[Funland] Tình hình Nga - Ukraine, Trung Á-Trung Đông Vol.168 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

sweet dream

Xe đạp
Biển số
OF-867972
Ngày cấp bằng
15/9/24
Số km
37
Động cơ
440 Mã lực
- Ngày 31/5/2024

Chiến tranh qua tay kẻ khác
Bài của Đại sứ Trần Đức Mậu



Những ngày qua, ở nhiều quốc gia châu Âu là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ồn ào sôi động tuyên bố, phát biểu và tranh luận về việc Ukraine có thể sử dụng vũ khí được các thành viên NATO cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ của Nga hay không.

Từ khi bùng phát cuộc chiến ở Ukraine đến nay, Mỹ và các thành viên NATO khác ở châu Âu đã dồn dập cung cấp vũ khí, bom đạn và tên lửa cho Ukraine. Quốc gia này cũng đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào bên trong lãnh thổ của Nga và đạt được kết quả nhất định nhưng chưa làm xoay chuyển tình thế trên chiến trường ở Ukraine.

Cũng đã có những đồn thổi nhất định về việc thành viên NATO này hay thành viên NATO khác đưa binh lính chính quy hoặc đánh thuê bí mật tới Ukraine trực tiếp giao chiến với quân đội Nga. Nhưng sử dụng vũ khí của các thành viên NATO để tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ của Nga lại là chuyện hoàn toàn khác về bản chất, ý nghĩa và tác động.

Mỹ viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine và cho đến nay vẫn kiên định quan điểm không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí được Mỹ cung ứng để tấn công vào sâu lãnh thổ của Nga.

Trong khi đó, những thành viên NATO ở châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Séc, ba nước Baltic, Đan Mạch và cả Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đều đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí được các quốc gia này cung cấp để tiến hành những cuộc tấn công quân sự vào các mục tiêu ở sâu bên trong lãnh thổ Nga. Các quốc gia châu Âu này đều lập luận rằng Ukraine có quyền làm tất cả để tự bảo vệ và như thế phù hợp với luật pháp quốc tế.

Thực chất, đấy là sự chuẩn bị dư luận và những toan tính cho việc NATO can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Ukraine. Những gì NATO và các thành viên đã làm cho tới nay là gián tiếp chiến tranh với Nga thông qua Ukraine. NATO không thể và không dám dùng danh nghĩa của liên minh quân sự này đưa binh lính đến tham chiến ở Ukraine.

Nhưng hiện tại, việc tuyên bố Ukraine có thể sử dụng vũ khí được NATO cung cấp để thực thi những hoạt động tấn công quân sự vào sâu bên trong lãnh thổ Nga đã cho thấy một nấc mới trong cuộc đối đầu với Nga.

NATO đẩy mạnh chủ trương ấy bằng việc để cho các thành viên tự ý quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí được họ cung cấp thực hiện tấn công quân sự vào sâu bên trong lãnh thổ Nga, tiếp đến là để cho các thành viên tự quyết hoặc cùng nhau quyết, nhưng không trong danh nghĩa NATO, việc đưa binh lính chính quy hay lính đánh thuê sang tham chiến trực tiếp ở Ukraine.

Mỹ hiện để cho các thành viên NATO ở châu Âu tự xoay xở vì tính chất của việc đối đầu giữa Mỹ với Nga khác biệt cơ bản so với đối đầu giữa các nước thành viên riêng rẽ của NATO ở châu Âu với Nga. Nhưng trên thực tế Mỹ cũng không ngăn cản các đồng minh ở châu Âu tiến hành chiến tranh với Nga qua tay Ukraine theo cách thức như thế.

Đối với NATO, bất đồng quan điểm trong nội bộ về chuyện này không đáng lo ngại bằng việc Ukraine ngày càng thêm thất thế trong cuộc chiến tranh với Nga.

Các thành viên NATO ở châu Âu càng thêm lo ngại Mỹ không bị ảnh hưởng tai hại trực tiếp bằng họ nếu Nga không bị thất bại trong cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cho nên họ phải đi trước NATO và mở đường cho tổ chức này, tạo sự đã rồi để khích lệ Mỹ hành động theo. Xem ra, họ kỳ vọng làm như thế sẽ giúp Ukraine xoay chuyển được tình thế. Và chỉ khi Ukraine xoay chuyển được tình thế thì họ mới có thể tiếp tục đến cùng cuộc chiến với Nga... qua tay kẻ khác.


Cảm ơn cô/chú đã đăng bài viết rất hay ạ, cháu xin phép tóm tắt bài viết bằng các gạch đầu dòng để mọi người có thể dễ dàng hình dung hơn ạ:

-Tranh luận về tấn công sâu vào Nga: Nhiều nước thành viên NATO ở châu Âu đang thảo luận liệu Ukraine có thể sử dụng vũ khí do NATO cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga hay không.

-Cung cấp vũ khí liên tục: Từ khi chiến tranh bắt đầu, Mỹ và các nước NATO châu Âu đã không ngừng viện trợ vũ khí, đạn dược, và tên lửa cho Ukraine để giúp quốc gia này chống lại Nga.

-Kết quả hạn chế của Ukraine: Mặc dù đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, Ukraine vẫn chưa thể thay đổi tình hình chiến trường một cách rõ rệt.

-Tin đồn về lính NATO: Có tin đồn rằng một số nước NATO đã gửi lính chính quy hoặc lính đánh thuê đến Ukraine, nhưng điều này chưa được xác nhận. Tuy nhiên, việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí NATO để tấn công Nga mang tính chất và tác động khác biệt.

-Quan điểm của Mỹ: Mỹ là quốc gia viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, nhưng vẫn kiên quyết không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của mình để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga nhằm tránh leo thang xung đột.

-Châu Âu bật đèn xanh: Một số quốc gia NATO tại châu Âu như Anh, Đức, Pháp, và các nước Baltic đã đồng ý cho Ukraine sử dụng vũ khí họ cung cấp để thực hiện các cuộc tấn công quân sự vào Nga, với lý do là Ukraine có quyền tự vệ theo luật pháp quốc tế.

-Sự chuẩn bị của NATO: Việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga là bước chuẩn bị của các quốc gia NATO cho khả năng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến.

-Gián tiếp tham chiến: Cho đến nay, NATO đã tham gia gián tiếp vào cuộc chiến thông qua việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhưng không đưa quân đội dưới danh nghĩa NATO tham chiến.

****Bước ngoặt mới: Quyết định cho Ukraine sử dụng vũ khí NATO để tấn công Nga đánh dấu một bước leo thang trong cuộc đối đầu với Nga, cho thấy NATO đang sẵn sàng can thiệp mạnh mẽ hơn.

-Quyền tự quyết của các nước NATO: NATO cho phép từng thành viên tự quyết định việc cho Ukraine sử dụng vũ khí và cũng có thể tự đưa binh lính hoặc lính đánh thuê tham gia chiến đấu, nhưng không dưới danh nghĩa của tổ chức này.

***Mỹ để châu Âu tự xoay xở: Mỹ hiện để các thành viên NATO ở châu Âu tự giải quyết vấn đề đối đầu với Nga, vì bản chất mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga khác so với giữa Nga và châu Âu.

-Không ngăn cản các đồng minh: Dù Mỹ không trực tiếp tham gia, họ cũng không cản trở các đồng minh châu Âu tiếp tục tiến hành cuộc chiến với Nga qua tay Ukraine.

-Lo ngại về sự thất thế của Ukraine: NATO lo ngại Ukraine ngày càng yếu thế trước Nga, điều này khiến các nước châu Âu lo sợ về hậu quả nếu Nga thắng.

-Cố gắng khích lệ Mỹ: Các nước NATO châu Âu đang cố gắng đi trước trong hành động, hy vọng rằng điều này sẽ thúc đẩy Mỹ can thiệp mạnh mẽ hơn để giúp Ukraine lật ngược tình thế.

-Kỳ vọng thay đổi cục diện: NATO và các nước châu Âu hy vọng những nỗ lực này sẽ giúp Ukraine thay đổi tình thế, từ đó tạo cơ sở cho cuộc chiến chống Nga tiếp di
ễn qua trung gian Ukraine.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,452
Động cơ
313,995 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Làm gì có ngã về không. Ngã là sml (sấp mặt luôn).

VOV.VN - Cuộc đột kích vào Kursk đã cho thấy những thách thức chiến lược rộng hơn mà Ukraine phải đối mặt. Với nguồn lực hạn chế và môi trường quốc tế dịch chuyển, Ukraine sẽ phải sắp xếp các hoạt động quân sự phù hợp với những mục tiêu ngoại giao thực tế.

Canh bạc nguy hiểm
Chiến dịch quân sự hiện nay của Ukraine đã phản ánh bản chất kép của xung đột hiện đại, khi mà những cuộc giao tranh diễn ra cả trên mặt trận thực tế và mặt trận tâm lý. Ukraine đối mặt với thách thức trên cả hai mặt trận này: Đó là vừa giao tranh với Nga trong khi vẫn phải đảm bảo sự hỗ trợ lâu dài của phương Tây. Hai mặt trận trên phụ thuộc và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Cuộc đột kích của Ukraine vào Kursk hồi tháng 8/2024 là một cuộc tấn công có tính toán nhằm định hình lại đánh giá về cuộc xung đột và cho thấy khả năng của Kiev thách thức Moscow trên chính lãnh thổ của họ.
canh bac duoc an ca, nga ve khong cua ukraine trong xung dot tieu hao voi nga hinh anh 1

Binh lính Ukraine khai hỏa lựu pháo tự hành về phía quân đội Nga trên tiền tuyến. Ảnh: Reuters

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 2/2022, Ukraine đã theo đuổi một chiến lược đa dạng trong cuộc xung đột đang diễn ra. Theo đó, họ cho rằng cách tiếp cận này là một canh bạc có chủ đích nhằm phơi bày những điểm yếu và làm mất ổn định tình hình trong nước của Nga.

Cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine cũng có mục đích tạo ra tác động tâm lý ngay lập tức thông qua việc bắt giữ tù nhân và chiếm lãnh thổ Nga để mang lại sự thúc đẩy tinh thần đáng kể cho các lực lượng của Kiev.
Cuộc tấn công vào Kursk mặc dù chủ yếu là hoạt động quân sự nhưng cũng là cuộc chiến thông tin được thiết kế để thu hút sự chú ý của phương Tây và củng cố nhận thức rằng Ukraine vẫn có khả năng giáng những đòn đáng kể vào lực lượng Nga. Tuy là một chiến dịch táo bạo nhưng cuộc tấn công vào Kursk không phải không có những hạn chế về mặt chiến lược.
Khả năng chuyển đổi những thành quả trên chiến trường của Ukraine thành lợi ích chiến lược bị giới hạn bởi các đối tác, đặc biệt là Mỹ. Washington đã áp các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng những hệ thống tên lửa tầm xa để tránh gây xung đột trực tiếp với Nga.
Điều này cho thấy rằng, mục tiêu chính trị khác nhau của các đồng minh có thể hạn chế khả năng tận dụng đầy đủ thành quả quân sự đạt được. Đối với Ukraine, thực tế trên tức là các mục tiêu của họ trong cuộc xung đột có thể không phải lúc nào cũng phù hợp với những tính toán địa chính trị rộng hơn của các đồng minh phương Tây, tạo ra sự xung đột trong chiến lược.
Việc Ukraine phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự và tài chính của phương Tây cũng làm nổi bật một khía cạnh khác trong sự phối hợp giữa Kiev và các đồng minh: đó là khả năng phát sinh những khác biệt về chính trị. Trong khi Kiev tìm kiếm chiến thắng quyết định trên chiến trường để tăng cường vị thế đàm phán thì các nước phương Tây như Mỹ và châu Âu lại thận trọng hơn về nguy cơ leo thang căng thẳng, ưu tiên tránh những hành động có thể gây ra một cuộc xung đột rộng hơn.
Sự khác biệt về các mục tiêu đã hạn chế khả năng của Ukraine trong việc khai thác đầy đủ những thành công trong các chiến dịch nói chung và chiến dịch Kursk nói riêng.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ukraine
Một vấn đề quan trọng mà Ukraine phải đối mặt sau cuộc tấn công vào Kursk là nguy cơ quân đội bị kéo căng quá mức. Trong khi các lực lượng của Kiev đã chiếm được đáng kể lãnh thổ Nga thì chiến dịch này cũng gia tăng sức ép lên nguồn lực quân sự vốn đã hạn chế của Kiev.
Đồng thời, quân đội Nga vẫn tiếp tục đạt được thành quả quanh Donetsk, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các vị trí phòng thủ của Ukraine ở phía Đông. Việc theo đuổi các hoạt động ở Kursk trong khi bảo vệ mặt trận phía Đông khiến Ukraine đứng trước nguy cơ kéo căng quá mức các lực lượng của mình - một canh bạc nguy hiểm trong cuộc xung đột tiêu hao.
Việc các nguồn lực bị kéo căng là một mối lo ngại quan trọng với Ukraine. Kể từ khi xung đột nổ ra, Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào hỗ trợ tài chính, thông tin tình báo và vũ khí chính xác do phương Tây cung cấp. Tuy nhiên, những nguồn lực này không phải là vô hạn.
Kho đạn dự trữ của phương Tây, đặc biệt là đạn pháo đang cạn kiệt, trong khi các gói viện trợ của Mỹ ngày càng đối mặt với những chia rẽ về mặt chính trị. Rủi ro đối với Ukraine là các chiến dịch sau đó, chẳng hạn như chiến dịch Kursk có thể làm cạn kiệt nguồn cung quân sự và nhân lực nhanh hơn tốc độ họ có thể bổ sung, đặc biệt nếu sự hỗ trợ của phương Tây bắt đầu suy yếu.
Trên mặt trận ngoại giao, chiến dịch Kursk đã mang đến những kết quả trái chiều. Một mặt, Ukraine hy vọng việc đưa xung đột vào lãnh thổ Nga có thể khiến Điện Kremlin bối rối, gây áp lực buộc Tổng thống Putin xem xét lại chiến lược của mình.
Theo đó, Kiev hy vọng điều này có thể đưa Moscow phải đàm phán từ vị thế yếu, đặc biệt khi sự bất mãn trong nước gia tăng do những thất bại quân sự. Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn thế. Bất chấp những thành quả mang tính biểu tượng của Ukraine ở Kursk, Nga vẫn cố thủ ở miền Đông Ukraine. Do đó, mặc dù chiến dịch của Ukraine có thể khiến Nga lo ngại nhưng về cơ bản nó không làm thay đổi bức tranh chiến lược tổng thể của cuộc xung đột.
Chiến dịch này cũng có nguy cơ khiến một số nước phương Tây ủng hộ Ukraine tự tách mình ra. Các quốc gia châu Âu như Đức và Pháp luôn ủng hộ ngoại giao và lệnh ngừng bắn, lo ngại leo thang xung đột vào lãnh thổ Nga.
Những nước này đã tuyên bố rõ, sự ủng hộ của họ với Ukraine phụ thuộc vào các hoạt động phòng thủ chứ không phải các cuộc tấn công vào Nga. Nếu xung đột được coi là mở rộng ra ngoài biên giới Ukraine, Kiev có thể mất đi sự ủng hộ ngoại giao quan trọng, làm hạn chế thêm các lựa chọn trên chiến trường.
Trong tương lai, Ukraine phải đối mặt với một lựa chọn chiến lược quan trọng. Trong khi cuộc tấn công vào Kursk mang đến sự thúc đẩy tinh thần trong ngắn hạn thì nó không làm thay đổi cán cân xung đột. Thách thức với Ukraine hiện nay là duy trì quyền kiểm soát lãnh thổ đã chiếm được trong khi tránh mở rộng nó quá mức.
Việc chiếm các vùng lãnh thổ ở Kursk làm vùng đệm về cơ bản có thể mang lại cho Ukraine đòn bẩy trong các cuộc đàm phán tương lai nhưng điều này tức là Kiev phải có sức mạnh quân sự để duy trì quyền kiểm soát khu vực vô thời hạn - một khả năng ngày càng trở nên mong manh.
Cuộc tấn công cũng đặt ra những câu hỏi rộng hơn về việc duy trì chiến lược quân sự của Ukraine. Với nguồn lực hạn chế và môi trường quốc tế dịch chuyển, Ukraine phải sắp xếp các chiến dịch quân sự phù hợp với những mục tiêu ngoại giao thực tế.
Điều này tức là Kiev phải thận trọng cân nhắc những rủi ro và lợi ích của các hoạt động tấn công tương lai trước nhu cầu duy trì sự hỗ trợ của phương Tây và bảo toàn nguồn lực quân sự. Chiến dịch Kursk, trong khi gây ấn tượng cho phương Tây ở thời điểm hiện tại thì có thể biến thành một thất bại thảm hại nếu Ukraine tiếp tục căng mình quá mức trong cuộc giao tranh không có dấu hiệu hạ nhiệt với Nga.
Cuộc đột kích vào Kursk đã cho thấy những thách thức chiến lược rộng hơn mà Ukraine phải đối mặt. Trong khi hoạt động này chứng minh khả năng tấn công của Ukraine thì nó cũng phơi bày những hạn chế trong chiến lược quân sự và ngoại giao của Ukraine.
Khi xung đột bước vào giai đoạn quan trọng, Kiev sẽ phải áp dụng một cách tiếp cận nhất quán hơn, cân bằng giữa các hoạt động quân sự với những mục tiêu ngoại giao thực tế và sự hạn chế về nguồn lực. Những tháng tới sẽ là thời điểm then chốt với cả Ukraine và phương Tây.
Thành công chiến lược của Ukraine không chỉ được đo lường bằng những thành quả về lãnh thổ mà còn bằng khả năng duy trì sự ủng hộ của phương Tây, quản lý nguồn lực hiệu quả và đảm bảo một giải pháp bền vững cho xung đột.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,452
Động cơ
313,995 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Moãm thì nói gì chả được. Không phải là "lằn ranh đỏ" thì Nateo nhảy vào mà húp, sao phải xúi thằng khác chết thay mình.

Theo Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, việc cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga không phải là "lằn ranh đỏ".
1726620857538.png


Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: Reuters)

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Anh The Times, ông Stoltenberg nhắc lại rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố về “lằn ranh đỏ” mà nếu bước qua, căng thẳng sẽ leo thang.

Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của NATO ủng hộ các nước thành viên đồng ý cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhấn mạnh rằng, nếu điều này xảy ra sẽ không kéo liên minh quân sự vào cuộc xung đột với Moscow.
Người đứng đầu NATO cũng lưu ý, bất kỳ quyết định cụ thể nào về vấn đề trên đều phải do tự từng đồng minh đưa ra, vì mỗi nước thành viên có chính sách khác nhau.
Một ngày trước đó, Tổng thống Putin cho biết, Kiev không thể tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga nếu không có thông tin từ các vệ tinh của châu Âu và Mỹ. Vì vậy, theo ông, vấn đề không phải là việc cho phép sử dụng tên lửa của phương Tây mà là sự tham gia trực tiếp của các nước NATO vào xung đột.
Liên quan xung đột, cùng ngày, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield cho hay, Washington đã được biết "kế hoạch chiến thắng" do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất.
Theo bà Thomas-Greenfield, kế hoạch này đưa ra chiến lược rõ ràng, mà theo phía Mỹ là thực tế, nói rõ: “Chúng tôi tin rằng ông ấy đã đưa ra một chiến lược và một kế hoạch có thể thực hiện được”.

Kế hoạch trên là một trong những điều kiện quan trọng để thảo luận sâu hơn về khả năng cung cấp cho Kiev tên lửa tầm xa có thể dùng để tấn công lãnh thổ Nga. Mỹ đã nhiều lần tuyên bố rằng, trước khi chấp thuận những hành động như vậy, họ phải tin tưởng bộ chỉ huy Ukraine có một chiến lược rõ ràng nhằm đạt được các mục tiêu quân sự.

Trước đó, Washington đã bày tỏ lo ngại xung đột có thể leo thang nếu Ukraine bắt đầu sử dụng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,215
Động cơ
483,166 Mã lực
Ukraine tổn thất là do .... phương tây, Zelensky cho biết

Trích

Quân đội Ukraine đang chịu tổn thất lớn vì vũ khí phương Tây đến quá chậm để trang bị đầy đủ cho lực lượng vũ trang , Zelenskiy nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào Chủ Nhật. Nga đã giành được nhiều lợi thế ở một số khu vực phía đông Ukraine, bao gồm cả khu vực xung quanh Pokrovsk. Việc chiếm được trung tâm vận tải này có thể cho phép Moscow mở các tuyến tấn công mới. Zelenskiy cho biết tình hình ở phía đông "rất khó khăn", đồng thời nói thêm rằng một nửa số lữ đoàn của Ukraine ở đó không được trang bị.

"Vì vậy, chúng tôi mất rất nhiều người. Chúng tôi mất người vì họ không có xe vũ trang ... họ không có pháo binh, họ không có đạn pháo", Zelenskiy nói bằng tiếng Anh. CNN cho biết cuộc phỏng vấn đã được thực hiện vào thứ Sáu. Zelenskiy cho biết các gói viện trợ vũ khí do Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu hứa hẹn đang đến rất chậm. "Chúng tôi cần 14 lữ đoàn để sẵn sàng. Cho đến nay ... từ những gói này, chúng tôi thậm chí còn không trang bị được bốn lữ đoàn".

Chắc chắn do PT rồi

Tháng 2-3/2022 mà PT, Nato giúp đỡ đổ quân vào ukr tiêu diệt qua nga xâm lược thì Ukr đã toàn thắng từ lâu rồi/
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,452
Động cơ
313,995 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Có 9 thôi à. Làm cái list 900 cho nó máu. Với vũ khí Mỹ và PT thì chỗ nào chả trong tầm ngắm.

TPO - Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, 9 thành phố lớn thuộc Liên bang Nga, có thể nằm trong tầm bắn tên lửa tầm xa của phương Tây nếu Ukraine được phép sử dụng chúng để tấn công lãnh thổ Nga.
Danh sách các thành phố có khả năng dễ bị tấn công bao gồm hai thành phố có dân số hơn một triệu người là Rostov-on-Don, với dân số 1,14 triệu người, và Voronezh với dân số 1,04 triệu người.
Hiện tại, các loại vũ khí tầm xa đang phục vụ trong quân đội Ukraine không được phép tấn công vào những thành phố này. Tuy nhiên, nếu Ukraine được phép tấn công tên lửa ATACMS tầm xa có tầm bắn lên tới 300 km, tình hình sẽ thay đổi đáng kể. Các thành phố khác của Nga như Kursk (436 nghìn người), Orel (296 nghìn người), Bryansk (373 nghìn người) và Taganrog (245 nghìn người) nằm trên bờ biển Azov, sẽ gặp nguy hiểm.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ: 9 thành phố lớn của Nga nằm trong tầm ngắm của ATACMS ảnh 1

Ngoài ra, các khu vực như Lipetsk (486 nghìn người), Smolensk (312 nghìn người) và Kaluga (329 nghìn người) cũng có thể nằm trong vùng có thể bị tấn công. Các thành phố này được cho là nằm trong giới hạn tầm bắn của tên lửa ATACMS, tuy nhiên tên lửa Storm Shadow của Anh có tầm bắn lên tới 250 km sẽ không thể vươn tới chúng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Mỹ và Anh dỡ bỏ hạn chế về việc sử dụng tên lửa tầm xa. Tuy vậy, các nước phương Tây vẫn giữ nguyên lập trường, hạn chế Ukraine sử dụng các loại vũ khí tầm xa như tên lửa ATACMS và Storm Shadow để thực hiện các cuộc tấn công vào sâu bên trong nước Nga.
Hôm 12/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga sẽ không khác gì sự tham gia trực tiếp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mỹ và các nước châu Âu vào cuộc xung đột ở Ukraine. Nga sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương xứng.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,875
Động cơ
651,698 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chắc chắn do PT rồi

Tháng 2-3/2022 mà PT, Nato giúp đỡ đổ quân vào ukr tiêu diệt qua nga xâm lược thì Ukr đã toàn thắng từ lâu rồi/
chết đấy ạ
Thật thế gì các cụ và em giờ có khi chẳng còn Internet mà ‘chém of’
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,875
Động cơ
651,698 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Có 9 thôi à. Làm cái list 900 cho nó máu. Với vũ khí Mỹ và PT thì chỗ nào chả trong tầm ngắm.

TPO - Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, 9 thành phố lớn thuộc Liên bang Nga, có thể nằm trong tầm bắn tên lửa tầm xa của phương Tây nếu Ukraine được phép sử dụng chúng để tấn công lãnh thổ Nga.
Danh sách các thành phố có khả năng dễ bị tấn công bao gồm hai thành phố có dân số hơn một triệu người là Rostov-on-Don, với dân số 1,14 triệu người, và Voronezh với dân số 1,04 triệu người.
Hiện tại, các loại vũ khí tầm xa đang phục vụ trong quân đội Ukraine không được phép tấn công vào những thành phố này. Tuy nhiên, nếu Ukraine được phép tấn công tên lửa ATACMS tầm xa có tầm bắn lên tới 300 km, tình hình sẽ thay đổi đáng kể. Các thành phố khác của Nga như Kursk (436 nghìn người), Orel (296 nghìn người), Bryansk (373 nghìn người) và Taganrog (245 nghìn người) nằm trên bờ biển Azov, sẽ gặp nguy hiểm.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ: 9 thành phố lớn của Nga nằm trong tầm ngắm của ATACMS ảnh 1


Ngoài ra, các khu vực như Lipetsk (486 nghìn người), Smolensk (312 nghìn người) và Kaluga (329 nghìn người) cũng có thể nằm trong vùng có thể bị tấn công. Các thành phố này được cho là nằm trong giới hạn tầm bắn của tên lửa ATACMS, tuy nhiên tên lửa Storm Shadow của Anh có tầm bắn lên tới 250 km sẽ không thể vươn tới chúng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Mỹ và Anh dỡ bỏ hạn chế về việc sử dụng tên lửa tầm xa. Tuy vậy, các nước phương Tây vẫn giữ nguyên lập trường, hạn chế Ukraine sử dụng các loại vũ khí tầm xa như tên lửa ATACMS và Storm Shadow để thực hiện các cuộc tấn công vào sâu bên trong nước Nga.
Hôm 12/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga sẽ không khác gì sự tham gia trực tiếp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mỹ và các nước châu Âu vào cuộc xung đột ở Ukraine. Nga sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương xứng.
hy vọng lđ PT tỉnh táo hơn anh diễn viên hết vở
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,875
Động cơ
651,698 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,856
Động cơ
544,370 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội

phanhoanght1985

Xe tải
Biển số
OF-414969
Ngày cấp bằng
6/4/16
Số km
407
Động cơ
229,570 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Bình Dương
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,875
Động cơ
651,698 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển

Kokolo

Xe buýt
Biển số
OF-748922
Ngày cấp bằng
5/11/20
Số km
830
Động cơ
78,633 Mã lực
Tuổi
34
Đúng rồi NATO sợ rằng phí tên lửa vào Nga thì Nga cũng bắn tên lửa vào nhà nên nghĩ ra trò mượn tay Ukr để làm kiệt quệ Nga. Chứ Nga mà yếu như Serbi thì ăn tên lửa rồi.Tuy nhiên các nước Phương Nam nhìn thấy bản chất NATO nên vẫn ủng hộ Nga.
Các nước Phương Nam toàn nghĩ kiểu: chắc nó chừa mình ra chứ ủng hộ Nga với nhìn bản chất cái gì. Minh chứng rõ ràng nhất là khi Israel hủy diệt Gaza thì cũng chỉ ngồi nhìn thôi. Cũng chả nước nào lên án Israel 1 câu :))
 

phanhoanght1985

Xe tải
Biển số
OF-414969
Ngày cấp bằng
6/4/16
Số km
407
Động cơ
229,570 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Bình Dương
Bình: Đây là mở ra một tiền lệ nguy hiểm. Vô cùng nguy hiểm. Là một sự lạm sát ....
Chỉ cần một lố bút bi nhồi thuốc nổ và thiết bị kích nổ từ xa là có một vụ thảm sát hàng loạt. Sử dụng sản phẩm tiêu dùng thành thiết bị ám sát với công nghệ hiện nay là quá dễ. Các cụ có tưởng tượng nỗi khi mỗi cái tivi. Mỗi cái ấm đun nước là một quả bom chờ sẵn trong nhà không
 

dracula_bg

Xe điện
Biển số
OF-179590
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
2,791
Động cơ
61,397 Mã lực
Moãm thì nói gì chả được. Không phải là "lằn ranh đỏ" thì Nateo nhảy vào mà húp, sao phải xúi thằng khác chết thay mình.

Theo Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, việc cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga không phải là "lằn ranh đỏ".
View attachment 8739452

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: Reuters)
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Anh The Times, ông Stoltenberg nhắc lại rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố về “lằn ranh đỏ” mà nếu bước qua, căng thẳng sẽ leo thang.


Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của NATO ủng hộ các nước thành viên đồng ý cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhấn mạnh rằng, nếu điều này xảy ra sẽ không kéo liên minh quân sự vào cuộc xung đột với Moscow.
Người đứng đầu NATO cũng lưu ý, bất kỳ quyết định cụ thể nào về vấn đề trên đều phải do tự từng đồng minh đưa ra, vì mỗi nước thành viên có chính sách khác nhau.
em hiểu ý đồng chí sắp mãn nhiệm này là nếu đồng minh nào đồng ý cho Uka sử dụng tên lả tầm xa phang vào mốt câu mà bị Nga Phang lại thì Na teo cũng không tham gia vào xung đột, vì vậy mà các quyết định này phải do tự thành viên đồng minh đưa ra chứ không liên quan gì đến anh Teo phải không ạ?
 

Mr.bille

Đi bộ
Biển số
OF-845884
Ngày cấp bằng
31/12/23
Số km
6
Động cơ
52 Mã lực
Tuổi
52
Moãm thì nói gì chả được. Không phải là "lằn ranh đỏ" thì Nateo nhảy vào mà húp, sao phải xúi thằng khác chết thay mình.

Theo Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, việc cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga không phải là "lằn ranh đỏ".
View attachment 8739452

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: Reuters)
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Anh The Times, ông Stoltenberg nhắc lại rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố về “lằn ranh đỏ” mà nếu bước qua, căng thẳng sẽ leo thang.


Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của NATO ủng hộ các nước thành viên đồng ý cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhấn mạnh rằng, nếu điều này xảy ra sẽ không kéo liên minh quân sự vào cuộc xung đột với Moscow.
Người đứng đầu NATO cũng lưu ý, bất kỳ quyết định cụ thể nào về vấn đề trên đều phải do tự từng đồng minh đưa ra, vì mỗi nước thành viên có chính sách khác nhau.
Một ngày trước đó, Tổng thống Putin cho biết, Kiev không thể tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga nếu không có thông tin từ các vệ tinh của châu Âu và Mỹ. Vì vậy, theo ông, vấn đề không phải là việc cho phép sử dụng tên lửa của phương Tây mà là sự tham gia trực tiếp của các nước NATO vào xung đột.
Liên quan xung đột, cùng ngày, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield cho hay, Washington đã được biết "kế hoạch chiến thắng" do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất.
Theo bà Thomas-Greenfield, kế hoạch này đưa ra chiến lược rõ ràng, mà theo phía Mỹ là thực tế, nói rõ: “Chúng tôi tin rằng ông ấy đã đưa ra một chiến lược và một kế hoạch có thể thực hiện được”.

Kế hoạch trên là một trong những điều kiện quan trọng để thảo luận sâu hơn về khả năng cung cấp cho Kiev tên lửa tầm xa có thể dùng để tấn công lãnh thổ Nga. Mỹ đã nhiều lần tuyên bố rằng, trước khi chấp thuận những hành động như vậy, họ phải tin tưởng bộ chỉ huy Ukraine có một chiến lược rõ ràng nhằm đạt được các mục tiêu quân sự.

Trước đó, Washington đã bày tỏ lo ngại xung đột có thể leo thang nếu Ukraine bắt đầu sử dụng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Cũng vì thế giới Phương Tây phớt lờ quan ngại của người Nga nên mới dẫn tới cuộc chiến này; Lần này cũng phót lờ không biết điều gì sẽ đến đây?
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,875
Động cơ
651,698 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các nước Phương Nam toàn nghĩ kiểu: chắc nó chừa mình ra chứ ủng hộ Nga với nhìn bản chất cái gì. Minh chứng rõ ràng nhất là khi Israel hủy diệt Gaza thì cũng chỉ ngồi nhìn thôi. Cũng chả nước nào lên án Israel 1 câu :))
lên án thì có
Nhưng chỉ nói thì anh Ít xà chẳng nghe đâu
Đến cụ Bảy nói mà vẫn bị bật lại thì đủ biết
‘Nhà’ có đứa cứng đầu mà vẫn phải chiều
 

myob

Xe tăng
Biển số
OF-5146
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
1,923
Động cơ
572,011 Mã lực
Khi làm chủ bầu trời rồi thì máy bay trình sát và cường kích giám sát chiến trường thời gian thực, ló cái xe hay khẩu pháo nào ra là bị diệt ngay trừ khi núp không chui ra dùng. Cụ xem mấy con AC130 giám sát xe tải Trường Sơn thì biết. Giờ công nghệ giám sát và bắn chính xác hơn nhiều, đồng bằng lại khó nấp hơn rừng núi.

Các cụm quân Nga xông ra khỏi hầm thì bị diệt, nấp trong hầm thì ăn bom xuyên. Thực phẩm thì hết, liên lạc với chỉ huy thì mất. Trên mặt đất thì bị lính có air cover đi lùng sục, cầm cự được vài tuần là đầu hàng.

Đó là vì sao Mỹ đầu tư rất nhiều cho không quân, giám sát từ trên cao và bắn chính xác theo thời gian thực thì đạn dược tốn ít hơn rất nhiều, không cần vãi đạn pháo và cho thiết giáp xông lên trước hoả lực địch như Nga và Ukraine.
cụ chơi game ít thôi, đọc báo lá cải và xem tóc tóc cũng ít thôi...Ngon ăn như thế thì đã không phải rút lui khỏi afganistan. Đã có thể làm gỏi Huti. Ngay cả Ucraina thì Nga cũng không phải dễ mà muốn băm vào đâu thì bắn, muốn soi đâu thì soi. Cuộc chiến "bất đối xứng" đã tạo ra những thế trận không phải cứ mạnh là thắng, cứ hiện đại là thắng.
Cụ nói thì dễ nhưng em chỉ hỏi cụ là cứ cho máy bay lên trên trời là giám sát được à? Trước khi đến nơi giám sát thì nó cần phải xem tầm hoạt động của tên lửa đối phương đến đâu? Khi truyền tín hiệu thì có bị đối phương chế áp điện tử hay không? Có GPS để dùng không? Và truyền tín hiệu bằng gì? Bằng sóng hay bằng dây quang học buộc vào đít máy bay? Vì nếu bằng sóng thì thử hỏi xem đối phương đã bắn rụng hết các vệ tinh ngoài không gian chưa? Giờ các cường quốc oánh nhau nếu không dùng bom HN thì việc đầu tiên họ làm là làm rụng hết tất cả các vệ tinh quân sự, viễn thông...khi các vệ tinh đó rụng thì mọi thứ liên quan đến định vị là con số 0. Muốn truyền tín hiệu tốt nhất là trở lại thế chiến thứ Nhất.

Thêm nữa, tên lửa hành trình cũng là tiền để mua, cần có tài nguyên khoáng sản để tạo ra nguyên vật liệu. Tiền đâu, tài nguyên đâu mà có thể bắn bất kỳ nơi nào mình muốn. Chiến trường nó rộng bát ngát trong khi mỗi quả tên lửa đã cả chục triệu đô. Phương Tây không tự sx vũ khí mà họ mua lại vũ khí từ các tập đoàn sx quân sự. Còn Nga thì họ chính là nhà máy sx thiết bị quân sự. Cụ phân biệt rõ cho em nhé...thế nên chi phí sx, giá thành và thời gian Nga sx luôn nhanh, rẻ hơn phương Tây. Nhiều cụ cứ nhìn đống thiết bị quân sự của Nato cỡ trăm tỷ USD mà thần tượng nhưng chắc gì nó có giá thực như vậy. Vũ khí tốt hay không không phải bởi giá thành mà tính hiệu quả.

Giờ cụ mường tượng ra rồi chứ? Em đã bảo rồi, chơi game ít thôi, xem tóc tóc, you tube ít thôi mà.
 
Biển số
OF-859115
Ngày cấp bằng
12/5/24
Số km
102
Động cơ
13,269 Mã lực
Mặt trận phía đông toàn tin xấu

Thì Kiev làm gì còn đủ quân để bảo vệ những gì còn lại ạ, giờ vá chỗ nọ lại thủng chỗ kia. Theo em sai lầm lớn nhất của họ vừa rồi là tập kích vào Kursk, nhà đã nghèo mà lại tiêu hoang.

Ukrainsk 17/09/2024
Lễ bàn giao sổ đỏ đã diễn ra thành công tốt đẹp
FB_IMG_1726621993716.jpg
 

VnStarOne

Xe đạp
Biển số
OF-391736
Ngày cấp bằng
12/11/15
Số km
42
Động cơ
237,436 Mã lực
Tuổi
32

Một bên tăng quy mô quân đội bằng quân số, một bên tăng quy mô thiết bị không người lái thấy có cái gì đó sai sai.
Có gì sai đâu cụ, không tăng quân thì lấy đâu ra người mà điều khiển thiết bị. Cái của Ukr chỉ là tách thêm một thành phần quân đội được công nhận nữa như là pháo binh, lính dù thì nay thêm lực lượng hệ thống không người lái thôi. Quan trọng nhất vẫn là phải có thiết bị và có người điều khiển thiết bị. Giờ thì ông nào chả tăng hết khả năng nghiên cứu thiết bị không người lái để sản xuất và ném ra chiến trường đâu, hàng mới ra liên tục
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
4,311
Động cơ
187,944 Mã lực
Đúng rồi người Ukr hiểu hơn ai hết phương châm lấy thịt đè người, thí quân chịu đạn của Nga gần 3 năm nay rồi. Không đua với họ được, phải dùng chất xám, biết lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh lấy chính xác là ưu tiên nên mới cầm cự được với đội quân quy mô thứ 2 thế giới và biến họ thành quân đội thứ 2 trên chính quê hương họ chứ
Em lại nghĩ khác, cả Ukr lẫn PT đều muốn LLVT Ukr nhiều quân chứ, nhưng lực bất tòng tâm mà thôi, nếu không họ đã chẳng phải mở cửa nhà tù, lấy phạm nhân nhập ngũ (điều này trước đây Ukr 'chê' Wagner ghê lắm luôn)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top