[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Xã viên

Xe buýt
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
508
Động cơ
139,011 Mã lực
em thì cho rằng thì mà là, anh Trăm hay anh nào cũng sẽ làm theo ý của Do Thái hết, gọi là deep state hay gì đấy.
anh Tin biết đội Do Thái điều khiển Mẽo nên anh ấy có chiến lược làm Ít xà mất dần lợi ích, không có tương lai.
đầu tiên là bơm I ran đủ công nghệ tên lửa, hạt nhân đe doạ Ít xà. bọn 1 răng này lại xíu Houthi phong toả biển đỏ, dễ dàng bắn thủng vòm sắt và không cho tàu hàng nào qua It xà.
Sau đó nhường Xê di cho anh Đồ gàn, đẩy vùng lợi ích của Thổ sát đất Ít xà, ai cũng biết bọn Thổ nếu có cơ hội là nó sẽ tẩn Ít xà. Đây cũng có thể là thiệt thòi của Nga nhưng vì đại cục đành phải vậy. Sau này mở căn cứ Nga ở Xu Đăng bậy.
bọn Do Thái biết ý đồ của Nga nhưng không phá thế được, đành xúi Mẽo giải cứu, gặp ngay anh Trăm anh Múc tôn thờ Do thái và cũng ôm mộng bành trướng nên ngay lập tức tìm cách thoả hiệp, hy sinh vấn đề U cà với Nga để đạt mục tiêu của mình, cũng để cứu Ít xà.
 

tado261

Xe buýt
Biển số
OF-120488
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
771
Động cơ
382,937 Mã lực
EU có nhỡ tay tịch thu vài tài khoản của Nga, giờ trả lại cho nó dăm tài khoản.
Thế là được mà bác.

Còn giá bán thì trả thêm cho nó 1 tẹo.
Cho anh Hói tham gia phần banking system của Euro.

Khi ấy, anh Chum chả méo mặt.
Ấy, anh Tin chỉ cần nối lại làm ăn thôi, còn luật chơi thì phải theo ảnh. Ngu gì lại theo luật và hệ thống của bọn Tây rồi có ngày nó lại lock cho.
Cơ bản là Nga Trung sẽ buff cho Brics, bánh xe lịch sử lăn rồi ko thể dừng.
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
4,015
Động cơ
702,026 Mã lực
Tuổi
23
Bán danh thì e rằng ở OF này ko ai đủ tầm phán xét anh Schroeder. Nhưng anh ấy làm rất tốt cho đất nước Đức trong nhiệm kỳ của mình. Giai đoạn anh ấy làm cho DN Nga cũng đem lợi ích Năng lượng siêu rẻ cho Đức sản xuất dưới thời Merkel.
Chị Merkel ăn theo nên thơm lây cho đến khi bẻ lái.

http___com.ft.imagepublish.upp-prod-eu.s3.amazonaws.png

http___com.ft.imagepublish.upp-prod-eu.s3.amazonaws-1.png
Cá nhân tôi lại là fan của chị Merkel bên CDU.
Mặc dù hết sức tôn trọng Schroeder, hắn quả là làm được nhiều thứ cho nước nhà.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,541
Động cơ
-112,805 Mã lực
Tuổi
36
Chấm hết cho Ze và Ukr rồi. Trump không cho ông châu Âu nào tham gia hội nghị, để xem ông nào ngược là next, ông nào thuận thì lần sau cho chầu rìa.

Giờ anh Ze và Ukr là tội đồ, gây chiến rồi, xin phép cười cái chứ không nhịn được. Hahaha
Trump nói lên sự thật thui...Nga muốn đánh thì cần gì ký Minsk 1 rùi Minsk 2 làm gì cho mất thời gian ra
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
4,430
Động cơ
472,204 Mã lực
Tôi thấy nhiều bác cứ nói anh Ze là anh hề, diễn,...này nọ. Tổng thống của cả 1 nước chắc hẳn họ phải có tài, đức thì dân và quốc hội mới bầu ra để lãnh đạo họ, chứ không phải là 1 ông bù nhìn đưa lên rồi để hại dân hại nước. Ở tầm của anh em chúng ta thì không được phép dè bỉu, quan sát nhận định rồi đưa ý kiến cá nhân thôi, không xúc phạm, không bôi nhọ,..
Anh Ze này cứng rắn mềm mỏng có cả, còn không biết là dịch sang tiếng Việt ngôn từ khi dịch lại có bị thổi lên hoặc dìm xuống hay không, cái này khó nói vì phụ thuộc vào phương tiện truyền thông, mà họ lại bị định hướng bởi phe lợi ích và phe không lợi ích.
Cá nhân tôi thấy anh này đúng khi đưa ra các nội dung đàm phán về chủ quyền lãnh thổ của đất nước họ
-Rút quân khỏi lãnh thổ theo đường biên được công nhận năm 1991
-Bồi thường chiến tranh (cả 2 thằng bồi thường nhau)
-...
Các điều này là quyền lợi đúng và được quốc tế công nhận
Cả cái phát biểu của anh Ze về việc không công nhận cũng là đúng, chủ quyền của họ thì các bên khác không có quyền thảo luận rồi quyết định vận mệnh của họ khi mà họ không có tham dự
(Nó gần giống với Việt Nam trước khi phủ nhận các hiệp định mà không có Việt Nam tham dự)
Còn hiện tại thân là nước bé và lại đang có chiến tranh thêm nữa lại đang thua trên chiến trường nên tiếng nói trở lên ít thu hút, có lẽ vì như vậy chăng mà anh ấy thường phát biểu kiểu mạnh mẽ, khẳng khái. Và anh ấy cũng muốn chứng minh cho tất cả thấy chiến sự rất khốc liệt nhưng lãnh đạo của họ, lãnh đạo đất nước Ur vẫn đang ở đây, đang đồng hành và đang kháng cự vì mục tiêu quốc gia
Còn truyền thông Nga tuyên bố anh ấy không còn là tổng thống của Ur, thật là nực cười hoặc là các yêu sách về lãnh thổ của Nga trên đất Ur, lại càng nực cười, lại càng cười hơn nữa là tư tưởng bảo vệ người Nga trên đất Ur, giả sử giờ thằng Mỹ nó mang danh bảo vệ người dân Mỹ trên đất Nga thì sao, người Nga hoặc bất cứ người nào khác sống trên lãnh thổ và thuộc quyền quản lý của họ thì đảng và đất nước lãnh đạo ở đó có trách nhiệm bảo vệ hoặc yêu cầu tuân thủ theo luật pháp tại nơi sinh sống, có phải không?
Giờ ông Mỹ và Nga ngồi với nhau rồi, hy vọng ông Châu Âu và ông Ur hạ bớt giọng xuống để trái đất được yên ổn làm ăn, sống trong hạnh phúc và tiếng cười
Tôi thì chẳng yêu ghét bên nào cả, trung lập để đưa ra cái nhìn khách quan
Cái cần nhất là tránh chiến tranh cho đất nước thì không làm được. Mọi thứ khác là hệ quả
 

godauyuh

Xe tăng
Biển số
OF-873690
Ngày cấp bằng
24/12/24
Số km
1,041
Động cơ
141,737 Mã lực
Tạm xanh lá chủ đề về cụ Trump, em cập nhật vài điểm nóng chiến lược ngày 19.2:
- Xung quanh Pokrovsk, vẫn là bao vây lấn tới của các ivan, làng Pischane ở khu tây nam sau khi được báo chí U hô hào chiếm lại thì hôm qua các ivan đã vào trung tâm kcn chụp hình, làng này chủ yếu là các vị trí phòng thủ kcn.
IMG_2056.jpeg

- Ở Kurakhove, vẫn đánh khép nồi hầm dọc tuyến dọc tuyến Ulakly - Dachnoye, xung quanh Andriivka quân U cố gắng phản công nhưng chưa có tiến triển, phía
Konstantinople các ivan đang tiến vào ngoại vi từ đông nam.
IMG_2057.jpeg

- Một trong những khu vực có tiến triển mới là Kupyansk, đầu cầu này vẫn được giữ vững và các ivan đang lấn dần tới ngoại vi thành phố, các đơn vị drone đang tăng cường trinh sát thành phố, chắc sẽ đánh trong 1-2 tuần.
IMG_1577.png
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,716
Động cơ
791,197 Mã lực
Tiếc cho đất nước Uca anh em xinh đẹp, họ chỉ cần có một phần nhỏ sự tinh ranh lượn lẹo của người Thổ thì có lẽ họ sẽ hưởng lợi rất nhiều. Có lẽ cũng vì họ là một đất nước non trẻ, tinh thần tự chủ, tự tôn, tự cường quá thấp, dễ bị xúi bẩy kích động bởi hội td-đq phương tây. Sẵn sàng chà đạp lịch sử. Chính vì vậy đến giờ có thể nói cuộc chiến là sắp hạ hồi phân giải nhưng người Uca vẫn mất phương hướng không biết bấu víu vào đâu.
 

con dơi 141

Xe điện
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
2,436
Động cơ
173,004 Mã lực
Cá nhân tôi lại là fan của chị Merkel bên CDU.
Mặc dù hết sức tôn trọng Schroeder, hắn quả là làm được nhiều thứ cho nước nhà.
Chị này cũng giỏi nhưng nhiều cái em ko ưa. 2 sự kiện thể hiện tính 2 mặt
- Chị này công khai đạp người bảo trợ, đỡ đầu của chị trên báo, ông Kohl.
- Chị này nhận rằng dàn xếp Minks nhưng chưa từng nghĩ tuân thủ Minks. Làm cuộc xung đột, căng thẳng tăng dần
 

chuyện đời

Xe tăng
Biển số
OF-349660
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,181
Động cơ
275,774 Mã lực
Trump nổ cứ làm như mình là thánh ấy, không bơm tiền cho uc nữa mà đòi dàn xếp này nọ, nó chỉ sợ khi ông còn bơm tiền, còn ko bơm nữa thì nó sợ éo gì ông.😀
Ở xã hội ta thì a Trump là mấy a e làm tài chính. Zen thì đang bốc họ nuôi lô khan. A Putin thì bên làm bảng. Đ ai nó cho bốc họ mãi mãi.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,541
Động cơ
-112,805 Mã lực
Tuổi
36
Em hóng anh Pu trả đũa lũ chó đàn Eu. Nhớ lúc đám Chinhuahua nó còn vào sủa bắt anh Tin quỳ gối nữa cơ....Trình nhịn của anh Tin quả là vô địch.
May mà Nga hiện nay Putin nắm quyền 1 người ôn hòa chứ gặp mấy anh như Medvedev, Gennady Zyuganov, Aleksey Zhuravlyov...toàn các anh thuần kiểu húng là đập láo là đấm thì UKr chắc nát như tương.

Nhìn anh Medvedev với chiến tranh Nga -gruzia 2008 không nể nang bố con thằng nào hết.
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
858
Động cơ
70,653 Mã lực
Tuổi
35
700 tỏi euro của mợ Baerbock đúng là chém gió chứ gì nữa cụ, chả có phát ngôn nào chính thức cả mà là suy diễn của lều báo Đức rồi media U lấy đó đăng lên ấy mà.

Ở đây đang cuộc trò chuyện của Mỹ và Nga, Zelenskyi muốn qua Saudi hóng hớt còn bị đuổi phải quẹo qua Thổ gặp cụ Gàn chém gió thì lấy gì mà mặc cả, giờ châu Âu và Zelenskyi đang dính đòn dương đông kích tây của Trump, lo bu lấy Kellogg chém gió mà chả được ích lợi gì.

Còn Kursk thì theo cụ dự đoán khi nào U sẽ rút, chứ em thấy ngày đẹp trời gần lắm rồi, dù đôi lúc mấy ông ivan đánh đấm sống nhăn ra nhưng nhìn bản đồ mới thì chả thấy đẹp gì.
IMG_1565.jpeg
Thì Báo Đức Nói thì Báo UKR dẫn lại, nếu sai thì báo Đức đính chính, cứ cho là chém gió đi ha ha:
Em cũng thấy gần lắm rồi, em đoán 01/10/20xx ha ha, chắc cỡ đến XKLĐ đợt 3 hoặc 4 là đẩy được ha ha!
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
858
Động cơ
70,653 Mã lực
Tuổi
35
Trước em cũng tưởng cụ Putin chỉ chém thôi, dân tình cũng nghĩ vậy; Ngờ đâu, Mĩ lại muốn làm thật ạ? Cái Trump muốn là tiền cống nạp phải tăng gấp đôi thôi, em nghĩ vậy;
Thì Bác em mà NK 2 được là Nga được Mỹ mời đi qua ăn đám giỗ bên cồn của NATO luôn ha ha
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,551
Động cơ
895,848 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em phản đối cụ, làm gì có tím với hường nào??? Chỉ có đội ngộ nhận, hay tư tưởng lệch lạc, sau thời gian được chỉ bảo, và cả thực tế đã chứng minh, nên giờ đã hiểu ra đâu là chính nghĩa, là chân lý. Nhưng hơi lâu, công nhận lá bài dân chủ ngấm hơi lâu, để gột rửa không phải một sớm một chiều… ở nhóm em thấy có cụ gì TS VL, nhưng tím hơi lâu! Chớt cha, em lại tím với hường!
Nói chính nghĩa với chân lý thì có vẻ hơi quá nhưng cần phải biết sự thật về cơ chế vận hành của xã hội cũng như thế giới.
Trong đầu bị ngấm mấy chiêu bài dân chủ giả tạo thì sẽ đến lúc như người giời đi trên mây :)) .
Ngày xưa khi tôi nghe chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch thì cũng thấy hơi lý thuyết suông khi không hiểu hết ý nghĩa của câu nói này. Nhưng bây giờ thì ngày càng thấy đúng, các LĐ nhà ta cũng rất tỉnh đòn ngay từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" này bắt đầu và kết thúc thì đúng như dự đoán.
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
858
Động cơ
70,653 Mã lực
Tuổi
35
Cúp điện giờ trái đất
Mới khoe đàn pháo của Triều Tiên ra mặt trận, UKR test liền:
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,202
Động cơ
372,425 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Một phát từ người hùng đấu tranh cho nền dân chủ thành tội đồ dân tộc khi để mất đất, chết dân.
Anh Dê ơi là anh Dê.

Sau khi gạt Ukraine khỏi cuộc đàm phán về tương lai nước này, ông Trump giáng đòn vào Kiev khi cáo buộc họ "bắt đầu cuộc chiến" và chỉ trích tính chính danh của Tổng thống Zelensky.

Tình hình có vẻ như không thể tệ hơn với các lãnh đạo Ukraine, cho đến trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/2 tổ chức cuộc họp báo ở dinh thự Mar-a-Lago. Đây lẽ ra là sự kiện thông báo về kết quả đàm phán Mỹ - Nga ở Arab Saudi, nhưng những gì được chú ý nhất lại là những đòn công kích mà ông Trump giáng vào Ukraine, quốc gia đã được Mỹ hết lòng hỗ trợ trong gần ba năm qua.

Sau khi loại Tổng thống Volodymyr Zelensky khỏi cuộc đàm phán đầu tiên giữa Mỹ với Nga về việc chấm dứt chiến sự, Tổng thống Trump giờ đây quay sang cáo buộc chính Ukraine là bên đã gây ra cuộc xung đột đã tàn phá nước này.

"Tôi nghe họ nói rằng 'Ồ, chúng tôi không được mời'. Nhưng các bạn đã không tìm ra giải pháp trong ba năm qua. Các bạn đáng lẽ phải kết thúc cuộc chiến sau ba năm, và lẽ ra đừng bao giờ bắt đầu nó. Các bạn lẽ ra đã phải đạt được một thỏa thuận", ông Trump nói.

Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ lên tiếng cho rằng Ukraine là bên bắt đầu cuộc xung đột. Người tiền nhiệm của ông Trump, tổng thống Joe Biden, trong gần ba năm qua liên tục cáo buộc Nga là bên gây chiến và khẳng định Ukraine có quyền tự vệ. Trong khi đó, Nga cho rằng việc Ukraine mong muốn gia nhập NATO là một trong những lý do khiến nước này phát động chiến sự.

Sau khi cáo buộc Ukraine "gây ra vấn đề", ông Trump tuyên bố rằng mọi thứ sẽ rất khác nếu ông là tổng thống Mỹ khi Nga phát động tấn công hồi tháng 2/2022.

"Tôi đáng lẽ có thể thực hiện một thỏa thuận giúp Ukraine giữ được toàn bộ đất đai và không có người nào bị giết, không thành phố nào bị phá hủy, không công trình nào bị đổ sập", Tổng thống Mỹ tuyên bố. "Nhưng họ đã chọn không làm theo cách đó".

Tuy nhiên, ông Trump không giải thích lý do ông không tiến hành những cuộc đàm phán như vậy vào năm 2020, thời điểm cuối nhiệm kỳ thứ nhất của ông, khi Nga tập trung hàng trăm nghìn quân sát biên giới Ukraine, gây ra nhiều căng thẳng với Mỹ và các đồng minh ở châu Âu. Sau 4 năm, ông tuyên bố mình mới là người có khả năng giải quyết vấn đề.

"Tôi nghĩ tôi có đủ sức mạnh để chấm dứt cuộc xung đột. Và tôi nghĩ mọi chuyện đang diễn ra rất tốt", ông chủ Nhà Trắng nói về cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Arab Saudi bàn về chiến sự Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại dinh thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, ngày 18/2. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại dinh thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, ngày 18/2. Ảnh: Reuters

Và trong những bình luận gay gắt nhất đối với lãnh đạo Ukraine đến nay, Tổng thống Mỹ đã nhắc lại một quan điểm khác của người đồng cấp Nga Vladimir Putin, rằng đã đến lúc tổ chức bầu cử ở Ukraine, nhắm trực diện vào tính chính danh của Tổng thống Zelensky.

"Đã lâu rồi chúng ta không có bầu cử ở Ukraine. Đấy không phải ý kiến của Nga. Đấy là suy nghĩ đến từ tôi và nhiều quốc gia khác. Các bạn đang có một ban lãnh đạo cho phép chiến sự diễn ra mà đáng lẽ nó không bao giờ nên xảy ra", ông nói, so sánh các thành phố Ukraine giống như "những công trường bị phá dỡ".

"Những thành phố này trông giống như Gaza", Tổng thống mô tả. "Hầu hết chúng đều nghiêng ngả. Các tòa nhà đã sụp đổ".

Tổng thống Trump đồng thời cảnh báo rằng để quan điểm của mình được lắng nghe, Ukraine cần tổ chức bầu cử.

"Các bạn biết đấy, họ muốn có một ghế tại bàn đàm phán, thì phải để người dân Ukraine có tiếng nói, trong khi đã lâu rồi họ không tổ chức bầu cử", ông nhấn mạnh.

Giới chuyên gia nhận định những bình luận trên của Tổng thống Trump rõ ràng là nỗ lực nhằm gạt Tổng thống Zelensky sang bên lề trong nỗ lực nối lại quan hệ với Nga. Chúng tiếp tục làm dấy lên nỗi lo ngại với Kiev cũng như cả châu Âu, bên cũng bị loại khỏi cuộc đàm phán Mỹ - Nga ở Arab Saudi, rằng lãnh đạo Mỹ sẽ cố gắng áp đặt một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine theo hướng có lợi cho Nga.

Cuộc bầu cử của Ukraine dự kiến diễn ra vào tháng 4 năm ngoái, nhưng Tổng thống Zelensky cho biết cử tri không thể đi bỏ phiếu giữa thời chiến, quan điểm được hiến pháp nước này ủng hộ.

Những phát biểu của ông Trump dường như cũng trái ngược với lời đảm bảo từ chính Ngoại trưởng Marco Rubio sau cuộc gặp với phái đoàn Nga rằng thỏa thuận hòa bình cuối cùng sẽ "công bằng với tất cả các bên".

Mặt khác, lời lẽ công kích Tổng thống Trump nhằm vào lãnh đạo Ukraine, người từng được Mỹ ca ngợi như "anh hùng" vì đã kháng cự chiến dịch tấn công chớp nhoáng của Nga thời kỳ đầu xung đột, là một dấu hiệu khác cho thấy chính quyền Mỹ mới đã đảo ngược lập trường lâu nay về việc cô lập Nga và hỗ trợ Ukraine "đến khi nào còn cần thiết", bình luận viên kỳ cựu Stephen Collinson từ CNN đánh giá.

Trong nhóm ông Trump, bước thay đổi này được cho là cần thiết nhằm khắc phục nhiều năm Mỹ theo đuổi "các chính sách sai lầm", theo giới quan sát. Tổng thống và các đồng minh coi chi phí Mỹ bỏ ra để bảo vệ châu Âu cũng như Ukraine là quá cao. Với quan điểm như vậy, việc đạt được một số thỏa hiệp với Nga sẽ cho phép Mỹ chuyển hướng nguồn lực an ninh quốc gia sang những nơi khác, như Trung Quốc, bên mà họ coi là "mối đe dọa lớn nhất".

Và cú đảo ngược lập trường của Mỹ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cả tuần qua. Chỉ vài ngày sau khi Phó tổng thống JD Vance chỉ trích gay gắt các đồng minh châu Âu, nói rằng "mối đe dọa từ bên trong châu lục" đáng lo ngại hơn Nga, Ngoại trưởng Rubio đã gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov và nói về "những cơ hội hợp tác đáng kinh ngạc" giữa hai bên nếu họ có thể giải quyết tình hình chiến sự Ukraine.

Nhiều quyết sách của Tổng thống Trump trong tháng qua đã khiến các đồng minh châu Âu bối rối, khi ông không chỉ loại họ khỏi những cuộc đàm phán về Ukraine mà còn đe dọa áp thuế, yêu cầu họ tăng chi tiêu quân sự và ra yêu sách với một số lãnh đạo châu lục.

"Trong mắt châu Âu, ông Trump đang bình thường hóa quan hệ với Nga trong khi đối xử với họ, các đồng minh của Mỹ, giống như những người không đáng tin cậy", Ian Bremmer, chủ tịch công ty tư vấn quốc tế Eurasia Group, trụ sở tại New York, nhận xét.

Tổng thống Trump cam kết trong chiến dịch tranh cử rằng có thể chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ, điều mà ông đã không làm được. Ông nhiều lần tuyên bố sẽ mang lại hòa bình cho Ukraine ngay cả trước khi nhậm chức, điều cũng không thể trở thành hiện thực. Sau cuộc điện đàm kéo dài gần 90 phút với ông chủ Điện Kremlin vào tuần trước, ông Trump đã giao cho Ngoại trưởng Rubio cùng hai cố vấn khác, Michael Waltz và Steve Witkoff, theo đuổi các cuộc đàm phán.

Những nhượng bộ mà Tổng thống Trump và nhóm của ông đưa ra đến nay dường như phù hợp hoàn toàn với mong muốn của Điện Kremlin. Nga sẽ được giữ lại toàn bộ lãnh thổ kiểm soát ở Ukraine. Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine các bảo đảm an ninh cũng như không để họ gia nhập NATO. Các lệnh trừng phạt chưa từng có mà Mỹ đã áp đặt với Nga sẽ được dỡ bỏ.

Niềm tin của Tổng thống Trump vào khả năng đạt thỏa thuận với Tổng thống Putin khiến các quan chức an ninh quốc gia kỳ cựu của Mỹ cảm thấy bối rối.

"Khi đàm phán với Nga, bạn cố gắng tìm ra những lợi ích đan xen, nhưng nhận ra rằng chúng về cơ bản là xung đột với lợi ích của Mỹ. Chúng ta đang cố thương lượng với một đối thủ đáng gờm, chứ không phải bạn thân", Celeste A. Wallander, người xử lý các vấn đề về Nga và Ukraine với tư cách trợ lý bộ trưởng quốc phòng dưới thời Tổng thống Joe Biden, cho hay.

Phát biểu với các phóng viên hôm 18/2, Tổng thống Trump lại cho thấy ông coi Nga là bạn, không phải Ukraine. "Nga muốn làm điều đó. Họ muốn chấm dứt tình cảnh bạo lực man rợ", ông nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Munich, Đức, ngày 15/2. Ảnh: AP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Munich, Đức, ngày 15/2. Ảnh: AP

Tổng thống đồng thời cũng tìm cách hạ thấp uy tín của người đồng cấp Ukraine, tuyên bố rằng tỷ lệ ủng hộ ông Zelensky đã "giảm xuống chỉ còn 4%". Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Zelensky trên thực tế đã giảm trong ba năm xung đột, song chỉ xuống khoảng 50%. Hiện chưa rõ ông Trump lấy dữ liệu "4%" từ đâu.

Những phát biểu của ông Trump không được soạn sẵn mà là câu trả lời trực tiếp tới phóng viên. Tuy nhiên, chúng phản ánh cách ông nhìn nhận tình hình và báo trước phần nào chính sách Mỹ sẽ theo đuổi trong những tháng tiếp theo.

Chúng cũng tạo ra những làn sóng chấn động mới ở châu Âu, nơi đang phải đối mặt với thực tế là đồng minh chính của mình không còn nhìn nhận mình theo cách cũ nữa, theo Ian Bond, phó giám đốc Trung tâm Cải cách châu Âu.

Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)
 

zappa2505

Xe hơi
Biển số
OF-801774
Ngày cấp bằng
30/12/21
Số km
172
Động cơ
36,706 Mã lực
Tại sao cờ tàn đến đít rồi mà giá vàng vẫn neo cao thế các cụ nhỉ @@, ko lẽ lại có ván mới
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,612
Động cơ
265,867 Mã lực
anh Pu đúng là lão luyện, tinh thần thép để đến ngày hôm nay là kết quả chia nhau U. Mỹ dẹp cấm vận Nga, Châu Âu làm ăn trở lại, Vùng đát thì sát nhập rồi. Chi phí thì chiến tranh thì có khoáng sản của U rồi. Có mất mát nhiều, xương máu lính Nga đổ ra nhiều nhưng cuối cùng cũng đến hồi kết tốt đẹp cho Nga. Không làm vụ CDQS đặc biệt này thì cũng ko yên ổn, và chắc ko có tương lai này. Sau vụ này em mới biết nước U xinh đẹp có giá tri về khoáng sản , đất đai và vị trí địa lý tuyệt vời đến thế. Quả là quá đáng tiếc
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,551
Động cơ
895,848 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Một phát từ người hùng đấu tranh cho nền dân chủ thành tội đồ dân tộc khi để mất đất, chết dân.
Anh Dê ơi là anh Dê.

Sau khi gạt Ukraine khỏi cuộc đàm phán về tương lai nước này, ông Trump giáng đòn vào Kiev khi cáo buộc họ "bắt đầu cuộc chiến" và chỉ trích tính chính danh của Tổng thống Zelensky.

Tình hình có vẻ như không thể tệ hơn với các lãnh đạo Ukraine, cho đến trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/2 tổ chức cuộc họp báo ở dinh thự Mar-a-Lago. Đây lẽ ra là sự kiện thông báo về kết quả đàm phán Mỹ - Nga ở Arab Saudi, nhưng những gì được chú ý nhất lại là những đòn công kích mà ông Trump giáng vào Ukraine, quốc gia đã được Mỹ hết lòng hỗ trợ trong gần ba năm qua.

Sau khi loại Tổng thống Volodymyr Zelensky khỏi cuộc đàm phán đầu tiên giữa Mỹ với Nga về việc chấm dứt chiến sự, Tổng thống Trump giờ đây quay sang cáo buộc chính Ukraine là bên đã gây ra cuộc xung đột đã tàn phá nước này.

"Tôi nghe họ nói rằng 'Ồ, chúng tôi không được mời'. Nhưng các bạn đã không tìm ra giải pháp trong ba năm qua. Các bạn đáng lẽ phải kết thúc cuộc chiến sau ba năm, và lẽ ra đừng bao giờ bắt đầu nó. Các bạn lẽ ra đã phải đạt được một thỏa thuận", ông Trump nói.

Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ lên tiếng cho rằng Ukraine là bên bắt đầu cuộc xung đột. Người tiền nhiệm của ông Trump, tổng thống Joe Biden, trong gần ba năm qua liên tục cáo buộc Nga là bên gây chiến và khẳng định Ukraine có quyền tự vệ. Trong khi đó, Nga cho rằng việc Ukraine mong muốn gia nhập NATO là một trong những lý do khiến nước này phát động chiến sự.

Sau khi cáo buộc Ukraine "gây ra vấn đề", ông Trump tuyên bố rằng mọi thứ sẽ rất khác nếu ông là tổng thống Mỹ khi Nga phát động tấn công hồi tháng 2/2022.

"Tôi đáng lẽ có thể thực hiện một thỏa thuận giúp Ukraine giữ được toàn bộ đất đai và không có người nào bị giết, không thành phố nào bị phá hủy, không công trình nào bị đổ sập", Tổng thống Mỹ tuyên bố. "Nhưng họ đã chọn không làm theo cách đó".

Tuy nhiên, ông Trump không giải thích lý do ông không tiến hành những cuộc đàm phán như vậy vào năm 2020, thời điểm cuối nhiệm kỳ thứ nhất của ông, khi Nga tập trung hàng trăm nghìn quân sát biên giới Ukraine, gây ra nhiều căng thẳng với Mỹ và các đồng minh ở châu Âu. Sau 4 năm, ông tuyên bố mình mới là người có khả năng giải quyết vấn đề.

"Tôi nghĩ tôi có đủ sức mạnh để chấm dứt cuộc xung đột. Và tôi nghĩ mọi chuyện đang diễn ra rất tốt", ông chủ Nhà Trắng nói về cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Arab Saudi bàn về chiến sự Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại dinh thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, ngày 18/2. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại dinh thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, ngày 18/2. Ảnh: Reuters

Và trong những bình luận gay gắt nhất đối với lãnh đạo Ukraine đến nay, Tổng thống Mỹ đã nhắc lại một quan điểm khác của người đồng cấp Nga Vladimir Putin, rằng đã đến lúc tổ chức bầu cử ở Ukraine, nhắm trực diện vào tính chính danh của Tổng thống Zelensky.

"Đã lâu rồi chúng ta không có bầu cử ở Ukraine. Đấy không phải ý kiến của Nga. Đấy là suy nghĩ đến từ tôi và nhiều quốc gia khác. Các bạn đang có một ban lãnh đạo cho phép chiến sự diễn ra mà đáng lẽ nó không bao giờ nên xảy ra", ông nói, so sánh các thành phố Ukraine giống như "những công trường bị phá dỡ".

"Những thành phố này trông giống như Gaza", Tổng thống mô tả. "Hầu hết chúng đều nghiêng ngả. Các tòa nhà đã sụp đổ".

Tổng thống Trump đồng thời cảnh báo rằng để quan điểm của mình được lắng nghe, Ukraine cần tổ chức bầu cử.

"Các bạn biết đấy, họ muốn có một ghế tại bàn đàm phán, thì phải để người dân Ukraine có tiếng nói, trong khi đã lâu rồi họ không tổ chức bầu cử", ông nhấn mạnh.

Giới chuyên gia nhận định những bình luận trên của Tổng thống Trump rõ ràng là nỗ lực nhằm gạt Tổng thống Zelensky sang bên lề trong nỗ lực nối lại quan hệ với Nga. Chúng tiếp tục làm dấy lên nỗi lo ngại với Kiev cũng như cả châu Âu, bên cũng bị loại khỏi cuộc đàm phán Mỹ - Nga ở Arab Saudi, rằng lãnh đạo Mỹ sẽ cố gắng áp đặt một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine theo hướng có lợi cho Nga.

Cuộc bầu cử của Ukraine dự kiến diễn ra vào tháng 4 năm ngoái, nhưng Tổng thống Zelensky cho biết cử tri không thể đi bỏ phiếu giữa thời chiến, quan điểm được hiến pháp nước này ủng hộ.

Những phát biểu của ông Trump dường như cũng trái ngược với lời đảm bảo từ chính Ngoại trưởng Marco Rubio sau cuộc gặp với phái đoàn Nga rằng thỏa thuận hòa bình cuối cùng sẽ "công bằng với tất cả các bên".

Mặt khác, lời lẽ công kích Tổng thống Trump nhằm vào lãnh đạo Ukraine, người từng được Mỹ ca ngợi như "anh hùng" vì đã kháng cự chiến dịch tấn công chớp nhoáng của Nga thời kỳ đầu xung đột, là một dấu hiệu khác cho thấy chính quyền Mỹ mới đã đảo ngược lập trường lâu nay về việc cô lập Nga và hỗ trợ Ukraine "đến khi nào còn cần thiết", bình luận viên kỳ cựu Stephen Collinson từ CNN đánh giá.

Trong nhóm ông Trump, bước thay đổi này được cho là cần thiết nhằm khắc phục nhiều năm Mỹ theo đuổi "các chính sách sai lầm", theo giới quan sát. Tổng thống và các đồng minh coi chi phí Mỹ bỏ ra để bảo vệ châu Âu cũng như Ukraine là quá cao. Với quan điểm như vậy, việc đạt được một số thỏa hiệp với Nga sẽ cho phép Mỹ chuyển hướng nguồn lực an ninh quốc gia sang những nơi khác, như Trung Quốc, bên mà họ coi là "mối đe dọa lớn nhất".

Và cú đảo ngược lập trường của Mỹ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cả tuần qua. Chỉ vài ngày sau khi Phó tổng thống JD Vance chỉ trích gay gắt các đồng minh châu Âu, nói rằng "mối đe dọa từ bên trong châu lục" đáng lo ngại hơn Nga, Ngoại trưởng Rubio đã gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov và nói về "những cơ hội hợp tác đáng kinh ngạc" giữa hai bên nếu họ có thể giải quyết tình hình chiến sự Ukraine.

Nhiều quyết sách của Tổng thống Trump trong tháng qua đã khiến các đồng minh châu Âu bối rối, khi ông không chỉ loại họ khỏi những cuộc đàm phán về Ukraine mà còn đe dọa áp thuế, yêu cầu họ tăng chi tiêu quân sự và ra yêu sách với một số lãnh đạo châu lục.

"Trong mắt châu Âu, ông Trump đang bình thường hóa quan hệ với Nga trong khi đối xử với họ, các đồng minh của Mỹ, giống như những người không đáng tin cậy", Ian Bremmer, chủ tịch công ty tư vấn quốc tế Eurasia Group, trụ sở tại New York, nhận xét.

Tổng thống Trump cam kết trong chiến dịch tranh cử rằng có thể chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ, điều mà ông đã không làm được. Ông nhiều lần tuyên bố sẽ mang lại hòa bình cho Ukraine ngay cả trước khi nhậm chức, điều cũng không thể trở thành hiện thực. Sau cuộc điện đàm kéo dài gần 90 phút với ông chủ Điện Kremlin vào tuần trước, ông Trump đã giao cho Ngoại trưởng Rubio cùng hai cố vấn khác, Michael Waltz và Steve Witkoff, theo đuổi các cuộc đàm phán.

Những nhượng bộ mà Tổng thống Trump và nhóm của ông đưa ra đến nay dường như phù hợp hoàn toàn với mong muốn của Điện Kremlin. Nga sẽ được giữ lại toàn bộ lãnh thổ kiểm soát ở Ukraine. Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine các bảo đảm an ninh cũng như không để họ gia nhập NATO. Các lệnh trừng phạt chưa từng có mà Mỹ đã áp đặt với Nga sẽ được dỡ bỏ.

Niềm tin của Tổng thống Trump vào khả năng đạt thỏa thuận với Tổng thống Putin khiến các quan chức an ninh quốc gia kỳ cựu của Mỹ cảm thấy bối rối.

"Khi đàm phán với Nga, bạn cố gắng tìm ra những lợi ích đan xen, nhưng nhận ra rằng chúng về cơ bản là xung đột với lợi ích của Mỹ. Chúng ta đang cố thương lượng với một đối thủ đáng gờm, chứ không phải bạn thân", Celeste A. Wallander, người xử lý các vấn đề về Nga và Ukraine với tư cách trợ lý bộ trưởng quốc phòng dưới thời Tổng thống Joe Biden, cho hay.

Phát biểu với các phóng viên hôm 18/2, Tổng thống Trump lại cho thấy ông coi Nga là bạn, không phải Ukraine. "Nga muốn làm điều đó. Họ muốn chấm dứt tình cảnh bạo lực man rợ", ông nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Munich, Đức, ngày 15/2. Ảnh: AP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Munich, Đức, ngày 15/2. Ảnh: AP

Tổng thống đồng thời cũng tìm cách hạ thấp uy tín của người đồng cấp Ukraine, tuyên bố rằng tỷ lệ ủng hộ ông Zelensky đã "giảm xuống chỉ còn 4%". Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Zelensky trên thực tế đã giảm trong ba năm xung đột, song chỉ xuống khoảng 50%. Hiện chưa rõ ông Trump lấy dữ liệu "4%" từ đâu.

Những phát biểu của ông Trump không được soạn sẵn mà là câu trả lời trực tiếp tới phóng viên. Tuy nhiên, chúng phản ánh cách ông nhìn nhận tình hình và báo trước phần nào chính sách Mỹ sẽ theo đuổi trong những tháng tiếp theo.

Chúng cũng tạo ra những làn sóng chấn động mới ở châu Âu, nơi đang phải đối mặt với thực tế là đồng minh chính của mình không còn nhìn nhận mình theo cách cũ nữa, theo Ian Bond, phó giám đốc Trung tâm Cải cách châu Âu.

Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)
Nhiều cụ trên này cũng một lần được sáng mắt sáng lòng :)) .
Qua đây cũng kiến nghị đưa môn lịch sử thành môn thi bắt buộc ở các cấp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top