- Biển số
- OF-37306
- Ngày cấp bằng
- 5/6/09
- Số km
- 80
- Động cơ
- 472,600 Mã lực
Chắc cụ chủ xe lần đầu làm thế. Đã có kinh nghiệm cho lần sau
Coolant có nhiều loại lắm bác àh, và cho mỗi loại thì cũng tùy điều kiện sử dụng họ pha các tỷ lệ khác nhau với nước cất!
Loại cho xứ lạnh thường có mầu xanh. Họ có thể bán đậm đặc để người mua tự pha hay bán loại đã pha sẵn. Trên nhãn loại đã pha sẵn họ ghi luôn tỷ lệ đã pha, nhưng nếu mất cái nhãn thì tùy mầu người dùng quen cũng đoán được tỷ lệ. Cái loại chất chống đông này thường là cồn và glycerin cho nên nhiệt độ sôi của hỗn hợp (hay gọi là dung dịch) làm mát này thấp hơn nhiệt độ sôi của nước cất. Nồng độ chất chống đông càng cao (mầu càng đậm) thì nhiệt độ sôi sẽ càng thấp...
Nhưng ở VN mình thì không nên dùng loại này vì có lên Sapa giữa những ngày lạnh nhất thì nước làm mát trong xe cũng không thể đông được, mà nên tìm mua loại nước có mầu đỏ giành cho xứ nóng, không chỉ rẻ hơn mà đỡ hao nước hơn!
Cụ có vẻ chưa chứng kiến, mà chỉ lý luận suông. Nước làm lạnh nó ko sôi vì pha coolant, vừa có yếu tố áp suất. Cái két nước nó kín, áp suât cao hơn áp suất khí quyển nên nước nó chịu không dám sôi. Khi mở van ra, nếu máy còn nóng là nó phụt lên chứ không phải trào đâu cụ nhé. Cái nắp đó chính là một cái van xả áp chứ không đơn thuần là cái nắp bình thường đâu.
Bác đang nói chất chống đông làm tăng điểm sôi. Chứ như bác Anhtho giải thích do tăng áp suất (nhờ van xả) rất đúng với hiện tượng và khác với giải thích của bác (chắc ai cũng biết cái nồi áp suất để hầm đồ ăn cho chóng nhừ)!Bác nhầm rồi, mầu xanh hay đỏ không liên quan gì đến xứ nóng xứ lạnh mà là do formula của từng loại coolant, chủ yếu do các chất chống rỉ cho két nước và máy bom..., hai loại có mầu khác nhau thì có lifespan khác nhau, nếu tôi nhớ không nhầm thì loại mầu đỏ thường dùng được lâu hơn loại mầu xanh.
Với một cái nắp két nước tiêu chuẩn (0.9 bar) thì càng nhiều chất chống đông nhiệt độ sôi của coolant càng cao chứ không phải càng thấp.
Quá đúng cụ ạ. May mà xe cụ chủ nó chưa gây hậu quả nghiệm trọng.Ai bảo bác két nước kín coolant nó không sôi, tăng áp suất trong két nước chỉ làm tăng điểm sôi của coolant chứ không phải làm nó ko sôi, nếu nó chưa sôi thì chẳng qua máy chưa làm nó nóng đủ tới điểm sôi thôi bác ạ. Nếu bác mở van nó phụt lên thì chắc van của bác hỏng rồi, hoặc két nước của bác nước nhiều hơn chất chống đông, nếu van bình thường khi áp suất lơn hơn áp suất tiêu chuẩn của van cái gioăng cao su bên trong nó sẽ tự nâng lên để coolant chảy sang bình tràn.
Cái bác gọi là "van xả áp" thực ra chả có gì ghê gớm đâu, với cái nắp két nước tiêu chuẩn 0.9 bar thì nếu két nước của bác toàn nước lã thì nước nó vẫn sôi ở nhiệt độ 100°C nên trong trường hợp này khi mở van ra nó phun hơi nước ra là hoàn toàn bình thường.
Bác đang nói chất chống đông làm tăng điểm sôi. Chứ như bác Anhtho giải thích do tăng áp suất (nhờ van xả) rất đúng với hiện tượng và khác với giải thích của bác (chắc ai cũng biết cái nồi áp suất để hầm đồ ăn cho chóng nhừ)!
Coolant ở xứ lạnh, trước đây chủ yếu là glycerin, bây giờ họ thêm cồn (là cồn metilic rất độc) và 1 ít phụ gia. Bác giở lại vật lý phổ thông sẽ hiểu tại sao cồn pha vào trong nước lại làm giảm điểm sôi của dung dịch!
Mầu là họ cho thêm để người dùng có thể phân biệt được tỷ lệ pha với nước cất, vì 2 cái chất chống đông (chống đóng băng) này cũng như nước đều không có mầu.
Để khẳng định em không nhầm, bác cứ đến các siêu thị ở các nước châu Âu (không cần phải là cửa hàng chuyên kinh doanh đồ ô tô) trước khi đến mùa đông họ bán rất nhiều các can nước chống đông cho ô tô. Trên can họ in cả tỷ lệ và nhiệt độ thấp nhất chịu được của nước làm mát bên trong!
Cụ không hiểu rồi. Nước có coolant làm tăng nhiệt độ sôi, nhưng để trong điều kiện áp suất cao, nước lại tăng nhiệt độ sôi hơn nữa. Chính vì vậy mà cái nắp két nước nó phải có van xả. Nếu xe mới bị overheat xong, mở ngay van là nước ở trong đang áp suất cao, nó phụt ra ngay chứ nó không chỉ trào ra như cụ nói ban đầu đâu.Ai bảo bác két nước kín coolant nó không sôi, tăng áp suất trong két nước chỉ làm tăng điểm sôi của coolant chứ không phải làm nó ko sôi, nếu nó chưa sôi thì chẳng qua máy chưa làm nó nóng đủ tới điểm sôi thôi bác ạ. Nếu bác mở van nó phụt lên thì chắc van của bác hỏng rồi, hoặc két nước của bác nước nhiều hơn chất chống đông, nếu van bình thường khi áp suất lơn hơn áp suất tiêu chuẩn của van cái gioăng cao su bên trong nó sẽ tự nâng lên để coolant chảy sang bình tràn.
Cái bác gọi là "van xả áp" thực ra chả có gì ghê gớm đâu, với cái nắp két nước tiêu chuẩn 0.9 bar thì nếu két nước của bác toàn nước lã thì nước nó vẫn sôi ở nhiệt độ 100°C nên trong trường hợp này khi mở van ra nó phun hơi nước ra là hoàn toàn bình thường.
Cụ không hiểu rồi. Nước có coolant làm tăng nhiệt độ sôi, nhưng để trong điều kiện áp suất cao, nước lại tăng nhiệt độ sôi hơn nữa. Chính vì vậy mà cái nắp két nước nó phải có van xả. Nếu xe mới bị overheat xong, mở ngay van là nước ở trong đang áp suất cao, nó phụt ra ngay chứ nó không chỉ trào ra như cụ nói ban đầu đâu.
Cụ có thể thử nghiệm bằng cách đi đâu xa xa cho máy nóng hẳn lên rồi mở thử mở cái nắp két nước xem nó có phụt không. Tại sao họ phải làm cảnh báo là vì lý do áp suất đấy. Chứ chỉ nóng không thì không sợ lắm. Em vẫn mở phích nước sôi hàng ngày mà nó có phụt đâu, vì áp suất nó không đáng kể.
Cụ đi gần thì nước chưa kịp nóng vì thời gian chưa đủ. Giờ cụ cứ thử đi tầm vài chục km rồi mở luôn cái nắp xem nó có phụt lên không. Nhớ gần viện bỏng hãy làm cụ nhá.Lúc mở thì đồng hồ nhiệt độ báo ở mức bình thường như mọi khi, tức là vẫn cái chấm đỏ, tắt máy xong làm luôn, bác đi xa hay đi gần ko quan trọng nếu kim nhiệt độ chỉ ở chấm đỏ thì nhiệt độ nước như nhau. Họ cảnh báo là áp suất 0.9 bar và nước nóng chứ họ ko cảnh báo là nước sẽ phụt lên, nếu van điều áp làm việc bình thường và không có không khí trong hệ thống làm mát coolant nó chỉ trào ra thôi.
Cụ đi gần thì nước chưa kịp nóng vì thời gian chưa đủ. Giờ cụ cứ thử đi tầm vài chục km rồi mở luôn cái nắp xem nó có phụt lên không. Nhớ gần viện bỏng hãy làm cụ nhá.
Hiện nay em, đang chạy 3 cái xe, 1 cái vừa đưa xuống xí nghiệp cho nên không có quyển hướng dẫn nó ở nhà còn 2 cái còn lại:
- Camry 2010LE, trong quyển hướng dẫn của nó trang 474 phần Caution họ ghi: Do not loosen the coolant resevoire cap while the engine and the radiator are hot... steam releases under pressure!
- Còn cái nữa Tiguan 2012, cũng trong quyển hướng dẫn trang 290 trong phần Warning họ cũng viết: The engine cooling system is under pressure when the engine is hot. Never open.... Coolant may spray out and causes serious burns and injuries!
Chắc cái kia quyển hướng dẫn nó in bằng tiếng Việt cũng viết thế thôi, nếu cần tuần tới xuống xi nghiệp em đọc tiếp !
Cụ vẫn nhầm. Khi đi gần vài ba km, máy chưa kịp nóng và nước cũng chưa kịp nóng. Bác cứ đi vài chục km và phóng nhanh hơn đi, hoặc lên xuống đèo càng tốt, nhiệt độ nước sẽ cao tới mức kịch (cho phép), khi đó áp suất sẽ lớn hơn 1atm và nếu cụ mở cái nắp ra, nó sẽ phụt do áp suất. Nếu xe bị overheat thì còn do nước sôi nữa, khi đó thì mạnh hơn nhiều. Tay lái xe chuyên nghiệp chỗ em đã bị rồi nên rất cảnh giác. Cái hôm bọn em bị, cậu ta vừa chờ một lúc, vừa che cái khăn bông , thế mà khi mở ra, nó cũng phì phì một ít đấy chứ không nhẹ nhàng đâu cụ.Hì hì nước nóng đâu có liên quan gì đến đi xa đi gần hả bác, chả nhẽ bác nổ máy ngồi xem DVD trên xe hay tắc đường xe nhích tý một máy nó không nóng kim nhiệt độ nó nằm im chắc. Tác dụng của hệ thống làm mát là giữ cho nhiệt độ nước làm mát ko quá XX độ, khi nước nóng đến độ nào đó (chuẩn của hãng) thì van hằng nhiệt sẽ mở để nước lưu thông qua két nước cốt để nước không nóng quá quy định.
Van hằng nhiệt tự động mở khi nhiệt độ của coolant đạt khoảng 90°C, trong khi đó coolant gồm 50% anti-freeze và 50% nước sẽ chỉ sôi ở khoảng 130°C (khi dùng nắp két nước standard 0.9 bar), vậy bác bảo nó nổ với phụt cái gì ?????? Như tôi đã nói ở trang trước, khả năng két nước của bác toàn nước lã thì may ra nó mới có hơi nước phì ra vì nước sôi ở 100°C.
Em dẫn tên các quyển sách để các bác có thể tìm thấy dẫn chứng chứ không nói: "Em nhìn thấy"!Bác chú ý cái dây dẫn coolant từ két nước sang bình tràn, nó chỉ là một dây cao su be bé, nếu áp suất ghê gớm như bác nghĩ chả nhẽ khi van trong nắp két nước mở nó không thổi bay cái dây đi hay sao ? "Pressure" ở đây bác phải hiểu là nó gây ra do thể tích của coolant tăng lên chứ không phải là áp lực không khí trong nồi áp suất kho thịt bò như bác nào dẫn ra hôm qua, coolant nó có sôi sùng sục đâu mà phun khí nén phì phì như nồi áp suất ??????????
Em dẫn tên các quyển sách để các bác có thể tìm thấy dẫn chứng chứ không nói: "Em nhìn thấy"!
Việc bác nói chưa bao giờ thấy nước làm mát bị sôi em cũng có thể tin, nhưng em thì không chỉ một lần... lấy khăn che để mở nắp két nước và nghe tiếng xì xì của luồng hơi nước!
Còn việc tăng thể tích chất lỏng thì bác nên xem lại kiến thức phổ thông. Để cột rượu mầu đỏ trong nhiệt kế rượu tăng đủ độ dài mình nhìn thấy được thì cái bầu rượu phía dưới nó phải to như thế nào so với mặt cắt của cái cột ấy. Còn việc tăng thêm gấp đôi hay gấp ba thể tích hơi nước thì cũng đơn giản đúng không bác? Bác cứ xem cái ống cao su ấy (phía dưới két nước, chứ cái ống dẫn phía trên còn chịu được áp suất cao hơn nhiều), áp suất đủ để nó vỡ ra thì cũng đủ để bắn nước nóng từ miệng két nước ra đến đâu. Nhưng cũng không biết là bác có hiểu là người ta không được phép đổ đầy coolant đến nắp chưa nữa-nếu đổ được đầy thì đúng là áp suất nước làm mát tăng rất nhanh, như trường hợp dùng không đủ lượng chất chống đông về mùa đông ở các nước lạnh làm vỡ ống dẫn và bục két nước ấy (nước đóng băng làm tắc từng đoạn).
Mà bác đã để ý đến những ống cao su dẫn nước làm mát từ máy đến két nước và trở về máy (cũng mấy cái ống phía dưới ấy, chứ cái ống trên cùng chắc chưa đủ để làm "quả bóng" đâu) thì bác sẽ hiểu khi 1 quả bóng xì hơi...