Tình hình Nga - Ukraine, Trung Á-Trung Đông Vol.151 (số đặc biệt: cuộc chiến Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng

123 Duỗi

Xe đạp
Biển số
OF-795128
Ngày cấp bằng
29/10/21
Số km
21
Động cơ
34,901 Mã lực
Tướng Cương: Nga sẽ không ‘sa lầy’ ở Ukraine
Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với PGS. TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an xoay quanh những diễn biến mới nhất của cuộc xung đột tại Ukraine. Theo dự báo của Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nga sẽ không “sa lầy”, mà chậm nhất sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 3.
P.V: Thưa Thiếu tướng, ngày 24/2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định triển khai một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ông có cảm thấy bất ngờ trước thông tin này không? Theo ông, mục tiêu thực sự mà chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắm đến là gì?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ngày 21/2, Tổng thống Nga công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR). Đây là quyết định hoàn toàn bất ngờ đối với giới tình báo Mỹ và châu Âu. Ít ngày sau đó, hôm 24/2, ông Putin lại có quyết định gây bất ngờ không kém cho tình báo phương Tây, đó là mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Tổng thống Putin đã tuyên bố: Thứ nhất, Nga không xâm lược, không cướp đất của Ukraine; Thứ hai, Nga không đánh vào dân thường Ukraine vì người Ukraine và người Nga cùng một chủng tộc, chung tổ tiên, dòng máu. Tôi tin tuyên bố ấy là đúng mức và ông Putin sẽ làm như vậy. Mục tiêu thực sự của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Putin triển khai tại Ukraine là tập trung phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, bao gồm đánh tan hệ thống thông tin chỉ huy, toàn bộ hệ thống radar cảnh báo sớm, đặc biệt là hệ thống radar của hệ thống phòng thủ S300, đánh vào các căn cứ quân sự, các sân bay quân sự, cảng quân sự, thậm chí cả kho vũ khí, tên lửa, máy bay, xe tăng… Từ đó, buộc chính quyền của Tổng thống Zelensky phải phi quân sự hóa, cam kết trung lập, tức không “chạy theo” con đường gia nhập NATO. Khi đạt yêu cầu này, ông Putin sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt.
"Mục tiêu cuối cùng của ông Putin là buộc chính quyền Kiev cam kết trung lập hóa, không gia nhập NATO".
Cho nên trong những ngày qua, theo dõi sẽ thấy cách đánh của quân đội Nga và Ukraine không dùng bộ binh, không dùng xe tăng thiết giáp, chủ yếu đánh bằng đường đạn điều khiển từ xa, từ trên không, và độ chính xác có khi lên tới 99%. Đến đêm 26/2, Nga đã phá hủy toàn bộ 812 căn cứ, cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Khi đã không còn cơ sở quân sự có “sức đề kháng”, phản công, thì dù muốn hay không, sớm hay muộn, chính quyền Zelensky phải thay đổi quan điểm, buộc lòng phải đàm phán với Nga, tìm một lối thoát ngoại giao, chấm dứt cuộc xung đột.
Bầu trời bừng sáng do các vụ nổ ở Kiev. Ảnh: CNN
Quan trọng hơn, mục tiêu cuối cùng của ông Putin là buộc chính quyền Kiev cam kết trung lập hóa, không gia nhập NATO. Như tôi đã từng nhắc, với Nga, đây là “lằn ranh đỏ” không ai có thể vượt qua. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga - NATO ở Brussels năm 2008, Tổng thống Putin đã nói với người đồng cấp là Tổng thống Bush (con) của Mỹ rằng, Ukraine không thể tồn tại như một nhà nước nếu họ gia nhập NATO. Lý do rất đơn giản, Ukraine cách Moskva chỉ 400 dặm, nếu họ trở thành thành viên NATO, Mỹ sẽ triển khai hệ thống tên lửa siêu thanh tại Ukraine, và Nga sẽ không có cách nào đối phó trước nguy cơ bị tiêu diệt.
P.V: Thiếu tướng có thể lý giải, tại sao Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gọi điện cho 27 nguyên thủ quốc gia nhưng không ai cam kết ủng hộ Ukraine vào NATO, giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”, khiến ông Zelensky phải thốt lên “Chúng tôi đã bị bỏ rơi”?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Về chính trị - đối ngoại, thực chất đây là vấn đề lợi ích. Đặt lên bàn cân, lợi ích của Mỹ, NATO, châu Âu ở Nga lớn hơn nhiều so với lợi ích của họ tại Ukraine. NATO và Ukraine đều đã nếm mùi thất bại cay đắng trong xung đột hồi tháng 7-10/2014 và tháng 1/2015, buộc Kiev phải “nghiến răng” ký Thỏa thuận Minsk II vào tháng 2/2015.
Ngày 27/2, Tổng thống Ukraine kêu gọi rút quyền bỏ phiếu của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh: Reuters
P.V: Không ít người cảm thấy ngạc nhiên khi biết rằng, sáng 25/2, tức sau 1 ngày quân đội Nga tấn công, Tổng thống Ukraine đã đồng ý đàm phán với Nga để chấm dứt chiến sự, thậm chí sẵn sàng đàm phán vấn đề trung lập hóa Ukraine, nhưng chiều cùng ngày, chính ông Zelensky lại thay đổi ý kiến, không tham gia đàm phán nữa, và còn đề nghị đàm phán không phải ở Belarus mà ở Warsaw (Ba Lan). Theo Thiếu tướng, chúng ta có thể hiểu như thế nào về sự thay đổi thất thường ấy?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ở đây tôi cho là có 2 nguyên nhân. Từ bên trong, chính quyền Zelensky sau bầu cử năm 2019 gồm đa số tuyệt đối là những phần tử chống Nga quyết liệt. Tháng 3/2019, chương trình tranh cử của ông Zelensky nêu rõ, nếu trở thành tổng thống, ông sẽ hội nhập Ukraine vào nền kinh tế châu Âu, đưa Ukraine vào NATO, dẹp yên tình hình Donbass và lấy lại Crimea của Nga. Nhưng trong nội các của Zelensky dù thiểu số cũng có một số người muốn giữ cân bằng giữa Nga và phương Tây. Nên khi lực lượng thân phương Tây thắng thế, Zelensky quyết liệt chống Nga đến cùng, còn khi khó khăn, chính lực lượng dù thiểu số ấy cũng tác động đề nghị ông ta phải tính toán lại, tốt nhất là con đường đàm phán với Nga để vãn hồi hòa bình, để nhân dân đỡ khổ.
Bên cạnh nguyên nhân nội bộ, thì nhân tố bên ngoài là các thế lực cực hữu, chủ yếu là các tổ hợp công nghiệp phố Wall của Mỹ cần khơi dậy một cuộc xung đột để tiêu thụ vũ khí và thu lợi, và các lực lượng bài Nga của châu Âu kích động thêm vào, thậm chí hứa hẹn sẽ hậu thuẫn cho ông Zelensky cũng góp phần khiến nhà lãnh đạo Ukraine thay đổi ý kiến nhanh như vậy.
Xác xe tăng bên vệ đường ở Kharkiv, Ukraine hôm 26/2. Ảnh: Reuters
P.V: Khi Tổng thống Ukraine từ chối đàm phán thì Tổng thống Nga quyết định tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt, tuyên bố không còn cách nào khác. Từ ngày 27/2, Mỹ và châu Âu đã khai trừ Nga khỏi hệ thống SWIFT và tiến hành một loạt biện pháp, vừa cung cấp vũ khí, vừa cung cấp nguồn tài chính hàng tỷ USD để vực dậy chính quyền Kiev. Dư luận lúc này đặt câu hỏi, liệu việc Mỹ và các đồng minh NATO và châu Âu hỗ trợ vũ khí, tài chính cho Ukraine có thể thay đổi được cục diện xung đột hiện nay?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Người ta thường nói “Trông giỏ bỏ thóc”, Ukraine là một cái giỏ thủng, đã rệu rã, cho dù phương Tây có đổ bao nhiêu vũ khí và tiền của đi chăng nữa, thì chính quyền yếu kém, không đặt lợi ích của quốc gia lên trên, không vì cuộc sống bình yên của người dân mà lao vào cuộc chiến đỏ đen mù quáng này cũng không thể thay đổi cục diện trên chiến trường được. Sức mạnh trong cuộc chiến đấu nằm ở tính đúng đắn của chiến lược, chính sách người cầm quân, thể hiện ở chỗ, đại đoàn kết triệu người như một. Còn tại Ukraine, người dân và quân đội cũng không muốn chiến đấu chống lại Nga vì họ biết làm vậy sẽ hoàn toàn thất bại.
P.V: Có ý kiến nhận định, Nga sẽ “sa lầy” ở Ukraine và với gói trừng phạt mới từ ngày 27/2, Moskva sẽ gặp khó khăn và buộc phải chùn bước trước yêu cầu của phương Tây. Thiếu tướng có đồng ý với quan điểm này không?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đúng là đã bắt đầu có những bài bình luận, những ý kiến, kể cả của các học giả và chính khách phương Tây cho rằng, gói trừng phạt mới đây sẽ làm cho Nga suy yếu, khánh kiệt về tài chính, kinh tế, buộc lòng phải chùn bước. Nhưng tôi nghĩ khác. Để chuẩn bị cho 2 quyết định công nhận độc lập của DPR và LPR, cũng như triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Tổng thống Nga đã tính toán mọi cách, không có phương án nào nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Putin. Chắc chắn Mỹ, phương Tây sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể để bao vây, cấm vận, bóp nghẹt nền kinh tế Nga, và tôi tin trong 2 năm vừa rồi Tổng thống Nga cũng đã chuẩn bị để đối phó. Ngay như việc loại bỏ Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế SWIFT, không đơn thuần Nga chịu thiệt và khó khăn, mà các nước mua dầu của Nga cũng khó khăn.
Mỹ và đồng minh trừng phạt "pháo đài Nga" bằng biện pháp khai trừ khỏi SWIFT. Ảnh: Reuters
P.V: Vậy sắp tới, Thiếu tướng nhận định cuộc chiến của Nga tại Ukraine sẽ đi đến đâu? Liệu nó có bùng phát thành cuộc chiến tranh tổng lực giữa Nga với NATO? Ông có thể nêu một số kịch bản có thể diễn ra trong những ngày tới?
"Tôi cho rằng, cuộc chiến này chỉ giới hạn trong phạm vi giữa Nga và Ukraine".
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Nói về chiến tranh tổng lực giữa Nga và NATO, sẽ có 2 mức độ. Nếu tổng lực dùng vũ khí hạt nhân, tức bắt đầu khởi sự cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ ba, thì tôi cho sẽ không xảy ra kịch bản xấu nhất này. Đây chưa phải lúc Washington, Brussels dám lao vào một cuộc chiến sinh tử vì tập thể. Còn lại là tổng lực dùng vũ khí thông thường, tôi nghĩ cũng rất ít khả năng, bởi cuộc đọ sức vũ khí thông thường giữa NATO và Nga đã diễn ra nửa cuối năm 2014 và tháng 1/2015, họ đã biết nhau rồi! Nếu triển khai vũ khí thông thường dưới hạt nhân, NATO không thể thắng Nga, lại có nguy cơ kéo nền kinh tế châu Âu sụp đổ. Vì thế, tôi cho rằng, cuộc chiến này chỉ giới hạn trong phạm vi giữa Nga và Ukraine.
Tình hình giữa Ukraine và Nga đang thay đổi từng giờ, từng ngày, không ai dám đưa ra dự báo quá xa. Nhưng tôi nghĩ, trước hết, Nga sẽ không “sa lầy” ở Ukraine, bằng mọi cách sẽ nhanh chóng kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt này, sớm nhất là trong tuần tới, và muộn nhất là cuối tháng 3. Có thể xảy ra những kịch bản như sau. Thứ nhất, Nga sẽ phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine và Kiev phải chấp nhận đàm phán, trung lập hóa. Thứ hai, trong lúc bức bách, nội bộ chính quyền Ukraine sẽ có phản ứng với Tổng thống Zelensky, biết đâu sẽ xảy ra đảo chính, một cuộc thay đổi đưa ê-kíp lãnh đạo khác ở Kiev có khả năng đàm phán với Nga để chấm dứt xung đột quân sự. Thứ ba, trong bối cảnh này, ông Zelensky cảm thấy bất lực, từ chức và bỏ ra nước ngoài. Đây là những kịch bản có thể đặt lên bàn cân, không nên loại trừ.
P.V: Xin cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trò chuyện này!
Thu Giang
(Thực hiện)
 

xebenho

Xe tải
Biển số
OF-50691
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
264
Động cơ
1,037,781 Mã lực
Mọe, có lão nào nhìn ra cái nắp nồi khổng lồ giống em không
Lý tưởng nhất là sẽ hình thành cái nồi từ đỉnh bắc biên giới moldova-ucrana tới tây kiev. Chắc có lẽ sẽ thêm 03 cái nồi nhỏ ở mạn tây nam, đông nam, đông bắc ucr là xong thôi.
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,685
Động cơ
5,183,082 Mã lực
Rất tiếc là nó đánh trúng rồi. Nó có đánh toà nhà đâu. Nó đánh cái bọn ở đươi đất kìa :3
Chuẩn, em cũng nghĩ như cụ chứ nó chủ đích đánh sập tòa thị chính to tổ bố đứng im kia mà còn trượt thì bắn sao được máy bay :))
 

Gacon2012

Xe buýt
Biển số
OF-165557
Ngày cấp bằng
7/11/12
Số km
534
Động cơ
350,992 Mã lực
Giờ lại các tư liệu thì cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay có một thú vị nhất định trong lịch sử.
Như đã biết, lực lượng Su-35S của Nga tại Belarus tham gia đòn đánh phủ đầu và chiếm ưu thế trên không ở Kiev là Trung đoàn tiêm kích 23 đóng quân tại Komsomolska'na Amure nguyên là Trung đoàn tiêm kích 60 của Không Quân Liên Xô, là đơn vị chuyển loại Su-27 đầu tiên của Không Quân Liên Xô.
Tại Ukraine, sau khi Trung đoàn 60 đổi phiên hiệu thì chuyển sang lực lượng Phòng không Liên Xô, Trung đoàn Không Quân 831 đóng quân ở Mirgorod trở thành Trung đoàn Không Quân đầu tiên của Không Quân Liên Xô sử dụng Su-27.
Không Quân Liên Xô và Phòng không Liên Xô là hai quân chủng độc lập, Không Quân Liên Xô chỉ sử dụng hai Trung đoàn Su-27 duy nhất là Trung đoàn 831 ở Mirgorod, Ukraine và Trung đoàn 159 ở Ba Lan. Hiện nay Trung đoàn 159 thuộc Quân Khu Tây Nga và cũng đang tham gia chiến đấu.
View attachment 6929631
chả hiểu ông này nói cái gì
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

Anh_he

Xe máy
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
76
Động cơ
149,756 Mã lực
Ôi, Em phát hiện ra 1 điều ạ.
Từ khi Rus tuyên bố bộ 3 Nuclear đã sẵn sàng thì 3 ông tướng to còi nhất: Mỹ, Anh, Pháp trở nên im lặng bất thường.

Và để cho vài ba tép nhỏ như bà EU .... lên diễn đàn chém gió ầm ầm.

Hoá ra từ sẵn sàng ở đây là tàu ngầm, tàu chiến, lên lửa mang nuclear đều đã vào vị trí xung quanh 3 ông tướng trên!!!

Các bác thử kiểm chứng xem đúng không!!!
Em có cảm giác mấy đứa mồm to nó nhận được danh sách các thành phố của nó đang nằm trong tầm bắn của vkhn của Ngố rồi ah. Còn mấy cái vụ cấm vận kinh tế, thể thao vớ vẩn thôi.

Kiểu này chắc một tháng nữa là dỡ bỏ hết cấm vận.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Đây nhé ko lại bảo Nga ko dùng tên lửa, toàn bom ngu, chính mồm thằng hề nói

 

Victor Ban

Xe buýt
Biển số
OF-497876
Ngày cấp bằng
15/3/17
Số km
515
Động cơ
193,093 Mã lực
Thấy cụ tâm huyết nên em tham gia cùng (hàng st)

Mấy hôm nay, nhìn đội quân xâm lăng của Putin đánh đấm thì mình đã ngờ ngợ. Tiến quân như thời WWII, có vẻ lạc hậu thế nhỉ?
Dễ đoán nhất là gì: một nền kinh tế như Nga, chủ yếu nhờ bán nhiên liệu, nhưng số thu được chỉ bằng 1 phần của Đức, thì làm sao có thể nuôi 1 đội quân hùng hậu cho nổi? Thứ nữa, nhân tài nước Nga chán ngán Putin nên tìm mọi cách chạy sang Tây để có cuộc sống yên bình, thì lấy đâu ra nhân lực để phát triển công nghệ-khoa học quân sự?
Nhưng điểm yếu cốt tử của quân đội Nga, theo như ông anh mình giải thích dưới đây, thì rất dễ hiểu: đám tướng tá tham nhũng sạch trơn nguồn lực, khiến quân đội Nga suy yếu. Putin duy trì 1 chế độ độc tài oligarch thì sẽ đến lúc hứng thành quả
😌

......
Bộ trưởng quốc phòng Nga Serdyukov là người duy nhất dám chống lại tham nhũng và đám nhà thầu quân sự thân hữu (crony) trong quân đội Nga. Ông rất nỗ lực cải tổ quân đội Nga. Kết quả là các nhóm lợi ích cho ông về vườn năm 2012.
Người kế nhiệm ông là Shoygu, ông này làm tới tận... bây giờ. Chưa hết, Shoygu là quan chức chính phủ duy nhất làm việc liền một mạch từ năm 1991 (khi thành lập Liên Bang Nga) cho tới bây giờ, thoát mọi sự thanh trừng. Ngoài việc ông này được Putin tin cậy giao cho quân đội mà không sợ làm phản (vì là người thiểu số), ông này đương nhiên chia bánh rất đều và hậu hĩnh cho các nhà thầu quân sự thân hữu và các nhóm lợi ích.
Tham nhũng kiểu này dẫn đến việc quốc phòng chi tiền cho các chiến lược phát triển quân sự có lợi cho các nhà thầu, thay vì có lợi cho quân đội Nga. Tức là thay vì quân đội Nga trở nên hiện đại, thiện chiến, hiệu quả, thì hóa ra là nhà thầu quân sự và các nhóm lợi ích trở nên giàu có.
Cụ thể là, các cường quốc châu Âu suốt vài trăm năm qua hoặc là chọn phát triển lục quân, hoặc là hải quân. Trừ Liên Xô, họ có hải quân rất mạnh. Liên Bang nga (hậu Liên Xô) lúc đầu có lục quân rất mạnh, đủ đế chiến thắng các cuộc chiến trên bộ. Sau này đổ tiền vào hải quân (quá sức với kinh tế Nga) khiến cho cả lục cả hải quân Nga đều yếu kém. Lý do như trên, nhà thầu hải quân dễ kiếm chác hơn nhà thầu lục quân. Nhất là Nga phải đầu tư cực kỳ nhiều tiền vào các binh xưởng đóng tàu mới toe (vì các nhà máy đóng tàu quân sự toàn nằm ở... Ukraina).
Nga tấn công Ukraina, báo chí dùng từ #Blitzkrieg. Đây là tiếng Đức. Nó là cách đánh thần tốc của Hitler, dùng xe tăng và máy bay để ào ạt thọc sâu. Ngày nay thì dùng tên lửa đất đối đất (cruise), không quân (ném bom và tên lửa không đối đất), sau đó là drone vào bắn phá tiếp, cuối cùng mới là xe tăng và bộ binh.
Trước khi cuộc chiến nổ ra, người ta tính toán và chờ đợi Nga sẽ bắn mỗi ngày cả ngàn quả tên lửa lên khắp các căn cứ quân sự và sân bay quân sự của #Ukraina, rồi sẽ có hàng trăm lần không quân Nga xuất kích. Đè bẹp Ukraina từ trên không xong xuôi rồi thì xe tăng Nga mới đĩnh đạc tiến vào, rất là Blitzkrieg.
Cuối cùng thì hóa ra sai cả: tên lửa bắn vài phát, máy bay thì ú ớ, drone chẳng thấy đâu, xe tăng thì tiến vào ngáo ngơ không đi cùng quân bộ, đã thế còn hết xăng. Tất cả là do tham nhũng đã bào mòn nguồn lực (lẽ ra phải) cực kỳ khổng lồ của quân đội Nga.
Hiệp đồng tác chiến lại là chuyện khác. Nga vẫn đánh theo kiểu Barbarossa-style Blitzkrieg; tức là các echelon tiến quân ào ạt vào đồng bằng Ukraina, liên tục các echlon nối đuôi nhau thọc sâu. Nhưng để làm như vậy thì khâu hậu cần và chuẩn bị phải cực kỳ chuyên nghiệp, công phu và dồi dào. Mà tham nhũng thì hậu cần và huấn luyện là hai khâu dễ ăn nhất.
Cụ phân tích chuẩn bài. Nay e thấy ngài Putin hói đưa đoàn chiến xa kéo dài 6 - 70km kẽo kẹt đi vào đất Ukraine thì hậu cần nuôi đám này mệt cụ nhờ.
 

alongcamepolly

Xe lăn
Biển số
OF-24452
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
11,602
Động cơ
20,400 Mã lực
Nơi ở
mọi nơi có thể
Rất chân thực, không cần nói nhiều
Xem tin của CNN, BBC mới hiểu bọn nó buff truyền thông kinh khủng thật! Ngay cả khi Đại Sứ Nga phát biểu mà dòng tít chạy ở dưới lại là của UKraine; lang sói thế là cùng ^:)^
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,982
Động cơ
48,073 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em mà là anh Hề em sẽ chấp nhận hết các điều kiện của anh Hói để chấm dứt việc dân thường bị giết hại. Tại buổi ký thỏa thuận, em sẽ vỗ vai anh Hói và nói: " anh năm nay 70, em mới 48, kiểu gì anh cũng die trước em thôi".
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,226
Động cơ
402,195 Mã lực
Có tin bọn khốn Azov sẽ bắn vào ai di tản khỏi Mariupol
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,747
Động cơ
524,992 Mã lực
Mọe, có lão nào nhìn ra cái nắp nồi khổng lồ giống em không
Em nhìn ra từ ít nhất 2 hôm trước rồi! :) Và đã nói cần một quyết chiến điểm như Stalingrad (Volgagrad) khi xưa để đánh sụm lưng nòng cốt quân đội của nước Ucraina bây giờ với thành phần phát xít.
Vấn đề là thực tế sẽ làm được đến đâu. Việc tách dân ra hiện nay là việc khó nhất.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top