chúng ta đang tranh luận là nếu thực sự cần phải mở thì nó như nào cơ mà, vấn đề nước nóng có thể giải quyết đơn giản bằng khăn bông dầy gấp lại nhúng qua nước lạnh trước.

Vấn đề là bác vẫn không đoái hoài gì tới các con số thực tế tôi đưa ra mà cứ khẳng định nước làm mát sôi với phụt ra một cách hoàn toàn cảm tính, điều này chỉ xảy ra khi coolant bị pha chế không chuẩn (chủ yếu là nước lã), trong hệ thống có không khí... tôi toàn dùng coolant pha sẵn và không thêm nước lã nên không bao giờ có hiện tượng này, bác mở nắp ra coolant ục ra một cái... chấm hết.

Còn về chạy xa chạy gần, nó chả liên quan gì đến nhiệt độ, chênh nhau ko đáng kể
, nếu kim nhiệt độ chỉ vào vạch bình thường thì đó là nhiệt độ chuẩn của xe khi máy chạy. Tôi chạy 5-6 vạn km rồi mà chưa bao giờ thấy kim nhiệt độ thay đổi cả, lần duy nhất nó tăng cao hơn cái vạch là vì van hằng nhiệt hỏng, tôi vẫn còn giữ cái ảnh chụp táp lô hôm hồi đó.
Chỗ đỏ đỏ là cụ chủ quan đấy. Đi chậm, ngắn, ga thấp, nhiệt độ không cao. Còn khi đi xa, ta thường ga lớn, vòng tua cao, em đảm bảo với cụ là két nước sẽ nóng hơn chạy ngắn khá nhiều. Em mấy lần chạy cỡ ~ trăm km về, mở capo kiểm tra, bao giờ cũng thấy nóng hơn hẳn khi đi vài km trong phố.
Còn chuyện an toàn với cái nắp két nước thì không nên bàn thêm nữa. Ngoài chuyện nó ghi cảnh báo: không mở khi nóng, under pressure.. cụ chủ thớt đã chẳng khẳng định nước nó phọt ra mạnh cỡ 1m còn gì. Nếu các cụ vào gara sửa chữa định kỳ, cũng không phải là mức độ nóng nhất, nhưng khi đang chạy, nếu xe báo overheat, có nghĩa là nó nóng hơn rất nhiều mức độ bình thường, ta nên cẩn thận các cụ ạ. Tranh luận cái này cũng để mọi người thấy sự nguy hiểm chứ hơn thua gì đâu. Đừng có để bị bỏng rồi mới: Ồ, hóa ra nó thế.
Cụ cứ khăng khăng là coolant pha đúng thì không bị, cụ có thể đúng đấy, nhưng ai đảm bảo nước làm mát luôn đúng tỷ lệ coolant, không lẽ ta lấy sự an toàn ra để đánh cược ?
 
Chỉnh sửa cuối:

tran duc chi

Xe buýt
Biển số
OF-103304
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
751
Động cơ
388,485 Mã lực
Cụ đi gần thì nước chưa kịp nóng vì thời gian chưa đủ. Giờ cụ cứ thử đi tầm vài chục km rồi mở luôn cái nắp xem nó có phụt lên không. Nhớ gần viện bỏng hãy làm cụ nhá.
Cụ Anh Tho nói chính xác ,em đã từng chứng kiến rồi, có 1 cụ gần nhà em bị phỏng mặt cách đây khoảng 10 năm khi cụ ấy đứng nhìn bác tài xế mở két nước lúc đang sôi.kết cuộc cả 2 đều bị phỏng mặt,nhưng may mắn là ko hỏng mắt.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,270
Động cơ
898,048 Mã lực
Chắc bác ấy chưa thấy những chỗ quảng cáo "đổ nước mui"...
Xe vận tải chạy trên miền núi họ không để nước làm mát tuần hoàn nữa mà với 1 phuy nước (suối) họ đổ đầy trước khi lên dốc và nước từ phuy qua máy nhận nhiệt xong chảy thẳng xuống đường, chẳng tuần hoàn lại nữa (nhiều xe độ lại để dòng nước ấy chảy xuống phanh xe). Những cái xe chở quá nặng, đến giữa dốc họ còn phải dừng chờ nguội máy.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,270
Động cơ
898,048 Mã lực
Cụ cứ khăng khăng là coolant pha đúng thì không bị, cụ có thể đúng đấy, nhưng ai đảm bảo nước làm mát luôn đúng tỷ lệ coolant, không lẽ ta lấy sự an toàn ra để đánh cược ?
Tranh luận với bác này trở lên quá khó!
Cứ key word coolant tìm qua gú gờ thì nhẩy ra cả loạt site và họ vẫn thường hướng dẫn pha coolant đậm đặc với nước cất.
Và bác ấy còn khẳng định "không có không khí" khi bất cứ quyển hướng dẫn kèm theo xe nào đều cảnh báo không được đổ nước làm mát quá đầy (để có khoảng không khí trong hệ thống)
Bác ấy lại vẫn tranh luận áp suất trong hệ thống làm mát không đủ để làm bắn nước nóng ra....
Để quan sát không khó vào 1 cái ga ra chắc phải chờ lâu, nhưng đứng ngang 1 cái dốc nơi nhiều xe tải đỗ thì sẽ mục sở thị ngay!
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,228 Mã lực
Cứ key word coolant tìm qua gú gờ thì nhẩy ra cả loạt site và họ vẫn thường hướng dẫn pha coolant đậm đặc với nước cất.
Và bác ấy còn khẳng định "không có không khí" khi bất cứ quyển hướng dẫn kèm theo xe nào đều cảnh báo không được đổ nước làm mát quá đầy (để có khoảng không khí trong hệ thống)
Theo tôi thì bác nhầm việc đổ coolant vào bình tràn và vào két nước, đổ vào bình tràn thì mới cần chú ý chỉ đổ tới vạch chỉ định, còn đổ vào két nước thì đổ đầy luôn tới nắp và phải xả kết không khí ra khi đổ coolant vào, hệ thống làm mát có cái nắp két nước và một cái van nữa đều là van một chiều nên trên thực tế nó là một hệ tuần hoàn kín. Để không khí lọt vào thành bong bóng là cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể tạo chấn động mạng có ảnh hưởng không xấu tới các mối nối ống dẫn nước làm mát khi nó di chuyển.

Bác ấy lại vẫn tranh luận áp suất trong hệ thống làm mát không đủ để làm bắn nước nóng ra....
Để quan sát không khó vào 1 cái ga ra chắc phải chờ lâu, nhưng đứng ngang 1 cái dốc nơi nhiều xe tải đỗ thì sẽ mục sở thị ngay!
Để thuyết phục thì bác phải giải thích tại sao coolant lại phụt hơi ra được trong khi nó chưa đạt tới điểm sôi (nếu dùng nước lã thì không nói vì cái này nó giống như cố tình chạy xe khi các-te dầu đã vỡ, xe không hỏng mới là lạ).

Nhiệt độ tối ưu của coolant đối với động cơ nhiệt là khoảng 90°C-100°C tùy thị trường (điều chỉnh bằng loại van hằng nhiệt phù hợp), xe thể thao hay xe độ có thể có nhiệt độ cao hơn quãng 105-110°C, nếu vượt qua ngưỡng này ECU sẽ phát tín hiệu (bằng âm thanh, đèn báo...) yêu cầu ngừng để bảo vệ máy, trong khi đó nhiệt độ sôi của coolant là khoảng 130°C.

Các bác ko cần nhắc tôi không nên chủ quan nọ kia, đây là tranh luận về khía cạnh kỹ thuật cho rõ ràng chứ không phải là khuyên mọi người mở nắp két nước khi nó đang nóng.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,270
Động cơ
898,048 Mã lực
Về nước đổ đầy, nếu đang có xe bác thử thế này thấy ngay: Máy tắt, mở nắp bô, nhìn kỹ ngấn nước làm mát ở bình nước phụ, mở nắp (điều áp) két nước. Cố gắng đổ thật đầy tràn ra khỏi miệng nắp. Để nguyên nắp đang mở, khởi động cho máy chạy. Bác sẽ thấy nước trong két vơi dần và ngấn nước ở bình nước phụ tăng lên. Ngay phía trên két nước có 2 chỗ để nước thừa trong két chảy vào bình nước phụ và nước từ bình nước phụ bổ xung trở lại cho két. Bao giờ họ cũng để phần thoáng (đó là nguyên tắc của mọi đồ dùng có áp suất)!
Còn bác chưa bao giờ thấy nước sôi thì có thể thấy ở những chỗ xe tập trung nhiều ở giữa những cái dốc dài. Đó là những cái xe đang hoạt động, không khiếm khuyết gì cả. Xe leo dốc bị kim chỉ sang vạch đỏ là điều không hiếm gặp.
Còn muốn thử nghiệm nước nóng từ két nước bắn mạnh ra như thế nào thì cần 1 cái khăn tắm to che khi mở. Không rất an toàn, nhưng họ vẫn làm như vậy!

Giới thiệu bác hệ số giãn nở của nước trên tiết diện bình không đổi từ 4oC trở lên là 0.026 mm/m°C
 
Chỉnh sửa cuối:

thanglx1010

Xe tải
Biển số
OF-134308
Ngày cấp bằng
13/3/12
Số km
482
Động cơ
375,265 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Kể ra cụ nào có kinh nghiệm về những vụ như thế này thì pọt lên cho anh em như em đây còn học hỏi với ạ.
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,228 Mã lực
Về nước đổ đầy, nếu đang có xe bác thử thế này thấy ngay: Máy tắt, mở nắp bô, nhìn kỹ ngấn nước làm mát ở bình nước phụ, mở nắp (điều áp) két nước. Cố gắng đổ thật đầy tràn ra khỏi miệng nắp. Để nguyên nắp đang mở, khởi động cho máy chạy. Bác sẽ thấy nước trong két vơi dần và ngấn nước ở bình nước phụ tăng lên. Ngay phía trên két nước có 2 chỗ để nước thừa trong két chảy vào bình nước phụ và nước từ bình nước phụ bổ xung trở lại cho két. Bao giờ họ cũng để phần thoáng (đó là nguyên tắc của mọi đồ dùng có áp suất)!
Bác vẫn hiểu nhầm chữ "pressure" vì bác nghĩ nó như cái nồi áp suất, tôi đã nói một lần rồi là "pressure" ở đây là do thể tích coolant tăng lên chứ không liên quan gì đến "phần thoáng" hay không khí cả, trong két nước không thể có không khí trừ khi người đổ nước ko biết cách xả không khí ra (người ta khi chế tạo máy đã bố trí cái van xả không khi).

Một hệ thống làm mát đạt chuẩn không thể có không khí bên trong và coolant không bao giờ sôi sùng sục cả (trừ nước lã).

Còn bác chưa bao giờ thấy nước sôi thì có thể thấy ở những chỗ xe tập trung nhiều ở giữa những cái dốc dài. Đó là những cái xe đang hoạt động, không khiếm khuyết gì cả. Xe leo dốc bị kim chỉ sang vạch đỏ là điều không hiếm gặp.
Vạch đỏ là vạch nào hả bác, vạch ở giữa (nhiệt độ bình thường) hay vạch cuối (overheat) ?

Còn muốn thử nghiệm nước nóng từ két nước bắn mạnh ra như thế nào thì cần 1 cái khăn tắm to che khi mở. Không rất an toàn, nhưng họ vẫn làm như vậy!
Đấy là nước lã, không phải coolant.

Thermostat mở khi nhiệt độ coolant ở khoảng 90°C, còn cách xa so với điểm sôi của coolant (130°C), nó chỉ nóng và tăng thể tích chứ không sôi sùng sục hay tạo ra hơi nước như nước lã (nếu thế thì mỗi tuần bác phải châm coolant vài lần). Thể tích coolant tăng thêm khi giãn nở có thể được nhận biết bằng cách ước lượng số lượng coolant trong bình tràn, ví dụ khi máy nguội bác đổ coolant vào bình tràn đúng tới vạch quy định thì khi máy đang nóng (lúc về đến nhà chẳng hạn) bác nhìn xem coolant trong bình tràn lên tới đâu, chỗ này theo tôi ước tính thì chỉ là một ca nhỏ thôi, khi coolant trong két nguội đi nó co lại và do trong két nước không có không khí nên nó tạo ra lực hút chân không làm mở một cái van một chiều hút ngược nước từ bình tràn trở về két cho tới khi đầy không còn chỗ trống nữa.

Nếu hiểu như bác là trong két nước phải chừa một "phần thoáng" thì là hoàn toàn sai lầm về nguyên tắc làm việc của két nước, như tôi đã nói đi nói lại mấy lần rồi.

Sau khi súc két nước xong nhiều khi thợ làm ẩu không xả hết không khí ra, mấy ngày sau nên mở nắp két nước khi nước nguội để kiểm tra xem mực nước trong két, nếu nó vơi đi thì phải châm thêm cho đầy tới nắp luôn.
 

duth@$*&

Xe buýt
Biển số
OF-124307
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
715
Động cơ
386,615 Mã lực
tks bác, bây h e mới biết :P
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thôi, xin các cụ hạ hỏa. Tranh luận kỹ thuật nhiều làm gì, nếu cần thì nhờ các mod chuyển qua box Kỹ thuật - Công nghệ để nhiều chuyên gia được góp lời.
Theo em cái thớt này nên dừng ở đây, và hy vọng bà con OF được thấm thêm kinh nghiệm khi mở nắp két nước trường hợp xe bị overheat trên đường (mà trên đường mới xẩy ra overheat chứ trong gara thì có đời nào). Em là em đã chứng kiến rồi, nhưng đôi khi lâu không được làm, tự nhiên giây phút xẩy ra lại quên mất thì.... gay văn go ạ.
 

ozzy08

Xe tải
Biển số
OF-88027
Ngày cấp bằng
10/3/11
Số km
321
Động cơ
410,510 Mã lực
Bài học quá bổ ích!
Theo dõi mấy cụ bàn về kỹ thuật em tự thấy mình ...ngu quá. Theo chủ quan, em thấy lập luận của cụ f40fd rất chắc chắn và logic.
tks các cụ rất nhiều.
 

BonBonTT

Xe điện
Biển số
OF-26450
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
4,719
Động cơ
534,467 Mã lực
Không nổ nhưng nếu nước quá nóng do thiếu nước sẽ rất dễ bắn vào mặt, vào mắt nên tắt máy trc khi mớ và mở từ từ cho khí nóng bay ra ngoài
 

giggskttv

Xe đạp
Biển số
OF-153598
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
11
Động cơ
354,410 Mã lực
Bác đang nói chất chống đông làm tăng điểm sôi. Chứ như bác Anhtho giải thích do tăng áp suất (nhờ van xả) rất đúng với hiện tượng và khác với giải thích của bác (chắc ai cũng biết cái nồi áp suất để hầm đồ ăn cho chóng nhừ)!
Coolant ở xứ lạnh, trước đây chủ yếu là glycerin (Glycol), bây giờ họ thêm cồn (là cồn metilic rất độc) và 1 ít phụ gia (chủ yếu là phốt phát hay silicat). Bác giở lại vật lý phổ thông sẽ hiểu tại sao cồn pha vào trong nước lại làm giảm điểm sôi của dung dịch!
Mầu là họ cho thêm để người dùng có thể phân biệt được tỷ lệ pha với nước cất, vì 2 cái chất chống đông (chống đóng băng) này cũng như nước đều không có mầu.
Để khẳng định em không nhầm, bác cứ đến các siêu thị ở các nước châu Âu (không cần phải là cửa hàng chuyên kinh doanh đồ ô tô) trước khi đến mùa đông họ bán rất nhiều các can nước chống đông cho ô tô. Trên can họ in cả tỷ lệ và nhiệt độ thấp nhất chịu được của nước làm mát bên trong!
Tại sao em nói ở VN mình thì việc cho thêm chất chống đông vào nước làm mát là thừa thì chắc ai cũng biết: nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông ở VN chưa đủ để làm nước trong hệ thống làm mát của ô tô đóng băng như ở các nước hàn đới. Nếu nước làm mát đóng băng, sau khi khởi động máy một lúc sẽ làm vỡ hệ thống ống dẫn, hỏng két nước...!
Vodka cho cụ
 

dtumi

Xe tải
Biển số
OF-80160
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
283
Động cơ
418,850 Mã lực
Cụ LX CIVIC dại quá!. Mà cũng may là cụ ấy ko bị làm sao!
 

kirby 173

Xe buýt
Biển số
OF-8318
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
947
Động cơ
550,135 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
thế cho nên mỗi người hãy sắm một em nokia có đèn pin :( chứ trong lúc bối rối lại lôi bật lửa ra thì...
 

banzac

Xe hơi
Biển số
OF-115158
Ngày cấp bằng
2/10/11
Số km
119
Động cơ
388,060 Mã lực
Các cụ mà không nói thì em cũng...không biết, tks cụ chủ thớt
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top