Em biết ngay Ngã nó đã chuẩn bị cho cái này. Quả này dễ béo thằng TQ
1. Các giao dịch thanh toán quốc tế Việt Nam-Nga có bị ảnh hưởng bởi những rủi ro địa chính trị hiện tại?
Ngày 26/2, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí ngắt kết nối nhiều ngân hàng của Nga khỏi hệ thống giao dịch liên ngân hàng SWIFT, trong gói các biện pháp trừng phạt thứ ba nhằm vào Moscow liên quan đến chiến dịch quân sự hiện nay ở Ukraine. Đứng trước thay đổi trên, các giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam sang Nga và ngược lại sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Dù chưa thể đo lường tác động cụ thể, khách hàng tại Việt Nam có thể định hình hoạt động chuyển tiền và thanh toán sang Nga đang vận hành hiện nay.
Theo NHNN, các giao dịch thanh toán quốc tế được xử lý chủ yếu qua Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU) do các TCTD trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế. Trong đó, việc xử lý qua hệ thống SWIFT là chủ yếu và chủ lực, bởi đây là hệ thống thanh toán toàn cầu hiện đại, nhanh chóng, độ bảo mật rất cao và chi phí thấp hơn các giao dịch thanh toán truyền thống khác. việc Nga bị ngắt khỏi hệ thống SWIFT có thể khiến các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế từ Việt Nam sang Nga bị ảnh hưởng phần nào.
Tại Việt Nam, hiện nay, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) là ngân hàng duy nhất có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Liên Bang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt– Nga, giúp các khách hàng thực hiện chuyển tiền Việt – Nga dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
Ngân hàng này ra đời trên cơ sở hợp tác liên kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HM:
BID) và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB).
Theo VRB, dịch vụ thanh toán song phương Việt - Nga của VRB do Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) chủ trì, kết nối thanh toán trực tiếp đến tất cả các ngân hàng Nga. Đây hầu hết là những ngân hàng lớn trên lãnh thổ Nga như VTB, Sberbank...
Trong khi đó, kể từ năm 2014, Nga thiết lập một hệ thống thanh toàn riêng có tên SPFS . Hệ thống này hiện đang có khoảng 400 người dùng, theo ngân hàng trung ương Nga. 20% các lệnh chuyển tiền nội địa đang được thực hiện qua hệ thống SPFS song hệ thống này có kích thước điện khá giới hạn và không hoạt động vào cuối tuần.
Ngoài ra, hệ thống Cross-Border Interbank Payment System (CIPS) của Trung Quốc cũng có thể là một thay thế cho SWIFT. Nga cũng có thể sẽ buộc phải dùng tiền mã hoá. Thế nhưng đây không phải các lựa chọn hấp dẫn.