[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
920
Động cơ
59,986 Mã lực
Tuổi
45
Thế mới nói các cụ yêu nga nhưng chả biết gì về sử nga cả. Nhắc cụ là cuộc đảo chính mà tôi nói đến nó thành công nhé. Thôi về tìm hiểu thêm lịch sử đi rồi ta nói chuyện tiếp nhé
Thì vốn kiến thức hạn hẹp nên mới hỏi cụ chứ :))

Hay ý cụ nói đến chính biến 1993 :)) .

Tùy theo quan điểm để nói đó có phải là "đảo chính" hay ko khi mà Yeltsin vẫn đang nắm quyền tối cao ở quốc gia đó nhé :))
 

Xã viên

Xe buýt
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
525
Động cơ
139,384 Mã lực
Chắc là họp kín kín cụ nhỉ, nghe bẩu trong phòng họp của EU hay có bọ của bên thứ 3.
Em đoán là họp chuẩn bị phương án cấm vận Mĩ? Hy vọng EU chống trả quyết liệt để cho Mĩ và Nga biết mặt khu vườn thượng đẳng.
không kín được đâu.
Trước đây anh Rông vừa họp kín xong, bước ra của đã phun hết mọi thông tin cho media toàn vũ trụ biết.
Vậy nên hội EU họp kín thì không cần bọ, nghe lén làm gì cho mất công!
 

1.25 ton

Xe container
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
5,017
Động cơ
1,182,905 Mã lực
Chắc là họp kín kín cụ nhỉ, nghe bẩu trong phòng họp của EU hay có bọ của bên thứ 3.
Em đoán là họp chuẩn bị phương án cấm vận Mĩ? Hy vọng EU chống trả quyết liệt để cho Mĩ và Nga biết mặt khu vườn thượng đẳng.
Mấy nước Anh Pháp...họp là để biểu thị sự đoàn kết trước việc bị Mỹ cho ra rìa thôi cụ, thế nên nội dung cuộc họp này chả có quái gì ngoài mấy kiểu ảnh làm màu. Đặc phái viên Mỹ về UKraine nói rồi, nếu EU nó quan tâm đến hòa bình EU thì đã không dẫn đến sự đổ vỡ của hiệp định MInsk.
 
Chỉnh sửa cuối:

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
878
Động cơ
70,844 Mã lực
Tuổi
35
Mấy nước Anh Pháp...họp là để biểu thị sự đoàn kết trước việc bị Mỹ cho ra rìa thôi cụ, thế nên nội dung cuộc họp này chả có quái gì ngoài mấy kiểu ảnh làm màu. Đặc phái viên Mỹ về UKraine nói rồi, nếu EU nó quan tâm đến hòa bình EU thì đã khoog dẫn đến sự đổ vỡ của hiệp định MInsk.
Em xin bổ sung góc độ cá nhân là sợ bị mất phần hoặc đơn giản sợ bị mất tiếng nói giữa dòng đời vô thường hợ hợ!
 

1.25 ton

Xe container
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
5,017
Động cơ
1,182,905 Mã lực
Cụ Putin đã từng phán là : Anh Trăm mà ho một cái là kiểu gì chúng nó chả chạy đến với đuôi ngoe nguẩy.

Nay thì đúng vậy, cụ Trăm vừa xác nhận là anh Starmer muốn xin một cuộc họp mặt, cơ mà tôi chả biết là anh ấy muốn thảo luận cái gì.

1739784726148.png


1739784664452.png


 

zappa2505

Xe hơi
Biển số
OF-801774
Ngày cấp bằng
30/12/21
Số km
170
Động cơ
36,699 Mã lực
Cụ Putin đã từng phán là : Anh Trăm mà ho một cái là kiểu gì chúng nó chả chạy đến với đuôi ngoe nguẩy.

Nay thì đúng vậy, cụ Trăm vừa xác nhận là anh Starmer muốn xin một cuộc họp mặt, cơ mà tôi chả biết là anh ấy muốn thảo luận cái gì.

View attachment 8980501

View attachment 8980500

Châu lục từng là cái nôi của văn minh nhân loại, chỉ vì xu hướng chính trị cực tả mà bước lên con đường tự huỷ.
 

Xã viên

Xe buýt
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
525
Động cơ
139,384 Mã lực
anh Trăm từ thành phố về mắng té tát bọn đàn em trong làng cổ không biết giữ an ninh trật tự, tốn tiền trang bị của anh ấy.
Giờ anh ấy phải ra tay dẹp loạn, rất chi là mệt mỏi và bực mình.
Bọn đàn em trong làng sợ xanh mắt, đóng cửa thì thầm nhỏ to, sợ anh Trăm.lôi ra gánh trách nhiệm.
Một thời gian sau anh Trăm gọi cả bọn lại nói anh muốn mua lại cái sân đình, giá cả do anh tự đưa ra vì không ai đấu thầu.
Cả bọn vốn sợ chết khiếp vụ trước rồi nên đành bấm bụng để lại cái sân đình cho anh ấy.
anh Trăm thì nghĩ bụng may có vụ lộn xộn trước nên mới mua được cái sân đình.
 

Donald Trăm

Xe hơi
Biển số
OF-845964
Ngày cấp bằng
2/1/24
Số km
104
Động cơ
479,157 Mã lực
Tuổi
24
6 ngày sau khi cắt đứt khỏi lưới điện của Nga, các nước Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) đã lập kỷ lục mới về giá điện vào hôm qua: 269 euro/MWh - tăng 333% trong một tuần (từ 62 euro).
Vào thời điểm này năm ngoái, giá điện là 85 euro

View attachment 8980092
Ấm áp thật đó, giá điện tăng nóng quá 🥵🥵🥵
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
878
Động cơ
70,844 Mã lực
Tuổi
35
Sau vụ này chắc chắn sẽ có anh xin ra khỏi Nato.
Mịa chả được cái vẹo gì. Suốt ngày a dua theo kiểu chó đàn tốn tiền, tốn thời gian .Hòa hoãn với thằng gấu Nga là xong.
Hợ hợ chắc chưa, chứ thấy vào 02 đứa hơi hơi mạnh mạnh rồi đó. Nếu xưa mà Anh nói vậy thì có thể đúng thời TT Pháp nói NATO chết não, chứ giờ ta muốn vào NATO lắm rồi đó, lý do là gì thì e chịu hợ hợ! Mặc đù Điều 5 cùi bắp nhưng cùi bắp vẫn có giá của nó ha ha!
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
12,215
Động cơ
1,065,663 Mã lực
Tuổi
40
Hợ hợ chắc chưa, chứ thấy vào 02 đứa hơi hơi mạnh mạnh rồi đó. Nếu xưa mà Anh nói vậy thì có thể đúng thời TT Pháp nói NATO chết não, chứ giờ ta muốn vào NATO lắm rồi đó, lý do là gì thì e chịu hợ hợ! Mặc đù Điều 5 cùi bắp nhưng cùi bắp vẫn có giá của nó ha ha!
Vào Nato vì sợ thằng gấu nó vả. Giờ chơi mịa với nó là xong.
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
878
Động cơ
70,844 Mã lực
Tuổi
35
Vào Nato vì sợ thằng gấu nó vả. Giờ chơi mịa với nó là xong.
Vế đầu đúng em nghĩ đúng, vế sau thì lại ko chơi với Gấu nên sợ Gấu vả nên vào NATO, cứ lấy ví dụ Phần Lan có chung biên giới hoặc Thụy Điển chả chung biên giới đi là thấy hợ hợ!
Lý do vào NATO chắc vừa sợ vừa ko muốn chơi kiểu kiểu vậy đó, còn lại thì tùy Người dân QH Nước đó chọn!
Như băng Baltic cũng thành Phần LX cũ chứ đâu ra nhưng sao lại vào NATO, câu hỏi chắc dễ trả lời thôi, quan trọng có muốn ko afh ha ah!
P/S Có 1 Nước hiện tại em nghĩ muốn vào NATO lắm, nhưng ko vào được thôi đó là Armenia kìa, nhưng ai cho mà vào!
 
Chỉnh sửa cuối:

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
3,238
Động cơ
124,813 Mã lực
Nguồn gốc chính xác là : " phương tây và hoa cầy muốn làm suy yếu nước Nga, phân hóa nội bộ lãnh đạo nước Nga, từ đó cài cắm và khống chế nước Nga nhằm khai thác nguồn tài nguyên giá rẻ từ nước Nga. Đồng thời nếu khống chế được nước Nga thì sẽ khống chế được Trung quốc, đảm bảo được vị trí độc tôn của phương tây hàng trăm nữa"
Đó chỉ đơn giản vậy thôi, còn ba cái phắc xíc, Barenda gì đó thì chỉ là công cụ để bọn chúng thực hiện.
Giờ TQ quá mạnh, lại có nhiều mối liên kết làm ăn nên hoa cầy và phương tây không tiện ra tay được, chỉ có Nga là quá phù hợp.
He he, thật may là Nga đã trụ vững, chứ em không thể hình dung nổi thế giới này sẽ ra sao dưới sự thống trị của đám tây lông khốn nạn giả tạo.
Lịch sử một lần nữa lại chọn nước Nga ngáng đường bọn ăn trên ngồi chốc :))
 

BinhminhSG

Xe buýt
Biển số
OF-794941
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
774
Động cơ
762,561 Mã lực
Sau vụ này chắc chắn sẽ có anh xin ra khỏi Nato.
Mịa chả được cái vẹo gì. Suốt ngày a dua theo kiểu chó đàn tốn tiền, tốn thời gian .Hòa hoãn với thằng gấu Nga là xong.
Vào thì dễ, ra mới khó. Giống như tham gia băng đảng vậy, đã nhúng chàm khó mà yên thân xa rời khỏi vòng tay của ông trùm.
 

Giangkpi

Xe buýt
Biển số
OF-416689
Ngày cấp bằng
14/4/16
Số km
932
Động cơ
230,629 Mã lực
Châu Âu lên kế hoạch hậu sự ... à nhầm hậu xung đột cho U cà.


Lo ngại ưu tiên của Mỹ thay đổi, các nước châu Âu đang lên phương án đưa quân đến Ukraine nhằm giúp đảm bảo an ninh cho nước này khi xung đột chấm dứt.

Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine, hôm 15/2 phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, tuyên bố Mỹ sẽ đóng vai trò trung gian cho các cuộc đàm phán về hòa bình Ukraine, trong đó Moskva và Kiev là hai bên tham gia chính, đồng nghĩa châu Âu sẽ không góp mặt.

Phát biểu này đã khiến châu Âu bất bình, bởi họ cũng là bên đóng góp quan trọng cho viện trợ quân sự, tài chính tới Ukraine trong gần ba năm xung đột. Một số lãnh đạo châu Âu tuyên bố không chấp nhận bị loại khỏi các cuộc đàm phán và Mỹ, Nga "không thể thảo luận tương lai của Ukraine hoặc cấu trúc an ninh châu Âu mà không có người châu Âu"

Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho rằng thay vì than phiền về vấn đề châu Âu có được tham gia đàm phán hay không, các lãnh đạo châu lục cần "tham gia vào cuộc tranh luận bằng cách đưa ra đề xuất, ý tưởng cụ thể và tăng chi tiêu quốc phòng".

Một nhóm nước châu Âu, do Anh và Pháp dẫn đầu, đang lên phương án đưa quân đến Ukraine nhằm giúp đảm bảo an ninh cho nước này và thực thi bất cứ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào với Nga.

"Tôi sẽ không đề cập đến các năng lực cụ thể để thực hiện điều đó, nhưng tôi cho rằng nếu hòa bình được lập lại, chúng ta cần có một số phương án đảm bảo an ninh cho Ukraine và Anh sẽ tham gia vào quá trình đó", Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 13/2 nói.

Thông tin chi tiết về kế hoạch triển còn khá hạn chế, bởi các quốc gia tham gia thảo luận không muốn để lộ thông tin và trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin lợi thế trong trường hợp ông đồng ý ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt xung đột.

Nhưng có một điều chắc chắn là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cần được đảm bảo rằng an ninh của đất nước ông sẽ không bị xâm phạm sau khi đạt được thỏa thuận hòa bình. Cách đảm bảo an ninh tốt nhất là tư cách thành viên NATO mà Ukraine được hứa hẹn từ lâu, nhưng Mỹ mới đây đã loại bỏ khả năng kết nạp nước này vào khối.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lắng nghe Phó tổng thống Mỹ JD Vance trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị An ninh Munich ngày 14/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lắng nghe Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị An ninh Munich ngày 14/2. Ảnh: AFP

Giới chức châu Âu bắt đầu tìm hiểu về việc triển khai quân tới Ukraine từ khoảng một năm trước, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố không loại trừ khả năng triển khai lực lượng quân sự đến Ukraine.

Kế hoạch của ông Macron đã tạo ra làn sóng phản ứng gay gắt ở châu Âu, đặc biệt là từ các lãnh đạo Đức và Ba Lan, nhưng ý tưởng của ông đã gây chú ý kể từ đó.

Cảm giác cấp bách của châu Âu tăng lên sau khi ông Donald Trump đắc cử. Lo ngại Mỹ có thể bỏ qua họ, thậm chí cả Ukraine, trong các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột với Nga, tháng 12 năm ngoái, một nhóm quan chức Anh, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Ba Lan và Liên minh châu Âu (EU) họp với Tổng thống Zelensky tại tư dinh của ông Rutte ở Brussels, Bỉ.

Họ đã thảo luận về ý tưởng đưa quân đến Ukraine mà Tổng thống Macron đưa ra. Tuy nhiên, đội quân này nên được tổ chức như thế nào hay lực lượng tham gia là ai vẫn phụ thuộc vào việc một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ gồm những điều khoản gì, bên cạnh hàng loạt yếu tố khác, giới quan sát đánh giá.

Hiến pháp Italy có những hạn chế về triển khai quân đội ra nước ngoài. Hà Lan sẽ cần được quốc hội bật đèn xanh, cũng như Đức, nước có thể thay đổi lập trường sau cuộc bầu cử ngày 23/2, mở đường cho một chính phủ mới. Ba Lan hiện tỏ ra thận trọng vì vẫn còn một số bất đồng với Ukraine từ Thế chiến II.

"Chúng tôi đang ở giai đoạn rất sớm của kế hoạch đó", Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevklur trả lời hãng thông tấn AP bên lề Hội nghị An ninh Munich, thêm rằng điều quan trọng nhất hiện tại là các đồng minh châu Âu phải hiểu rõ chiến tuyến ở Ukraine sẽ trông như thế nào trước khi đưa ra kế hoạch điều quân.

Theo ông, nếu cả Nga và Ukraine giảm lực lượng của họ dọc theo tiền tuyến xuống còn "vài nghìn người", "châu Âu sẽ không gặp vấn đề gì khi hiện diện ở đó", nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều nếu "một cuộc xung đột dữ dội" vẫn tiếp diễn.

Nếu Nga và Ukraine đồng thuận với các điều khoản ngừng bắn thỏa mãn cả đôi bên, lực lượng đồn trú có thể nhỏ hơn và sẽ cần ít biện pháp phòng ngừa an ninh hơn. Nhưng các chuyên gia và quan chức khu vực cảnh báo với tình hình hiện tại, châu Âu có lẽ sẽ phải triển khai một lực lượng hùng hậu và đông đảo, thay vì một đội gìn giữ hòa bình quy mô nhỏ như lực lượng mũ nồi xanh của Liên Hợp Quốc.

"Đó phải là một lực lượng thực chất để răn đe ý định nắn gân của Nga", cựu tổng tư lệnh lục quân Mỹ tại châu Âu Ben Hodges tháng trước phát biểu tại sự kiện của Trung tâm Chính sách châu Âu, tổ chức tư vấn có trụ sở ở Brussels, Bỉ.

"Nếu chúng ta gửi quân tới Ukraine, họ phải có lực lượng không quân, bộ binh lớn, máy bay không người lái (UAV), phương tiện chống UAV, phòng không và phòng thủ tên lửa. Tất cả những thứ đó", ông nói. "Nếu chỉ cử tới một nhóm lính mũ nồi xanh trang bị súng trường, họ sẽ bị nghiền nát".

Tướng về hưu Dominique Trinquand, cựu chỉ huy phái bộ quân sự của Pháp tại Liên Hợp Quốc, đồng tình rằng lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc chỉ phù hợp "để triển khai ở những khu vực ổn định hơn".

"Việc tiến hành chiến dịch này với binh sĩ được huy động từ khắp nơi trên thế giới sẽ mất khoảng một năm", ông nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Spruds trong khi đó cho hay việc huấn luyện lính và đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine cũng là những việc quan trọng cần làm.

Bản chất của thỏa thuận hòa bình sẽ quyết định quy mô và vị trí của lực lượng châu Âu triển khai tại Ukraine. Tổng thống Zelensky từng nhấn mạnh rằng châu Âu cần huy động ít nhất 100.000-150.000 quân. Truyền thông đưa tin quân số sẽ chỉ rơi vào khoảng 30.000-40.000. Các nhà ngoại giao và quan chức khu vực vẫn chưa xác nhận bất kỳ con số nào.

Ukraine cũng muốn được hỗ trợ trên không chứ không chỉ riêng bộ binh.

Điều rõ ràng là châu Âu sẽ phải đối mặt rất nhiều thách thức khi muốn tập hợp một lực lượng quân sự lớn và họ chắc chắn không thể làm điều này nhanh chóng.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 14/2 với Financial Times, Tổng thống Macron cho biết ý tưởng về việc triển khai một lực lượng lớn là "xa vời". "Chúng ta phải làm những việc phù hợp, thực tế, được cân nhắc kỹ lưỡng, có tính toán và qua thương lượng", ông cho hay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuần qua cho rằng cần triển khai "lực lượng quốc tế mạnh để giám sát ranh giới giao tranh", đề cập tới tiền tuyến dài khoảng 1.000 km giữa Nga và Ukraine.

Song châu Âu không mặn mà với phương án này, vì nó đòi hỏi quá nhiều quân. Họ cho rằng một loại "bảo đảm từ Mỹ" là điều cần thiết hậu xung đột, bởi quân đội các nước châu Âu từ lâu đã dựa vào hậu cần, năng lực không vận của Washington để tiến hành các chiến dịch.

Binh sĩ Ukraine tại một vị trí bên ngoài thành phố Pokrovsk, miền đông đất nước, hồi tháng 8/2024. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine tại một vị trí bên ngoài thành phố Pokrovsk, miền đông đất nước, hồi tháng 8/2024. Ảnh: Reuters

Tại trụ sở NATO hôm 12/2, Bộ trưởng Hegseth đã bác bỏ khả năng triển khai quân đội Mỹ tới Ukraine. Tuy nhiên, Phó tổng thống Mỹ JD Vance trong cuộc phỏng vấn một ngày sau đó với WSJ lại tuyên bố Mỹ sẽ xem xét phương án triển khai lực lượng quân sự tới Ukraine, cũng như áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga, nếu Tổng thống Putin không tham gia đàm phán hòa bình Ukraine một cách thiện chí và không đảm bảo độc lập lâu dài cho Ukraine.

Thông điệp bất nhất giữa Phó tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang tạo ra sự bối rối trên khắp châu Âu và nó càng được khuếch đại sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump với người đồng cấp Nga tuần qua.

Một quan chức EU tiết lộ cả NATO lẫn EU đều không được Washington báo trước về cuộc điện đàm Trump - Putin, tạo ra ấn tượng rằng châu Âu đang bị gạt ra bên lề trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Ukraine.

Theo quan điểm của Ukraine, một sứ mệnh quân sự chỉ có châu Âu tham gia sẽ không hiệu quả. "Mọi đảm bảo an ninh đều không thể thành công nếu thiếu người Mỹ", Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha hôm 13/2 cảnh báo.

Vũ Hoàng (Theo AP, WSJ, Washington Post)
Vance lên tiếng xác nhận WSJ đưa tin fake từ mấy page trước mà cụ vẫn còn đăng lại bài đăng của tờ này đàm j
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
878
Động cơ
70,844 Mã lực
Tuổi
35

phongnguyenhung

Xe hơi
Biển số
OF-875333
Ngày cấp bằng
5/2/25
Số km
186
Động cơ
17,890 Mã lực
Mặc dù Nga không công nhận Anh TT UKR, nhưng UAE vẫn công nhận, mà chắc đi đêm với nhau rồi, UAE là trung tầm hòa giải: Em thấy có dấu hiệu sẽ có kí ta này nọ rồi
Chuyến thăm của ông Zelensky diễn ra chỉ vài giờ sau khi Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga, Denis Manturov, có cuộc gặp với Tổng thống UAE kiêm Tiểu vương Abu Dhabi, Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan
UAE có trải thảm đó, bắn đại bác đón anh hề không?
Kiểu nhà người ta đang có khách, sang hóng chuyện á.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top