Đúng rồi, đây không phải lần đầu tiên nước Nga bị cấm vận. Năm 1922 tức cách đây hơn một thế kỉ nước Nga xô viết cũng chịu cấm vận, nhưng họ đã tự lực vươn lên đủ sức đánh bại phát xít Đức trong WW2. Một phần là vì Nga có gần đủ các loại tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho nông nghiệp, năng lượng, kim loại và phi kim. Trên thế giới chỉ có mĩ, Canada và phần nào Brazil đạt khả năng tự chủ đó. Mặt khác người Nga cũng không quen dựa vào người khác. Đơn cử là mảng UAV
Khi cuộc xung đột Nga-U cà nổ ra, Nga có 3512 UAV. Trong đó có 400 Lancet(Zala) , 250 Geral mua của Iran, còn lại đa phần là Orlan trinh sát. Vì thế trung bình 2022 mỗi ngày Nga chỉ sử dụng 200 UAV phục vụ tác chiến. Sau đó Nga đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo và đa dạng hóa sử dụng UAV dưới sự lãnh đạo của Belousov. Năm 2023 mỗi ngày Nga dùng 500 UAV và từ tháng 6/2024 con số đó đã tăng lên 2500 UAV mỗi ngày vào tháng 11/2024.
Số lượng nhiều và giá thành rẻ. Điển hình là UAV Ochotnik S70 của Nga có thể mang bom lượn tự dẫn đường UMPB D-30 nặng 250 cân triển khai tháng 3/2024 chỉ có giá thành 15 triệu USD, trong khi con TB-2 của Thổ nhĩ kì kém xa mà cũng có giá 110 triệu USD. Của Pháp Đức mĩ lại càng đắt nữa. Trong cuộc tiêu hao chiến thế này thì giá thành cũng quan trọng. Còn như các loại UAV đơn giản càng khỏi nói
Việc sử dụng UAV của Nga phát triển đến mức tháng 5/2024 Belousov được ạ Pu bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng Nga. Cuộc chiến chính thức trở thành màn trình diễn đấu UAV và pháo Nga bóp cổ U cà với tỉ lệ Nga bắn 10 viên thì U cà đáp trả 1. Lúc này Nga đã nâng lượng UAV sử dụng mỗi ngày lên 3500 chiếc, nhất là khi dàn UAV nông nghiệp nhiều cánh quạt chuyển sang rải hàng tạ bom đạn.
Túm váy lại: đến lúc này phương tây mới ngã ngửa khi nhận ra nước cờ bổ nhiệm Belousov làm Bộ trưởng quốc phòng phát huy hiệu quả ra sao. Đúng là thay đổi hẳn hình thức cuộc chiến