[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
11,042
Động cơ
1,052,546 Mã lực
Xem cái clip này thì anh lính Ucr này em đoán chưa đến 18. Chứ làm gì có lính nào lại nghịch dốt thế.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,271
Động cơ
458,595 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Trong khi đó anh Ze lại đang mải lo lắng cho an ninh năng lượng của các nước Baltics, khô hạn lời.
IMG_1936.jpeg

Định luật bảo toàn phụ thuộc: Sự phu thuộc ko tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi.
Nga ko bán được điện cho mấy nước này thì cũng giảm thu 1 mớ tiền. Nước đi này em thấy bọn EU đã thắng lợi, nhất là mấy thằng bán điện.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,271
Động cơ
458,595 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
USAID là công cụ cho CIA, pentagon và phục vụ lợi ích của Mỹ + PT.
Cách mạng mầu, các mùa xuân đều được tài trợ và thúc đẩy bởi các USAID.
Lý do tại sao dự luật "các đại diện nước ngoài" của Gruzia lại trở thành các cuộc biểu tình bạo lực, EU và Mỹ hỗ trợ biểu tình, lên án chính phủ Gruzia.

Anh Trinh Văn Mớt sao kê tk của USAID này mới thấy quỹ từ thiện của tây đớp dầy vãi luôn.
 

Su34

Xe hơi
Biển số
OF-787475
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
115
Động cơ
42,872 Mã lực
Tuổi
31
iem phản đối 🤣
Theo quan điểm của em về khu vực hướng nam Kursk ở hiện tại không phải là Kick @ run mà là chấp nhận mất trắng và xua quân + khí tài vào bất chấp tổn thất. Mục đích chính vẫn là điểm danh và làm media với các quan thầy thôi.
Em biết ngay mà, cho quân lên xong dùng luôn mấy cái video của tụi Scoter nát rượu phá hủy thiết giáp của Ukraina để làm định vị trên map, cứ chỗ nào có xe thiết giáp cháy là media Ukraina định vị luôn kiểu : "chỗ này tụi tau đã check in và chiếm dc" .
Sau đó mặc xác tụi bộ binh bị đổ bộ bất đắc dĩ trong tuyết lạnh sau khi xe bị cháy.
Chứ làm gì có bất cứ 1 clip cắm cờ nào giống kiểu của tụi Scoter nát rượu đánh ở Donbass
Hiện tại theo cập nhật của mapper thân Nga thì cái phần phình ra mấy hôm trc ở hướng đông nam Sudzha đã bị cắt, tham gia thanh tảo góc này là đội lính VDV 106 TULA. Toàn bộ những clip tụi Scoter nát rượu đăng lên toàn là phá hủy thiết giáp, không thấy clip bắt tù binh, cái này mới là đáng ngại cho mấy ông lính Ukraina bị xua vào đây
IMG_20250210_092343_970.jpg


Em thì lại đang quan tâm đến món đất hiếm của Ukraina cơ 😆. Trong ảnh thì công dân Ukraina Volodymyr Zelensky đang giới thiệu và trưng bày các tài nguyên khoáng sản của người dân Ukraina cho media phương tây và chờ các quan thầy "chốt đơn" .
Vậy là Ukraina sắp chẳng còn lại gì, cơ sở hạ tầng nát, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ, những người đàn ông từ khỏe mạnh nhất hoặc kể cả già ốm cũng đang lần lượt "mất tích" , thậm chí lứa 18+ tới đây chắc chắn cũng sẽ bị đem đi nướng nốt dưới chiêu bài "hợp đồng 1 năm". Còn mỗi món tài nguyên thiên nhiên giờ công dân Ukraina Volodymyr Zelensky cùng bộ sậu cũng đem đi đổi chác nốt. Sau cùng thì cũng chỉ là 1 phi vụ làm ăn
Bi kịch.
Screenshot_20250209-220813.png
đúng là toàn quyết định đi vào lòng đất, mấy hôm này tràn ngập clip đánh thiết giáp = fpv, bọn nga đã trả giá quá đắt khi chời trò rồng rắn lên mây rồi, phải chuyển sang đi bộ xé nhỏ đội hình đột kích, đây u cà hiên ngang ỷ lại thiết giáp lao lên, giữa 1 đàn uav soi trên đầu thì không hiểu đám xe này thọ kiểu gì, chưa kể còn lộ hết cả vị trí nữa, chịu luôn, thôi đất nước nó diễn viên hài lãnh đạo thì phải tấu hài thôi nhưng thay vì tiếng cười thì nó là xương máu, mạng người, thật "sót sa"...
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,295
Động cơ
691,235 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mình phải hướng về dân chủ, lìa xa độc tài cụ à
Em nghĩ như này hơi mất thời gian. Tổ chức, bỏ phiếu, kiểm phiếu, thống kê, kiện tụng, cáo buộc các kiểu cũng mất 3-4 tháng - trong lúc đó Nga lại chiếm 1 mớ đất. Nhanh nhất và dân chủ nhất với trường hợp của Ukraine là lôi lên xe M113 là xong, như Mỹ đã từng làm ở nơi khác.
 

bhld

Xe máy
Biển số
OF-735713
Ngày cấp bằng
11/7/20
Số km
74
Động cơ
74,417 Mã lực
Khắc tinh của UAV là đây, ngon bổ rẽ. Việc gì phải đao to búa lớn, súng điền từ, gây nhiễu....
Nếu U dùng pháo bắn thì lưới này tan nát ngay! Nhưng tiền 1 viên đạn pháo chuẩn EU cỡ 5k usd hay 126 triệu thì lại mua lưới và lắp lưới nhoè!
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,770
Động cơ
371,218 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Leopard-2 thất thể ở mặt trận U cà rồi nên giờ phải ra con khác để thay thế.

Đức phát triển xe tăng chủ lực thế hệ mới, có hỏa lực và trang bị hiện đại hơn nhiều so với mẫu Leopard 2 đã tham chiến ở Ukraine.

Đức đã tiến thêm một bước trong quá trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới với loạt hợp đồng nghiên cứu kỹ thuật về đạn pháo cỡ 130 mm, hệ thống động cơ, hệ thống bảo vệ và các thiết bị khác.

Văn phòng mua sắm vũ khí của quân đội Đức đã công bố chi tiết các nghiên cứu kỹ thuật của mẫu xe tăng mới trên nền tảng mua sắm quốc phòng châu Âu, tập trung vào ba lĩnh vực chính: hỏa lực, khả năng cơ động và hệ thống bảo vệ.

Những công nghệ này dự kiến được tích hợp vào mẫu xe tăng thế hệ mới, có thể được gọi là Leopard 3. Đây sẽ là mẫu xe tăng chuyển tiếp mà quân đội Đức sẽ sử dụng trong khi chờ biên chế xe tăng hoàn toàn mới MGCS được phát triển trong dự án hợp tác giữa Pháp và Đức.

Xe tăng Leopard 2A8. Ảnh: KNDS

Xe tăng Leopard 2A8. Ảnh: KNDS

Các công nghệ mới trên Leopard 3 đều có khả năng tương thích với Leopard 2, mẫu xe tăng đã được viện trợ cho Ukraine và đang tham chiến ở nước này. Tuy nhiên, chúng sẽ mang lại hỏa lực và trang bị hiện đại hơn nhiều so với thế hệ cũ.

Công ty Rheinmetall sẽ đảm nhiệm nghiên cứu về pháo 130 mm trên xe tăng mới. Hãng này đã phát triển pháo 130 mm trong nhiều năm qua như một phần của kế hoạch nâng cấp hỏa lực xe tăng. So với pháo 120 mm L55 hiện tại, pháo 130 mm của Rheinmetall ngắn hơn, nhưng có khả năng xuyên giáp mạnh hơn 50%.

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào ba loại đạn: DM13 là đạn tiêu chuẩn dùng trong thử nghiệm, DM11 là đạn nổ mạnh đa năng và DM23 là đạn động năng xuyên giáp. Pháo 130 mm có cỡ nòng lớn hơn, nặng hơn pháo 120 mm và yêu cầu hệ thống nạp đạn tự động để vận hành hiệu quả.

Công ty Liebherr sẽ nghiên cứu và phát triển động cơ OLYMP dành cho Leopard 3, có thể được dùng trên những khí tài khác trong tương lai. Nghiên cứu sẽ bao gồm toàn bộ hệ thống động cơ, hộp số, hệ thống làm mát, hệ thống lọc khí, bộ phận xả và giá lắp động cơ. Liebherr trước đây từng phát triển động cơ cho xe chiến đấu bộ binh Marder 1 và Lynx KF41.

Các pháo thảo thiết kế nòng pháo 140 mm, 120 mm L55 và 120 mm L44 dành cho các dự án xe tăng Đức. Ảnh: Rheinmetall

Phác thảo thiết kế nòng pháo 140 mm, 120 mm L55 và 120 mm L44 dành cho các dự án xe tăng Đức. Ảnh: Rheinmetall

Hai công ty Hensoldt và KNDS Deutschland sẽ nghiên cứu hệ thống bảo vệ nâng cao cho Leopard 3.

Một trong những mục tiêu là phát triển phiên bản mới của hệ thống bảo vệ đa năng MUSS 2.0, giúp xe tăng đối phó tên lửa chống tăng có điều khiển, phát hiện đạn vạch đường, tia laser và các mối đe dọa khác. Hệ thống này có khả năng tự động ưu tiên và vô hiệu hóa các mối đe dọa, phù hợp với tác chiến hiện đại.

Hai công ty này cũng nghiên cứu hệ thống hiệu chỉnh nòng pháo tự động, giúp khắc phục sai lệch do hiện tượng cong vênh của nòng vì thay đổi nhiệt độ, điều mà trước đây pháo thủ phải thực hiện thủ công trên Leopard 2.

Dự kiến, quân đội Đức có thể đưa Leopard 3 vào biên chế trong thập niên 2030 nếu chính phủ chấp thuận dự án. Theo các nguồn tin quốc phòng, Leopard 3 sẽ được thiết kế để đáp ứng các mối đe dọa hiện tại và có nhiều tính năng vượt trội so với Leopard 2A8, phiên bản tiên tiến nhất của Leopard 2 hiện nay.

Quá trình nghiên cứu kỹ thuật sẽ hoàn tất vào cuối năm 2026, sau đó các thông số kỹ thuật chi tiết sẽ được xác định.

Mệ thống bảo vệ MUSS 2.0 trên thiết giáp Puma. Ảnh: Hensoldt

Hệ thống bảo vệ MUSS 2.0 trên thiết giáp Puma. Ảnh: Hensoldt

Hiện chưa rõ Leopard 3 sẽ ảnh hưởng ra sao đến dự án Leopard 2 A-RC 3.0 của KNDS, mẫu xe tăng có tháp pháo không người lái và được trang bị pháo chính 140 mm. Trong khi đó, hãng Rheinmetall đã giới thiệu KF51 Panther vào năm 2022, mẫu xe tăng sử dụng pháo 130 mm nhưng có cấu trúc truyền thống với tháp pháo có người điều khiển.

Dù Pháp và Đức vẫn cam kết "về đích" với dự án MGCS, quân đội Đức dường như nhận thấy họ cần một mẫu xe tăng chuyển tiếp khi chờ ngày MGCS ra mắt. Mặt khác, những nghiên cứu kỹ thuật cho Leopard 3 cũng có thể bổ trợ cho dự án MGCS trong tương lai, giúp giảm chi phí và giảm thời gian quân nhân làm quen với khí tài mới.

Thanh Danh (Theo TWZ, AP)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,770
Động cơ
371,218 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Mới kiếm được mấy điếu lá đu đủ mốc hay sao mà húng vậy. Dám tống tiền Mỹ và PT à !!!

Tổng thống Ukraine vừa yêu cầu các nước phương Tây chọn giữa cung cấp vũ khí hạt nhân và cho phép nước này gia nhập NATO. Tuyên bố lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Ukraine tự phá hủy các đầu đạn hạt nhân dưới sự giám sát của các chuyên gia Mỹ, Nga theo Bản ghi nhớ Budapest 1994. Ảnh: Sohu.
Ukraine tự phá hủy các đầu đạn hạt nhân dưới sự giám sát của các chuyên gia Mỹ, Nga theo Bản ghi nhớ Budapest 1994. Ảnh: Sohu.

Hoặc cho Ukraine gia nhập NATO hoặc trả lại vũ khí hạt nhân
Theo hãng TASS của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn giới truyền thông gần đây rằng vì các nước phương Tây không cho phép Ukraine gia nhập NATO nên họ phải trả lại vũ khí hạt nhân và hệ thống tên lửa cho Ukraine, và phải đưa quân đội tới đồn trú để đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Trước tiên hãy nói về bối cảnh của tuyên bố này. Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ukraine rất mong muốn được gia nhập NATO để có được sự bảo hộ quân sự mạnh mẽ hơn nhằm chống lại các mối đe dọa có thể xảy ra từ Nga.
Tuy nhiên, cánh cửa NATO không dễ dàng mở ra, đặc biệt là đối với một khu vực nhạy cảm về mặt địa chính trị như Ukraine. Vì vậy, liên minh này luôn tránh đề cập đến yêu cầu trên.
Trước tình trạng đó, ông Zelensky đã đưa ra tối hậu thư rằng nếu Ukraine không thể gia nhập NATO trong vòng 10 năm nữa, thì tốt nhất nên trả lại các vũ khí hạt nhân và các hệ thống tên lửa cho Ukraine.
Đồng thời, ông cũng kêu gọi các nước phương Tây tài trợ cho Ukraine để xây dựng một quân đội có triệu người và đưa quân đội của họ tới Ukraine đồn trú.

2.png
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters.

Những lời này không hề đơn giản như kiểu "xin tiền và xin người", mà giống như một lời nhắc nhở với đối tác: việc tham gia NATO hay trả lại vũ khí hạt nhân là tùy thuộc vào quyết định của phương Tây.
Tất nhiên, tuyên bố của ông Zelensky cũng gây ra sự bất bình ở Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova chỉ trích ông Zelensky là "một kẻ mất trí sử dụng hạt nhân như một công cụ tống tiền".

Tại sao Ukraine phá hủy vũ khí hạt nhân của mình?
Trên thực tế, muốn hiểu tại sao ông Zelensky lại đưa ra những phát ngôn như vậy, cần phải bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô.
Vào thời điểm đó, Ukraine thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân khổng lồ do Liên Xô để lại và trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới với 1.700 đầu đạn hạt nhân. Nhưng vào năm 1994, Ukraine đã quyết định thực hiện giải trừ vũ khí hạt nhân và ký Bản ghi nhớ Budapest với Nga, Mỹ và Vương quốc Anh, từ bỏ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình. Đổi lại, ba quốc gia này cam kết đảm bảo an ninh đầy đủ cho Ukraine.

gieng-phong-bi-pha-huy-8037.png
Giếng phóng (silo) tên lửa liên lục địa của Ukraine bị phá hủy. Ảnh: Sohu.

Lý do khiến Ukraine quyết định từ bỏ "lá chắn hạt nhân" mạnh như vậy là vì theo khuôn khổ “Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân” (Nuclear Non-Proliferation Treaty, NPT) ký năm 1986, nếu Ukraine vẫn kiên trì sở hữu vũ khí hạt nhân, rất có thể nước này sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập và phải gánh chịu lệnh trừng phạt.
Thứ hai, chi phí vận hành và bảo trì vũ khí hạt nhân cực kỳ cao. Theo thống kê, GDP của Ukraine khi đó chỉ đạt 70 tỷ USD, trong khi chi phí bảo dưỡng vũ khí hạt nhân vào khoảng 30-40 tỷ USD mỗi năm.
Điều quan trọng là kể từ năm 2014 tại Ukraine đã có những cuộc thảo luận về việc tái trang bị vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, tại các cơ quan ở Kiev vẫn còn các chuyên gia tham gia phát triển vũ khí hạt nhân và lưu giữ các bản vẽ có liên quan.

Pha huy ten lua.png
Các tên lửa liên lục địa của Ukraine bị phá hủy. Ảnh: NetEasy.

Mỹ và Nga có sự đồng thuận hiếm hoi về vũ khí hạt nhân
Điều này có nghĩa là nếu Ukraine quyết tâm một lần nữa trở thành cường quốc hạt nhân thì đây không phải là trở ngại không thể vượt qua về mặt kỹ thuật. Đây cũng là một trong những lý do khiến chính quyền Zelensky nhiều lần bày tỏ mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, cho đến nay, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vẫn luôn phản đối.
Việc ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga chắc chắn là quan trọng, nhưng không được gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Do đó, mặc dù có tin đồn rằng ông Biden sẽ "giao lại vũ khí hạt nhân cho Ukraine", nhưng ông vẫn cho rằng, trong bối cảnh tình hình an ninh toàn cầu vốn đã căng thẳng, việc có thêm các quốc gia mới có vũ khí hạt nhân là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Đáp lại ý tưởng của ông Zelensky, ông Keith Kellogg, đặc phái viên về xung đột Nga-Ukraine do tân Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vào ngày 6/2 rằng "không thể có chuyện" Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân.

Zelensky va Trump.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/2 ra điều kiện để được tiếp tục nhận viện trợ, Ukraine phải cung cấp đất hiếm cho Mỹ. Ảnh: NetEasy.

Mối lo ngại của EU cũng không thể bị bỏ qua. Đối với châu Âu, một nước Ukraine có vũ khí hạt nhân ở ngay trước cửa nhà sẽ phá vỡ sự cân bằng chiến lược của toàn bộ lục địa châu Âu và gây ra một loạt các cuộc khủng hoảng địa chính trị.
Quan điểm của Nga đương nhiên là phản đối. Theo quan điểm của họ, việc Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân là một “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận được. Một khi tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nga.
Trong tình hình này, việc Ukraine tiếp tục theo đuổi vũ khí hạt nhân sẽ giống như một cố gắng tuyệt vọng. Không chỉ chưa chắc chắn tăng cường an ninh của chính mình, mà còn có thể dẫn đến các đòn tấn công quân sự lớn hơn nữa.

Theo QQnews
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,295
Động cơ
691,235 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bên em đang có đề tài cho lĩnh vực này, rất mới và rất hóc búa. Riêng vấn đề AI để ứng dụng cho việc điều khiển UAV đang tranh cãi kịch liệt về 'đạo đức' cũng như nguy cơ mất kiểm soát khi AI tự học và tự tư duy
Thiết kế 1 cái kill switch mà tụi AI không biết, rồi cần thì ấn nút là xong thì có đc ko cụ?
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
13,004
Động cơ
1,200,424 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Thiết kế 1 cái kill switch mà tụi AI không biết, rồi cần thì ấn nút là xong thì có đc ko cụ?
Có đảm bảo AI "không biết" không Cụ?

Xưa nay chỉ có thằng thông minh, nghĩ nhanh hơn giấu thằng ngu hơn chứ làm ngược lại e là khó?
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,770
Động cơ
371,218 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Bệnh càng ngày càng nặng.

TPO - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẵn sàng gặp và đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu ông biết rằng cả Mỹ và châu Âu "sẽ không bỏ rơi" Ukraine.

Tuyên bố trên được ông Zelensky đưa ra khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Anh ITV News.
Tổng thống Ukraine nói: "Nếu tôi biết rằng Mỹ và châu Âu không bỏ rơi chúng tôi, rằng họ sẽ hỗ trợ chúng tôi và cung cấp cho chúng tôi các bảo đảm an ninh, thì tôi sẽ chuẩn bị cho bất kỳ hình thức đàm phán nào".
Khi được hỏi liệu ông có đồng ý đóng băng các hoạt động thù địch dọc theo tiền tuyến hiện tại nếu Ukraine được bảo đảm an ninh, Tổng thống Zelensky trả lời: "Còn tùy thuộc".
Nhà lãnh đạo Ukraine không muốn đóng băng tiền tuyến vì "một số thành phố của chúng tôi sẽ phải chịu thiệt hại, những thành phố này hiện đang bị cắt đứt bởi đường giao tranh".
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Piers Morgan, Tổng thống Zelensky cho biết sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Nga Putin nếu đó là kế hoạch duy nhất mang lại hòa bình cho người dân Ukraine.
Sau đó, Điện Kremlin tuyên bố Mátxcơva vẫn cởi mở với các cuộc đàm phán mặc dù "lo ngại về tính hợp pháp" của Tổng thống Ukraine Zelensky, khi nhiệm kỳ của ông Zelensky về lý thuyết đã kết thúc vào năm ngoái.

Tổng thống Zelensky sẵn sàng đàm phán nếu Mỹ, châu Âu không bỏ rơi Ukraine ảnh 1
Tổng thống Zelensky trả lời phỏng vấn ITV News. (Ảnh: Pravda)

Cũng trong cuộc phỏng vấn với ITV News, Tổng thống Zelensky cho biết ông tin rằng "Kế hoạch Chiến thắng" do Kiev đề xuất có thể là cơ sở cho kế hoạch của Tổng thống Mỹ Trump nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
"Chúng tôi đã viết điều này trong 'Kế hoạch Chiến thắng'. Các tài liệu cơ bản đã được Ukraine chuẩn bị. Đó có thể là cơ sở cho kế hoạch của ông Trump. Chắc chắn nếu không có Ukraine, sẽ không có kế hoạch nào. Lý tưởng nhất là kế hoạch của ông Trump cũng sẽ bao gồm sự hiện diện của châu Âu".
"Nếu có sự đối lập trong quan điểm của Mỹ và Ukraine, thì chiến thắng sẽ thuộc về Nga. Chiến thắng của Nga là một mất mát cho phương Tây, châu Âu và Mỹ", ông Zelensky nói.
Tổng thống Zelensky tin rằng Ukraine sẽ có thể giành lại các vùng lãnh thổ mà Mátxcơva đang kiểm soát khi lực lượng Nga suy yếu.
"Khi Nga suy yếu - điều chắc chắn sẽ xảy ra - mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo mọi thứ trở lại bình thường càng sớm càng tốt. Và bằng con đường ngoại giao".
Khi được hỏi liệu lá cờ Ukraine còn có thể tung bay ở các thành phố Sevastopol, Mariupol và Donetsk mà Nga đang kiểm soát hay không, ông Zelensky trả lời: "Có, tôi chắc chắn về điều đó".

Minh Hạnh
Theo Pravda
 

Finew

Xe buýt
Biển số
OF-740882
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
790
Động cơ
189,606 Mã lực
Mới kiếm được mấy điếu lá đu đủ mốc hay sao mà húng vậy. Dám tống tiền Mỹ và PT à !!!

Tổng thống Ukraine vừa yêu cầu các nước phương Tây chọn giữa cung cấp vũ khí hạt nhân và cho phép nước này gia nhập NATO. Tuyên bố lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Ukraine tự phá hủy các đầu đạn hạt nhân dưới sự giám sát của các chuyên gia Mỹ, Nga theo Bản ghi nhớ Budapest 1994. Ảnh: Sohu.
Ukraine tự phá hủy các đầu đạn hạt nhân dưới sự giám sát của các chuyên gia Mỹ, Nga theo Bản ghi nhớ Budapest 1994. Ảnh: Sohu.

Hoặc cho Ukraine gia nhập NATO hoặc trả lại vũ khí hạt nhân
Theo hãng TASS của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn giới truyền thông gần đây rằng vì các nước phương Tây không cho phép Ukraine gia nhập NATO nên họ phải trả lại vũ khí hạt nhân và hệ thống tên lửa cho Ukraine, và phải đưa quân đội tới đồn trú để đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Trước tiên hãy nói về bối cảnh của tuyên bố này. Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ukraine rất mong muốn được gia nhập NATO để có được sự bảo hộ quân sự mạnh mẽ hơn nhằm chống lại các mối đe dọa có thể xảy ra từ Nga.
Tuy nhiên, cánh cửa NATO không dễ dàng mở ra, đặc biệt là đối với một khu vực nhạy cảm về mặt địa chính trị như Ukraine. Vì vậy, liên minh này luôn tránh đề cập đến yêu cầu trên.
Trước tình trạng đó, ông Zelensky đã đưa ra tối hậu thư rằng nếu Ukraine không thể gia nhập NATO trong vòng 10 năm nữa, thì tốt nhất nên trả lại các vũ khí hạt nhân và các hệ thống tên lửa cho Ukraine.
Đồng thời, ông cũng kêu gọi các nước phương Tây tài trợ cho Ukraine để xây dựng một quân đội có triệu người và đưa quân đội của họ tới Ukraine đồn trú.

2.png
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters.

Những lời này không hề đơn giản như kiểu "xin tiền và xin người", mà giống như một lời nhắc nhở với đối tác: việc tham gia NATO hay trả lại vũ khí hạt nhân là tùy thuộc vào quyết định của phương Tây.
Tất nhiên, tuyên bố của ông Zelensky cũng gây ra sự bất bình ở Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova chỉ trích ông Zelensky là "một kẻ mất trí sử dụng hạt nhân như một công cụ tống tiền".

Tại sao Ukraine phá hủy vũ khí hạt nhân của mình?
Trên thực tế, muốn hiểu tại sao ông Zelensky lại đưa ra những phát ngôn như vậy, cần phải bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô.
Vào thời điểm đó, Ukraine thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân khổng lồ do Liên Xô để lại và trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới với 1.700 đầu đạn hạt nhân. Nhưng vào năm 1994, Ukraine đã quyết định thực hiện giải trừ vũ khí hạt nhân và ký Bản ghi nhớ Budapest với Nga, Mỹ và Vương quốc Anh, từ bỏ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình. Đổi lại, ba quốc gia này cam kết đảm bảo an ninh đầy đủ cho Ukraine.

gieng-phong-bi-pha-huy-8037.png
Giếng phóng (silo) tên lửa liên lục địa của Ukraine bị phá hủy. Ảnh: Sohu.

Lý do khiến Ukraine quyết định từ bỏ "lá chắn hạt nhân" mạnh như vậy là vì theo khuôn khổ “Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân” (Nuclear Non-Proliferation Treaty, NPT) ký năm 1986, nếu Ukraine vẫn kiên trì sở hữu vũ khí hạt nhân, rất có thể nước này sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập và phải gánh chịu lệnh trừng phạt.
Thứ hai, chi phí vận hành và bảo trì vũ khí hạt nhân cực kỳ cao. Theo thống kê, GDP của Ukraine khi đó chỉ đạt 70 tỷ USD, trong khi chi phí bảo dưỡng vũ khí hạt nhân vào khoảng 30-40 tỷ USD mỗi năm.
Điều quan trọng là kể từ năm 2014 tại Ukraine đã có những cuộc thảo luận về việc tái trang bị vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, tại các cơ quan ở Kiev vẫn còn các chuyên gia tham gia phát triển vũ khí hạt nhân và lưu giữ các bản vẽ có liên quan.

Pha huy ten lua.png
Các tên lửa liên lục địa của Ukraine bị phá hủy. Ảnh: NetEasy.

Mỹ và Nga có sự đồng thuận hiếm hoi về vũ khí hạt nhân
Điều này có nghĩa là nếu Ukraine quyết tâm một lần nữa trở thành cường quốc hạt nhân thì đây không phải là trở ngại không thể vượt qua về mặt kỹ thuật. Đây cũng là một trong những lý do khiến chính quyền Zelensky nhiều lần bày tỏ mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, cho đến nay, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vẫn luôn phản đối.
Việc ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga chắc chắn là quan trọng, nhưng không được gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Do đó, mặc dù có tin đồn rằng ông Biden sẽ "giao lại vũ khí hạt nhân cho Ukraine", nhưng ông vẫn cho rằng, trong bối cảnh tình hình an ninh toàn cầu vốn đã căng thẳng, việc có thêm các quốc gia mới có vũ khí hạt nhân là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Đáp lại ý tưởng của ông Zelensky, ông Keith Kellogg, đặc phái viên về xung đột Nga-Ukraine do tân Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vào ngày 6/2 rằng "không thể có chuyện" Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân.

Zelensky va Trump.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/2 ra điều kiện để được tiếp tục nhận viện trợ, Ukraine phải cung cấp đất hiếm cho Mỹ. Ảnh: NetEasy.

Mối lo ngại của EU cũng không thể bị bỏ qua. Đối với châu Âu, một nước Ukraine có vũ khí hạt nhân ở ngay trước cửa nhà sẽ phá vỡ sự cân bằng chiến lược của toàn bộ lục địa châu Âu và gây ra một loạt các cuộc khủng hoảng địa chính trị.
Quan điểm của Nga đương nhiên là phản đối. Theo quan điểm của họ, việc Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân là một “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận được. Một khi tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nga.
Trong tình hình này, việc Ukraine tiếp tục theo đuổi vũ khí hạt nhân sẽ giống như một cố gắng tuyệt vọng. Không chỉ chưa chắc chắn tăng cường an ninh của chính mình, mà còn có thể dẫn đến các đòn tấn công quân sự lớn hơn nữa.

Theo QQnews
Ukr đã phủ nhận thành quả của thời kỳ trong LX, xóa bỏ đoạn sử này thì nay lấy gì mà đòi; VKHN của Ukr có lấy từ Bandera đâu nhỉ;
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
7,161
Động cơ
571,485 Mã lực

phongnguyenhung

Xe đạp
Biển số
OF-875333
Ngày cấp bằng
5/2/25
Số km
29
Động cơ
7,695 Mã lực
Chính quyền UCRAINA nếu mà được lòng dân thì nên chọn phương án kháng chiến lâu dài, chiến tranh du kích, đánh đến khi chỉ còn cái lai quần cũng đánh, toàn dân ra trận, giặc đến nhà đàn bà, người già, trẻ em cũng đánh, dù có đốt cháy cả dãy núi Kapaty thì cũng đánh, có thể là 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, đánh đến khi nào Nga hết chịu nổi phải rút quân thì may ra mới đòi được lại lãnh thổ đã mất.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,409
Động cơ
594,738 Mã lực
Chính quyền UCRAINA nếu mà được lòng dân thì nên chọn phương án kháng chiến lâu dài, chiến tranh du kích, đánh đến khi chỉ còn cái lai quần cũng đánh, toàn dân ra trận, giặc đến nhà đàn bà, người già, trẻ em cũng đánh, dù có đốt cháy cả dãy núi Kapaty thì cũng đánh, có thể là 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, đánh đến khi nào Nga hết chịu nổi phải rút quân thì may ra mới đòi được lại lãnh thổ đã mất.
Lúc có chiến tranh thì phải đoàn kết cụ ạ. Sợ nhất là chính quyền thỏa hiệp bắt tay giặc ngoại xâm kiểu cõng rắn cắn gà nhà. Còn thì nhất trí với cụ, gì chứ với kẻ xâm lược thì phải đánh lại với tinh thần như chị Út ngày xưa. Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn!
 

ntg.ctm

Xe hơi
Biển số
OF-174555
Ngày cấp bằng
1/1/13
Số km
165
Động cơ
848,079 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cờ líp nét thật, khác hẳn với việc Su-30 Nga 'hạ tiêm kích Ukraine từ khoảng cách 130 km' :))
Vài trăm vụ như này thì Nga phải chuyển phi công SU25 sang lực lượng mặt đất giống U cai la nhỉ :))
 

red foxx

Xe hơi
Biển số
OF-859392
Ngày cấp bằng
16/5/24
Số km
132
Động cơ
38,580 Mã lực
Tuổi
79
Cờ líp nét thật, khác hẳn với việc Su-30 Nga 'hạ tiêm kích Ukraine từ khoảng cách 130 km' :))
ko có clip nên a cù ngậm ngùi khóc thương :((
https://danviet.vn/ukraine-dau-don-khi-phi-cong-tre-cu-khoi-tu-tran-sau-3-nam-chien-dau-khong-ngung-nghi-20250204084147383.htm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top