[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.168 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,544
Động cơ
318,418 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Cuối cùng vẫn lòi cái đuôi. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải cần một cái cớ là quân đội TT dù đến hiện tại chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của quân TT ở Kursk ngoài mấy cái loa tuyên truyền của Mỹ và PT.

(NLĐO) - Nhà Trắng ngày 25-11 xác nhận Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ viện trợ để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Washington "đã thay đổi hướng dẫn" liên quan đến Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa. "Chúng tôi đã hướng dẫn Ukraine rằng họ có thể sử dụng chúng để tấn công những loại mục tiêu cụ thể" - ông Kirby nói.
"Hiện giờ, Ukraine có thể sử dụng ATACMS để tự vệ khi cần thiết. Điều đó đang diễn ra trong và xung quanh tỉnh Kursk của Nga" - ông Kirby nói với báo giới. Lực lượng Ukraine đã hoạt động ở Kursk từ tháng 8.
Theo hãng tin Anadolu, ông Kirby cho biết thêm Mỹ sẽ "để Ukraine nói về việc họ sử dụng ATACMS cũng như các quy trình nhắm mục tiêu, mục đích sử dụng và hiệu quả của việc đó".
Đây là lần đầu tiên Mỹ công khai xác nhận đã dỡ bỏ hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ sản xuất để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Một tổ hợp ATACMS của Mỹ. Ảnh: BBC
Một tổ hợp ATACMS của Mỹ. Ảnh: BBC

Trước đó, vào ngày 19-11, Ukraine đã tấn công tỉnh Bryansk của Nga bằng 6 tên lửa ATACMS. Ngày hôm sau, Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow của Anh và tên lửa HIMARS của Mỹ để tấn công các mục tiêu ở tỉnh Kursk, trong đó có một sở chỉ huy của Nga, gây thương vong.
Mỹ và các đồng minh đã cung cấp các hệ thống vũ khí ngày càng mạnh cho Kiev kể từ khi xung đột Ukraine - Nga nổ ra đầu năm 2022, song khẳng định điều đó không khiến họ trở thành một bên trong cuộc xung đột.
Tuy nhiên, hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa sẽ thay đổi tính chất của cuộc xung đột, khiến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở thành bên trực tiếp tham gia xung đột.
Ông Putin cho rằng Ukraine không thể triển khai các loại vũ khí như ATACMS hay Storm Shadow nếu không có sự tham gia của quân nhân NATO.

Mới đây, một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Arabiya, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh diễn biến chiến dịch quân sự đặc biệt cho thấy sự xuất hiện của các loại vũ khí mới đã làm thay đổi quy mô, chiến thuật và chiến lược tác chiến.
Ông Medvedev nghĩ điều này chủ yếu liên quan đến máy bay không người lái.

Theo hãng thông tấn Ukrinform và trang web của Lầu Năm Góc, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói Lầu Năm Góc có thể xác nhận sự hiện diện của quân đội Triều Tiên tại tỉnh Kursk của Nga, giáp biên giới với Ukraine.
Tuy nhiên, người phát ngôn khẳng định Bộ Quốc phòng Mỹ không thấy dấu hiệu nào cho thấy binh sĩ Triều Tiên hiện diện ở các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát tại Ukraine hoặc đang tiến về hướng đó.
Tuần trước, Mỹ xác nhận binh sĩ Triều Tiên đã tham gia các hoạt động giao tranh chống lại lực lượng Ukraine ở tỉnh biên giới Kursk của Nga sau thời gian huấn luyện chung với Moscow.
Ngoài ra, theo truyền thông Mỹ, một nhóm gồm 50.000 quân Nga và Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn ở tỉnh Kursk.
 

dainam223

Xe tải
Biển số
OF-680434
Ngày cấp bằng
1/7/19
Số km
257
Động cơ
120,402 Mã lực
Nơi ở
HCM
Sắp tới năm mới rồi mà chưa thấy Mỹ công bố gói viện trợ nào cho Kiev, không biết năm nay anh Ze sống sao, thật là bất an.
 

trantran123

Xe máy
Biển số
OF-867184
Ngày cấp bằng
1/9/24
Số km
78
Động cơ
2,245 Mã lực
Tuổi
33
Em nói cụ bớt xem tiktok về Nga đi mà không nghe.
Quả bom mạnh nhất của Nga là quả Tsar, chỉ nổ gây bỏng ở khoảng cách bán kính 100km.
Cơ mà đây là quả bom nặng 27 tấn, muốn ném thì phải cho lên máy bay TU95, em chẳng biết cái máy bay này liệu bay nổi ra khỏi nước Nga không mà đòi ném lên ai hay là chưa bay ra khỏi nước Nga đã bị bắn rụng bởi đông đặc hệ thống phòng không của Nato và đồng minh quây kín xung quanh Nga.

Muốn tranh luận khoa học thì đầu tiên cụ xem Nga và Mỹ sau khi kí hiệp ước cắt giảm hạt nhân thì còn lại những gì, có bao nhiêu quả tên lửa đạn đạo, đầu đạn là gì, sức công phá là bao nhiêu. Và đọc thêm xem cách đầu đạn đó nổ rồi hãy tham gia comments kẻo người ta cười cho.
Xin đừng viết mấy văn của các cháu lớp 3 kiểu Nga hủy diệt hành tinh, Nga kô đủ khả năng, Nga chỉ đủ khả năng hủy diệt sao hỏa thôi, vì Nga còn đang bận làm đạn pháo để cứa máu với Ukraine cụ ạ.
thôi lạy cụ cụ toàn nói linh ta linh tinh cho đến thời điểm hiệp ước diễn ra cho đến hiện tại nga còn hơn 5000 đầu đạn hạt nhân và đang là đất nước nắm giữ nhiều đầu đạn nhất đấy
tranh luận thì phải nguồn thông tin rõ ràng cụ có nguồn nào bảo nga còn 100 200 đầu thì làm ở dẫn chứng ra đấy cho các cụ trong đây dc mở mang tầm mắt chứ toàn thấy cụ chém gió
 
Chỉnh sửa cuối:

origami

Xe tải
Biển số
OF-858859
Ngày cấp bằng
9/5/24
Số km
264
Động cơ
10,740 Mã lực
Và đây là lịch sử của Ukraine:

Đọc lịch sử sẽ thấy người Ukraine có "truyền thống" cả ngàn năm trong việc liên kết với cường quốc này để chống lại cường quốc khác. Cứ lâu lâu có thằng nào mạnh nổi lên là đổi liên minh. Vấn đề là sau mỗi lần đổi liên minh (trừ liên minh với Nga) thì Ukraine thường lĩnh hậu quả rất thảm khốc. Tất nhiên xảy ra điều này vì Ukraine nằm ở "cửa ngõ của Châu Âu" và luôn là đối tượng tranh giành của các cường quốc trong lịch sử, từ Mông Cổ, Litva-Balan tới Ottoman, Nga, Đức...

Trong lịch sử mỗi quốc gia thì điều gì được thực hiện nhiều quá sẽ thành "truyền thống văn hóa" của cả quốc gia và họ làm như thế là thấy rất "bình thường", không cần suy xét quá sâu. Nhất là khi các biến động lịch sử để lại cho Ukraine nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều nhóm người, nhiều giai cấp xung đột nhau về quyền lợi thì nhóm này thích cường quốc này, nhóm kia thích cường quốc kia thì bản thân trong nước cũng đánh nhau và lại càng dễ lôi kéo các cường quốc vào cuộc.

Tính ra trong các cường quốc chi phối Ukraine thì Nga có lẽ vẫn là quốc gia "tốt" nhất với Ukraine vì dù cũng phục vụ cho lợi ích của mình nhưng Nga đã "cắt" cho Ukraine rất nhiều vùng đất quan trọng như Oddessa là đường ra biển lớn nhất của Ukraine, Donbass là vùng giàu tài nguyên nhất của Ukraine... chưa kể những khu vực như Kherson, Nikolaiev, Zytomy, Sumy, Zaporozhye... Nhưng rồi Ukraine vẫn tìm cách liên kết với Đức Quốc xã và giờ là Phương Tây để chống lại Nga tới cùng.

Phần lịch sử dưới đây do ChatGPT viết vừa có tính tổng hợp, vừa có tính "khách quan" nhất có thể.

Ukraine, nằm ở giao điểm của các đế chế lớn, thường liên kết với một cường quốc để đối đầu hoặc bảo vệ mình trước một cường quốc khác. Dưới đây là những sự kiện lịch sử quan trọng mà Ukraine đã liên kết với một cường quốc (bao gồm cả Ottoman) để chống lại một cường quốc khác:

---
1. Thế kỷ 16-17: Ukraine liên kết với Đế quốc Ottoman để chống Ba Lan và Nga

Liên minh với Ottoman và Hãn quốc Krym:

Bối cảnh:
Vào thế kỷ 16-17, lãnh thổ Ukraine chủ yếu nằm trong Liên bang Ba Lan-Litva. Nông dân Ukraine và tầng lớp Cossack bị áp bức bởi chế độ phong kiến và Công giáo Ba Lan. Người Cossack thường liên minh với Hãn quốc Krym và Đế quốc Ottoman để đối đầu với Ba Lan và đôi khi cả Nga.

Các sự kiện quan trọng:

Nổi dậy Khmelnytsky (1648-1657): Bohdan Khmelnytsky, lãnh đạo Cossack, liên minh với Hãn quốc Krym (một chư hầu của Ottoman) để chống lại Liên bang Ba Lan-Litva.

Trong giai đoạn đầu, quân Cossack và Tatar Krym đã giành nhiều chiến thắng trước Ba Lan, nhưng liên minh này không bền vững do xung đột lợi ích.

Hệ quả: Sự thất bại trong việc duy trì liên minh với Ottoman và Krym buộc Khmelnytsky phải chuyển sang liên minh với Nga qua Hiệp ước Pereyaslav năm 1654.

---

2. Thế kỷ 17: Ukraine liên minh với Nga chống Ba Lan

Liên minh Pereyaslav (1654):

Bối cảnh: Sau những thất bại trong liên minh với Ottoman và Krym, Ukraine (dưới sự lãnh đạo của Khmelnytsky) tìm kiếm sự bảo trợ từ Đế quốc Nga để chống lại áp lực từ Ba Lan.

Kết quả:

Nga hỗ trợ Ukraine trong các cuộc chiến với Ba Lan.

Tuy nhiên, Hiệp ước Pereyaslav dẫn đến việc Ukraine trở thành một quốc gia phụ thuộc Nga, mất dần quyền tự trị.

Hệ quả lâu dài: Ukraine bị phân chia thành hai vùng: tả ngạn (dưới sự kiểm soát của Nga) và hữu ngạn (thuộc Ba Lan).

---

3. Thế kỷ 18: Ukraine và Ottoman chống Nga và Ba Lan

Hãn quốc Krym và Ottoman hỗ trợ phe ly khai Ukraine:

Bối cảnh: Sau khi Ukraine bị chia cắt giữa Nga và Ba Lan, nhiều nhà lãnh đạo Cossack tiếp tục dựa vào Ottoman để đấu tranh giành lại độc lập.

Các sự kiện quan trọng:

Ivan Mazepa, Hetman của Ukraine, tìm cách chống lại Nga và liên minh với Thụy Điển và Ottoman trong cuộc chiến Bắc Âu (1709). Tuy nhiên, cuộc nổi dậy thất bại sau trận Poltava, dẫn đến sự trấn áp khắc nghiệt từ phía Nga.

---

4. Thế chiến I (1914-1918): Ukraine và Đức chống Nga

Bối cảnh: Trong Thế chiến I, Ukraine nằm giữa cuộc đối đầu của phe Liên minh Trung tâm (Đức, Áo-Hung) và phe Hiệp ước (Nga, Anh, Pháp).

Hành động:

Ukraine, thông qua Cộng hòa Nhân dân Ukraine (UNR), ký Hiệp ước Brest-Litovsk (1918) với Đức và Áo-Hung, nhận sự hỗ trợ để chống lại Hồng quân Liên Xô.

Hệ quả: Khi Đức thua cuộc, Liên Xô chiếm lại Ukraine, biến nó thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine.

---

5. Thế chiến II (1939-1945): Ukraine hợp tác với Đức Quốc Xã chống Liên Xô

Bối cảnh: Trong Thế chiến II, Ukraine bị chia cắt giữa Đức và Liên Xô. Một số nhóm dân tộc Ukraine, như Quân đội Nổi dậy Ukraine (UPA), hợp tác với Đức để chống Liên Xô với hy vọng giành độc lập.

Hệ quả: Đức không hỗ trợ độc lập thực sự cho Ukraine, và nhiều người Ukraine phải chịu sự đàn áp từ cả hai phía.
---

6. Sau Chiến tranh Lạnh: Ukraine liên kết với phương Tây chống Nga

Liên kết với phương Tây:

Bối cảnh: Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Ukraine độc lập và tìm kiếm quan hệ với EU và NATO để đối phó với ảnh hưởng của Nga.

Các sự kiện quan trọng:

Cách mạng Cam (2004): Dựa vào sự ủng hộ chính trị từ phương Tây để đấu tranh chống sự can thiệp của Nga.

Cách mạng Euromaidan (2013-2014): Ukraine hướng tới EU, dẫn đến xung đột với Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea.

---

7. Chiến tranh Nga-Ukraine (2014-đến nay): Liên kết với Mỹ và NATO chống Nga

Hỗ trợ: Ukraine nhận vũ khí, tài trợ và đào tạo quân sự từ Mỹ, Anh, và các nước NATO để đối đầu với Nga.

Hệ quả: Cuộc chiến kéo dài và tăng cường quan hệ Ukraine-phương Tây, nhưng làm sâu sắc thêm sự đối đầu với Nga.

Hệ lụy với Ukraine còn lâu dài
Xuyên suốt lịch sử Ukr lập nhiều công trạng cho ông chủ quá; trừ cái kết đẹp với Nga còn lại thì đau thương cùng các ông chủ khác;
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,449
Động cơ
606,740 Mã lực
Trong lúc các bạn yêu màu tím hòa bình mộng mơ ngồi phân tích với tích phân thì dân Romania ngay cạnh U chọn cách không bầu cho anh thủ ủng hộ chiến tranh Marcel Ciolacu:

Romania set for right-wing runoff after PM eliminated

Một trong hai ứng viên còn lại là Calin Georgescu, người luôn nghi ngờ NATO, không ủng hộ gửi vũ khí qua U. Đương nhiên giờ các nước EU sẽ tìm cách để anh này không lên được tổng thống, nhưng tuy nhiên cũng có thể thấy là bản thân người dân nhiều quốc gia hàng xóm cũng chán U như bây giờ lắm rồi.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,583
Động cơ
522,485 Mã lực
Lính Nga cảm ơn người đóng thuế Đức đã tài trợ đồ chơi Leopard cho họ.
Mấy khi được lái xe tăng Nato đâu các cụ nhỉ.

1732586692209.png


 
Biển số
OF-855367
Ngày cấp bằng
18/3/24
Số km
227
Động cơ
7,485 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội - Hai Bà Trưng
Rõ ràng thưa cụ. Nếu chiến tranh hạt nhân thì em nghĩ nước Anh sẽ ăn bom hạt nhân đầu tiên. Thằng này xứng đáng bị bay màu đầu tiên. Mọi bất ổn trên thế giới đều có dấu răng của thằng này, trong các loại Đế Quốc, thì thâm độc nhất là Đế Quốc Anh. Em không mang ác cảm cá nhân đâu nhé, mà sự thật nó là thế. Thằng này cực kì thâm độc và tinh vi, nó cài cắm mọi điểm bất ổn, tới 100 năm sau hậu quả vẫn còn. Từ Pakistan cho tới Ấn Độ, cho tới Trung Quốc với Hongkong. Vẫn là cái trò chia bản đồ không đồng đều, lấy đất tổ của đứa này chia cho đứa kia, rồi cắt đất của đứa nọ chia lại đứa kia. Cứ như vậy bất ổn diễn ra liên miên, làm không có nước nào có thể yên ổn để làm ăn được. Nhằm giữ vững vị thế bá chủ của Anh. Nên em nghĩ chiến tranh hạt nhân nổ ra, thì đứa Nga bắn đầu tiên sẽ là Anh, chứ không phải là Balan đâu. Hai đứa này thù nhau như thù diệt tộc, thù giết cha.

Kế tiếp có thể là Ba Lan, Mỹ, Đức ...

Còn theo cụ nói như vế trên kiểu Nga hiếu chiến lắm nhỉ. Em nói thật, Putin và nội các của ông còn hiền, chứ Nga mà rơi vô tay cái đảng lớn thứ 2 ở Nga. Cái đảng màu đỏ đấy cụ, thì EU reset vài lần rồi thưa cụ. Trong này cũng nhiều cụ cũng khó chịu ra mặt với cách đánh dền dứ của Nga.

Chứ em mà là ông Putin thì em chơi cho nước Anh bay màu. Rồi tính gì thì tính. Đôi khi mình phải bố láo chơi như Israel thì mấy con ăn theo, hùa theo nó mới biết được thân phận của nó mà sợ, chứ nói hoài tụi nó lờn mặt.

Còn cụ nói hạt nhân mà không thể hủy diệt được thế giới thì em nghĩ cụ nên đi tìm hiểu lại. Chính xác thì nước Anh chỉ cần 2 trái như cái trái vừa mới phóng. Nước Pháp thì 3 trái, nước Đức thì 3 trái. Mỹ thì cao lắm 20 trái hoặc duy nhất 1 trái thôi cụ (1 trái bắn vô núi lửa Yellowstone thôi, còn lại thì để mẹ thiên nhiên làm việc) Cụ lội lại cmt của em, lúc trước em có post cạ web giả lập hạt nhân đó thưa cụ. Cụ có thể vô đó tham khảo thêm.
Cụ cứ viết bài kiểu này thì bao nhiêu rượu vodka cụ cho đủ , nên e viết bài cảm ơn vậy . Nói chung Mẽo nên được thưởng thức đầu tiên cụ à . Sống được theo kiểu đa cực mới khó chứ nếu muốn thì cùng ôm nhau cùng toang chứ dọa ai
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,544
Động cơ
318,418 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Mõm nhiều quá. Còn bao nhiêu ATACMS cấp hết cho U cà nó bắn cho đã đi chứ cứ lom dom vài quả một thế này chỉ gãi ghẻ cho Nga thôi.

TPO - Các cuộc tấn công tên lửa tầm xa tiếp theo của Ukraine có thể sẽ hướng vào vùng Rostov- nơi có nhiều căn cứ quân sự Nga.

Wall Street Journal (WSJ - Tạp chí phố Wall) đưa tin, các sân bay, kho đạn dược và sở chỉ huy của Nga không còn an toàn sau khi Mỹ và các đồng minh cho phép Ukraine tấn công nhiều mục tiêu quân sự Nga bằng tên lửa tầm xa.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW) trước đó cho biết, khoảng 200 mục tiêu quân sự Nga đang nằm trong phạm vi tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow. Việc nhắm mục tiêu vào các sở chỉ huy hoặc trung tâm hậu cần có thể gây gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động quân sự của Nga, có thể tác động đáng kể đến diễn biến của cuộc xung đột.
Theo ấn phẩm, Rostov có thể là một trong những mục tiêu tiếp theo hứng chịu những cuộc tấn công này vì hầu hết các sân bay ở đây đóng vai trò là nơi trung chuyển binh sĩ Nga. Có ít nhất 4 sân bay ở Rostov đang nằm trong tầm bắn của tên lửa phương Tây, một trong số đó là sân bay dân sự.

Wall Street Journal: Rostov có thể là mục tiêu tiếp theo trong các cuộc tấn công tên lửa tầm xa của Ukraine ảnh 1

Nhà phân tích George Barros của ISW lưu ý, Ukraine có thể sử dụng dữ liệu tình báo để tấn công các sở chỉ huy của Nga.
Chuyên gia này nhấn mạnh rằng, việc loại bỏ một sở chỉ huy lữ đoàn hoặc sư đoàn có thể làm gián đoạn hoạt động trong nhiều ngày của hàng trăm binh sĩ Nga.
Được biết, ngày 17/11, truyền thông phương Tây đồng loạt đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Sáng sớm thứ Ba (19/11), Ukraine đã thực hiện cuộc tấn công tầm xa đầu tiên, phóng 6 tên lửa ATACMS vào một cơ sở công nghiệp Nga gần thị trấn Karachev thuộc tỉnh Bryansk. Một ngày sau, xuất hiện thông tin, 12 tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp đã được Ukraine sử dụng để tấn công tỉnh Kursk của Nga.
Để đáp trả các cuộc tấn công trên, Nga tuyên bố đã phóng thử tên lửa siêu thanh Oreshnik không mang đầu đạn hạt nhân vào vùng Dnipro.
 

Nguyễn. Hoàng

Xe tải
Biển số
OF-872114
Ngày cấp bằng
25/11/24
Số km
277
Động cơ
-2,623 Mã lực
Tuổi
38
Thống đốc tỉnh Kaluga ông Shapsha Vladislav Valerievich đăng trên telegram lực lượng phòng không Nga đánh chặn 3 UAV. Mảnh vở UAV đã làm cháy hạ tầng của một doanh ngiệp công nghiệp. Trong khi đó clip ghi lại đám cháy đăng tải trên internet được cho là nhà máy sản xuất linh kiện tên lửa. Mình có vào xem kênh Telegram của ông thống đốc và một người bình luận như sau (GG dich): "Tôi muốn hỏi ban quản lý khi nào họ sẽ trừng phạt những người quay phim mọi thứ; đã có rất nhiều video và hình ảnh trên Internet, bao gồm cả công việc phòng không. Khi nào chính quyền mới xử lý nghiêm những người này và trừng phạt họ? "
Điện mất khắp nơi ở khu vực đó và máy phát chạy bằng dầu diesel đang được gửi đến.
Link tele của ông thống đốc: https://web.telegram.org/k/#@Shapsha_VV
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,583
Động cơ
522,485 Mã lực
Xong rồi, thua cay ở Ukr; Lato buộc phải đi bước cuối muốn tiêu diệt chính quyền Nga bằng đòn phủ đầu;
Các anh ý đã lộ ra bản chất hiếu chiến rồi, không còn giả cầy là liên minh phòng thủ nữa; Urk thuộc Lato đâu nhỉ?



View attachment 8853113
View attachment 8853122

Tin bố láo đấy cụ, hiện tại tin chính thống là, Nato thảo luận , nói cụ thể là Anh và Pháp bàn về việc trong trường hợp Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn thì có nên đưa quân liên hợp vào đóng vai trò gìn giữ hòa bình tại Ukraine hay không.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,181
Động cơ
193,841 Mã lực
Cuối cùng vẫn lòi cái đuôi. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải cần một cái cớ là quân đội TT dù đến hiện tại chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của quân TT ở Kursk ngoài mấy cái loa tuyên truyền của Mỹ và PT.

(NLĐO) - Nhà Trắng ngày 25-11 xác nhận Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ viện trợ để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Washington "đã thay đổi hướng dẫn" liên quan đến Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa. "Chúng tôi đã hướng dẫn Ukraine rằng họ có thể sử dụng chúng để tấn công những loại mục tiêu cụ thể" - ông Kirby nói.
"Hiện giờ, Ukraine có thể sử dụng ATACMS để tự vệ khi cần thiết. Điều đó đang diễn ra trong và xung quanh tỉnh Kursk của Nga" - ông Kirby nói với báo giới. Lực lượng Ukraine đã hoạt động ở Kursk từ tháng 8.
Theo hãng tin Anadolu, ông Kirby cho biết thêm Mỹ sẽ "để Ukraine nói về việc họ sử dụng ATACMS cũng như các quy trình nhắm mục tiêu, mục đích sử dụng và hiệu quả của việc đó".
Đây là lần đầu tiên Mỹ công khai xác nhận đã dỡ bỏ hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ sản xuất để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Một tổ hợp ATACMS của Mỹ. Ảnh: BBC
Một tổ hợp ATACMS của Mỹ. Ảnh: BBC

Trước đó, vào ngày 19-11, Ukraine đã tấn công tỉnh Bryansk của Nga bằng 6 tên lửa ATACMS. Ngày hôm sau, Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow của Anh và tên lửa HIMARS của Mỹ để tấn công các mục tiêu ở tỉnh Kursk, trong đó có một sở chỉ huy của Nga, gây thương vong.
Mỹ và các đồng minh đã cung cấp các hệ thống vũ khí ngày càng mạnh cho Kiev kể từ khi xung đột Ukraine - Nga nổ ra đầu năm 2022, song khẳng định điều đó không khiến họ trở thành một bên trong cuộc xung đột.
Tuy nhiên, hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa sẽ thay đổi tính chất của cuộc xung đột, khiến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở thành bên trực tiếp tham gia xung đột.
Ông Putin cho rằng Ukraine không thể triển khai các loại vũ khí như ATACMS hay Storm Shadow nếu không có sự tham gia của quân nhân NATO.

Mới đây, một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Arabiya, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh diễn biến chiến dịch quân sự đặc biệt cho thấy sự xuất hiện của các loại vũ khí mới đã làm thay đổi quy mô, chiến thuật và chiến lược tác chiến.
Ông Medvedev nghĩ điều này chủ yếu liên quan đến máy bay không người lái.

Theo hãng thông tấn Ukrinform và trang web của Lầu Năm Góc, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói Lầu Năm Góc có thể xác nhận sự hiện diện của quân đội Triều Tiên tại tỉnh Kursk của Nga, giáp biên giới với Ukraine.
Tuy nhiên, người phát ngôn khẳng định Bộ Quốc phòng Mỹ không thấy dấu hiệu nào cho thấy binh sĩ Triều Tiên hiện diện ở các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát tại Ukraine hoặc đang tiến về hướng đó.
Tuần trước, Mỹ xác nhận binh sĩ Triều Tiên đã tham gia các hoạt động giao tranh chống lại lực lượng Ukraine ở tỉnh biên giới Kursk của Nga sau thời gian huấn luyện chung với Moscow.
Ngoài ra, theo truyền thông Mỹ, một nhóm gồm 50.000 quân Nga và Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn ở tỉnh Kursk.
Ban đầu lấy cớ là dùng ATACMS tấn công Kursk do có quân đội Triều Tiên ở đó
Nay tìm mãi chưa phát hiện họ đóng quân ở đâu thì ... không chối nữa.
Huỵch toẹt luôn là người Mỹ vận hành và phóng ATACMS tấn công Nga cho nhanh
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,181
Động cơ
193,841 Mã lực
Tin bố láo đấy cụ, hiện tại tin chính thống là, Nato thảo luận , nói cụ thể là Anh và Pháp bàn về việc trong trường hợp Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn thì có nên đưa quân liên hợp vào đóng vavi trò gìn giữ hòa bình tại Ukraine hay không.

Đó cũng là 1 ý trong các điều khoản mà 'nhóm Trump' dự kiến cho việc ngừng bắn tại Ukraine - việc châu Âu do người châu Âu tự làm
 

justbenice

Xe tải
Biển số
OF-321972
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
405
Động cơ
334,819 Mã lực
thôi lạy cụ cụ toàn nói linh ta linh tinh cho đến thời điểm hiệp ước diễn ra cho đến hiện tại nga còn hơn 5000 đầu đạn hạt nhân và đang là đất nước nắm giữ nhiều đầu đạn nhất đấy
tranh luận thì phải nguồn thông tin rõ ràng cụ có nguồn nào bảo nga còn 100 200 đầu thì làm ở dẫn chứng ra đấy cho các cụ trong đây dc mở mang tầm mắt chứ toàn thấy cụ chém gió
5000 đầu đạn rồi dùng đá đập đầu đạn đó ra cho nó tự nổ tại chỗ hả cụ ? Hay là gắn vào giàn ná bắn nó sang Mỹ và Nato? Hay là buộc vào khinh khí cầu?
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,181
Động cơ
193,841 Mã lực
Chính quyền Đức lập danh sách các hầm trú ẩn có thể sư dụng - nói tên lửa Nga vô hại nhưng cũng lo lắng thật rồi

Trích

Theo hãng tin Spiegel của Đức, Đức đang lập danh sách các hầm trú ẩn có thể cung cấp nơi trú ẩn khẩn cấp cho người dân .

Bộ Nội vụ nước này hôm nay cho biết tầng hầm, bãi đậu xe ngầm, tài sản tư nhân và ga tàu điện ngầm có thể được chuyển đổi thành nơi trú ẩn, với một ứng dụng đặc biệt cung cấp thông tin chi tiết về hầm trú ẩn gần nhất.

Kế hoạch này được đưa ra vào thời điểm căng thẳng với Nga gia tăng và các tổ chức bảo vệ dân sự ở Đức kêu gọi mở rộng nhanh hơn các nơi trú ẩn.

 

trantran123

Xe máy
Biển số
OF-867184
Ngày cấp bằng
1/9/24
Số km
78
Động cơ
2,245 Mã lực
Tuổi
33
5000 đầu đạn rồi dùng đá đập đầu đạn đó ra cho nó tự nổ tại chỗ hả cụ ? Hay là gắn vào giàn ná bắn nó sang Mỹ và Nato? Hay là buộc vào khinh khí cầu?
cụ đuối lý bắt đầu nói nhãm tào lao rồi đấy lúc thì bảo nga hết đầu đạn chỉ còn 2 300 lúc hỏi nguồn dẫn chứng đâu thì cụ lại rồi lái sang chủ đề khác , cách sử dụng đầu đạn thì mấy hôm trước nga nó vừa phô trương IRBM của nó rồi đấy chả thiếu công nghệ để lắp dc đầu đạn hạt nhân đâu cụ à , cụ tranh luận thì nên tìm hiểu và có kiến thức chứ đừng phán bừa
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top