Bác này lập luận vui tính nhỉ ? Lợi thế của chiến tranh không phải chỉ có mỗi việc bán vũ khí, cái trò con buôn vũ khí chỉ đúng với ngày xưa thôi. Mấy bác bênh Mỹ vụ chiến tranh chỉ lập lờ cái vụ doanh số vũ khí so với gdp mà lờ đi vụ các hàng hóa bán quân sự và cả doanh thu của các tập đoạn liên quan đến quân sự nữa. Ví dụ như boeing, ngoài bán vũ khí thì cũng bán cả hàng hóa dân sự và bán quân sự. Nếu không có mảng quân sự thì hãng này có khi sập lâu rồi, chứ máy bay sự cố với rơi vậy, không có chính phủ bảo kê thì đợi đó mà các nước khác mua máy bay của hãng này. Cho thử vài thằng như boeing phá sản xem nó ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ như thế nào ?
Giờ phân tích lợi thế do chiến tranh đem lại phải phân tích lợi ích mà tổ hợp kinh tế mà nó nhận được khi chiến tranh nổ ra chứ không phải nhìn vào mỗi vũ khí, không gây chiến thể hiện sức mạnh thì sao kiểm soát được nguồn khai thác tài nguyên ở quốc gia khác để ép giá rẻ để in tiền cho dễ, không ép các quốc gia yếu hơn chơi theo luật của Mỹ thì đợi đấy mà apple, microsoft... được như bây giờ, chứ không thì việc gì bên chính phủ các nước EU bị nghe lén cũng phải ngậm mồm mà chịu. Chính vì thế nên EU mới bị Mỹ thịt cả mớ công nghệ, đặc biệt là viễn thông nên giờ mảng điện thoại cho Mỹ làm trùm. Nhưng cuộc chơi không áp đặt được với Trung Quốc và bị TQ cạnh tranh cho thở không ra hơi phải bày trò bẩn dưới cái từ hoa mỹ là kiềm chế TQ trong khi lúc nào cũng lên án nước khác không tự do kinh tế thị trường? Thế nên không phải tự dưng mà anh Trump thắng cử lần này đâu, vì Mỹ rất sợ thế giới này có sân chơi mới, luật chơi mới cạnh tranh với sân chơi của mình. Tại sao một số chính trị gia Mỹ hiện nay sợ TQ hơn Nga ? vì TQ có tổ hợp bộ máy kinh tế quân sự kết hợp dân sự tương tự Mỹ và có công suất có thể nói là lớn nhất thế giới hiện nay dù có thể thua Mỹ, Nga về chất lượng. Nhưng thực tế chiến trường cho thấy, khi đã qua mốc đạt chuẩn đủ để sử dụng thì số lượng quan trọng hơn chất lượng. Chưa kể TQ còn có thị trường nội địa 1 tỷ dân, các tổ hợp kinh tế quân sự này có thể tận dụng thị trường để kiếm lợi nhuận từ mảng dân sự kết hợp thử nghiệm, ứng dụng thông qua sản phẩm với số lượng lớn, việc này cho phép họ có thể đạt kết quả tốt hơn với mẫu thử lớn thay vì kiểu thử nghiệm và mẫu nhỏ. Điểm yếu của Nga nhưng lại là lợi thế của TQ, thế nên nhiều chính trị gia Mỹ nhận ra và cố cản TQ trước khi cỗ máy kinh tế quân sự của nó tràn ra quốc tế để có mẫu thử và quy mô lớn hơn, vô hình chung sẽ làm giảm số lượng mẫu thử nghiệm của phe phương thây xuống thông qua kinh tế dân sự. Mỹ đã bị TQ nhìn ra mánh khóe để tạo lợi thế với nước khác, thế nên ngay trong bữa tiệc thịt đồng minh EU hút công nghệ về thì TQ tranh thủ ăn ké Mỹ để rồi dần dần tự phát triển lên nhờ các lợi thế trên.
Còn Nga thì các bác tạm quên vụ siêu cường đi nếu dân số của họ không đạt mốc 250-500tr dân, đủ để tạo thị trường phát triển mảng dân sự cho tổ hợp kinh tế + ứng dụng, thử nghiệm công nghệ. Để có 250-300tr dân chắc sau chiến sự Nga cũng cần ít nhất 10-20 năm cho việc này, khi đó em không biết các bác chém gió ở đây với em còn hứng thú làm chiến binh bàn phím không nữa. Người Nga rất giỏi về khoa học kỹ thuật, nhưng chắc do yếu tố địa lý đất rộng, dân số ít, khó đi lại giữa các vùng dân cư nên kinh tế thương mại không được đánh giá đúng giá trị của nó, thêm khoảng thời gian kinh tế bao cấp nữa nên càng khiến Nga khó xây dựng tổ hợp kinh tế cần thiết. Mãi sau anh Tin lên em mới thấy bắt đầu tạo các tổ hợp doanh nghiệp nhưng vẫn rời rạc quá, không kết hợp được với mảng dân sự. Cái này cũng có thể do yếu tố lịch sử để lại, Nga sẽ cần thời gian để thay đổi. Giờ hướng đi của họ là tiếp cận thị trường đông dân, nhưng trong tương lai cực khó để Nga thành siêu cường nếu dân số vẫn chỉ như hiện nay. Đến Mỹ nhận rõ áp lực của TQ và tương lai là Ấn nên tích cực nhập cư giữa các năm qua. Các bác thấy 2 đảng chửi nhau qua lại vụ này thực ra em nghĩ nó chỉ là bề nổi diễn cho dân xem, còn thực tế nó là 2 quá trình, tăng dân và sàng lọc và dân số họ vẫn sẽ tăng trong thời gian tới. Nga nên tính đến việc nhập cư nữa, nhưng không cần nhập ồ ạt vì Nga là một quốc gia có bản sắc dân tộc riêng chứ không giống Mỹ, cân bằng được số lượng dân nhập cư và bản sắc dân tộc sẽ tốt cho một quốc gia có lịch sử lâu đời hơn.