Trận chiến trên sông KalKa : sự xụp đổ của thành Kiev và sự trỗi dậy của làng nghèo Moscow (Nga).
Sông Kalka nay thuộc tỉnh Donetsk, Ukraina.
Người Mông Cổ sau khi hạ Trung Á, dưới sự chỉ huy của Triết Biệt và Tốc Bất Đài quân Mông Cổ tiến vào Châu Âu. Họ đánh bại người Cuman ở dãy núi Kavkaz và gặp những người Slav của thành Kiev. Người Mông cổ gửi thư nhờ cho đi qua, tấn công người Cuman, và xin thêm ít lương thực để họ trở về thảo nguyên Mông Cổ. Người Kiev không đồng ý họ bảo mày được voi đòi tiên, tao nước lớn, nên họ giết sứ giả của Mông Cổ và tuyên chiến với Tốc Bất Đài. Người Mông Cổ đồng ý chơi luôn. Thế là cuộc chiến giữa 20 ngàn quân tinh nhuệ nhanh nhẹ khỏe của Mông Cổ và 80 ngàn quân nặng chậm mạnh thiếu cơ động bắt đầu ngày 31 thangs5 năm 1223.
Quân Mông cổ chủ lực là đội ngựa cung trang bị tối tân của Triết Biệt(Jebe) mỗi quân cung thủ của Triết Biệt có 4 túi tên khác nhau tùy mục tiêu cần xuyên phá mà bắn, cung tên của người Mông Cổ cũng bắn xa hơn mạnh hơn. Mỗi cung thủ cũng có luôn 4 con ngựa, sau một lượt càn phi ngựa bắn cung, anh ta bỏ lại con ngựa đã mệt ở phía sau và thay bằng con ngựa mới no và khỏe hơn. Quân của Triết biệt sau một loạt chiến trận ở châu á, trung quốc tiểu á, đã sử dụng kỳ binh (điều động quân đoàn bằng cờ) mang lại sự phối hợp hoàn hảo giữa các quân đoàn.
Quân Kiev và các vương tôn hoàng tử Rus có bộ binh hạng nặng, bộ giáp nặng, thanh kiếm rộng bản, giáo to và dài, sức xuyên phá rất lớn (quân kiev là centurion và legion). Con ngựa của Kiev và Rus cũng to lớn hơn ngựa Mông Cổ, nhưng do bộ giáp nặng nên nó cũng di chuyển chậm. Các đội quân của Kiev và người Rus không phối hợp với nhau như một thể thống nhất, quân của hoàng tử nào hoàng tử đó điều, đừng điều quân của hoàng tử khác. Mỗi hoàng tử gồm khoảng 10 ngàn quân.
Cuộc chiến bắt đầu, quân Kiev tấn công, người Mông cổ thả đàn cung trần và ngựa dò yếu ớt đánh đoạn hậu, vừa đánh vừa chạy.
Quân Kiev chém giết hăng say cả nửa ngày sát bờ sông KalKa, và không để ý rằng cách quân đoàn của mình đã bị kéo giãn trên một diện tích rộng lớn và các toán quân không thể ứng cứu được cho nhau. Khi đó đoàn ngựa cung thần của Triết Biệt mới ra trận. Quân đoàn kỵ binh ngựa chọc (Chariot) của Kiev chỉ thấy khói bay mù mịt và hàng ngàn mũi tên xé gió từ trên trời rơi xuống, áo giáp có thể chống được cung, nhưng ngựa thì ngã cắm đầu. Và thế là họ ngơ ngác trở thành con mồi của bộ binh nặng Mông Cổ. Đòn hồi mã cung kinh hoàng của Triết Biệt làm toàn bộ kỵ binh Kiev chết sạch trong vài giờ. Những kẻ chạy thoát trở về báo tin cho các vương tôn công tử còn gây hoảng loạn cho toàn quân lớn hơn, các hoàng tử thi nhau chạy không theo trật tự mà trở thành con mồi còn ngon và béo hơn cho đàn ngựa cung.
Khi quân Mông Cổ đang tiến hành tiêu diệt ở phía ngoài, một số đạo quân dưới sự lãnh đạo của Mstislav Mstislavich cắt được vòng vây của quân Mông Cổ và chạy thoát. Mstislav của Kiev cùng quân đội giữ trại trong ba ngày. Sau đó ông đầu hàng nếu đảm bảo mạng sống cho 10,000 quân của ông về Kiev. Mông Cổ đồng ý. Sau khi giải giáp vũ khí của Mstislav thì người Mông Cổ bội ước tàn sát sạch 10 nghìn quân nhân Kiev, sau đó xua đoàn quân Mông Cổ đốt phá, cướp, hiếp, giết thành Kiev.
Một vương tôn bỏ được về làng Mosscow khi đó là một ngôi làng nghèo, từ đó người Slav rời bỏ Kiev tập trung xây dựng Mosscow nay là thủ đô Nga. Hậu chiến Mong cổ chỉ thiệt hại 1-2 ngàn quân, người kiev thiêt hại toàn bộ 80-90 ngàn quân + dân.
Miền Tây Nam Bộ trước cũng có một thủ phủ kinh tế là Cần Thơ, sau các cuộc tập kích của người Xiêm La, họ cướp và tàn phá Cần Thơ đến mức không thể xây dựng lại. Bà con tập trung lại Sài Gòn Gia Định lập khu kinh tế mới. Chỉ khi có sự hiện diện của quân đội chúa Nguyễn Hoàng Cần Thơ mới không còn bị cướp phá.