- Biển số
- OF-165369
- Ngày cấp bằng
- 6/11/12
- Số km
- 4,425
- Động cơ
- 477,704 Mã lực
Chưa một ông Tổng thống, thủ tướng nào dám đứng ra tuyên bố thẳng thừng là “Tao cấp phép cho mày dùng vũ khí của tao tấn công cướp đất của Nga”Pháp ăn theo nói leo.
VOV.VN - Sau Mỹ, Pháp ngày 23/11 cũng đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng tên lửa của Pháp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Việc một số nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa để tấn công Nga gây ra ý kiến trái chiều, không chỉ đối mặt với sự chỉ trích của Nga mà còn vấp phải sự phản đối của không ít nước phương Tây khác.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC ngày 23/11 cho biết Ukraine có thể sử dụng tên lửa của Pháp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp chưa xác nhận liệu các cuộc tấn công như vậy đã diễn ra hay chưa. Bình luận của Ngoại trưởng Pháp được đưa ra sau khi cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng được cho là đã bật đèn xanh để Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất trong các cuộc tấn công tầm xa vào Kursk của Nga.
Việc một số nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa để tấn công Nga được cho là tạo ý kiến trái chiều, không chỉ vấp phải sự chỉ trích của Nga mà còn gặp sự phản đối của không ít nước phương Tây khác.
Một quả tên lửa ATACMS rời bệ phóng. Ảnh: Reuters
Trong một tuyên bố, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Vienna, ông Mikhail Ulyanov cảnh báo, Pháp và Anh đã quyết định giúp Ukraine sử dụng tên lửa có độ chính xác cao và họ sẽ phải trả giá cho điều đó. Nga sẽ đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Nga. Ông Ulyanov cũng nhấn mạnh, những gì chính quyền Mỹ đã làm trước đó là rất nguy hiểm và người đưa ra quyết định này hoàn toàn nhận thức được hậu quả tiêu cực của nó.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng chỉ trích tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp. Bà Zakharova chỉ trích sự hỗ trợ này không phải là giải cứu mà là sự kết thúc: "Lập trường của Pháp chẳng những không giúp ích cho Ukraine mà còn làm xấu đi vị thế của nước này trong cuộc xung đột hiện tại. Việc cung cấp vũ khí tầm xa góp phần làm leo thang hơn nữa, cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả tàn khốc cho chính Ukraine".
Một số quốc gia châu Âu khác bày tỏ quan ngại về việc phương Tây cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga. Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Hungary Victor Orban cảnh báo, điều này sẽ chỉ làm lan rộng nguy cơ xung đột ở Ukraine.
Trong một tuyên bố Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhấn mạnh: "Cuộc chiến ở phía đông đang bước vào giai đoạn quyết định. Không ai trong chúng ta biết được hồi kết của cuộc xung đột này, chúng ta chỉ biết rằng nó hiện đang diễn ra theo những chiều hướng rất kịch tính. Những sự kiện trong vài ngày qua cho thấy mối đe dọa này thực sự nghiêm trọng và có thật khi nói đến xung đột toàn cầu".
Trước đó, ngay khi Ukraine bắn tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga, Nga đã đáp trả Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Ô-rê-xních (Oreshnik). Tên lửa mới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã bắn nhiều đầu đạn vào cơ sở ở Ukraine với tốc độ cực nhanh. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa mới và đưa vào kho vũ khí của Nga trong những tháng tới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa Oreshnik mới của Nga có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km. Với tầm bắn như vậy, Oreshnik có thể vươn đến hầu hết châu Âu.
Toàn loại nguồn tin giấu tên với trích người trong bộ XYZ tiết lộ cho phép thế này, thế kia… Sau 50 năm giải mật chắc lắm chuyện hay.
Rồi Ukraine vẫn sử dụng vũ khí, khi bị Nga vả ngược lại thì lại kêu rên, nhưng chả có ông nào tiếp lời cung cấp vũ khí đủ khả năng đối trọng, có thể là không có hoặc là không dám.
Ai rồi cũng phải đòi nợ, và cách đòi nợ sẽ chứng tỏ là nước như thế nào? Hiện tại thì cứ là quân đoàn nước ngoài tiền vào đất Nga cả vùng 4 tỉnh mới thì cứ xác định quan tài về nước. Đó cũng là một cách nho nhỏ.
Đến tổng Ukraine biết chắc là không thể đòi Crimea bằng vũ lực thì tính bài đòi bằng ngoại giao, Nga biết là đòi trực tiếp hơi khó vì bọn NATO cũng không ra mặt trực tiếp mà chỉ chiến tranh ủy thác chết đến ông lính Ukraine cuối cùng, nên Nga sẽ có đối tác ủy thác tương đương về sau thôi.
Còn cuối cùng, thì chốt xây mấy chục năm dưới sự hỗ trợ của NATO tại Donbass cứ bị nhổ dần dần, không thể tái chiếm, đã cho thấy thực tế là thua