[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

dongioang

Xe tải
Biển số
OF-584646
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
303
Động cơ
146,364 Mã lực
Hoàn toàn cùng cách nhìn với Cụ

500 bil usd chỉ là ăn sáng thôi. Cái mà Pitin và Trump đã đàm đạo là đảm bảo Petro dollar. Cái này mới là xương sống của MAGA
Đồng quan điểm vs cụ, cái này e nhìn ra ngay sau khi cuộc gọi trump putin đc công bố, ko dễ dàng để Mỹ nó nhượng bộ và gạt tất cả các bên khác ra thế, phải còn những thứ khác chưa và có thể sẽ ko đc công khai. Vừa đảm bảo vị thế đô la vừa góp phần khai tử và suy yếu đồng euro và bảng Anh
Còn 1 lý do nữa là Trump lo ngại Nga donate VKHN cho Iran, Triều tiên. Đặc biệt nếu Iran mà nhanh chóng có tiềm lực hạt nhân mạnh lúc đó Mỹ không dễ để khống chế Trung Đông. Nếu Triều tiên mà có VKHN thì Mỹ cũng phải tăng chi tiêu Quốc phòng khu vực Đông Bắc Á khá lớn đó. Đó gần như là lý do lớn nhất, chia để trị 2 nước kia nên không dám đẩy Nga vào đường cùng.
 

Finew

Xe buýt
Biển số
OF-740882
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
882
Động cơ
189,057 Mã lực
Còn 1 lý do nữa là Trump lo ngại Nga donate VKHN cho Iran, Triều tiên. Đặc biệt nếu Iran mà nhanh chóng có tiềm lực hạt nhân mạnh lúc đó Mỹ không dễ để khống chế Trung Đông. Nếu Triều tiên mà có VKHN thì Mỹ cũng phải tăng chi tiêu Quốc phòng khu vực Đông Bắc Á khá lớn đó. Đó gần như là lý do lớn nhất, chia để trị 2 nước kia nên không dám đẩy Nga vào đường cùng.
TT có vkhn rồi mà cụ, công nghệ đầu đạn hay bom và tên lả mang vác thì kém hơn thôi.
 

Royalvertu

Xe máy
Biển số
OF-857262
Ngày cấp bằng
14/4/24
Số km
60
Động cơ
10,160 Mã lực
Tuổi
56
Vấn đề không chỉ ở dừng bắn hay U ko dc gia nhập NOTA hay jj mà vấn đề chính theo em vẫn cứ phải là giải quyết từ nguồn gốc của cuộc xung đột này. Nó ở đâu ra, đảng phái nào, những quốc gia nào đứng sau hậu thuẫn để ông tướng Ukraina cứ nghĩ mình là tài là mạnh là bố đời mẹ thiên hạ để ngông nghênh lật sử, tôn vinh Bandera 1 kẻ tay say của Hít Le lên làm anh hùng dân tộc, đào mồ mả lính Xô Viết với bài văn hóa tiếng nói Nga, bài người gốc Nga, thiêu sống những người thân Nga, dội bom đạn và khủng bố dân Donbass. tự dưng cứ nhì nhằng mãi cho tới 24/2/2022 Nga mới phải quyết định giải quyết bằng vũ lực.
Khi không giải quyết dứt điểm dc gốc rễ của vấn đề thì SMO vẫn tiếp tục
Phi phát xít hóa Ukraina
Phi quân sự hóa Ukraina
Cho đến khi Ukraina không còn tư tưởng chống phá hàng xóm nữa thì thôi. Bánh vẽ "vào NOTA" đã chính thức bị Mỹ cùng bọn ăn theo nói leo say no rồi.
Chốt lại là dốt + dại + không có chính kiến , xin thưa là không có bữa ăn dân chủ nào là miễn phí cả quý zị ạ. USAID vừa bị giải tán rồi nha.
8321806-5d0bcb77cbecb198f1a8c03c9bafca45.png
Nguồn gốc chính xác là : " phương tây và hoa cầy muốn làm suy yếu nước Nga, phân hóa nội bộ lãnh đạo nước Nga, từ đó cài cắm và khống chế nước Nga nhằm khai thác nguồn tài nguyên giá rẻ từ nước Nga. Đồng thời nếu khống chế được nước Nga thì sẽ khống chế được Trung quốc, đảm bảo được vị trí độc tôn của phương tây hàng trăm nữa"
Đó chỉ đơn giản vậy thôi, còn ba cái phắc xíc, Barenda gì đó thì chỉ là công cụ để bọn chúng thực hiện.
Giờ TQ quá mạnh, lại có nhiều mối liên kết làm ăn nên hoa cầy và phương tây không tiện ra tay được, chỉ có Nga là quá phù hợp.
He he, thật may là Nga đã trụ vững, chứ em không thể hình dung nổi thế giới này sẽ ra sao dưới sự thống trị của đám tây lông khốn nạn giả tạo.
 

haicot

Xe buýt
Biển số
OF-400139
Ngày cấp bằng
7/1/16
Số km
990
Động cơ
241,885 Mã lực
Tuổi
47
"Lên xe đi bà con
Ai có tiền thì mời ngồi ghế trên..."

Các nước châu âu cần bảo vệ xin mời nộp tiền nhé, không có chuyện miễn phí.
 

Mansion.68

Xe buýt
Biển số
OF-835320
Ngày cấp bằng
13/6/23
Số km
514
Động cơ
509,816 Mã lực
Tuổi
40
Hoàn toàn cùng cách nhìn với Cụ

500 bil usd chỉ là ăn sáng thôi. Cái mà Pitin và Trump đã đàm đạo là đảm bảo Petro dollar. Cái này mới là xương sống của MAGA
Các bác phải thêm yếu tố Trung Quốc trong việc phân chia nữa thì nó mới đủ.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,973
Động cơ
580,980 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Vấn đề không chỉ ở dừng bắn hay U ko dc gia nhập NOTA hay jj mà vấn đề chính theo em vẫn cứ phải là giải quyết từ nguồn gốc của cuộc xung đột này. Nó ở đâu ra, đảng phái nào, những quốc gia nào đứng sau hậu thuẫn để ông tướng Ukraina cứ nghĩ mình là tài là mạnh là bố đời mẹ thiên hạ để ngông nghênh lật sử, tôn vinh Bandera 1 kẻ tay say của Hít Le lên làm anh hùng dân tộc, đào mồ mả lính Xô Viết với bài văn hóa tiếng nói Nga, bài người gốc Nga, thiêu sống những người thân Nga, dội bom đạn và khủng bố dân Donbass. tự dưng cứ nhì nhằng mãi cho tới 24/2/2022 Nga mới phải quyết định giải quyết bằng vũ lực.
Khi không giải quyết dứt điểm dc gốc rễ của vấn đề thì SMO vẫn tiếp tục
Phi phát xít hóa Ukraina
Phi quân sự hóa Ukraina
Cho đến khi Ukraina không còn tư tưởng chống phá hàng xóm nữa thì thôi. Bánh vẽ "vào NOTA" đã chính thức bị Mỹ cùng bọn ăn theo nói leo say no rồi.
Chốt lại là dốt + dại + không có chính kiến , xin thưa là không có bữa ăn dân chủ nào là miễn phí cả quý zị ạ. USAID vừa bị giải tán rồi nha.
8321806-5d0bcb77cbecb198f1a8c03c9bafca45.png
Túm lại, đưa tổng phá nát đất nước mình ra xét xử tội phạm chiến tranh là xong cuộc chiến?
 

losedow

Xe buýt
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
528
Động cơ
782,977 Mã lực
TT có vkhn rồi mà cụ, công nghệ đầu đạn hay bom và tên lả mang vác thì kém hơn thôi.
Vkhn thực ra gồm 2 phần. Phần 1 là đầu đạn, hoặc nói dễ hiểu là quả bom hn, cái này chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ, công suất và sản lượng. Công nghệ gồm phân hạch và hợp hạch, TT chắc chỉ có phân hạch. Công suất thì chắc cũng chỉ gấp vài lần đến vài chục lần hai quả fat man với little boy năm 45 là cùng, không đến hàng nghìn lần như đồ của Nga và Mỹ. Sản lượng thì lại càng thấp, ngoài Nga với Mỹ thì team còn lại đều không cao, như TQ nghe nói có 500 quả, đang cố gắng hướng đến 1000 quả. Israel chắc vài chục.
Phần 2 là phương tiện để ship cái đầu đạn đến chỗ cần đến, về cơ bản gồm 3 loại chính. Bom ném từ máy bay chiến lược, cái này chắc TT không có. Tàu ngầm phóng ngư lôi hn, như con Poseidon, cái này chắc TT cũng chưa có. Và tên lửa, cái này TT làm khá tốt, với các loại phóng từ hầm, phóng từ xe phóng, phóng từ tàu ngầm, phóng từ tàu hoả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,782
Động cơ
1,100,002 Mã lực
Anh ấy chửi tất, ăn vạ với bất kể đối tượng nào rồi lại xun xoe ve vãn.
Cái này có thể gọi là nhổ ra liếm lại.
Làm người ai làm vậy ;;)
 

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
377
Động cơ
102,989 Mã lực
Tuổi
34
Sau tất cả, EU và Ukr còn lại gì. Một cú lừa quá xuất sắc từ anh đồng minh Hoa Kỳ, từ tài lãnh đạo ''vô song'' của anh Zelenskyy và từ sự ngoan cường của nước Nga.
- Lãnh thổ và chủ quyền của dân tộc bị kẻ thứ 3 đàm phán. Mình còn không được thông báo và mời dự. Còn gì đau đơn hơn vậy không?
- Hô hào cấm vận Nga và viện trợ vũ khí. Cuối cùng bị Mỹ - Nga cho ra rìa.
- Anh Đức Germany thì bị phá đường ống khí huyết mạch, nhưng ú ớ chỉ biết ngậm bồ hòn.
- Giá năng lượng tăng vọt do mất nguồn cung khí giá rẻ của Nga. Mua khí dân chủ của Mỹ vừa thơm vừa đắt.
- Nội bộ thì lục đục, bị chính phó TTg của đồng minh vả đôm đốp mà cũng ngậm bồ hòn chứ biết sao giờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuthang

Xe tăng
Biển số
OF-5131
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
1,198
Động cơ
517,543 Mã lực
Mỹ việc gì phải chia với Ukraine. Mà chia với Nga luôn.
Mỹ và Nga mang bản đồ ra. Vạch đến đây. ½ đất nước đi. Ok
Mỹ ngồi im cho Nga lấy. Lấy đến đấy thì vào ký kết. Nga chia cho Mỹ vài mỏ. Mỹ cho người vào khai thác. Đủ 500 tỷ thì thôi.
Cụ nói em thấy có lý. Mỹ và Nga gặp nhau dẹ kiến cuối tháng này có cơ gạt Ucraina ra rìa. Như vừa rồi anh TT Ucraina không ký thoả thuận với phái đoàn PTT Mỹ thì khả năng Mỹ cắt giảm bơm viện trợ thì khéo lại ký vội thôi.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,926
Động cơ
372,189 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Tưởng chỉ sứt môi khi hôn thôi, ai dè ...

Ảnh mới công bố cho thấy vết rách ở đuôi tàu USS Harry S. Truman, gần vết hư hại ở rìa sườn, sau va chạm ở Địa Trung Hải.

"Tàu sân bay USS Harry S. Truman đã cập cảng tại căn cứ hậu cần hải quân Mỹ ở vịnh Souda, Hy Lạp, để tiến hành sửa chữa hư hỏng ở mạn phải sau vụ va chạm gần đây. Trung tâm bảo trì cấp khu vực ở tiền phương (FDRMC) sẽ đánh giá mức độ thiệt hại và biện pháp sửa chữa", Hạm đội 6 hải quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 16/2.

Hình ảnh được chụp từ trực thăng và công bố cùng ngày cho thấy thêm vị trí hư hại ở phần đuôi USS Harry S. Truman. Cú va chạm dường như đã làm móp méo một phần thân vỏ và tạo ra vết rách dài nhiều mét ở đuôi tàu. Bức ảnh trước đó chụp từ xuồng cao tốc, chỉ cho thấy thiệt hại trên cánh sườn nhô ra ở phía đuôi bên mạn phải, cạnh thang nâng hạ máy bay.

Hai vị trí hư hại trên thân tàu USS Harry S. Truman trong ảnh công bố hôm 16/2. Ảnh: US Navy

Hai vị trí hư hại trên thân tàu USS Harry S. Truman trong ảnh công bố hôm 16/2. Ảnh: US Navy

Hải quân Mỹ nói rằng quá trình đánh giá hư hại sẽ tiến hành ở phần vỏ bên ngoài hai khoang chứa hàng và một khu vực bảo dưỡng, cũng như khoang nhô ra ở đuôi tàu và một trong những mặt bằng phía trên khoang hàng. "Thang nâng hạ máy bay số 3 không bị hư hại và vẫn hoạt động bình thường", thông cáo có đoạn.

"Tàu đủ khả năng tác chiến và vẫn tổ chức các chuyến bay bình thường ngay sau va chạm. Sớm cập cảng để sửa chữa khẩn cấp sẽ giúp USS Harry S. Truman tiếp tục nhiệm vụ theo kế hoạch", đại tá Dave Snowden, hạm trưởng tàu sân bay Mỹ, cho biết.

Chuẩn đô đốc Sean Bailey, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Harry S. Truman, khẳng định các tàu hộ tống gồm tuần dương hạm USS Gettysburg, tàu khu trục USS Stout, USS The Sullivans và USS Jason Dunham vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ trong thời gian hàng không mẫu hạm sửa chữa tại cảng.

"Nhiệm vụ không thay đổi và chúng tôi vẫn cam kết sẵn sàng ứng phó với mọi thách thức trong môi trường an ninh toàn cầu đầy biến động hiện nay", ông Bailey nói.

Hư hại trên tàu sân bay USS Harry S. Truman sau vụ va chạm với tàu hàng trong ảnh chụp ngày 14/2. Ảnh: US Navy

Hư hại ở sườn tàu sân bay USS Harry S. Truman trong ảnh chụp ngày 14/2. Ảnh: US Navy

Tàu sân bay USS Harry S. Truman va chạm với tàu hàng Besiktas-M ngoài khơi cảng Said của Ai Cập, đêm 12/2. Hải quân Mỹ khẳng định vụ va chạm không làm nước tràn vào khoang tàu và không đe dọa lò phản ứng hạt nhân. Không có thương vong trong sự việc, các máy bay trên chiến hạm vẫn an toàn.

USS Harry S. Truman là chiếc thứ 8 thuộc lớp siêu tàu sân bay Nimitz, có chiều dài 333 m và lượng giãn nước 105.000 tấn, được biên chế tháng 7/1998 và có giá sản xuất ước tính khoảng 5,8 tỷ USD.

USS Harry S. Truman cùng các chiến hạm hộ tống đang tham gia chiến dịch đối phó nhóm vũ trang Houthi tại Yemen trên Biển Đỏ. Sau khi chiến sự Israel - Hamas bùng phát tháng 10/2023, nhóm vũ trang này thường xuyên tập kích tàu hàng có liên hệ với Mỹ và Israel để thể hiện sự ủng hộ cho người dân Palestine ở Gaza.

Thanh Danh (Theo Reuters, USNI)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,926
Động cơ
372,189 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
CỤ nào bẩu Nga yếu lắm, có đánh đấm được nữa đâu.
Vậy thì U cà nói láo à.


Quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công ở mặt trận Donetsk, tập trung gần thành phố chiến lược Pokrovsk.

Trong báo cáo tình hình chiến sự hôm 16/2, quân đội Ukraine cho biết đã có 261 cuộc giao tranh với lực lượng Nga trong ngày trước đó. Đây là con số lớn nhất được ghi nhận trong năm nay và cao gấp hơn hai lần so với mức trung bình những ngày trước đó.

"Đây là ngày khó khăn nhất ở tiền tuyến trong năm 2025", DeepState, nhóm phân tích tình báo có liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine, cho hay.

Bộ Quốc phòng Ukraine tối muộn cùng ngày nói rằng số lượng các cuộc giao tranh trong vòng 24 giờ đã giảm xuống còn 117, trong đó 38 trận đánh diễn ra ở mặt trận Pokrovsk.

Binh sĩ  Ukraine khai hỏa về phía vị trí của lực lượng Nga ở khu vực Zaporizhzhia, đông nam đất nước, hồi tháng một. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine khai hỏa về phía vị trí của lực lượng Nga ở tỉnh Zaporizhzhia hồi tháng 1. Ảnh: Reuters

Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng Nga đã thả khoảng 1.220 quả bom, triển khai hơn 850 máy bay không người lái (UAV) và phóng 40 tên lửa vào Ukraine trong tuần qua, so với 1.206 quả bom, 750 UAV và 10 tên lửa trong tuần trước đó.

Giới chức Nga chưa bình luận về những thống kê trên.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 15/2 thông báo các đơn vị nước này đã kiểm soát làng Berezivka, phía đông bắc thành phố Pokrovsk. Ukraine không đề cập đến ngôi làng này, nhưng thừa nhận làng Vodiane Druhe lân cận là một trong nhiều khu dân cư bị tấn công.

Vùng kiểm soát của Ukraine quanh thành phố Pokrovsk ngày càng thu hẹp, khi quân đội Nga liên tục áp sát đô thị được ví như thành trì chiến lược án ngữ giao điểm giữa các tuyến cao tốc và đường sắt quan trọng ở tỉnh Donetsk.

Binh sĩ Ukraine phòng thủ tại Pokrovsk cho biết đối phương gần đây thay đổi chiến thuật, chuyển sang đánh tạt sườn để tạo gọng kìm bao vây thành phố, thay vì tấn công trực diện. Quân đội Nga cũng kiểm soát các điểm gần Pokrovsk, khiến nhiều tuyến đường tiếp vận cho thành phố nằm trong tầm hỏa lực.

Quan chức NATO giấu tên nhận định Nga sẽ tiếp tục tăng cường độ các cuộc tấn công nhằm giành lợi thế trước những cuộc đàm phán trong tương lai.

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: RYV

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: RYV

Pokrovsk là trung tâm hậu cần quan trọng và một trong những thành trì cuối cùng do Ukraine kiểm soát tại tỉnh Donetsk. Nếu giành được thành phố này, quân đội Nga sẽ làm suy yếu đáng kể tuyến phòng thủ và năng lực tiếp tế của đối phương, tiến gần hơn mục tiêu kiểm soát toàn bộ tỉnh Donetsk.

Tổng thống Zelensky hôm 26/1 thông báo bổ nhiệm tư lệnh lục quân Ukraine Mykhailo Drapatyi làm chỉ huy nhóm tác chiến - chiến lược Khortytsia. Đây là đơn vị phụ trách phần lớn mặt trận Donbass, gồm tỉnh Donetsk và Lugansk, có nhiệm vụ bảo vệ thành phố chiến lược Pokrovsk.

Quyết định đánh dấu lần thứ ba chỉ huy nhóm tác chiến - chiến lược Khortytsia bị thay thế trong vòng chưa đầy một năm.

Ông Zelensky hôm 13/2 tuyên bố lực lượng vũ trang Ukraine đang đạt "kết quả tốt" ở mặt trận Donbass, sau khi một phát ngôn viên quân đội cho biết lực lượng nước này đã chiếm lại được làng Pishchane, cách Pokrovsk khoảng 5 km về phía nam.

Vũ Hoàng (Theo Reuters, RIA Novosti)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,926
Động cơ
372,189 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Châu Âu lên kế hoạch hậu sự ... à nhầm hậu xung đột cho U cà.


Lo ngại ưu tiên của Mỹ thay đổi, các nước châu Âu đang lên phương án đưa quân đến Ukraine nhằm giúp đảm bảo an ninh cho nước này khi xung đột chấm dứt.

Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine, hôm 15/2 phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, tuyên bố Mỹ sẽ đóng vai trò trung gian cho các cuộc đàm phán về hòa bình Ukraine, trong đó Moskva và Kiev là hai bên tham gia chính, đồng nghĩa châu Âu sẽ không góp mặt.

Phát biểu này đã khiến châu Âu bất bình, bởi họ cũng là bên đóng góp quan trọng cho viện trợ quân sự, tài chính tới Ukraine trong gần ba năm xung đột. Một số lãnh đạo châu Âu tuyên bố không chấp nhận bị loại khỏi các cuộc đàm phán và Mỹ, Nga "không thể thảo luận tương lai của Ukraine hoặc cấu trúc an ninh châu Âu mà không có người châu Âu"

Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho rằng thay vì than phiền về vấn đề châu Âu có được tham gia đàm phán hay không, các lãnh đạo châu lục cần "tham gia vào cuộc tranh luận bằng cách đưa ra đề xuất, ý tưởng cụ thể và tăng chi tiêu quốc phòng".

Một nhóm nước châu Âu, do Anh và Pháp dẫn đầu, đang lên phương án đưa quân đến Ukraine nhằm giúp đảm bảo an ninh cho nước này và thực thi bất cứ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào với Nga.

"Tôi sẽ không đề cập đến các năng lực cụ thể để thực hiện điều đó, nhưng tôi cho rằng nếu hòa bình được lập lại, chúng ta cần có một số phương án đảm bảo an ninh cho Ukraine và Anh sẽ tham gia vào quá trình đó", Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 13/2 nói.

Thông tin chi tiết về kế hoạch triển còn khá hạn chế, bởi các quốc gia tham gia thảo luận không muốn để lộ thông tin và trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin lợi thế trong trường hợp ông đồng ý ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt xung đột.

Nhưng có một điều chắc chắn là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cần được đảm bảo rằng an ninh của đất nước ông sẽ không bị xâm phạm sau khi đạt được thỏa thuận hòa bình. Cách đảm bảo an ninh tốt nhất là tư cách thành viên NATO mà Ukraine được hứa hẹn từ lâu, nhưng Mỹ mới đây đã loại bỏ khả năng kết nạp nước này vào khối.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lắng nghe Phó tổng thống Mỹ JD Vance trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị An ninh Munich ngày 14/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lắng nghe Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị An ninh Munich ngày 14/2. Ảnh: AFP

Giới chức châu Âu bắt đầu tìm hiểu về việc triển khai quân tới Ukraine từ khoảng một năm trước, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố không loại trừ khả năng triển khai lực lượng quân sự đến Ukraine.

Kế hoạch của ông Macron đã tạo ra làn sóng phản ứng gay gắt ở châu Âu, đặc biệt là từ các lãnh đạo Đức và Ba Lan, nhưng ý tưởng của ông đã gây chú ý kể từ đó.

Cảm giác cấp bách của châu Âu tăng lên sau khi ông Donald Trump đắc cử. Lo ngại Mỹ có thể bỏ qua họ, thậm chí cả Ukraine, trong các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột với Nga, tháng 12 năm ngoái, một nhóm quan chức Anh, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Ba Lan và Liên minh châu Âu (EU) họp với Tổng thống Zelensky tại tư dinh của ông Rutte ở Brussels, Bỉ.

Họ đã thảo luận về ý tưởng đưa quân đến Ukraine mà Tổng thống Macron đưa ra. Tuy nhiên, đội quân này nên được tổ chức như thế nào hay lực lượng tham gia là ai vẫn phụ thuộc vào việc một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ gồm những điều khoản gì, bên cạnh hàng loạt yếu tố khác, giới quan sát đánh giá.

Hiến pháp Italy có những hạn chế về triển khai quân đội ra nước ngoài. Hà Lan sẽ cần được quốc hội bật đèn xanh, cũng như Đức, nước có thể thay đổi lập trường sau cuộc bầu cử ngày 23/2, mở đường cho một chính phủ mới. Ba Lan hiện tỏ ra thận trọng vì vẫn còn một số bất đồng với Ukraine từ Thế chiến II.

"Chúng tôi đang ở giai đoạn rất sớm của kế hoạch đó", Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevklur trả lời hãng thông tấn AP bên lề Hội nghị An ninh Munich, thêm rằng điều quan trọng nhất hiện tại là các đồng minh châu Âu phải hiểu rõ chiến tuyến ở Ukraine sẽ trông như thế nào trước khi đưa ra kế hoạch điều quân.

Theo ông, nếu cả Nga và Ukraine giảm lực lượng của họ dọc theo tiền tuyến xuống còn "vài nghìn người", "châu Âu sẽ không gặp vấn đề gì khi hiện diện ở đó", nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều nếu "một cuộc xung đột dữ dội" vẫn tiếp diễn.

Nếu Nga và Ukraine đồng thuận với các điều khoản ngừng bắn thỏa mãn cả đôi bên, lực lượng đồn trú có thể nhỏ hơn và sẽ cần ít biện pháp phòng ngừa an ninh hơn. Nhưng các chuyên gia và quan chức khu vực cảnh báo với tình hình hiện tại, châu Âu có lẽ sẽ phải triển khai một lực lượng hùng hậu và đông đảo, thay vì một đội gìn giữ hòa bình quy mô nhỏ như lực lượng mũ nồi xanh của Liên Hợp Quốc.

"Đó phải là một lực lượng thực chất để răn đe ý định nắn gân của Nga", cựu tổng tư lệnh lục quân Mỹ tại châu Âu Ben Hodges tháng trước phát biểu tại sự kiện của Trung tâm Chính sách châu Âu, tổ chức tư vấn có trụ sở ở Brussels, Bỉ.

"Nếu chúng ta gửi quân tới Ukraine, họ phải có lực lượng không quân, bộ binh lớn, máy bay không người lái (UAV), phương tiện chống UAV, phòng không và phòng thủ tên lửa. Tất cả những thứ đó", ông nói. "Nếu chỉ cử tới một nhóm lính mũ nồi xanh trang bị súng trường, họ sẽ bị nghiền nát".

Tướng về hưu Dominique Trinquand, cựu chỉ huy phái bộ quân sự của Pháp tại Liên Hợp Quốc, đồng tình rằng lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc chỉ phù hợp "để triển khai ở những khu vực ổn định hơn".

"Việc tiến hành chiến dịch này với binh sĩ được huy động từ khắp nơi trên thế giới sẽ mất khoảng một năm", ông nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Spruds trong khi đó cho hay việc huấn luyện lính và đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine cũng là những việc quan trọng cần làm.

Bản chất của thỏa thuận hòa bình sẽ quyết định quy mô và vị trí của lực lượng châu Âu triển khai tại Ukraine. Tổng thống Zelensky từng nhấn mạnh rằng châu Âu cần huy động ít nhất 100.000-150.000 quân. Truyền thông đưa tin quân số sẽ chỉ rơi vào khoảng 30.000-40.000. Các nhà ngoại giao và quan chức khu vực vẫn chưa xác nhận bất kỳ con số nào.

Ukraine cũng muốn được hỗ trợ trên không chứ không chỉ riêng bộ binh.

Điều rõ ràng là châu Âu sẽ phải đối mặt rất nhiều thách thức khi muốn tập hợp một lực lượng quân sự lớn và họ chắc chắn không thể làm điều này nhanh chóng.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 14/2 với Financial Times, Tổng thống Macron cho biết ý tưởng về việc triển khai một lực lượng lớn là "xa vời". "Chúng ta phải làm những việc phù hợp, thực tế, được cân nhắc kỹ lưỡng, có tính toán và qua thương lượng", ông cho hay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuần qua cho rằng cần triển khai "lực lượng quốc tế mạnh để giám sát ranh giới giao tranh", đề cập tới tiền tuyến dài khoảng 1.000 km giữa Nga và Ukraine.

Song châu Âu không mặn mà với phương án này, vì nó đòi hỏi quá nhiều quân. Họ cho rằng một loại "bảo đảm từ Mỹ" là điều cần thiết hậu xung đột, bởi quân đội các nước châu Âu từ lâu đã dựa vào hậu cần, năng lực không vận của Washington để tiến hành các chiến dịch.

Binh sĩ Ukraine tại một vị trí bên ngoài thành phố Pokrovsk, miền đông đất nước, hồi tháng 8/2024. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine tại một vị trí bên ngoài thành phố Pokrovsk, miền đông đất nước, hồi tháng 8/2024. Ảnh: Reuters

Tại trụ sở NATO hôm 12/2, Bộ trưởng Hegseth đã bác bỏ khả năng triển khai quân đội Mỹ tới Ukraine. Tuy nhiên, Phó tổng thống Mỹ JD Vance trong cuộc phỏng vấn một ngày sau đó với WSJ lại tuyên bố Mỹ sẽ xem xét phương án triển khai lực lượng quân sự tới Ukraine, cũng như áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga, nếu Tổng thống Putin không tham gia đàm phán hòa bình Ukraine một cách thiện chí và không đảm bảo độc lập lâu dài cho Ukraine.

Thông điệp bất nhất giữa Phó tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang tạo ra sự bối rối trên khắp châu Âu và nó càng được khuếch đại sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump với người đồng cấp Nga tuần qua.

Một quan chức EU tiết lộ cả NATO lẫn EU đều không được Washington báo trước về cuộc điện đàm Trump - Putin, tạo ra ấn tượng rằng châu Âu đang bị gạt ra bên lề trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Ukraine.

Theo quan điểm của Ukraine, một sứ mệnh quân sự chỉ có châu Âu tham gia sẽ không hiệu quả. "Mọi đảm bảo an ninh đều không thể thành công nếu thiếu người Mỹ", Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha hôm 13/2 cảnh báo.

Vũ Hoàng (Theo AP, WSJ, Washington Post)
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,645
Động cơ
944,220 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn gốc chính xác là : " phương tây và hoa cầy muốn làm suy yếu nước Nga, phân hóa nội bộ lãnh đạo nước Nga, từ đó cài cắm và khống chế nước Nga nhằm khai thác nguồn tài nguyên giá rẻ từ nước Nga. Đồng thời nếu khống chế được nước Nga thì sẽ khống chế được Trung quốc, đảm bảo được vị trí độc tôn của phương tây hàng trăm nữa"
Đó chỉ đơn giản vậy thôi, còn ba cái phắc xíc, Barenda gì đó thì chỉ là công cụ để bọn chúng thực hiện.
Giờ TQ quá mạnh, lại có nhiều mối liên kết làm ăn nên hoa cầy và phương tây không tiện ra tay được, chỉ có Nga là quá phù hợp.
He he, thật may là Nga đã trụ vững, chứ em không thể hình dung nổi thế giới này sẽ ra sao dưới sự thống trị của đám tây lông khốn nạn giả tạo.
Cụ chuẩn!

Âu cũng là do tài nguyên của Nga nhiều và bán giá rẻ làm cho Họ phát thèm và ghen tị.

Trước đây Họ đi đánh cướp giết từ các thuộc địa về làm giàu, xây dựng thế giới văn minh cho mình, tạo lên thế độc tôn cho mình bằng nhiều thủ thuật, tự xây dựng các định chế để tiếp tục hút tài sản của TG: in tiền, trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thẩm định - cấp phép, toà án, ... Ngày nay, dân số họ đã già, quen hưởng thụ chất lượng cao nhưng lười lao động, tài nguyên sẵn không có, số cướp về đã cạn kiện, nên họ hướng đến Nga và Ukr. Tiếc là Ukr dính bả nên tan nát, may Nga vững vàng giữ được, không thì họ tiếp tục bài ca đạo đức.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,926
Động cơ
372,189 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Có vẻ chơi với nhau đủ lâu để nhiễm tính cách của nhau. Anh Rông cũng hề hước như anh Dê vậy.
Còn chưa được mời ngồi vào bàn nói chuyện với các anh lớn mà mơ mộng : "chính người Ukraine sẽ là những người dẫn dắt các cuộc thảo luận"
Haiz.

Sau tuyên bố "chính người Ukraine sẽ là những người dẫn dắt các cuộc thảo luận để đạt được một nền hòa bình vững chắc và lâu dài", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lập tức có những nỗ lực cụ thể.

Chú thích ảnh

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hãng tin Reuters. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào ngày 17/2 với các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Thủ tướng Anh, để thảo luận về cuộc chiến tại Ukraine sau khi các quan chức Mỹ gợi ý rằng châu Âu sẽ không có vai trò trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 16/2, Phủ tổng thống Pháp cho biết ông Macron đã kêu gọi các cuộc “tham vấn” và hội nghị này sẽ đề cập đến sự thay đổi đầy biến động trong cách tiếp cận của Mỹ đối với Ukraine cũng như những rủi ro đi kèm đối với an ninh của châu Âu.
Những người tham dự hội nghị bao gồm Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa.
Cũng trong ngày 16/2, viết trên mạng xã hội X, Thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đã có cuộc điện đàm với Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia, trong đó hai bên đã thảo luận về cuộc chiến do Liên bang Nga tiến hành ở Ukraine cũng như vai trò của Saudi Arabia có thể đảm nhiệm trong việc thúc đẩy một nền hoà bình vững chắc và bền vững, trong đó châu Âu giữ vị trí trung tâm.
Trước đó một hôm, cũng trên mạng xã hội X, ông Macron đã viết về vấn đề Ukraine mà giới truyền thông cho rằng là một tuyên bố đanh thép.
Ông Macron nói rằng: “Chính người Ukraine sẽ là những người dẫn dắt các cuộc thảo luận để đạt được một nền hòa bình vững chắc và lâu dài. Pháp sẽ hỗ trợ Ukraine trong nỗ lực này”.
Đối với châu Âu, ông Macron cho rằng: “Những người châu Âu cần củng cố an ninh tập thể và trở nên tự chủ hơn. Pháp sẽ đóng vai trò đầy đủ trong việc thúc đẩy quá trình này”.
Các tuyên bố và nỗ lực của phía Pháp được đưa ra sau loạt động thái liên quan tới vấn đề Ukraine của phía Mỹ khiến các đồng minh châu Âu trong NATO và Kiev “sửng sốt”.

Chú thích ảnh

Ảnh chụp màn hình tài khoản mạng xã hội X của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Ngày 15/2/2025, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đồng thời tuyên bố: “Chính người Ukraine sẽ là những người dẫn dắt các cuộc thảo luận để đạt được một nền hòa bình vững chắc và lâu dài. Pháp sẽ hỗ trợ Ukraine trong nỗ lực này”.
Trước tiên là vào ngày 12/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông đã có cuộc điện đàm dài và cực kỳ hiệu quả với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin mà không tham vấn với các đồng minh châu Âu trong NATO và Kiev.
Sau cuộc điện đàm, ông Trump đã viết trên mạng xã hội Truth Social rằng trong điện đàm ông và nhà lãnh đạo Liên bang Nga đều đồng ý “chấm dứt những cái chết của hàng triệu người trong cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine”, “nhất trí để các đội đàm phán của mình bắt đầu thương lượng ngay lập tức”.
Ông Trump cũng thông báo rằng ông đã giao nhiệm vụ cho một nhóm đàm phán bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz cùng Đại sứ kiêm Đặc phái viên Steve Witkoff dẫn dắt các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời tin tưởng mạnh mẽ rằng sẽ thành công.
Tiếp đó là vào ngày 15/2, đặc phái viên Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga, ông Keith Kellogg, tiếp tục làm châu Âu chấn động khi tuyên bố rằng họ sẽ không có ghế trong bàn đàm phán hòa bình Ukraine, ngay cả sau khi Washington gửi một bản câu hỏi tới các thủ đô châu Âu để hỏi về những gì họ có thể đóng góp cho các đảm bảo an ninh đối với Kiev.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) về triển vọng châu Âu có mặt tại bàn đàm phán hòa bình Nga - Ukraine, ông Kellogg, cho biết: "Tôi là người theo trường phái hiện thực. Tôi nghĩ điều đó sẽ không xảy ra. Điều chúng ta không muốn làm là tham gia vào một cuộc thảo luận nhóm lớn".
Cho rằng sự tham gia của châu Âu không cần thiết, ông Kellogg dẫn ví dụ về sự đổ vỡ của thỏa thuận Minsk. "Hãy nhớ lại Minsk-2 - có rất nhiều nhà lãnh đạo châu Âu ở đó và chúng đã thất bại nặng nề", ông Kellogg nói.
Theo hãng tin Reuters, hàng chục hội nghị thượng đỉnh liên quan đã được tổ chức (kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang vào tháng 2/2022) đã cho thấy EU với 27 quốc gia thành viên vẫn lúng túng, chia rẽ và gặp khó khăn trong việc đưa ra một kế hoạch thống nhất nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và ứng phó với Liên bang Nga, ngay cả khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva (Moscow) chuẩn bị bước sang năm thứ tư.
Một số quốc gia không hài lòng khi hội nghị này chỉ dành cho một số nhà lãnh đạo được chọn lọc thay vì một hội nghị thượng đỉnh đầy đủ của EU, theo các quan chức EU.
Phủ tổng thống Pháp tìm cách xoa dịu những lo ngại đó, cho biết cuộc họp hôm 17/2 có thể dẫn đến các hình thức khác “với mục tiêu tập hợp tất cả các đối tác quan tâm đến hòa bình và an ninh châu Âu”.

Thành Nam/Báo Tin tức (Theo Reuters/RT/X)
 

Finew

Xe buýt
Biển số
OF-740882
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
882
Động cơ
189,057 Mã lực
Em đọc đâu đó thông tin bác Trum mời Nga quay lại G8. Đó có thể là tín hiệu đầu tiên.

Nhưng Trum là nhà chính trị bất quy tắc. Câu chuyện nhẽ còn nhiều diễn biến bất ngờ.
Chính xác phải là G7+, G7 coi Nga là cây xăng. Khả năng cao sẽ không quay trở lại;
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,926
Động cơ
372,189 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Chỉ là thuần túy việc làm ăn thôi mà.


VOV.VN - Mỹ và Ukraine bắt đầu chia rẽ sâu sắc sau cuộc điện đàm thượng đỉnh chấn động giữa Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin. Tình thế Ukraine đang khó khăn hơn lúc nào hết.

Mỹ bỏ rơi Ukraine trong đàm phán hòa bình?
Khác biệt giữa Kiev và Washington ngày càng gia tăng. Chính sách của Nhà Trắng đang có nhiều mâu thuẫn về vấn đề Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đang bị gạt khỏi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Mỹ về Ukraine. Theo những thông tin mới nhất, không chỉ Ukraine mà cả EU cũng bị loại khỏi những cuộc đàm phán hòa bình sắp tới giữa Mỹ và Nga về Ukraine.

cai gia ukraine phai tra khi my quyet dinh dam phan tay doi voi nga hinh anh 1

Điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Trump. Đồ họa: RT.

Ngày 12/2/2025, Tổng thống Mỹ Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Putin - đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai ông kể từ sau khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng 1. Đáng chú ý, ông Trump gọi điện cho ông Putin nhưng lại không hề tham vấn trước với cả EU lẫn Ukraine, đồng thời tuyên bố sẽ khởi động đàm phán hòa bình về Ukraine ngay lập tức.
Tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Peter Hegseth nói rằng Ukraine không thể gia nhập NATO, cũng không thể lấy lại biên giới trước năm 2014 (thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea). Không rõ liệu ông Hegseth lỡ miệng nói ra một cột trụ trong thỏa thuận hòa bình ngầm giữa các tổng thống Trump và Putin hay là ông đang làm suy yếu sức mặc cả của Kiev trước khi đàm phán bắt đầu.

Các đồng minh của Ukraine có thể đã ngầm thừa nhận rằng trong ngắn hạn, Ukraine không thể gia nhập NATO cũng như khôi phục lại biên giới trước năm 2014 nhưng những nhượng bộ này được cho là để dành cho đàm phán với Nga chứ không phải là để tiết lộ sớm.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Zelensky cảnh báo Mỹ chớ đạt một thỏa thuận với Nga ngay sau lưng Ukraine. Ông nói: “Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận những thỏa thuận đạt được sau lưng chúng tôi, thiếu sự tham gia của chúng tôi. Không thể có quyết định nào về Ukraine mà thiếu Ukraine. Cũng không có quyết định nào về châu Âu mà thiếu châu Âu”.

Bất đồng trong vấn đề đất hiếm giữa Kiev và Washington
Theo NBC News, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã đề xuất với Tổng thống Ukraine Zelensky rằng Mỹ cần được sở hữu 50% khoáng sản đất hiếm ở Ukraine để đổi lấy việc Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo giới chức Mỹ, sự dàn xếp này là nhằm tạo đường cho Ukraine thanh toán với Mỹ hàng tỷ USD dưới dạng vũ khí và các loại viện trợ khác mà Mỹ đã gửi cho Ukraine kể từ đầu xung đột Nga - Ukraine vào tháng 2/2022.
Giới chức Mỹ cũng thể hiện sẵn lòng triển khai quân Mỹ sang Ukraine để bảo vệ các khoáng sản đất hiếm này miễn là đạt được thỏa thuận với Nga về chấm dứt xung đột vũ trang tại đây.
Thế nhưng hôm 15/2/2025, Tổng thống Zelensky nói với các phóng viên rằng ông chưa đồng ý với đề xuất của chính quyền Tổng thống Trump về việc Kiev trao cho Washington quyền sở hữu nguồn khoáng sản của mình. Lý do, theo ông Zelensky, là Ukraine chưa sẵn sàng, khi mà “bảo đảm an ninh” cho Ukraine chưa phải là một phần trong đề xuất của Mỹ.

Ông Trump trước đó cho biết Mỹ quan tâm đến quyền tiếp cận các đất hiếm của Ukraine - thứ khoáng sản cần thiết cho việc tạo ra nam châm, xe điện, điện thoại di động và những hệ thống phòng thủ công nghệ cao.
Một cố vấn cấp cao Ukraine cho biết người này ngỡ ngàng trước quy mô yêu sách của chính quyền Trump đối với Ukraine. Vị này so sánh đòi hỏi của chính quyền Trump với hoạt động của châu Âu khai thác tài nguyên châu Phi trong thế kỷ 18.
Cũng hôm 15/2, ông Zelensky thú nhận mình cảm thấy căng thẳng trước cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với Ukraine. Ông cho biết, ông muốn không chỉ Mỹ mà còn cả châu Âu tham gia đầu tư vào phát triển các nguồn lực của Ukraine.

Hoài nghi Mỹ, Ukraine đề xuất quân đội riêng cho châu Âu
Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 15/2 kêu gọi thành lập một quân đội châu Âu. Ông Zelensky cho rằng châu Âu không còn được bảo đảm chắc chắn về sự bảo vệ từ phía Mỹ và sẽ chỉ nhận được sự tôn trọng từ Washington nếu sở hữu một quân đội mạnh của riêng mình. Ông nói, đã đến lúc phải tạo ra một quân đội của riêng châu Âu, bao gồm cả Ukraine trong đó.
Phát biểu trước Hội nghị An ninh Munich (Đức), Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Vance ngày trước đó đã chỉ rõ rằng quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đang thay đổi.
Ông Zelensky nói: “Chúng ta hãy thẳng thắn. Giờ đây chúng ta không thể loại trừ khả năng Mỹ sẽ nói “không” với châu Âu trong những vấn đề đe dọa châu lục này”.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng một quân đội châu Âu là điều cần thiết để bảo đảm “tương lai của châu lục này phụ thuộc vào riêng châu Âu, và những quyết định về châu Âu được thực hiện ngay tại châu Âu”.

Trung Hiếu/VOV.VN tổng hợp
Nguồn: FirstPost, Reuters, WashingtonPost, CNN
 

LPMTUAN

Xe tải
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
405
Động cơ
68,645 Mã lực
Tuổi
34

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
4,307
Động cơ
534,862 Mã lực
Mỹ là tay buôn nhiệm kỳ này thấy hẹp cửa kiếm trác thì bắt tay Nga, đẩy mối đe doạ quân sự tiềm ẩn lên Châu Âu, bắt các nước tự cường và mạnh chi cho quốc phòng bởi sau 3 năm bơm máu các a cũng cạn, mà a ấy lại là người bán. Lực a ấy dồn sang chỗ khác...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top