Tình hình Nga - Ukraine, Trung Á-Trung Đông Vol.151 (số đặc biệt: cuộc chiến Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
27,432
Động cơ
5,137,447 Mã lực
Tâm lý nhiều người vn ủng hộ Nga là dễ hiểu, vì:
1. Người vn từ xưa đã bị hà hiếp, áp bức, đô hộ
2. Thấy Mỹ thường xuyên vượt đèn đỏ mà ko ai làm gì
3. Gio thấy có "ông anh xh" Nga cả gan dám vượt đèn đỏ như mẽo nên hết sức ủng hộ --> cái này thể hiện rất rõ ở vn, ai cũng vi phạm gt, và rất tự hào khi có 'người quen' để gọi :) :) =)) =))
Thế các nước ở châu á thì sao cụ ? ví dụ Thái Lan đi cho khách quan ?
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
7,385
Động cơ
325,369 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Xem tin của CNN, BBC mới hiểu bọn nó buff truyền thông kinh khủng thật! Ngay cả khi Đại Sứ Nga phát biểu mà dòng tít chạy ở dưới lại là của UKraine; lang sói thế là cùng ^:)^
Bẩn mà :D trên tuýt tơ cũng hạn chế hầu hết các account ủng hộ Nga :D nên nhìn có vẻ như toàn người ủng hộ U cà, nhưng giờ #IstandwithRussia lại đang lên :))
 

explore

Xe buýt
Biển số
OF-136974
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
731
Động cơ
379,587 Mã lực
Nga nó đang bận di tản dân ra khỏi Mariupol và Kiev, dân đi hết rồi thì chắc chỉ nữa giờ là bọn lính Azov và RS còn lại đi hết
 

Toi88888

Xe điện
Biển số
OF-716987
Ngày cấp bằng
20/2/20
Số km
2,099
Động cơ
101,967 Mã lực
Không phải bắn trượt chứ là gì . Thiệt hại giảm đi rất nhiều .
E nghĩ bắn có chủ đích. Bắn vào toà nhà CQ rất dễ, mục tiêu to đùng. Họ bắn để đe doạ hội phát súng hay họp team là chính 😛
Nếu bắn sập toà nhà thì đó là cơ sở dân sự lại um xèng lên
 

123 Duỗi

Xe đạp
Biển số
OF-795128
Ngày cấp bằng
29/10/21
Số km
21
Động cơ
34,901 Mã lực
Khi cánh cửa đối thoại bị khép lại
Với bản chất phức tạp của sự cạnh tranh lợi ích và những nghi ngờ, mâu thuẫn trong quan hệ giữa Nga với phương Tây, căng thẳng sẽ không sớm hạ nhiệt nếu các bên không tỏ rõ thiện chí và không có sự vào cuộc tích cực của cộng đồng quốc tế với vai trò dẫn dắt của LHQ...
Ngày 21-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở Donbass (miền Đông Ukraine), đồng thời ra lệnh triển khai quân đội đến hai nước cộng hòa tự xưng này để bảo vệ hàng trăm nghìn công dân được cấp hộ chiếu Nga đang sinh sống tại đây.
Quyết định của Tổng thống Nga ngay lập tức bị lãnh đạo các nước phương Tây chỉ trích mạnh mẽ. Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) coi đó là sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và không phù hợp với những nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
Với tuyên bố trên, Nga là nước đầu tiên trong 193 quốc gia thành viên của LHQ công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk, phá vỡ các thỏa thuận Minsk mà Nga, Pháp, Đức và Ukraine đạt được năm 2015 nhằm vãn hồi hòa bình ở Donbass.
Khi cánh cửa đối thoại bị khép lại
Tổng thống Vladimir Putin và lãnh đạo 2 khu vực ly khai Đông Ukraine ký thỏa thuận tại Điện Kremlin, Moscow, Nga hôm 21-2. Ảnh: vov.vn
Theo quan điểm của phương Tây, bước đi này của Nga là một sự leo thang nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu xem tổng thể quá trình dẫn tới hành động này của Nga sẽ thấy Moscow thực sự đã bị dồn vào thế không thể không hành động khi các đề nghị bảo đảm an ninh mà Moscow đưa ra bị Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phớt lờ, khép lại cánh cửa đối thoại.
Nhà sử học Thucydides của Hy Lạp đã viết cách đây gần 2.500 năm trong cuốn "Lịch sử chiến tranh Peloponnese" rằng chiến tranh bắt nguồn từ một trong ba căn nguyên chính: Sự lo sợ, danh dự và lợi ích. Các lãnh đạo, chỉ huy quân sự phương Tây đều gần như thuộc nằm lòng lập luận này.
Thế nhưng, khi họ dẫn dắt NATO ngày càng phát triển, tăng cường bảo vệ lợi ích của mình, thì lại lờ đi những mối quan ngại hay lợi ích của nước khác. Trong quan hệ Nga-Ukraine hay giữa Nga với Mỹ và NATO, việc NATO dần mở rộng về phía Đông, áp sát biên giới phía Tây của Nga là điều Moscow thực sự lo ngại khi không gian an ninh của mình ngày càng bị thu hẹp.
Từ một khối có 12 quốc gia thành viên khi thành lập vào năm 1949, tới năm 2020, NATO đã có 30 quốc gia thành viên cùng 20 nước tham gia chương trình đối tác vì hòa bình của khối này. Đáng chú ý, các quốc gia thành viên mới chủ yếu nằm ở Đông Âu và cùng với chiến lược “Đông tiến” NATO cũng triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở các quốc gia thành viên ở Đông Âu-một mối đe dọa thực sự đối với an ninh của Moscow.
Và Ukraine, quốc gia có diện tích lớn tiếp giáp biên giới phía Tây của Nga, đã là đối tác vì hòa bình của NATO từ năm 1994 và vẫn kiên trì xin gia nhập tổ chức này.
Khi các bên không tìm được tiếng nói chung, nhất là chẳng thể tiến hành đàm phán để xây dựng lòng tin, hiểu được chính sách của nhau thì căng thẳng leo thang là điều dễ hiểu. Moscow đã nhiều lần bày tỏ quan ngại trước những hành động nhằm vào Nga của NATO.
Trong một động thái rõ ràng và cứng rắn nhất về vấn đề này, cuối năm ngoái, Điện Kremlin đã vạch ra “lằn ranh đỏ” khi đã đưa ra các đề xuất bảo đảm an ninh để có thể thảo luận với Mỹ và NATO. Ngày 17-12-2021, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố bản dự thảo thỏa thuận an ninh này, trong đó bao gồm các điểm chính như NATO không mở rộng về phía Đông, không kết nạp thành viên đối với Ukraine, không triển khai vũ khí tấn công ở châu Âu áp sát Nga, nhất là vũ khí hạt nhân.
Vậy nhưng, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các đề xuất về bảo đảm an ninh của Nga đưa ra đã bị bỏ qua nên Moscow có “toàn quyền áp dụng các biện pháp đáp trả để bảo đảm an ninh của mình”. Ông Putin cũng cho biết Nga “đã làm tất cả để bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, trong đó có việc “đấu tranh để thực hiện các thỏa thuận Minsk”, song đều vô ích.
Theo ông Putin, Moscow có cơ sở để khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO và sau đó là việc triển khai các cơ sở của NATO trên lãnh thổ Ukraine chỉ là “vấn đề thời gian”, coi đây là “đòn tấn công chủ động” của phương Tây đối với nước Nga.
Với bước đi mới của Nga, có thể hiểu Nga đã chủ động hành động để bảo đảm an ninh của chính mình khi cánh cửa đối thoại với Mỹ và NATO gần như đã khép lại sau nhiều nỗ lực của các bên. Nga vẫn giữ đúng cam kết, giữ danh dự của mình, khi không tấn công quân sự vào Ukraine cho dù đã triển khai quân đội tới Donbass với nhiệm vụ mà Moscow gọi là gìn giữ hòa bình bởi xung đột vũ trang đã diễn ra ở khu vực này những ngày gần đây.
Nước cờ của Điện Kremlin khi công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk theo đề nghị của lãnh đạo hai khu vực này, cho dù bị cáo buộc “vi phạm luật pháp quốc tế”, lại đẩy Mỹ, NATO và cả Ukraine vào thế bị động trong việc tìm giải pháp đối thoại thay vì quay lưng hay chọn cách đối đầu quân sự với một cường quốc hạt nhân như Nga.
Động binh rõ ràng là giải pháp không bên nào mong muốn và không thể giải quyết được mâu thuẫn. Với ưu tiên "không đối đầu, nhưng phải bảo đảm an ninh" mà Tổng thống Nga nêu ra trong cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh Nga đêm 21-2, Nga ngỏ ý sẵn sàng đối thoại với các bên để tìm giải pháp, tìm câu trả lời với các đề xuất bảo đảm an ninh của mình.
Diễn đạt một cách rõ ràng hơn, tại cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an LHQ sáng 22-2, Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya khẳng định Moscow luôn "sẵn sàng tìm kiếm giải pháp ngoại giao" cho những căng thẳng hiện nay. Trong khi đó, dù nhấn mạnh Ukraine sẽ không có bất cứ nhượng bộ nào về lãnh thổ, Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky khẳng định Ukraine vẫn cam kết tiến hành các nỗ lực hòa bình và ngoại giao sau hành động của Nga.
Như vậy, một giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng, xây dựng lòng tin, xóa đi quan ngại của các bên rồi tiến tới giải quyết triệt để vấn đề là điều các bên hướng tới cho dù trước mắt nước Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới của phương Tây.
Cánh cửa đối thoại chắc chắn sẽ được mở ra. Thế nhưng, với bản chất phức tạp của sự cạnh tranh lợi ích và những nghi ngờ, mâu thuẫn trong quan hệ giữa Nga với phương Tây, căng thẳng sẽ không sớm hạ nhiệt nếu các bên không tỏ rõ thiện chí và không có sự vào cuộc tích cực của cộng đồng quốc tế với vai trò dẫn dắt của LHQ.
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,613
Động cơ
346,262 Mã lực
Các cụ mãi mê chém gió xung đột ở Đông Âu, đâu đó ở nước Mỹ đã hưởng ứng và lan tỏa phong trào "đoàn xe tự do" từ Canada.
62145819_original.jpg
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,747
Động cơ
402,160 Mã lực
1646122027380.png
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
27,432
Động cơ
5,137,447 Mã lực
Tướng Cương: Nga sẽ không ‘sa lầy’ ở Ukraine
Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với PGS. TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an xoay quanh những diễn biến mới nhất của cuộc xung đột tại Ukraine. Theo dự báo của Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nga sẽ không “sa lầy”, mà chậm nhất sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 3.
P.V: Thưa Thiếu tướng, ngày 24/2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định triển khai một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ông có cảm thấy bất ngờ trước thông tin này không? Theo ông, mục tiêu thực sự mà chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắm đến là gì?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ngày 21/2, Tổng thống Nga công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR). Đây là quyết định hoàn toàn bất ngờ đối với giới tình báo Mỹ và châu Âu. Ít ngày sau đó, hôm 24/2, ông Putin lại có quyết định gây bất ngờ không kém cho tình báo phương Tây, đó là mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Tổng thống Putin đã tuyên bố: Thứ nhất, Nga không xâm lược, không cướp đất của Ukraine; Thứ hai, Nga không đánh vào dân thường Ukraine vì người Ukraine và người Nga cùng một chủng tộc, chung tổ tiên, dòng máu. Tôi tin tuyên bố ấy là đúng mức và ông Putin sẽ làm như vậy. Mục tiêu thực sự của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Putin triển khai tại Ukraine là tập trung phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, bao gồm đánh tan hệ thống thông tin chỉ huy, toàn bộ hệ thống radar cảnh báo sớm, đặc biệt là hệ thống radar của hệ thống phòng thủ S300, đánh vào các căn cứ quân sự, các sân bay quân sự, cảng quân sự, thậm chí cả kho vũ khí, tên lửa, máy bay, xe tăng… Từ đó, buộc chính quyền của Tổng thống Zelensky phải phi quân sự hóa, cam kết trung lập, tức không “chạy theo” con đường gia nhập NATO. Khi đạt yêu cầu này, ông Putin sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt.
"Mục tiêu cuối cùng của ông Putin là buộc chính quyền Kiev cam kết trung lập hóa, không gia nhập NATO".
Cho nên trong những ngày qua, theo dõi sẽ thấy cách đánh của quân đội Nga và Ukraine không dùng bộ binh, không dùng xe tăng thiết giáp, chủ yếu đánh bằng đường đạn điều khiển từ xa, từ trên không, và độ chính xác có khi lên tới 99%. Đến đêm 26/2, Nga đã phá hủy toàn bộ 812 căn cứ, cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Khi đã không còn cơ sở quân sự có “sức đề kháng”, phản công, thì dù muốn hay không, sớm hay muộn, chính quyền Zelensky phải thay đổi quan điểm, buộc lòng phải đàm phán với Nga, tìm một lối thoát ngoại giao, chấm dứt cuộc xung đột.
Bầu trời bừng sáng do các vụ nổ ở Kiev. Ảnh: CNN
Quan trọng hơn, mục tiêu cuối cùng của ông Putin là buộc chính quyền Kiev cam kết trung lập hóa, không gia nhập NATO. Như tôi đã từng nhắc, với Nga, đây là “lằn ranh đỏ” không ai có thể vượt qua. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga - NATO ở Brussels năm 2008, Tổng thống Putin đã nói với người đồng cấp là Tổng thống Bush (con) của Mỹ rằng, Ukraine không thể tồn tại như một nhà nước nếu họ gia nhập NATO. Lý do rất đơn giản, Ukraine cách Moskva chỉ 400 dặm, nếu họ trở thành thành viên NATO, Mỹ sẽ triển khai hệ thống tên lửa siêu thanh tại Ukraine, và Nga sẽ không có cách nào đối phó trước nguy cơ bị tiêu diệt.
P.V: Thiếu tướng có thể lý giải, tại sao Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gọi điện cho 27 nguyên thủ quốc gia nhưng không ai cam kết ủng hộ Ukraine vào NATO, giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”, khiến ông Zelensky phải thốt lên “Chúng tôi đã bị bỏ rơi”?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Về chính trị - đối ngoại, thực chất đây là vấn đề lợi ích. Đặt lên bàn cân, lợi ích của Mỹ, NATO, châu Âu ở Nga lớn hơn nhiều so với lợi ích của họ tại Ukraine. NATO và Ukraine đều đã nếm mùi thất bại cay đắng trong xung đột hồi tháng 7-10/2014 và tháng 1/2015, buộc Kiev phải “nghiến răng” ký Thỏa thuận Minsk II vào tháng 2/2015.
Ngày 27/2, Tổng thống Ukraine kêu gọi rút quyền bỏ phiếu của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh: Reuters
P.V: Không ít người cảm thấy ngạc nhiên khi biết rằng, sáng 25/2, tức sau 1 ngày quân đội Nga tấn công, Tổng thống Ukraine đã đồng ý đàm phán với Nga để chấm dứt chiến sự, thậm chí sẵn sàng đàm phán vấn đề trung lập hóa Ukraine, nhưng chiều cùng ngày, chính ông Zelensky lại thay đổi ý kiến, không tham gia đàm phán nữa, và còn đề nghị đàm phán không phải ở Belarus mà ở Warsaw (Ba Lan). Theo Thiếu tướng, chúng ta có thể hiểu như thế nào về sự thay đổi thất thường ấy?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ở đây tôi cho là có 2 nguyên nhân. Từ bên trong, chính quyền Zelensky sau bầu cử năm 2019 gồm đa số tuyệt đối là những phần tử chống Nga quyết liệt. Tháng 3/2019, chương trình tranh cử của ông Zelensky nêu rõ, nếu trở thành tổng thống, ông sẽ hội nhập Ukraine vào nền kinh tế châu Âu, đưa Ukraine vào NATO, dẹp yên tình hình Donbass và lấy lại Crimea của Nga. Nhưng trong nội các của Zelensky dù thiểu số cũng có một số người muốn giữ cân bằng giữa Nga và phương Tây. Nên khi lực lượng thân phương Tây thắng thế, Zelensky quyết liệt chống Nga đến cùng, còn khi khó khăn, chính lực lượng dù thiểu số ấy cũng tác động đề nghị ông ta phải tính toán lại, tốt nhất là con đường đàm phán với Nga để vãn hồi hòa bình, để nhân dân đỡ khổ.
Bên cạnh nguyên nhân nội bộ, thì nhân tố bên ngoài là các thế lực cực hữu, chủ yếu là các tổ hợp công nghiệp phố Wall của Mỹ cần khơi dậy một cuộc xung đột để tiêu thụ vũ khí và thu lợi, và các lực lượng bài Nga của châu Âu kích động thêm vào, thậm chí hứa hẹn sẽ hậu thuẫn cho ông Zelensky cũng góp phần khiến nhà lãnh đạo Ukraine thay đổi ý kiến nhanh như vậy.
Xác xe tăng bên vệ đường ở Kharkiv, Ukraine hôm 26/2. Ảnh: Reuters
P.V: Khi Tổng thống Ukraine từ chối đàm phán thì Tổng thống Nga quyết định tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt, tuyên bố không còn cách nào khác. Từ ngày 27/2, Mỹ và châu Âu đã khai trừ Nga khỏi hệ thống SWIFT và tiến hành một loạt biện pháp, vừa cung cấp vũ khí, vừa cung cấp nguồn tài chính hàng tỷ USD để vực dậy chính quyền Kiev. Dư luận lúc này đặt câu hỏi, liệu việc Mỹ và các đồng minh NATO và châu Âu hỗ trợ vũ khí, tài chính cho Ukraine có thể thay đổi được cục diện xung đột hiện nay?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Người ta thường nói “Trông giỏ bỏ thóc”, Ukraine là một cái giỏ thủng, đã rệu rã, cho dù phương Tây có đổ bao nhiêu vũ khí và tiền của đi chăng nữa, thì chính quyền yếu kém, không đặt lợi ích của quốc gia lên trên, không vì cuộc sống bình yên của người dân mà lao vào cuộc chiến đỏ đen mù quáng này cũng không thể thay đổi cục diện trên chiến trường được. Sức mạnh trong cuộc chiến đấu nằm ở tính đúng đắn của chiến lược, chính sách người cầm quân, thể hiện ở chỗ, đại đoàn kết triệu người như một. Còn tại Ukraine, người dân và quân đội cũng không muốn chiến đấu chống lại Nga vì họ biết làm vậy sẽ hoàn toàn thất bại.
P.V: Có ý kiến nhận định, Nga sẽ “sa lầy” ở Ukraine và với gói trừng phạt mới từ ngày 27/2, Moskva sẽ gặp khó khăn và buộc phải chùn bước trước yêu cầu của phương Tây. Thiếu tướng có đồng ý với quan điểm này không?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đúng là đã bắt đầu có những bài bình luận, những ý kiến, kể cả của các học giả và chính khách phương Tây cho rằng, gói trừng phạt mới đây sẽ làm cho Nga suy yếu, khánh kiệt về tài chính, kinh tế, buộc lòng phải chùn bước. Nhưng tôi nghĩ khác. Để chuẩn bị cho 2 quyết định công nhận độc lập của DPR và LPR, cũng như triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Tổng thống Nga đã tính toán mọi cách, không có phương án nào nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Putin. Chắc chắn Mỹ, phương Tây sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể để bao vây, cấm vận, bóp nghẹt nền kinh tế Nga, và tôi tin trong 2 năm vừa rồi Tổng thống Nga cũng đã chuẩn bị để đối phó. Ngay như việc loại bỏ Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế SWIFT, không đơn thuần Nga chịu thiệt và khó khăn, mà các nước mua dầu của Nga cũng khó khăn.
Mỹ và đồng minh trừng phạt "pháo đài Nga" bằng biện pháp khai trừ khỏi SWIFT. Ảnh: Reuters
P.V: Vậy sắp tới, Thiếu tướng nhận định cuộc chiến của Nga tại Ukraine sẽ đi đến đâu? Liệu nó có bùng phát thành cuộc chiến tranh tổng lực giữa Nga với NATO? Ông có thể nêu một số kịch bản có thể diễn ra trong những ngày tới?
"Tôi cho rằng, cuộc chiến này chỉ giới hạn trong phạm vi giữa Nga và Ukraine".
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Nói về chiến tranh tổng lực giữa Nga và NATO, sẽ có 2 mức độ. Nếu tổng lực dùng vũ khí hạt nhân, tức bắt đầu khởi sự cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ ba, thì tôi cho sẽ không xảy ra kịch bản xấu nhất này. Đây chưa phải lúc Washington, Brussels dám lao vào một cuộc chiến sinh tử vì tập thể. Còn lại là tổng lực dùng vũ khí thông thường, tôi nghĩ cũng rất ít khả năng, bởi cuộc đọ sức vũ khí thông thường giữa NATO và Nga đã diễn ra nửa cuối năm 2014 và tháng 1/2015, họ đã biết nhau rồi! Nếu triển khai vũ khí thông thường dưới hạt nhân, NATO không thể thắng Nga, lại có nguy cơ kéo nền kinh tế châu Âu sụp đổ. Vì thế, tôi cho rằng, cuộc chiến này chỉ giới hạn trong phạm vi giữa Nga và Ukraine.
Tình hình giữa Ukraine và Nga đang thay đổi từng giờ, từng ngày, không ai dám đưa ra dự báo quá xa. Nhưng tôi nghĩ, trước hết, Nga sẽ không “sa lầy” ở Ukraine, bằng mọi cách sẽ nhanh chóng kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt này, sớm nhất là trong tuần tới, và muộn nhất là cuối tháng 3. Có thể xảy ra những kịch bản như sau. Thứ nhất, Nga sẽ phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine và Kiev phải chấp nhận đàm phán, trung lập hóa. Thứ hai, trong lúc bức bách, nội bộ chính quyền Ukraine sẽ có phản ứng với Tổng thống Zelensky, biết đâu sẽ xảy ra đảo chính, một cuộc thay đổi đưa ê-kíp lãnh đạo khác ở Kiev có khả năng đàm phán với Nga để chấm dứt xung đột quân sự. Thứ ba, trong bối cảnh này, ông Zelensky cảm thấy bất lực, từ chức và bỏ ra nước ngoài. Đây là những kịch bản có thể đặt lên bàn cân, không nên loại trừ.
P.V: Xin cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trò chuyện này!
Thu Giang
(Thực hiện)
Em xem cụ Cương cụ ấy bình luận, đánh giá tình hình ngay từ khi Nga khai chiến thấy đúng phết!
 

37NA

Xe buýt
Biển số
OF-788752
Ngày cấp bằng
30/8/21
Số km
524
Động cơ
32,124 Mã lực
Em hóng tin tức cập nhật 01/03
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,747
Động cơ
402,160 Mã lực
Thế thì lại thành phố lều ngồi nhận cứu trợ, phỉ loanh quanh kiểm soát các đường nội thị. Vẫn là "con đường đau khổ"
Mariupol này em nghĩ phải về tay quân miền đông.
 

hrpok02

Xe máy
Biển số
OF-479424
Ngày cấp bằng
27/12/16
Số km
56
Động cơ
198,927 Mã lực
Tuổi
43
Hiện tại nó chưa thể đánh vì còn luật pháp quốc tế cụ ạ. Chứ thèm thì nó thèm cả trăm năm nay rồi. Còn khi luật rừng được áp dụng, thì muốn có lí do sẽ có lí do. Chỉ cần phím đội quân ở Chợ Lớn, Vũng Áng, Đà Nẵng, Bắc Ninh...etc đứng lên gây ra vài vụ, rồi tố Việt Nam đàn áp, diệt chủng là xong. Cụ cứ phân tích cao siêu làm gì cho mệt đầu ra. Biên giới trên biển nó còn vẽ lại được, huống hồ mấy tấc đất trên bộ.
Cho nên mấy thằng dân chủ cuội, văng manh cuồng Tây dỏm, suốt ngày đạo lý êu hòa bình ghét chiến tranh, căm thù TQ bằng mõm...nó chính là mầm mống gây họa đấy b.
 

sanruzo

Xe máy
Biển số
OF-786490
Ngày cấp bằng
3/8/21
Số km
56
Động cơ
19,059 Mã lực
Tổng thống Putin nêu 3 điều kiện ngừng chiến dịch Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/2 có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong đó nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh bất cứ giải pháp nào cho tình hình Ukraine chỉ có thể đạt được khi những lợi ích an ninh của Nga được tôn trọng một cách vô điều kiện, TASS đưa tin.

"(Các điều kiện của Nga) bao gồm việc công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea, hoàn tất nỗ lực phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nhà nước Ukraine, cũng như đảm bảo vị thế trung lập của Kiev", Điện Kremlin tiết lộ các điều kiện được ông Putin đề cập.

Anh Tin và dàn trợ lý thông minh quá \:D/
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,747
Động cơ
402,160 Mã lực
Vậy tòa thị chính là nơi tập trung bọn Azov ???
1646122293777.png
 

Anh_he

Xe máy
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
76
Động cơ
149,756 Mã lực
Ồ thế à, thế bọn nó không có đồ chơi hả cụ em thấy hình như có đâu gần 8000 chắc chỉ là đồ bỏ hỏng lưu kho chứ không sử dụng được
Cụ không hiểu vấn đề à cụ. PT nó bắn lại làm gì à cụ, còn ai bên nó còn sống đâu mà chứng kiến thành quả.
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,747
Động cơ
402,160 Mã lực
OSCE phá thiết bị trước khi rời đi, có nhãn cam khá quen thuộc
1646122357563.png
1646122363549.png
1646122369663.png
 

Ông Ngoại.

Xe đạp
Biển số
OF-631778
Ngày cấp bằng
13/4/19
Số km
11
Động cơ
112,827 Mã lực
Putin đại đế đúng là thiên tài, mấy chục năm Mẽo nó thúc đít Đức thêm tiền củng cố quân sự cho NATO mãi không được, đùng phát anh Tin làm cho Đức phải bỏ hơn trăm tỉ euro vào quân sự.
Bao nhiêu năm dân Phần Lan phản đối vào Nato, thế mà anh Tin làm dân Phần Lan cuống cuồng giục chính phủ vào Nato gấp.
Hồi trước mỗi lần quân Mẽo đến thăm Balan Baltic đều có dân phản đối, đùng phát anh Tin khiến dân các nước này hối hả mở sân bay để máy bay và lính Mẽo vào.
Tộ sư! anh tài quá. Anh đúng là thần tượng của các quạt tai voi Nga ở xứ mình.
Giống văn anh 3X bên CNL nhỉ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top