Nhà cháu thấy trong QC41/2016 có nhiều từ, cụm từ được sử dụng chưa chính xác, dẫn đến một số không ít câu văn có thể suy diễn theo hơn một nghĩa, dẫn đến mỗi người có thể hiểu nó theo một kiểu khác nhau, thậm chí ngược nhau.
Câu luật “Phải dừng trước vạch dừng” là một ví dụ. Câu luật về Nhường đường mà chúng ta đang nói đến là một ví dụ nữa.
Vậy trên thực tế, hành vi Nhường đường cần được hiểu như thế nào cho chính xác?
1- Chúng ta cùng phân tích định nghĩa về nhường đường nêu trong CƯV, được coi là Luật Gốc về Gtđb, mà VN có nghĩa vụ phải tuân thủ.
/Trích CƯV:
“Quy định lái xe phải "nhường đường" cho phương tiện khác là
người đó không được tiếp tục di chuyển, hoặc khôi phục sự di chuyển về phía trước hoặc thực hiện các thao tác khác nếu việc làm đó có thể buộc người lái xe trên phương tiện khác phải
đột ngột thay đổi hướng đi hoặc vận
tốc của phương tiện của họ.
Hết trích/
Kụ cũng thấy rõ, Luật Gốc quy định rõ :
xe A nhường đường có nghĩa là xe A không được tiếp tục di chuyển về phía trước, hoặc đang dừng mà lại đi tiếp về phía trước, để xe B không bị bất ngờ nên phải giảm ga, phải đánh lái.
Vì thế,
bất kỳ suy luận nào theo hướng “xe A được tiếp tục đi miễn sao xe B không phanh đột ngột, không chuyển hướng đột ngột” (không phanh gấp, nhưng phải giảm tốc độ, phải phanh từ từ...) đều không đúng với bản chất của hành vi nhường đường.
2- Nhà cháu đọc và hiểu quy định trong QC41/2016 về Nhường đường theo tinh thần của quy định trong CƯV.
Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy một số từ ngữ dùng trong câu luật này (đột ngột, phanh) chưa chính xác, có thể dẫn đến suy diễn theo ý nghĩa khác hẳn với ý nghĩa trong quy định của CƯV về Nhường đường, thì Các cơ quan hữu quan có nghĩa vụ phải sửa lại luật cho đúng với với quy định nói trên của CƯV.
.