[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.168 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,646
Động cơ
1,172,303 Mã lực
Kết lại, thế quân dân nước nào thích lãnh đạo chọc gấu Nga để nó phải phản ứng bằng hạt nhân?

Chứ Nga nó chưa dùng hạt nhân đâu, mà quân Ukraine đã té ghế, chỉ mong ngừng bắn.

Dân Ukraine thì hơn nửa mong Nga đừng tẩn nữa thì phải.
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,646
Động cơ
1,172,303 Mã lực
Đội Ukraine lo lắng cho Odessa và Zaporizha là phải, chứ quân Nga tiến quá nhanh sau khi nhổ chốt Ugleha, liên tiếp có các nồi hầm lớn nhỏ ở Nam Donesk, sát Zaporizha.
15048D87-E1FA-4161-9718-61FE5C4450AC.jpeg


 

Tung Anh 1401

Xe tải
Biển số
OF-856102
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
201
Động cơ
2,326 Mã lực
Tuổi
38
Ixrael và Mỹ cùng có các ông bố goc Do Thái ngồi phố Wall.
Chuwa có thằng Uca nào ngồi ở đó.
Dùng Uca làm con dao đâm Nga chảy máu nhung không thằng Mỹ trắng hay Mỹ Do Thái nào thay con dao bằng VKHN để mấy thằng đó quay ngược lại tống tiền vào 1 ngày nào đó
Cụ cố tình không hiểu ah? U nó tự sx đc VKHN. Cần quái gì Mỹ, NATO bơm sang đâu.
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,646
Động cơ
1,172,303 Mã lực
Cụ cố tình không hiểu ah? U nó tự sx đc VKHN. Cần quái gì Mỹ, NATO bơm sang đâu.
Thì cứ sản xuất và sử dụng đi. Xem thế giới phản ứng ra sao?
Chứ dùng đồ Phương Tây bắn toàn trượt thế này chán bỏ xừ
7D7EC860-0ECB-4A16-9656-ED2B26579556.jpeg
 

Tung Anh 1401

Xe tải
Biển số
OF-856102
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
201
Động cơ
2,326 Mã lực
Tuổi
38
Vâng thưa cụ, cuộc chiến này Putin hoặc bộ sậu phải tính từ cái lúc đánh Gruzia rồi thưa cụ. Làm lãnh đạo của 1 đất nước, cũng là cựu Đế Quốc Nga, cựu Liên Xô. Mà cụ nói tính sai thì em cũng chẳng biết nói gì. Chắc là dân Nga thiếu cố vấn, thiếu nhà viết kịch bản, thiếu những nhà làm phim giả tưởng. Để có thể tính trước kịch bản có thể xảy ra 10-50 năm sau như thế nào đấy thưa cụ. Dân Nga yếu kém lắm, nên đầu cuộc chiến không chuẩn bị gì, chỉ bị động thôi. Mà cụ quên mất 1 điều nổ súng trước là Nga.

Còn tính kịch bản thì hiện tại em chắc chắn là mấy bố ở trên đã tính ra kịch bản chiến tranh hạt nhân xảy ra khoảng 5-10 năm sau như thế nào rồi. Sợ còn đang tính thời hậu chiến sẽ như thế nào đấy thưa cụ.

Nói chung là thôi em đi ngủ, em nghĩ em và cụ đừng có lấy cái đầu óc tầm thường của mình ra để nhận xét, 1 chính khách lên đỉnh quyền lực 25 năm về trước phải làm gì, hay nước cờ này ông tính sai ở chổ nào đâu thưa cụ. Khi nào chúng ta lên làm Tổng Thống của liên bang Nga năm 47 tuổi thì may ra chúng ta đủ tầm để nhận xét về ông này thưa cụ :))
Cái văn của cụ nghe rõ chán, từ cổ tới kim bao nhiêu vua chúa, lãnh tụ, chính khách giỏi hơn Pu nhiều vẫn có những quyết định sai lầm dẫn tới mất nước, tan dã... kìa.
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,646
Động cơ
1,172,303 Mã lực
Cái văn của cụ nghe rõ chán, từ cổ tới kim bao nhiêu vua chúa, lãnh tụ, chính khách giỏi hơn Pu nhiều vẫn có những quyết định sai lầm dẫn tới mất nước, tan dã... kìa.
Và đây là lịch sử của Ukraine:

Đọc lịch sử sẽ thấy người Ukraine có "truyền thống" cả ngàn năm trong việc liên kết với cường quốc này để chống lại cường quốc khác. Cứ lâu lâu có thằng nào mạnh nổi lên là đổi liên minh. Vấn đề là sau mỗi lần đổi liên minh (trừ liên minh với Nga) thì Ukraine thường lĩnh hậu quả rất thảm khốc. Tất nhiên xảy ra điều này vì Ukraine nằm ở "cửa ngõ của Châu Âu" và luôn là đối tượng tranh giành của các cường quốc trong lịch sử, từ Mông Cổ, Litva-Balan tới Ottoman, Nga, Đức...

Trong lịch sử mỗi quốc gia thì điều gì được thực hiện nhiều quá sẽ thành "truyền thống văn hóa" của cả quốc gia và họ làm như thế là thấy rất "bình thường", không cần suy xét quá sâu. Nhất là khi các biến động lịch sử để lại cho Ukraine nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều nhóm người, nhiều giai cấp xung đột nhau về quyền lợi thì nhóm này thích cường quốc này, nhóm kia thích cường quốc kia thì bản thân trong nước cũng đánh nhau và lại càng dễ lôi kéo các cường quốc vào cuộc.

Tính ra trong các cường quốc chi phối Ukraine thì Nga có lẽ vẫn là quốc gia "tốt" nhất với Ukraine vì dù cũng phục vụ cho lợi ích của mình nhưng Nga đã "cắt" cho Ukraine rất nhiều vùng đất quan trọng như Oddessa là đường ra biển lớn nhất của Ukraine, Donbass là vùng giàu tài nguyên nhất của Ukraine... chưa kể những khu vực như Kherson, Nikolaiev, Zytomy, Sumy, Zaporozhye... Nhưng rồi Ukraine vẫn tìm cách liên kết với Đức Quốc xã và giờ là Phương Tây để chống lại Nga tới cùng.

Phần lịch sử dưới đây do ChatGPT viết vừa có tính tổng hợp, vừa có tính "khách quan" nhất có thể.

Ukraine, nằm ở giao điểm của các đế chế lớn, thường liên kết với một cường quốc để đối đầu hoặc bảo vệ mình trước một cường quốc khác. Dưới đây là những sự kiện lịch sử quan trọng mà Ukraine đã liên kết với một cường quốc (bao gồm cả Ottoman) để chống lại một cường quốc khác:

---
1. Thế kỷ 16-17: Ukraine liên kết với Đế quốc Ottoman để chống Ba Lan và Nga

Liên minh với Ottoman và Hãn quốc Krym:

Bối cảnh:
Vào thế kỷ 16-17, lãnh thổ Ukraine chủ yếu nằm trong Liên bang Ba Lan-Litva. Nông dân Ukraine và tầng lớp Cossack bị áp bức bởi chế độ phong kiến và Công giáo Ba Lan. Người Cossack thường liên minh với Hãn quốc Krym và Đế quốc Ottoman để đối đầu với Ba Lan và đôi khi cả Nga.

Các sự kiện quan trọng:

Nổi dậy Khmelnytsky (1648-1657): Bohdan Khmelnytsky, lãnh đạo Cossack, liên minh với Hãn quốc Krym (một chư hầu của Ottoman) để chống lại Liên bang Ba Lan-Litva.

Trong giai đoạn đầu, quân Cossack và Tatar Krym đã giành nhiều chiến thắng trước Ba Lan, nhưng liên minh này không bền vững do xung đột lợi ích.

Hệ quả: Sự thất bại trong việc duy trì liên minh với Ottoman và Krym buộc Khmelnytsky phải chuyển sang liên minh với Nga qua Hiệp ước Pereyaslav năm 1654.

---

2. Thế kỷ 17: Ukraine liên minh với Nga chống Ba Lan

Liên minh Pereyaslav (1654):

Bối cảnh: Sau những thất bại trong liên minh với Ottoman và Krym, Ukraine (dưới sự lãnh đạo của Khmelnytsky) tìm kiếm sự bảo trợ từ Đế quốc Nga để chống lại áp lực từ Ba Lan.

Kết quả:

Nga hỗ trợ Ukraine trong các cuộc chiến với Ba Lan.

Tuy nhiên, Hiệp ước Pereyaslav dẫn đến việc Ukraine trở thành một quốc gia phụ thuộc Nga, mất dần quyền tự trị.

Hệ quả lâu dài: Ukraine bị phân chia thành hai vùng: tả ngạn (dưới sự kiểm soát của Nga) và hữu ngạn (thuộc Ba Lan).

---

3. Thế kỷ 18: Ukraine và Ottoman chống Nga và Ba Lan

Hãn quốc Krym và Ottoman hỗ trợ phe ly khai Ukraine:

Bối cảnh: Sau khi Ukraine bị chia cắt giữa Nga và Ba Lan, nhiều nhà lãnh đạo Cossack tiếp tục dựa vào Ottoman để đấu tranh giành lại độc lập.

Các sự kiện quan trọng:

Ivan Mazepa, Hetman của Ukraine, tìm cách chống lại Nga và liên minh với Thụy Điển và Ottoman trong cuộc chiến Bắc Âu (1709). Tuy nhiên, cuộc nổi dậy thất bại sau trận Poltava, dẫn đến sự trấn áp khắc nghiệt từ phía Nga.

---

4. Thế chiến I (1914-1918): Ukraine và Đức chống Nga

Bối cảnh: Trong Thế chiến I, Ukraine nằm giữa cuộc đối đầu của phe Liên minh Trung tâm (Đức, Áo-Hung) và phe Hiệp ước (Nga, Anh, Pháp).

Hành động:

Ukraine, thông qua Cộng hòa Nhân dân Ukraine (UNR), ký Hiệp ước Brest-Litovsk (1918) với Đức và Áo-Hung, nhận sự hỗ trợ để chống lại Hồng quân Liên Xô.

Hệ quả: Khi Đức thua cuộc, Liên Xô chiếm lại Ukraine, biến nó thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine.

---

5. Thế chiến II (1939-1945): Ukraine hợp tác với Đức Quốc Xã chống Liên Xô

Bối cảnh: Trong Thế chiến II, Ukraine bị chia cắt giữa Đức và Liên Xô. Một số nhóm dân tộc Ukraine, như Quân đội Nổi dậy Ukraine (UPA), hợp tác với Đức để chống Liên Xô với hy vọng giành độc lập.

Hệ quả: Đức không hỗ trợ độc lập thực sự cho Ukraine, và nhiều người Ukraine phải chịu sự đàn áp từ cả hai phía.
---

6. Sau Chiến tranh Lạnh: Ukraine liên kết với phương Tây chống Nga

Liên kết với phương Tây:

Bối cảnh: Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Ukraine độc lập và tìm kiếm quan hệ với EU và NATO để đối phó với ảnh hưởng của Nga.

Các sự kiện quan trọng:

Cách mạng Cam (2004): Dựa vào sự ủng hộ chính trị từ phương Tây để đấu tranh chống sự can thiệp của Nga.

Cách mạng Euromaidan (2013-2014): Ukraine hướng tới EU, dẫn đến xung đột với Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea.

---

7. Chiến tranh Nga-Ukraine (2014-đến nay): Liên kết với Mỹ và NATO chống Nga

Hỗ trợ: Ukraine nhận vũ khí, tài trợ và đào tạo quân sự từ Mỹ, Anh, và các nước NATO để đối đầu với Nga.

Hệ quả: Cuộc chiến kéo dài và tăng cường quan hệ Ukraine-phương Tây, nhưng làm sâu sắc thêm sự đối đầu với Nga.

Hệ lụy với Ukraine còn lâu dài
 
Chỉnh sửa cuối:

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,223
Động cơ
70,645 Mã lực
Tuổi
125
Nga chiếm ưu thế trên không

 

hoangloclaptop

Xe hơi
Biển số
OF-328059
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
155
Động cơ
284,597 Mã lực
Rõ ràng thưa cụ. Nếu chiến tranh hạt nhân thì em nghĩ nước Anh sẽ ăn bom hạt nhân đầu tiên. Thằng này xứng đáng bị bay màu đầu tiên. Mọi bất ổn trên thế giới đều có dấu răng của thằng này, trong các loại Đế Quốc, thì thâm độc nhất là Đế Quốc Anh. Em không mang ác cảm cá nhân đâu nhé, mà sự thật nó là thế. Thằng này cực kì thâm độc và tinh vi, nó cài cắm mọi điểm bất ổn, tới 100 năm sau hậu quả vẫn còn. Từ Pakistan cho tới Ấn Độ, cho tới Trung Quốc với Hongkong. Vẫn là cái trò chia bản đồ không đồng đều, lấy đất tổ của đứa này chia cho đứa kia, rồi cắt đất của đứa nọ chia lại đứa kia. Cứ như vậy bất ổn diễn ra liên miên, làm không có nước nào có thể yên ổn để làm ăn được. Nhằm giữ vững vị thế bá chủ của Anh. Nên em nghĩ chiến tranh hạt nhân nổ ra, thì đứa Nga bắn đầu tiên sẽ là Anh, chứ không phải là Balan đâu. Hai đứa này thù nhau như thù diệt tộc, thù giết cha.

Kế tiếp có thể là Ba Lan, Mỹ, Đức ...

Còn theo cụ nói như vế trên kiểu Nga hiếu chiến lắm nhỉ. Em nói thật, Putin và nội các của ông còn hiền, chứ Nga mà rơi vô tay cái đảng lớn thứ 2 ở Nga. Cái đảng màu đỏ đấy cụ, thì EU reset vài lần rồi thưa cụ. Trong này cũng nhiều cụ cũng khó chịu ra mặt với cách đánh dền dứ của Nga.

Chứ em mà là ông Putin thì em chơi cho nước Anh bay màu. Rồi tính gì thì tính. Đôi khi mình phải bố láo chơi như Israel thì mấy con ăn theo, hùa theo nó mới biết được thân phận của nó mà sợ, chứ nói hoài tụi nó lờn mặt.

Còn cụ nói hạt nhân mà không thể hủy diệt được thế giới thì em nghĩ cụ nên đi tìm hiểu lại. Chính xác thì nước Anh chỉ cần 2 trái như cái trái vừa mới phóng. Nước Pháp thì 3 trái, nước Đức thì 3 trái. Mỹ thì cao lắm 20 trái hoặc duy nhất 1 trái thôi cụ (1 trái bắn vô núi lửa Yellowstone thôi, còn lại thì để mẹ thiên nhiên làm việc) Cụ lội lại cmt của em, lúc trước em có post cạ web giả lập hạt nhân đó thưa cụ. Cụ có thể vô đó tham khảo thêm.
Nga cứ táng cho bọn nước Anh 2 trái hột nhãn thì tất cả nước khác nó như con chi chi ngay
 

justbenice

Xe tải
Biển số
OF-321972
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
405
Động cơ
334,790 Mã lực
Nga cứ táng cho bọn nước Anh 2 trái hột nhãn thì tất cả nước khác nó như con chi chi ngay
Đúng cụ. Trái đất sẽ bớt dân đi tí, Mẹ thiên nhiên sẽ khỏa mạnh hơn. Bớt đi tộc Ăng Lê và Tộc Nga. Và thế giới cũng sẽ nhìn thấy hậu quả mà ngoan ngoãn sống thanh bình.
Anh nó cũng kô có nhiều tên lửa đạn đạo, chỉ có 64 quả thôi, mỗi quả mang 12 đầu đạn hạt nhân mà dân Nga trắng lại thích sống ở vùng ấm, tập trung chính ở gần Mosscow. Chẳng thế mà cựu thủ tướng anh còn bảo Nga bé cái miệng lại thôi, chứ không thì Anh thừa sức cho kô còn tộc Nga nữa. Và quả nhiên là với một cái miệng mạnh và máu liều hơn hơn thì Nga chẳng bao giờ dám hăm he hạt nhân với Anh nữa, khác hẳn các cụ ở đây.
 

justbenice

Xe tải
Biển số
OF-321972
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
405
Động cơ
334,790 Mã lực
thôi đi cụ ơi cụ làm như nga nó đặt mỗi hệ thống ở nga vậy đấy còn nói cụ đòi bắn chặn hệ thống xuyên lục địa như ICBM , tôi nói thật kiến thức của cụ = 0 nhưng chỉ giỏi chém gió linh ta linh tinh , 1 khi tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân lên được bầu khí quyễn thì khả năng bắn chặn gần như bằng không , đấy tôi còn chưa nói thằng nga nó gắn đầu đạn hạn nhân vào công nghệ siêu thanh của nó đấy , khuyên cụ thật lòng là tranh luận gì thì cũng nên tìm hiểu và có 1 tí kiến thức chứ thấy cụ nói chuyện toàn chém bậy chém bạ .
đoạn Chenobyl cụ không biết thì cùng đừng chém bừa Chenobyl là thảm họa phóng xạ cụ đi so sánh với 1 vụ nổ càn quét bán kính chục ngàn KM đổ lên từ bom nguyên tử gây ra thì cũng lạy cụ thật đấy , 1 khi đã đi vào quỹ đạo và rớt xuống bùm 1 phát thì cụ đã bốc hơi lên bàn thờ trước khi có thể chết vì nhiễm phóng xạ rồi , cụ chả phân biệt nổi đâu là chết vì phóng xạ đâu là chết vì sức công phá của hạt nhân thì bó tay ,
còn đoạn Hiroshima thì mỹ nó mới ném 2 quả tương đương với chỉ 15000 tấn thuốc nổ mà đã chết 1 lúc hơn 140000 ngàn người và vụ nổ phá hủy và thiêu rụi gần như 70% các toàn nhà ở đấy , đơn giản dễ hiểu cụ cứ nhân tầm x10 quả và số lượng thuốc nổ TNT x10 lên thì sẽ có kết quả còn khủng khiếp hơn tôi nói thế mà cụ còn không hiểu nữa thì chịu đấy.
Em nói cụ bớt xem tiktok về Nga đi mà không nghe.
Quả bom mạnh nhất của Nga là quả Tsar, chỉ nổ gây bỏng ở khoảng cách bán kính 100km.
Cơ mà đây là quả bom nặng 27 tấn, muốn ném thì phải cho lên máy bay TU95, em chẳng biết cái máy bay này liệu bay nổi ra khỏi nước Nga không mà đòi ném lên ai hay là chưa bay ra khỏi nước Nga đã bị bắn rụng bởi đông đặc hệ thống phòng không của Nato và đồng minh quây kín xung quanh Nga.

Muốn tranh luận khoa học thì đầu tiên cụ xem Nga và Mỹ sau khi kí hiệp ước cắt giảm hạt nhân thì còn lại những gì, có bao nhiêu quả tên lửa đạn đạo, đầu đạn là gì, sức công phá là bao nhiêu. Và đọc thêm xem cách đầu đạn đó nổ rồi hãy tham gia comments kẻo người ta cười cho.
Xin đừng viết mấy văn của các cháu lớp 3 kiểu Nga hủy diệt hành tinh, Nga kô đủ khả năng, Nga chỉ đủ khả năng hủy diệt sao hỏa thôi, vì Nga còn đang bận làm đạn pháo để cứa máu với Ukraine cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Finew

Xe buýt
Biển số
OF-740882
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
674
Động cơ
124,062 Mã lực
Thiếu tá Elon Musk chê F35, đó là một sản phẩm không thể thành công, do quá ôm đồm và tham vọng;

Và dù sao thì máy bay chiến đấu có người lái đã lỗi thời trong thời đại máy bay không người lái. Sẽ chỉ khiến các phi công bị giết.
 
Chỉnh sửa cuối:

tridaulau

Xe tăng
Biển số
OF-320828
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
1,201
Động cơ
717,470 Mã lực
Có một số cụ tỏ ra cố tình viết linh tinh, thông tin kiểu trẻ em để gây cắt tầng, gọi Nôm na ăn lương để gây chia rẽ chứ họ chắc chắn ko ngây ngô. Đề nghị các cụ tập trung vào thông tin chiến trường đi ạ.
Em là em thích xem số đất phình thêm hay co bé vào
 

origami

Xe tải
Biển số
OF-858859
Ngày cấp bằng
9/5/24
Số km
284
Động cơ
11,076 Mã lực
Xong rồi, thua cay ở Ukr; Lato buộc phải đi bước cuối muốn tiêu diệt chính quyền Nga bằng đòn phủ đầu;
Các anh ý đã lộ ra bản chất hiếu chiến rồi, không còn giả cầy là liên minh phòng thủ nữa; Urk thuộc Lato đâu nhỉ?

TIN MỚI NHẤT: Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO cho biết nên cân nhắc tấn công phủ đầu vào Nga.
1732584918771.png

1732585094576.png


 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,630
Động cơ
318,882 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Nga tiếp tục thu hồi đất ở vùng Kursk.

SKĐS - Theo Wall Street Journal (WSJ), Điện Kremlin đang đẩy nhanh chiến dịch quân sự để loại bỏ hoàn toàn quân đội Ukraine khỏi lãnh thổ được quốc tế công nhận của Nga, với mục tiêu hoàn thành trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức.

Ukraine đã phát động chiến dịch tấn công tại Kursk từ đầu tháng 8, với hy vọng làm suy yếu các đợt tiến công của Nga ở những khu vực khác.

Nga dồn dập phản công, buộc Ukraine rút khỏi Kursk- Ảnh 1.
Lữ đoàn 47 Ukraine sử dụng xe chiến đấu Bradley do Mỹ sản xuất để luân chuyển quân ra vào khu vực Kursk của Nga. (Nguồn: Wall Street Journal)

Thế nhưng, thay vì ngăn chặn, lực lượng Nga lại ngày càng tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine, đặc biệt tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Những tuần gần đây, các cuộc giao tranh tại Kursk được đánh giá là có cường độ khốc liệt nhất trên toàn bộ chiến tuyến.
Báo cáo từ WSJ cho thấy, Nga đã tái chiếm gần một nửa lãnh thổ mà họ từng mất vào tay Ukraine trong những tháng đầu năm. Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể về cục diện xung đột tại khu vực này.
Các chỉ huy và binh sĩ Ukraine tại Kursk đang phải đối mặt với những điều kiện cực kỳ bất lợi. Một chỉ huy Ukraine, được biết đến với mật danh "Geniy", cho biết lực lượng Nga tấn công liên tục, không ngừng nghỉ, cả ngày lẫn đêm.
Ông cũng tiết lộ rằng quân số của Nga tại khu vực này gấp 3 lần so với lực lượng Ukraine, trong khi số lượng máy bay không người lái (UAV) kamikaze mà Nga sử dụng nhiều gấp 6 lần.
WSJ dẫn lời một binh sĩ Ukraine khác, tại khu vực phía đông nam thành phố Sudzha, lực lượng Nga áp đảo Ukraine với tỷ lệ chênh lệch tới 10 lần về quân số. Đây là mức chênh lệch khiến việc phòng thủ của quân đội Ukraine trở nên vô cùng khó khăn.
Tình hình tại Kursk càng thêm phần nghiêm trọng bởi hàng loạt vấn đề mà quân đội Ukraine đang phải đối mặt. Nga triển khai bom lượn hạng nặng, gây tổn thất lớn cho lực lượng Ukraine.
Đồng thời, việc không thể sử dụng hệ thống internet vệ tinh Starlink trên lãnh thổ Nga đã làm gián đoạn nghiêm trọng khả năng liên lạc của quân đội Ukraine. Đây vốn là nền tảng trong các chiến dịch tiền tuyến của họ.
Bên cạnh đó, tinh thần của các binh sĩ Ukraine tại Kursk cũng đang suy giảm rõ rệt. Một số quân nhân đã bày tỏ sự hoài nghi về ý nghĩa và mục tiêu của chiến dịch này, nhất là khi Ukraine đang mất dần kiểm soát tại các khu vực quan trọng như Donbass.
Chỉ huy "Geniy" thừa nhận quân đội Nga, với ưu thế vượt trội về sức mạnh và nguồn lực, "cuối cùng sẽ đẩy lùi Kiev".
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ukraine đã phải chịu tổn thất rất lớn tại Kursk, với hơn 30.000 binh sĩ thương vong. Dù vậy, Ukraine vẫn ưu tiên duy trì sự hiện diện tại khu vực này, thay vì tập trung đẩy lùi bước tiến của Nga tại Donbass.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,630
Động cơ
318,882 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Đưa hẳn quân lê dương vào mà chiến chứ sao phải núp dưới mác kỹ thuật viên với nhà thầu quân sự làm gì.

Tờ Le Monde của Pháp đưa tin, nước này và Anh đã tái kích hoạt các cuộc thảo luận về việc triển khai binh sĩ tới trợ giúp Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 2 từng gây tranh cãi khi tuyên bố sẵn sàng cử lính bộ binh đến Ukraine "để ngăn Nga giành chiến thắng trong cuộc xung đột". Tuyên bố đã nhanh chóng bị các quan chức NATO bác bỏ, trong đó Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trước báo chí rằng các đồng minh phương Tây của Kiev "nhất trí" phản đối ý tưởng này.

Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) trong một cuộc gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: The Independent

Theo Le Monde, kế hoạch trên dường như đã bị gác lại cho đến khi Thủ tướng Anh Keir Starmer đến thăm Paris vào đầu tháng này. Tờ báo Pháp trích dẫn các nguồn tin ẩn danh tiết lộ, ông Starmer và ông Macron đã tái kích hoạt các cuộc đàm phán về khả năng triển khai liên quân Pháp - Anh đến Ukraine.
Hiện không có thêm thông tin nào về sự vụ và tờ Le Monde suy đoán kế hoạch của Pháp - Anh có thể bao gồm việc cả 2 quốc gia cử các kỹ thuật viên tư nhân đến sửa chữa thiết bị quân sự (như London đã thực hiện), các nhà thầu quân sự tư nhân (như Nga cáo buộc Paris đã làm), binh lính đến tuyến đầu hoặc để thực thi lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa bình giữa Moscow - Kiev.
Trả lời phỏng vấn đài BBC cuối tuần trước, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot nói Paris "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" về khả năng cử quân đến Ukraine.

Ukraine lần đầu bắn tên lửa tầm xa vào sân bay Nga
Theo cổng thông tin quân sự Militarnyi, các nhà phân tích thuộc dự án Tình báo nguồn mở (OSINT) phát hiện, Ukraine lần đầu tiên đã bắn tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất, có trang bị đầu đạn chùm vào một sân bay quân sự Kursk-Vostochny ở vùng biên giới Kursk của Nga vào đêm 24/11 rạng sáng 25/11.
Ảnh vệ tinh có đánh dấu khu vực thuộc sân bay Kursk-Vostochny được cho bị tên lửa ATACMS của Ukraine tấn công. Ảnh: Militarnyi

OSINT cũng công bố những bức ảnh về vụ tấn công. Vị trí địa lý được xác định cho thấy mục tiêu bị tập kích là một bãi đỗ máy bay, bao gồm cả máy bay chiến đấu. Hiện không rõ liệu các chiến đấu cơ có hiện diện ở đó vào thời điểm xảy ra vụ tấn công hay không.
Một trong những blogger quân sự người Nga có quan hệ với Không quân cũng đưa tin về sự cố. Theo ông, quân Ukraine đã phóng 8 tên lửa và phía Nga đã bắn chặn được 7 tên lửa trong số đó.
Cố vấn truyền thông an ninh quốc gia của Nhà Trắng John Kirby hôm 25/11 xác nhận, Kiev được phép sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất để nhắm bắn vào các mục tiêu ở Kursk, phía tây nước Nga.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,630
Động cơ
318,882 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Cuối cùng vẫn lòi cái đuôi. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải cần một cái cớ là quân đội TT dù đến hiện tại chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của quân TT ở Kursk ngoài mấy cái loa tuyên truyền của Mỹ và PT.

(NLĐO) - Nhà Trắng ngày 25-11 xác nhận Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ viện trợ để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Washington "đã thay đổi hướng dẫn" liên quan đến Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa. "Chúng tôi đã hướng dẫn Ukraine rằng họ có thể sử dụng chúng để tấn công những loại mục tiêu cụ thể" - ông Kirby nói.
"Hiện giờ, Ukraine có thể sử dụng ATACMS để tự vệ khi cần thiết. Điều đó đang diễn ra trong và xung quanh tỉnh Kursk của Nga" - ông Kirby nói với báo giới. Lực lượng Ukraine đã hoạt động ở Kursk từ tháng 8.
Theo hãng tin Anadolu, ông Kirby cho biết thêm Mỹ sẽ "để Ukraine nói về việc họ sử dụng ATACMS cũng như các quy trình nhắm mục tiêu, mục đích sử dụng và hiệu quả của việc đó".
Đây là lần đầu tiên Mỹ công khai xác nhận đã dỡ bỏ hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ sản xuất để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Một tổ hợp ATACMS của Mỹ. Ảnh: BBC
Một tổ hợp ATACMS của Mỹ. Ảnh: BBC

Trước đó, vào ngày 19-11, Ukraine đã tấn công tỉnh Bryansk của Nga bằng 6 tên lửa ATACMS. Ngày hôm sau, Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow của Anh và tên lửa HIMARS của Mỹ để tấn công các mục tiêu ở tỉnh Kursk, trong đó có một sở chỉ huy của Nga, gây thương vong.
Mỹ và các đồng minh đã cung cấp các hệ thống vũ khí ngày càng mạnh cho Kiev kể từ khi xung đột Ukraine - Nga nổ ra đầu năm 2022, song khẳng định điều đó không khiến họ trở thành một bên trong cuộc xung đột.
Tuy nhiên, hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa sẽ thay đổi tính chất của cuộc xung đột, khiến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở thành bên trực tiếp tham gia xung đột.
Ông Putin cho rằng Ukraine không thể triển khai các loại vũ khí như ATACMS hay Storm Shadow nếu không có sự tham gia của quân nhân NATO.

Mới đây, một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Arabiya, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh diễn biến chiến dịch quân sự đặc biệt cho thấy sự xuất hiện của các loại vũ khí mới đã làm thay đổi quy mô, chiến thuật và chiến lược tác chiến.
Ông Medvedev nghĩ điều này chủ yếu liên quan đến máy bay không người lái.

Theo hãng thông tấn Ukrinform và trang web của Lầu Năm Góc, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói Lầu Năm Góc có thể xác nhận sự hiện diện của quân đội Triều Tiên tại tỉnh Kursk của Nga, giáp biên giới với Ukraine.
Tuy nhiên, người phát ngôn khẳng định Bộ Quốc phòng Mỹ không thấy dấu hiệu nào cho thấy binh sĩ Triều Tiên hiện diện ở các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát tại Ukraine hoặc đang tiến về hướng đó.
Tuần trước, Mỹ xác nhận binh sĩ Triều Tiên đã tham gia các hoạt động giao tranh chống lại lực lượng Ukraine ở tỉnh biên giới Kursk của Nga sau thời gian huấn luyện chung với Moscow.
Ngoài ra, theo truyền thông Mỹ, một nhóm gồm 50.000 quân Nga và Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn ở tỉnh Kursk.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top